Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 85)

của Việt Nam

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan và phải dựa trên các căn cứ

83

Một là, đảm bảo sự định hướng của Đảng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo đối với việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã thông qua một số chủ trương, chính sách lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm xây dựng đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực lao động - việc làm, chính sách của Đảng là tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng đảm bảo hài hoà lợi ích của người lao đô ̣ng và người sử dụng lao đô ̣ng ; cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm, các chính sách an sinh xã hội, đổi mới để phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, tăng cường hệ thống thông tin, thống kê lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế là yêu cầu có tính chiến lược trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung. Đây cũng là yêu cầu có tính định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng.

Những mục tiêu nói trên chỉ có thể đạt được trên cơ sở thiết lập một môi trường lao động hài hoà, ổn định, hạn chế thấp nhất những xung đột trong lao động và đình công, giải quyết dứt điểm, kịp thời những tranh chấp lao động

84

và đình công nếu để xảy ra trong thực tiễn. Đó là nguyên tắc cơ bản và căn cứ quan trọng nhất khi hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam.

Hai là, căn cứ vào điều kiê ̣n kinh tế – xã hội của Việt Nam

Tranh chấp lao động là hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Cùng với những ảnh hưởng tích cực , tranh chấp lao đô ̣ng cũng để lại những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế , chính trị, xã hội. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và có tính khả thi để điều chỉnh vấn đề tranh chấp lao đô ̣ng , kịp thời giải quyết những hậu quả của tranh chấp lao đô ̣ng phát sinh tro ng thực tiễn và định hướng hành vi của các chủ thể.

Để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn , chúng ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng . Nhưng cho đến nay, với những diễn biến ngày càng phức tạp của quan hệ lao động, các quy định pháp luật đã trở nên lạc hậu. Đây là một thực tế khó tránh khỏi khi ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bởi thực tiễn khách quan luôn phát triển và đi trước một bước so với pháp luật, nếu pháp luật không có tính dự đoán sẽ trở nên lạc hậu. Do đó, pháp luật phải thay đổi kịp thời để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.

Điều đó cho thấy vấn đề hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp là một nhu cầu mang tính khách quan.

Ba là, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn lao động quốc tế

Việt Nam luôn cam kết giữ vững các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đặt ra. Từ năm 1988, nhằm đối phó với mặt trái của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp trên toàn cầu, Tổ chức lao động quốc tế đã ban hành Tuyên bố về các nguyên tắc

85

và quyền cơ bản tại nơi làm việc với mục tiêu đảm bảo tiến bộ xã hội song hành với phát triển kinh tế. Hiện nay, các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản này đang góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người tại nơi làm việc. Việt Nam hiện đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, vì thế việc hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế là hết sức quan trọng. Những cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức lao động quốc tế được coi là cơ sở pháp lý nền tảng để từ đó chúng ta có những định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện Bô ̣ luâ ̣t lao đô ̣ng về giải quyết tranh chấp lao động .

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)