Thực trạng tiêu thụ lồng chim của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 67)

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng

4.1.2.2thực trạng tiêu thụ lồng chim của các hộ sản xuất

a) Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ

Trong bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, người sản xuất cũng đều rất quan tâm đến đầu ra của sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ như thế nào?

Từ sơ đồ ta thấy kênh tiêu thụ sản phẩm lồng chim bao gồm 3 kênh tiêu thụ:

Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm lồng chim của làng nghề

Bán tại nhà Hộ buôn Cửa hang bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng Mang ra chợ Hộ sản xuất 75% 1,67% 23,33 %

Kênh tiêu thụ thứ nhất: là kênh tiêu thụ tại nhà, lồng chim được sản xuất ra sẽ có người thu gom đến tận nhà để thu mua hàng sau đó sản phẩm lồng chim sẽ được bán lại cho các hộ buôn, phân phối cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hoặc đến tay người tiêu dùng. Tại làng nghề làm lồng chim hiện nay, hình thức tiêu thụ tại nhà là chủ yếu chiếm 75%.

Kênh tiêu thụ thứ hai: là thông qua các hộ buôn.sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán cho các hộ buôn, sau các hộ buôn đổ cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng. Tại làng nghề làm lồng chim kênh tiêu thụ này k nhiều, chiếm 23,33%

Kênh tiêu thụ thứ 3: Lồng chim sản xuất ra được mang ra chợ bán, hình thức tiêu thụ này tại làng nghề không phổ biến chỉ chiếm một lượng rất nhỏ là 1,67%. Do mang sản phẩm ra chợ bán tốn rất nhiều thời gian và công sức, sản phẩm bán ra không được nhiều. Vì vậy chỉ có một vài hộ tiêu thụ sản phẩm bằng kênh tiêu thụ này

b) Giá bán bình quân một sản phẩm lồng chim tại các hộ năm 2015

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả hàng hóa luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đói với người tiêu dùng. Tại làng nghề sản xuất lồng chim làng Vác, giá cả là yếu tố quyết định đến chất lượng, chủng loại của sản phẩm.

Bảng 4.9: Giá bán bình quân 1 sản phẩm lồng chim năm 2015

ĐVT: Đồng

Nhóm sản phẩm Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ

Sản xuất đại trà 220000 215000 215000

(Nguồn: số liệu điều tra, 2015)

Nhóm sản phẩm sản xuất đại trà gồm những chiếc lồng chim đơn giản được sản xuất rất nhiều phục vụ nhu cầu chung cho mọi người nên nó có giá trị ở mức trung bình từ 215000 – 220000 đồng/chiếc. Đối với nhóm sản phẩm này thì sự chênh lệch về giá bán giữa các hộ quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ là không nhiều, giao động trong khoảng 5000 đồng. Vì là sản phẩm sản xuất đại trà nên các hộ thường sản xuất giống nhau, kiểu dáng đơn giản nên giá bán sản phẩm giữa các hộ chênh lệch nhau là không lớn.

Đối với nhóm sản phẩm lồng chim cao cấp có giá bán cao hơn rất nhiều so với nhóm sản phẩm sản xuất đại trà, 1800000 nghìn đồng/chiếc đối với hộ quy mô nhỏ và 3100000 nghìn đồng/chiếc đối với hộ quy mô lớn. Vì những chiếc lồng chim cao cấp là những chiếc lồng chim được trang trí, chạm khắc những họa tiết rất tỉ mỉ lên chiếc lồng như: long ly quy phượng, bát tiên, vinh quy bái tổ…tốn rất nhiều thời gian công sức, nguyên liệu cũng được chọn lựa rất kỹ nên giá bán của nó cao hơn nhiều so với nhóm sản phẩm sản xuất đại trà. Ở nhóm sản phẩm này có sự chên lệch nhiều về giá bán giữa các hộ quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Vì có nhiều chi tiết chạm khắc rất tỷ mỉ cần đến bàn tay khéo léo của người thợ mà những hộ quy mô lớn là những hộ sản xuất lâu năm có kinh nghiệm trong nghề, tay nghề giỏi nên xẽ sản xuất được ra những sản phẩm bền, đẹp có giá trị cao hơn so với những hộ quy mô vừa và nhỏ.

