Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 31)

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng

2.2.2Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tây(cũ)

Tỉnh Hà Tây (cũ) từ xưa vốn đã nổi tiếng là mảnh đất “làng nghề, làng văn”,hiện có 411 làng nghề, chiếm 1/5 số lượng làng nghề cả nước, với những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng trên toàn quốc như lụa Vạn Phúc, khảm tai Chuyên Mỹ, hàng mây tre đan Phú Vinh, tượng gỗ Sơn Đồng, giò chả Tân Ước, nem Phùng, sơn mai Hạ Thái, tranh thếu Quất Động, đồ tiện Nhị Khê... Giá trị sản xuất từ khu vực kinh tế này đem về cho Hà Tây khoảng

3000 tỉ đồng mỗi năm. Trong đó nhiều LN đạt mức doanh thu mỗi năm trên 70 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 140.000 hộ nông dân và nhiều lao động ở các doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong những gần đây, cùng với sự phát triển của LN mới, lao động LN tăng hàng năm hơn 14%, giá trị sản xuất tăng dần hằng năm gần 29,2%.

Để có đượcc những kết quả trên, chính quyền và nhân dân các làng nghề tỉnh Hà Tây đã phối hợp cũng thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, kết hợp nhiều nguồn khác nhau để giải quyết vốn cho sản xuất.

Để có vốn đầu tư, bên cạnh nguồn vốn tự do có ( chiếm khoảng 70 – 80% tổng số vốn đầu tư của các làng nghề), các làng nghề Hà Tây đã huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước. Nguồn vốn này đến với các làng nghề dưới nhiều hình thức gián tiếp như: hàng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, đường, trạm... ; ngoài ra, các làng nghề còn được tỉnh hỗ trợ các vốn từ các chương trình của Nhà nước như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và LN ( tổ chức các lớp truyễn nghề, nhân cấy nghề, đào tạo nghề cho người lao động)... Tuy nhiên, nguồn vốn này thường nhỏ, khó tiếp cận và không thường xuyên, đối tượng trực tiếp hưởng nguồn vốn này chủ yếu là các LN còn có hộ nghèo cần giải quyết việc làm, còn đối với những LN đã phát triển thì vốn này chẳng đáng là bao. Do đó, người dân đã tìm đến nguồn vốn vay. Vốn vay tín dụng đang trở thành một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của các LN. Hiện nay ở Hà Tây có 4 tổ chức tín dụng chính thức cung cấp tín dụng thương mại cho các LN, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát tiển, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp LN

còn liên kết để trợ giúp nhau về vốn bằng nhiều hình thức như trước vốn để doanh nghiệp vệ tinh tiến hành sản xuất (có khi đến 30 – 40% chi phí sản xuất) mà không phải trả lãi...

Thứ hai, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Không giới hạn việc tiêu thụ trong phạm vi địa phương, các làng nghề đã tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có nhiều nét độc đóa nên sản phẩm các LN ở Hày Tây không những được tiêu thụ ở thị trường trong vùng mà còn tiêu thị rộng rãi trên phạm vi cả nước. Số lượng hàng xuất sang các nước Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ...ngày càng nhiều. Ngoài ra, các LN còn chú trọng khai thác thị trường du lịch dịch vụ. Đây là thị trường có tiềm năng lớn với khối lượng khách nước ngoài ngày một nhiều, do đó sản phẩm Ln bán ra cho du khách không ngừng tăng lên.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức (tham gia hội trợ, hội nghề, xây dựng các trang web quảng cáo...).

Với lợi thế thị trường vùng ven thủ dô Hà Nội – nơi tập trung các hội nghề nghiệp của cả nước – Hà Tây thường xuyên được tiếp cận với những ythoong tin về thị trường, quảng cáo mặt hàng, triễn lãm và hội chợ. Hàng năm, Sở du lịch Hà Tây tổ chức hội chợ LN truyền thống Hà Tây thu hút hàng vạn lượt người đến tham quan. Qua đó giới thiệu với du khách các nghề cổ truyền và sản phẩm thủ công nổi tiếng của tỉnh như khảm trai Chuyên Mỹ, nghề thuê ở Quất Động, nghề dệt ở Vạn Phúc, nghề nón làng Chuông, nghề quạt làng Vác, mây tre Phúc Vinh, tượng gỗ Sơn Đồng, nghề rèn Đa Sĩ...

Đây đang là một hướng phát triển du lịch và LN ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc dân tộc độc đáo của từng địa phương. Là tỉnh tập trung nhiều LN nhất cả nước, Hà Tây thu hút khách tham quan bằng cách tổ chức lễ hội du lịch LN truyền thống thường xuyên nhằm quảng bá các sản phẩm của LN trong tỉnh. Tại những kỳ hội chợ, nhiều LN đã có cơ hội kỳ hợp đồng xuất khẩu tại chỗ, mang lại giá trị hàng tỉ đồng/năm. Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên tổ chức cac tour đi về trong ngày. Giá mỗi tour như vậy thường không quá 300.000 đồng/người. Năm 2007, sau khi khảo sát hàng trăm LN trong tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tây quyết định chọn thí điểm 10 LN kí hợp du lịch để quy hoạch trong đợt 1. Năm 2008, 3 LN du lịch trong số 10LN mây tre đan Phú Nghĩa, khảm trai Ngọ Hạ, tạc tượng Sơn Đồng đã được đưa vào hoạt động. Chỉ riêng làng mây tre đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) đã có 5.000 – 6.000 lượt khách đến thăm quan trong năm, chủ yếu là khách du lịch nước ngoài, nhiều khách du lịch đã lưu lại hàng giờ trong các gia đình để “xin thử tay nghề”.

