Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phƣơng thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 57)

thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc

Xuất phát từ ưu điểm linh hoạt, thuận tiện và nhanh chóng, trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lao động được nhiều quốc gia ưa chuộng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Ngoài ra, phương thức giải quyết thông qua trọng tài cũng có thể coi là phù hợp hơn với tâm lý của người Châu Á thích sự hòa giải ổn thỏa giữa các bên hơn là phải bắt buộc chấp nhận một bản án của tòa án. Thực tế đã chứng minh, ngay cả khi người lao động có được xử thắng kiện trong

55

một tranh chấp tại tòa, họ cũng khó có thể được chấp nhận vào làm lại công việc cũ mà không có bất kỳ sự phân biệt nào so với giai đoạn trước. Trong khi đó, mục đích của người lao động sau khi vụ tranh chấp được xem xét là quay trở lại làm việc với những điều chỉnh có lợi hơn về quyền hoặc lợi ích chứ không phải là mất việc hay chấm dứt quan hệ lao động.

Theo pháp luật lao động của Việt Nam và Trung Quốc, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc và là một nguyên tắc của chế định giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, các quy định về trọng tài giải quyết tranh chấp lao động của pháp luật Việt Nam còn thiếu, chưa rõ ràng, vai trò của Hội đồng trọng tài chỉ được giải quyết đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà không phải là tranh chấp lao động tập thể về quyền. Trong khi các quy định về trọng tài được pháp luật Trung Quốc quy định khá chi tiết và cụ thể trong Luật lao động; Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động năm 2007 đánh dấu những ưu điểm tiến bộ và nổi trội, đây là kinh nghiệm mà pháp luật Việt Nam cần phải nghiên cứu học hỏi để xây dựng một cơ chế trọng tài hoàn hảo hơn, phát huy tối đa vai trò của cơ quan này trong giải quyết tranh chấp lao động, góp phần giảm tải số lượng giải quyết các vụ tranh chấp tại tòa án – một thủ tục rất tốn kém, mất nhiều thời gian.

Điểm tương đồng và khác biệt trong phương thức này giữa hệ thống pháp luật của hai nước thể hiện trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài lao động và thành phần Hội đồng trọng tài, năng lực, phẩm chất của trọng tài viên

Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động được quy định như sau: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh xã hội gửi văn bản và danh sách giới thiệu của các cơ quan, tổ chức tham gia Hội đồng trọng tài lao động lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem

56

xét, ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động. Thành viên Hội đồng trọng tài lao động bao gồm các thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương (Khoản 1 Điều 164 - Bộ luật lao động Việt Nam). Như vậy, với việc quy định này, Hội đồng trọng tài lao động ở Việt Nam chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Vấn đề năng lực của trọng tài viên đại diện của người sử dụng lao động, các sở lao động hoặc công đoàn chưa được ghi nhận trong các điều luật của nước ta. Quy định duy nhất về năng lực của trọng tài viên luật gia là “có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương, có uy tín và công tâm” [2]. Thiết nghĩ, các quy định này vẫn còn quá chung chung và khó có thể sử dụng để làm tiêu chí đánh giá một luật gia.

Trong khi đó, Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động của Trung Quốc

lại được thành lập theo nguyên tắc phối hợp kế hoạch, cơ cấu phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế. Chính quyền nhân dân các tỉnh và các khu tự trị quyết định thành lập các Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động ở cấp quận huyện; chính quyền nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động cấp tỉnh; chính quyền nhân dân cấp thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố cấp quận huyện cũng có thể thành lập một hoặc nhiều Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động (Điều 17 – Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc).

Như vậy, khác với pháp luật Việt Nam, mà theo đó Hội đồng trọng tài chỉ được thành lập ở cấp trực thuộc trung ương, việc thành lập Hội đồng trọng tài theo pháp luật Trung Quốc được quy định một cách linh hoạt hơn, khi được thành lập ở nhiều cấp khác nhau nhưng không phải là sự thành lập mang tính mặc định mà nó chỉ được thành lập ở các cấp hành chính nhằm đáp ứng

57

nhu cầu thực tế của địa phương, tránh tình trạng quá tải trong trường hợp trên địa bàn có nhiều tranh chấp lao động xảy ra mà chỉ có một Hội đồng trọng tài giải quyết [43].