c) Cơ cấu hộ tiêu thụ theo vùng miền

Bảng 4.10: Cơ cấu hộ tiêu thụ theo vùng miền, chân lục năm 2014

Chỉ tiêu

Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Thị trường trong nước Miền bắc 12 100 26 100 22 100 Miền Trung 12 100 11 42,31 7 31,82 Miền Nam 12 100 17 63,38 9 40,91 Thị trường nước ngoài Châu Âu 5 41,67 4 15,38 0 0 Châu Á 7 58,33 5 19,23 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2015)

Qua phân tích và tổng hợp từ phiếu điều tra sản phẩm lồng chim ngày càng khẳng định được vị thế về số lượng và chất lượng trên thị trường. Với hộ có quy mô lớn, các sản phẩm của hộ đều được xuất bán rộng rãi trên cả 3 vùng miền, sang cả thị trường nước ngoài như thị trường Châu Âu với tổng số hộ có sản lượng xuất xang thị trường này là 5 hộ chiếm 41,67% trên tổng số hộ, và thị trường Châu Á là 7 hộ chiếm 58,335 trên tổng số hộ. Đối với các hộ có quy mô trung bình các sản phẩm của hộ đều được bán rộng rãi trên thị trường miền Bắc(100%), thị trường miền Nam chiếm 63,38%, và thị trường miền Trung chiếm 42,31% trên tổng số hộ sản xuất, sản phẩm của hộ quy mô trung bình cũng được xuất khẩu xang cả thị trường nước ngoài như thị trường Châu Âu với cơ cấu hộ có sản lượng xuất khẩu xang thị trường này là 4 hộ chiếm 15,38% trên tổng số hộ, và thị trường Châu Á là 5 hộ chiếm 19,23% trên tổng số hộ. Hộ có quy mô nhỏ sản lượng bán thu về quy mô hơn, cơ cấu hộ có sản lượng lồng chim xuất bán trên thị trường miền Bắc là chủ yếu, sau đó là thị trường miền Nam với 9 hộ chiếm 40,91% trên tổng số 22 hộ, thị trường miền Trung với 5 hộ chiếm 22,73% trên tổng số 22 hộ và không có sản phẩm xuất khẩu. Ta thấy các hộ quy mô lớn có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ là do các hộ quy mô lớn có trình độ

tay nghề cao hơn, sản phẩm đảm bảo hơn và có quan hệ rộng hơn vì vậy các hộ quy mô lớn đã khẳng định được vị thế trên thị trường.

d) Hiệu quả sản xuất lồng chim của hộ

Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất bình quân của các hộ sản xuất lồng chim năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Hộ lớn Hộ trung bình Hộ nhỏ Tổng doanh thu Tr.đ 290,83 203,46 118,82 Tổng chi phí Tr.đ 79,33 57,96 49 Tổng thu nhập Tr.đ 215,5 145,5 69,82 Doanh thu/chi phí Tr.đ/CP 3,63 3,51 2,42

