4. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Từ yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại
Thứ nhất là phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ cho các NHTM đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
So với các ngành kinh tế khác, ngành ngân hàng có dịch vụ khá bảo thủ, dễ bắt chước. Trong thực tiễn, những sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng rất dễ bị ngân hàng khác sao chép và như vậy ưu thế cạnh tranh dễ bị mất đi. Nếu ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách trang trí nội thất đẹp, tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi giao dịch khách hàng. Một thời gian ngắn sau tất cả các ngân hàng đều thực hiện được điều đó. Khi đó thái độ niềm nở, hình ảnh đẹp mắt tạo niềm tin cho khách hàng không còn là ưu thế cạnh tranh của các ngân hàng nữa mà ngân hàng nào có dịch vụ mới hơn, hoàn hảo hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ có sức thu hút khách hàng lớn hơn. Chính vì thế, việc đa dạng hoá các dịch vụ và cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả khách hàng sẽ tạo cho ngân hàng ưu thế nổi trội để có thể đứng vững trong cạnh tranh.
Thứ ba là phát triển các dịch vụ ngân hàng là thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Việc phát triển các dịch vụ còn mang ý nghĩa quan trọng là đảm bảo nguyên tắc: "tránh để nhiều trứng trong một giỏ" nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro được hiểu là những bất trắc xảy ra ngoài dự kiến của con người, nó đem lại những thiệt hại về kinh tế hay uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ sẽ tỏ rõ ưu thế của mình trong việc phân tán rủi ro. Vì nếu một lĩnh vực hoạt động dịch vụ gặp khó khăn thì ngân hàng vẫn có thể phát triển các lĩnh vực khác.
Thứ tư là việc phát triển dịch vụ còn tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Ngân hàng thu được phí từ các dịch vụ của mình, hoặc thu hút khách hàng nhờ các dịch vụ đó. Do đó, ngân hàng có điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn diện.
Thứ năm là phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của thị trường chứng khoán (TTCK). Ngân hàng sẽ trực tiếp tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua các dịch vụ như: ký thác uỷ thác, tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán…. Hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa người đầu tư với thị trường chứng khoán.người đầu tư có thể yêu cầu ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng mua bán hộ chứng khoán cho mình. Bên cạnh việc thực hiện dịch vụ uỷ thác, các NHTM với đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi về phân tích chứng khoán sẽ trở thành người tư vấn cho khách hàng. Các hoạt động này một mặt thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, mặt khác đem lại khoản thu đáng kể cho ngân hàng.