Thứ năm, thành lập các hiệp hội LN để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và điều hành giám sát chất lượng sản phẩm như Hiệp hội thủ công mỹ nghệ LN Hà Tây, Hiệp hội những người làm nghề sơn mài ở Hạ Thái, Hiệp hội nghề rèn Đa Sỹ... Các hiệp hội LN đã góp phần không nhỏ vào việc cũng hợp tác giới thiệu sản phẩm, truyền bá kinh nghiệm, tạo thương hiệu cho sản phẩm và hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên, góp phần duy trì và phát triển nghề truyền thống, tổ chức quỹ phúc lợi đề phát triển mọi mặt văn hóa, xã hội ở nông thôn tỉnh Hà Tây.

Thứ sáu, chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuát khẩu.

Trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp trong các LN ở Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung đều đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm tăng cao. Có thể lấy LN làm chăn, gối bông Trát Cầu làm ví dụ. Để cạnh tranh được trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp LN Trát Cầu đã có một sự vươn lên mạnh mẽ trong công nghệ làm sản phẩm, làng có trên 30 bộ máy vi tính công nghệ cao của Hàn Quốc, Nhật Bản để làm chăn, gối... Do đó máy móc công nghệ cao lại kết hợp với những tinh tế truyền thống nên năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn trước kia nhiều lần. Trước đây, 2 sợ bông làm được 1 – 2 chăn/ngày thì hiện tại với 4 thợ/1 dàn máy làm được 90 – 100 chăn bông/ngày. Chất lượng chăn cũng không ngừng tăng cao, nếu làm thủ công thì chỉ có giá trị 50 – 60 nghìn đồng/ chăn thì đến nay giá trị đã lên tới 320 nghìn đồng/ chăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN cũng không ngừng được mở rộng, ngoài thị trường trong nước sản phẩm còn được xuất sang một số nước Đong Nam Á như Lào, Campuchia...

2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh được cả nước biết đến không chỉ bởi những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm mà còn là địa phương có nhiều nghề thủ công cổ truyền như LN luyện và cán thép Đa Hội, làng mộc Đồng KỴ, dệt nhuộm, in hoa ở các xã Tương giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ (Thuận Thành), Cao Đức (Gia Bình), thêu ren Đại Lai (Gia Bình), tơ tằm nội duệ (Tiên Du), Vọng Nguyệt (Yên Phong), gốm sứ Phù Lãng ( Quế Võ)… Tuy là một tỉnh mới được tái lập ( năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh luôn có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% (riêng năm 2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần trước khi tái lập tỉnh, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các LN.

Có được kết quả như trên , tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp LN, đa dạng hóa các hình thức tổ chức ản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường LN, nâng cao chất lượng hàng hóa của LN, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…, trong đó nổi bật là chủ trương xây dựng các khu và cụm công nghiệp LN.

Sau 10 năm quy hoạch xây dựng, đến nay tỉnh Bắc Ninh đã phát triển được 25 cụm công nghiệp LN với diện tích mặt bằng 628ha. Cụm công nghiệp đã thu hút được 761 cơ sở sản xuất kinh doanh với diện tích đất cho thuê 197,3ha. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh 2.114 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD. Năm 2006, giá trị công nghiệp đã đạt 3361,8 tỷ đồng. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp LN đã thu hút, sử dụng gần 15,400 lao động, chủ yếu là lao động địa phương, góp phần giải quyết tình trạng dư thừa lao động trên địa bàn hiện nay.

Sự thành công bước đầu của tỉnh Bắc Ninh trong việc phát triển các LN theo hướng xây dựng các khu, cụm công nghiệp đã để lại môt số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, có các chính sách ưu đãi để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cụm công nghiệp LN. Mọi doanh nghiệp khi vào cụm công nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất như: miễn tiền thuê đấttrong 10 năm liên tục và giảm 5% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và được xét hỗ trợ thêm tù 10 – 30% giá trị đền bù thiệt hại về đất nếu có.

Hai là, xây dựng các cum công nghiệp LN phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di dời dối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn

chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẽ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở những hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.

Ba là, lập ra Ban quản lý khu công nghiệp làng nghề để điều hành các khu,các cụm công nghiệp làng nghề hoạt động có hiệu quả. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là UBND cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu,có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của nhà nước. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và UBND các xã có khu công nghiệp LN để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp LN.

Bốn là, UBND huyện, thị xã lãnh đạo trực tiếp ban quản lý các khu công nghiệp LN, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các nghành chức năng thuộc UBND tỉnh. Ban quản lý các khu công nghiệp là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai quy hoạch chi tiết, đươc UBND huyện ủy quyền quản lý trước, trong và sau khi đầu tư đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 31)