Doanh thu bq/lao động Tr.đ/LĐ 57,25 49,87 38,45

Thu nhập bq/lao động Tr.đ/LĐ 42,42 35,66 22,60

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng 4.11 ta thấy doanh thu bình quân của 1 lao động trong kỳ ở hộ quy mô lớn tạo ra là lớn nhất, 57.25 triệu đồng. Do các hộ quy mô lớn có sự đầu tư lớn về vốn và khoa học kỹ thuật, lao động tích lũy nhiều năm kinh nghiệm nên có tay nghề cao, vì vậy sản lượng và chất lượng của sản phẩm tạo ra lớn nên doanh thu cao. Ở các hộ quy mô trung bình, doanh thu bình quân của 1 lao động trong kỳ là 49.87 triệu đồng, và ở các hộ nhỏ doanh thu mà bình quân 1 lao động tạo ra là thấp nhất, 38.45 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập bình quân của 1 lao động/năm ở hộ quy mô lớn là 42.42 triệu đồng, và giảm dần ở các hộ quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể ở hộ quy mô vừa thu nhập bình quân của 1 lao động là 35,66 triệu đồng/năm; ở các hộ quy mô nhỏ là 22,6 triệu đồng/năm. Mặc dù chi phí ở các hộ quy mô lớn là cao hơn so với hộ quy mô vừa và nhỏ do đầu tư máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu sản xuất nhưng nhờ đó mà doanh thu tăng cao, do đó thu nhập của các hộ quy mô lớn cũng cao hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ.

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng chim

STT Yếu tố ảnh hưởng Tỷ lệ đồng ý Hộ quy mô lớn Hộ quy trung bình Hộ quy mô nhỏ Chung Xếp hạng 1 Thị trường tiêu thụ 12/12 25/26 20/22 57/60 1 2 Vốn 12/12 24/26 20/22 56/60 2 3 Nguồn nhân lực 12/12 22/26 21/22 55/60 3 4 Kỹ thuật công nghệ 12/12 21/26 17/22 50/60 4

5 Nguyên liệu đầu vào

11/12 19/26 18/22 48/60 5

6 Kết cấu hạ tầng 10/12 19/26 17/22 46/60 6

7 Thương hiệu 11/12 18/26 15/22 44/60 7

8 Chính sách phát triển của nước ta

10/12 14/26 16/22 40/60 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

4.1.3.1 Thị trườg tiêu thụ

Thị trường bao giờ cũng là căn cứ ban đầu của phát triển sản xuất vì vậy thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất lồng chim của các hộ. Nếu nhu cầu của thị trường lớn thì việc sản xuất lồng chim ngày càng phát triển dẫn đến làng nghề cũng phát triển. Ngược lại nhu cầu giảm thì sản xuất sẽ trì trệ, làng nghề kém phát triển. Thị trường tiêu thụ sản pẩm lồng chim bị ảnh hưởng theo mùa. Vào mùa hè thì nhu cầu về sản phẩm lồng chim tăng lên và giảm vào mùa đông. Do đó nó ảnh hưởng đến việc sản xuất của các hộ.

Qua điều tra phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này tới tình hình sản xuất thì có tới 95% hộ được phỏng vấn cho rằng yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ, Trong đó hộ quy mô lớn với số ý kiến

đồng ý là 12/12, hộ quy mô trung bình với ý kiến đồng ý là 25/26, hộ quy mô nhỏ với ý kiến đồng ý là 20/22 hộ đồng ý với quan điểm này.

4.1.3.2 Vốn

Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển đổi mới công nghệ. Vì vậy sự phát triến của các hộ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Có thể thấy điều này qua bảng 4.11, các hộ đầu tư với quy mô vốn lớn thuộc nhóm hộ lớn thì doanh thu và thu nhập cao hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ đầu tư vốn ít hơn.

Qua điều tra phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lồng chim trong những năm qua cho thấy có sự tác động rất lớn đến săn xuất lồng chim. Có tới 93% hộ được phỏng vấn đều cho rằng yếu tố ngay có ảnh hưởng tới quy mô hoạt động sản xuất của hộ, trong đó hộ quy mô lớn với ý kiến đồng ý là 12/12, hộ quy mô trung bình với ý kiến đồng ý là 24/26, hộ quy mô nhỏ với ý kiến đồng ý là 20/22 hộ.

Vốn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất lồng chim trong làng nghề tự chủ trong nền kinh tế thị trường, chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường. Và đây cũng là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm, giải quyết vấn đề lao động ở làng nghề.

