- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của làng nghề
Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển của các LN và các nhân tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Khái quát các nhân tố này theo 3 nhóm là các nhân tố về kinh tế, nhân tố về chính sách và nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội
2.1.4.1 Các nhân tố về kinh tế
Sự tồn tại và phát triển các LN phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những LN có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng. Chính thị trường đã tạo định hướng cho sự phát triển của các LN. Các hộ trong LN phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hóa dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thì trường để hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp. Ngày nay thị trường không còn bó hẹp là thị trường hàng hóa dịch vụ mà các loại thị trường khác nhau như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ...đểu có ảnh hưởng đến sự phát triển của các LN.
Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy các LN cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD. Trình độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nó có thể quyết định sự tồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó.
Kết cấu hạ tầng: Các LN chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các LN giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết.v.v...Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông v.v...cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các LN, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiền bộ khoa học công nghê, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, góp phần phát triển KT-XH bền vững.
Vốn cho SXKD: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình SXKD. Các LN muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường v.v...đều phải cần đến nhu cầu vốn. Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng LN. Ngày nay các LN đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên môn hóa, sản phẩm hàng loạt... thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh và phát triển của các LN.
Nguyên vật liệu: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước đây là đặc điểm của LN và là nhân tố góp phần hình thành LN. Nhưng trải qua quá trình sản xuất lâu dài nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng đang dần cạn kiệt, đòi hỏi người sản xuất phải mua nguyên liệu từ các vùng khác. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, và những người thợ thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các LN. Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo. Ngày này việc phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH, hộp nhập, thị trường cạnh tranh
đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao.
2.1.4.2 Nhân tố về chính sách
Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi cùng với quá trình đổi mới chính sách. Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển KT-XH nói chung và các LN nói riêng. Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động SXKD trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế. Các chính sách này có vai trò trong việc hoạch định, hỗ trợ LN phát triển, tạo môi trường SXKD cho sự phát triển của LN
2.1.4.3 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, truyền thống
Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các LN nói riêng. Các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình thành và phát triển LN, cũng có thể là đối tượng lao động để LN khai thác và chế biến. Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường...tạo điều kiện cho các LN phát triển.
Yếu tố truyển thống: Yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển LN. Trong các LNTT các nghệ nhân, thợ cả có tay nghề cao là những hạt nhân để bảo tồn duy trì và phát triển LN. Những nét độc đáo của sản phẩm truyền thống gắn với đặc trưng văn hóa của từng làng nghề là những giá trị vô hình tạo nên sự tồn tại phát triển của các LN. Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán của các LN cũng tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng có khi thúc đẩy LN và cũng có thể kìm hãn sự phát triển các LN. Những yếu tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiêp thu những yếu tố mới, đặc biệt là về khoa học công nghệ, thị trường hội nhập và cạnh tranh... để các LN và sản phẩm của nó vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vừa được xã hội, thị trường tiếp nhận và thúc đẩy
phát triển.