- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng
2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển làng nghề một số nước trên thế giới
Quá trình CNH – HĐH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúc làm cho những nét độc đáo, tinh sảo của những làng nghề bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới, chính phủ các nước chú trọng làng nghề là một bộ phận quá trình CNH nông thôn. Ở Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,...người ta cho rằng muốn phát triển công nghiệp nông thôn phải chú ý đến ngành nghề và LN. Từ đó tạo thị trường rộng lớn cho các sản phẩm của các làng nghề, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn để phát triển LN. Các nước còn chú trọng rất lớn đến vai trò của nông nghiệp trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính, tín dụng cho làng nghề phát triển SX - KD. Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những ngành nghề, làng nghề SX - KD những sản phẩm mang đậm nét của quốc gia, dân tộc đó. Và cũng tuỳ thuộc vào điều kiện và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà làng nghề phát triển có sự khác nhau.
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thế giới. Bên cạnh những ngành kinh tế hiện đại với các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn thì ở các vùng thị trấn, thị tứ, làng xã ở nông thôn một mạng lưới các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng. Và đặc biệt các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn, các hộ làm nghề thủ công được chú trọng phát triển. Các nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản: nghề đan lát, dệt chiếu, dệt lụa, rèn kiếm, các nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài...
Trong đó đáng chú ý có nghề rèn là nghề thủ công truyền thống phát triển ở nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản. Thị trấn Takeo tỉnh Giphu là một trong những địa phương có nghề cổ truyền từ 700 – 800 năm, đến nay vẫn
tiếp tục hoạt động. Hiện nay có khoảng trên dưới 200 hộ gia đình với khoảng 1000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hàng năm sản xuất ra 9-10 triệu nông cụ các loại với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mặc dù hiện nay Nhật Bản đã trạng bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và trình độ cơ giới hoá các khâu canh tác 95% nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều.
Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, chính phủ Nhật Bản đã rất chú trọng tới việc khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống ở các tỉnh, các vùng khác nhau của đất nước. Một loạt những quy định của pháp luật ra đời nhằm khôi phục và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gọi tắt là “Luật nghề truyền thống”.
2.1.2.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều nghề và làng nghề được hình thành từ rất lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. Hiện nay có hàng triệu người đang sống bằng nghề thủ công. Các nghề ở Ấn Độ bao gồm nghề tác kim hoàn, đồ tran sức, gốm mỹ nghệ, sản xuất tơ lụa. Trong sỗ những nghề thủ công thì nghề chế tác kim hoàn và trang sức là một trong những nghề mũi nhọn, nghề hoạt động có hiệu quả cao và thu ngoại tệ nhiều nhất. Ngành công nghiệp đã quý của Ấn Độ đứng đầu trên thị trường thế giới, các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Hồng Kông.
Ấn Độ cũng rất chú trọng và có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ các nghề. Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng thì chình phủ còn rất chú trọng đến việc tăng cường và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thợ thủ công được chính phủ quan tâm cả về mặt vật chất lần tinh thần, trong đó các nghệ nhân và thợ cả được coi như vốn quý của quốc gia. Hàng năm chính phủ tổ chức cấp giải thưởng quốc gia cho thợ cả. Những sự quan tâm đó đã khuyến khích, động viên những người thợ giỏi tâm huyết với nghề, góp phần vào việc duy trì và phát triển các nghề của đất nước
Trung Quốc là nước có nhiều nghề phát triển. Từ xa xưa nó đã thực sự nổi tiếng với các sản phẩm nghề dệt, nghề gốm, nghề giấy, nghề đúc kim hoàn... trải qua nhiều biến đổi trong các thời kỳ lịch sử, nhiều nghề thủ công truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển. Phát triển nghề được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa nông thôn. Nhiều chính sách đã được ban hành và thực hiện thành công. Các chính sách hỗ trợ nghề thủ công bao gồm: Chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, chính sách bảo hộ nội địa...
Trung Quốc đã có một thời gian, hàng của các làng nghề sản xuất ra hầu hết không bán được do không đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhiều cơ sở đã bị thua lỗ, phá sản. Nguyên nhân của khó khăn trên là do kỹ thuật thủ công lạc hâu, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, năng suất thấp, chất lượng kém. Để khắc phục những khó khăn này thì chính phủ Trung Quốc đã đề ra chương trình “Đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông thôn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế.
Với chương trình “Đốm lửa” thì nghề thủ công của Trung Quốc đã dần dần ra khỏi khó khăn và tạo ra một đột phá mới trong phát triển các nghề thủ công của mình.