Một ưu điểm hơn so với pháp luật Việt Nam trong các quy định về phương thức trọng tài của pháp luật Trung Quốc là những quy định rất chặt chẽ về thành phần Hội đồng trọng tài cũng như các điều kiện về năng lực và phẩm chất của trọng tài viên. Mặc dù thành viên của Hội đồng trọng tài bao gồm cả đại diện của cơ quan lao động, công đoàn và người sử dụng lao động (Điều 19 – Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc) nhưng quyền quyết định phụ thuộc nhiều vào Chủ tịch Hội đồng – mà tiêu chuẩn của chức danh này đòi hỏi người đảm nhiệm phải đang nghiên cứu hoặc giảng dạy luật từ bậc trung trở lên, có kiến thức thực tế về quản lý nhân sự hoặc công đoàn trong ít nhất năm năm và thực hành nghề luật ít nhất ba năm (Điều 10 – Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc). Những điều kiện trên sẽ góp phần bảo đảm cho vụ tranh chấp được đánh giá kỹ lưỡng và chính xác trên cơ sở không bỏ qua quan điểm riêng của từng bên liên quan [22].

Tiêu chí 2: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động

Theo pháp luật lao động Việt Nam, Hội đồng trọng tài lao động được thành lập với chức năng hòa giải các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp không được đình công xảy ra trên địa bàn quản lý (Khoản 4, Điều 164 - Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006).

Theo pháp luật Trung Quốc, do không phân loại tranh chấp như của Việt Nam nên mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động đều được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động chịu trách nhiệm về các tranh chấp lao động xảy ra trong quận, huyện thuộc phạm vi

58

quản lý của mình. Đây là điểm khác biệt trong pháp luật của Trung Quốc với Việt Nam. Một điểm khác biệt nữa và cũng là điểm tiến bộ của pháp luật lao động Trung Quốc hơn pháp luật lao động Việt Nam là quy định cụ thể khi có tranh chấp lao động xảy ra, các bên có thể gửi yêu cầu trọng tài tới Hội đồng trọng tài lao động tại nơi hợp đồng lao động được thực hiện hoặc nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Tiêu chí 3: Tính bắt buộc của thủ tục trọng tài

Pháp luật lao động Việt Nam quy định: khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, nếu sau khi tổ chức hòa giải mà không thành thì sẽ phải đưa vụ tranh chấp tập thể về lợi ích tới Hội đồng trọng tài lao động.

Pháp luật lao động Trung Quốc quy định: nếu tranh chấp lao động không được giải quyết thông qua con đường thương lượng, các bên không muốn hòa giải hay có tiến hành hòa giải nhưng không thành hoặc thỏa thuận trung gian hòa giải đã đạt được nhưng không được thực thi thì một trong các bên tham gia tranh chấp phải gửi đơn yêu cầu đến Hội đồng trọng tài lao động.

Như vậy, giải quyết tranh chấp lao động thông qua trọng tài đều là các thủ tục bắt buộc được quy định trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia.

Tiêu chí 4: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục trọng tài

Về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động, pháp luật hai nước đều quy định là 01 năm. Tuy nhiên cách tính thời hiệu trên là không giống nhau trong việc xác định thời điểm tính thời hiệu.

Theo pháp luật lao động Việt Nam: Điều 171a - Bộ luật lao động quy định: thời hiệu được tính kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.

59

Theo pháp luật lao động Trung Quốc: thời hiệu tính từ ngày các bên biết hoặc phải biết về sự vi phạm các quyền lợi của mình. Tức là thời hiệu tính phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm hoặc buộc phải biết sự vi phạm của bên kia. Đồng thời, pháp luật Trung Quốc còn quy định thêm các trường hợp dự trù liên quan đến việc áp dụng thời hiệu, tạm ngưng thời hiệu hoặc không áp dụng thời hiệu trong một số trường hợp cụ thể (người sử dụng lao động nợ tiền công) với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Quy định này được ghi nhận trong Điều 27 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc, cụ thể đó là: thời hiệu để yêu cầu trọng tài là 01 năm sẽ bị gián đoạn khi một bên đưa ra yêu sách về quyền lợi chống lại bên kia hoặc bên kia đồng ý thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi đó thời hiệu để yêu cầu trọng tài tính lại sẽ bắt đầu từ khi bị gián đoạn hoặc tính từ thời điểm không còn có các lý do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng. Trường hợp tranh chấp lao động xảy ra vì lý do nợ tiền công của người sử dụng lao động, thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm quan hệ lao động chấm dứt, đơn yêu cầu trọng tài sẽ phải được gửi trong vòng 01 năm kể từ ngày chấm dứt quan hệ lao động.