4.1.3.3 Nguồn nhân lực

Sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là thủ công vì thế kinh nghiệm, tay nghề của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Làng nghề làm lồng chim cũng vậy, các công đoạn để sản xuất ra 1 chiếc lồng chim vẫn chủ yếu là làm thủ công, ảnh hưởng rất lớn bởi tay nghề, sự khéo léo của người thợ sản xuất. Trình độ lao động cũng rất quan trọng thể

hiện ở việc tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào quá trình sản xuất, học hỏi kinh nghiệm từ những người khác, những vùng khác. Qua điều tra phỏng vấn thì có tới 91,67% hộ được phỏng vấn đều cho rằng yếu này có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của hộ, trong đó hộ quy mô lớn với ý kiến đồng ý là 12/12, hộ quy mô trung bình với ý kiến đồng ý là 22/26, hộ quy mô nhỏ với ý kiến đồng ý là 21/22 hộ.

4.1.3.4 Kỹ thuật công nghệ

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, hoạt động trong cơ chế thị trường và công cuộc CNH, HĐH đất nước, chỉ có đổi mới công nghệ sản xuất mới giúp cho làng nghề làm lồng chim nâng cao được năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường giúp cho làng nghề đứng vững và cạnh tranh được với các sản phẩm lồng chim trong và ngoài nước, đồng thời làm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Hạn chế của các hộ sản xuất lồng chim trong làng nghề là trình độ thiết bị công nghệ về cơ bản còn lạc hậu, mang tính thủ công là chủ yếu cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm lồng chim tạo ra không đồng đều, chi phí về thời gian sản suất thường lớn. Đa số hộ sử dụng máy móc vào sản xuất là các hộ quy mô lớn còn các hộ quy mô vừa và nhỏ thì có một số hộ cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật còn một số hộ thì vẫn sản xuất thủ công là chủ yếu. Kỹ thuật công nghệ thường áp dụng vào các khâu cắt tre, xẻ tre, làm đáy lồng, khoan lỗ trên đáy lồng, làm vanh lồng của quá trình sản xuất.

Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất bình quân/năm của nhóm hộ áp dụng KH-KT và nhóm hộ không áp dụng KH-KT Hộ áp dụng khoa học – kỹ thuật Hộ không áp dụng khoa học – kỹ thuật Doanh thu(triệu đồng) 219,11 134,04 Chi phí(triệu đồng) 65 49,73 Thu nhập(triệu đồng) 154,11 84,31

Có thể thấy doanh thu và thu nhập của hộ có sử dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lồng chim cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ không sử dụng khoa học kỹ thuật. Cụ thể doanh thu và thu nhập của hộ có áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là 219,11 triệu đồng và 154,11 triệu đồng còn doanh thu và thu nhập của hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật là 134,04 triệu đồng và 84,31 triệu đồng. Mặc dù chi phí cho sản xuất của nhóm hộ có sử dụng khoa học kỹ thuật là cao hơn nhưng do giảm bớt được thời gian, giảm bớt được công sức lao động cho nên thu nhập của nhóm hộ này là cao hơn so với các hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật.

Qua điều tra phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lồng chim trong những năm qua cho thấy có sự tác động lớn đến sản xuất lồng chim. Có tới 83,33%% số hộ được phỏng vấn đều cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của hộ, trong đó hộ quy mô lớn với ý kiến đồng ý là 12/12, hộ quy mô trung bình với ý kiến đồng ý là 21/26, hộ quy mô nhỏ với ý kiến đồng ý là 17/22 hộ tán thành với ý kiến này.

Đối với các sản phẩm làm từ thủ công như lồng chim thì nguyên liệu đầu vào là yếu tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của làng nghề làm lồng chim là tre, trúc, gỗ mít cho nên nếu không lựa chọn nguyên liệu đầu vào tốt thì các sản phẩm rất dễ bị mối mọt, hoặc các loại tre, trúc, gỗ non rất khó làm và nhanh hỏng. Những chiếc lồng được làm bằng trúc thì sẽ có độ bền và đẹp hơn rất nhiều so với những chiếc lồng làm bằng tre.

Qua điều tra phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lồng chim trong những năm qua cho thấy có sự tác

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 67)