Tiêu chí 5: Thủ tục trọng tài

Đây là điểm khác biệt khá rõ rệt được thể hiện trong các quy định của pháp luật lao động hai nước:

Theo pháp luật lao động Việt Nam: thủ tục trọng tài được tiến hành theo trình tự sau: sau khi tiếp nhận được đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu và gửi giấy triệu tập cho các bên có liên quan tới phiên họp giải quyết tranh chấp. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể, các bên tranh chấp hoặc các đại diện được ủy quyền của cả hai bên tranh chấp phải có mặt. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan nhà nước hữu quan tham dự phiên họp.

60

Trong phiên họp, Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trong trường hợp hai bên nhất trí thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành. Trong trường hợp hòa giải không thành, Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của các bên, tập thể lao động lúc đó có thể tiến hành thủ tục đình công (đối với doanh nghiệp được đình công), hoặc Hội đồng lao động trọng tài ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp; nếu hai bên không có ý kiến thì quyết định đó đương nhiên có hiệu lực thi hành (đối với doanh nghiệp không được đình công) [2,7].

Có thể thấy, thủ tục trọng tài được quy định trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành có nhiều điểm tương đồng với thủ tục hòa giải, chính điều này làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài lao động ở nước ta trở nên không hiệu quả.

Theo pháp luật lao động Trung Quốc: Thủ tục này lại được quy định rất đầy đủ như đối với thủ tục tố tụng tại tòa án, điều này đã tạo điều kiện không nhỏ cho các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trước tiên nhóm trọng tài viên (sau đây gọi là nhóm trọng tài viên) hoặc trọng tài viên duy nhất được chỉ định giải quyết tranh chấp lao động sẽ hòa giải và cố gắng đưa các bên liên quan tự tiến tới đạt được một thỏa thuận. Theo quy định, các bên có thể tự dàn xếp với nhau sau khi đã gửi đơn yêu cầu trọng tài. Nếu các bên đạt được thỏa thuận thì rút đơn yêu cầu trọng tài (Điều 41 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007).

Tại phiên họp trọng tài, nếu các bên đạt được thỏa thuận thông qua hòa giải, nhóm trọng tài viên sẽ soạn thảo biên bản hòa giải. Nếu không đạt được

61

thỏa thuận hoặc một bên rút lui trước khi biên bản hòa giải được đưa ra, nhóm trọng tài viên sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết. Theo quy định về cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động, quá trình xét xử gồm các bước sau: 1) Xác định sự có mặt của các bên; 2) Tuyên bố các nguyên tắc trong quá trình xét xử; 3) Giải thích về tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên; 4) Công bố các thành viên trong nhóm trọng tài; 5) Xác nhận các bên có yêu cầu xin rút hay không; 6) Phân tích tranh chấp và yêu cầu các bên tường trình tranh chấp; 7) Hòa giải; 8) Tạm dừng xét xử để thảo luận riêng; 9) Tiếp tục xét xử, ra phán quyết hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nhóm trọng tài viên sẽ giải quyết tất cả các tranh chấp trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhóm trọng tài viên được thành lập. Nếu trong trường hợp tranh chấp là quá phức tạp và cần thêm thời gian, nhóm trọng tài viên sẽ yêu cầu Hội đồng trọng tài chấp thuận gia hạn, thời gian gia hạn không quá 15 ngày. Sau khi ra phán quyết, nhóm trọng tài viên sẽ hoàn tất

“Biên bản giải quyết tranh chấp” và trình lên chủ tịch Hội đồng trọng tài phê duyệt. Biên bản hòa giải có hiệu lực khi các bên nhận được. Phán quyết trọng tài sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày các bên nhận được phán quyết nếu các bên không kháng nghị lên Tòa án nhân dân [44 - tr. 24].

Các thủ tục về cung cấp, kiểm tra chứng cứ hay thẩm định về các vấn đề chuyên môn đều được quy định rõ. Theo pháp luật Trung quốc: Khi Nhóm trọng tài viên thấy cần thiết phải thẩm định đối với một số vấn đề chuyên môn, thì các bên có thể thỏa thuận về tổ chức thẩm định, còn nếu không đồng ý hoặc các bên không nhất trí được với nhau, thì việc thẩm định sẽ được tiến hành bởi cơ quan thẩm định do Nhóm trọng tài viên chỉ định. Cơ quan thẩm định, theo yêu cầu của các bên hoặc của nhóm trọng tài viên chỉ định, sẽ cử cán bộ thẩm định tham dự phiên xét xử. Các bên có thể nêu câu hỏi với cán bộ thẩm định theo sự cho phép của Nhóm trọng tài viên (Điều 37 - Luật trung

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)