Các yếu tố chi phối đến pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

động của Việt Nam và Trung Quốc

Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là một trong những điểm nổi bật và rõ nét nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của hai quốc gia. Điều này được thể hiện trên bước đường kiên định xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, đề cao nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với nhà nước.

Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản - với tư cách là đội tiên phong, người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động giữ vai trò là lực lượng chính trị chủ chốt lãnh đạo toàn thể xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của hai nước đã được khẳng định, kiểm nghiệm trong thực tế đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng hoạch định đường lối chính trị, những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước, trên cơ sở đó nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản xuất phát từ bản chất và yêu cầu tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, các chủ trương chính sách của Đảng đều nhằm hướng tới mục tiêu công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, mọi quan điểm, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử đều có ảnh hưởng

28

rất lớn đến việc xây dựng và triển khai pháp luật thực định nói chung, pháp luật lao động nói riêng, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động.

Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục và bằng sự tự nêu gương của các Đảng viên trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không làm thay nhà nước. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [26].

Yếu tố kinh tế

Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm chung đó là nền kinh tế tồn tại trong suốt một thời gian dài là nền kinh tế bao cấp với sự can thiệp của nhà nước và phương thức quản lý chủ yếu là mệnh lệnh hành chính, điều này đã làm cho nền kinh tế của cả hai nước đã có thời kỳ rơi vào tình trạng đình trệ và không phát triển. Điểm nổi bật của cơ chế này trong sản xuất kinh doanh là chế độ cấp phát theo kế hoạch và vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh chỉ được xem như là đơn vị kinh tế phụ thuộc, không phải là đơn vị kinh tế tự chủ, tự kinh doanh, tự chịu lỗ. Về mặt lao động, nhà nước như là một người sử dụng lao động lớn nhất, trực tiếp đưa ra hệ thống phân phối điều hành đến từng cá nhân người lao động với mục đích khuyến khích, động viên người lao động thực hiện bằng các chỉ tiêu kế hoạch.

Chuyển sang thời kỳ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã làm thay đổi diện mạo của đời sống xã hội. Các quan hệ nảy sinh trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú, năng động và phức tạp. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và toàn diện để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Pháp luật phải tạo ra được hành lang pháp lý để cho các tổ chức, cá nhân hoạt động. Đồng thời, với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước dựa vào quyền hạn của mình để điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh.

29

Với cơ chế thị trường, cả Việt Nam và Trung Quốc đã tạo ra sự biến đổi về chất của các quan hệ lao động so với thời kỳ kế hoạch hóa trước kia. Sự biến đổi rõ nét trong các quan hệ lao động không chỉ đơn thuần là chế độ tuyển dụng, chế độ bao cấp mà còn là sự thay đổi về địa vị kinh tế, địa vị pháp lý của các bên trong quan hệ lao động, chế độ ký kết hợp đồng lao động. Nhà nước đã thoát khỏi vị trí độc quyền trong quan hệ lao động. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp được đổi mới, hình thành rõ nét hai bên quan hệ, một bên là người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp và một bên là người lao động làm công ăn lương. Sức lao động được coi trọng và được xem như là một thứ “hàng hóa đặc biệt”.

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được xây dựng trên nền tảng hợp tác hai bên cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích chung mà mỗi bên đặt ra. Song do chính mục tiêu đạt được lợi ích tối đa mà giữa hai bên chủ thể khó có thể dung hòa được quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động và mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Nhìn chung, với sự không hiểu nhau, xâm hại tới quyền và lợi ích của nhau và những bất đồng… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động.

Hơn nữa, hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc chính thức gia nhập ngày 11/11/2001, Việt Nam chính thức gia nhập ngày 07/11/2007. Đồng nghĩa với việc tham gia vào tổ chức này, pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp lao động nói riêng của cả hai nước đều phải có sự điều chỉnh để phù hợp thông lệ và pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới để đáp ứng xu thế hội nhập nói chung, cũng như trong việc tạo ra một môi trường đầu tư có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn đầu tư của nước ngoài.

30

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc đã xem xét và sửa đổi hơn ba nghìn điều luật và các quy định, hơn 800 điều luật hạn chế đã bị bãi bỏ. Trung Quốc đã thành lập Ban điều phối tại Quốc hội để rà soát, điều chỉnh luật phù hợp với quy định của WTO, đồng thời giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc soạn thảo và ban hành luật được nhanh chóng [36].

Yếu tố văn hóa – xã hội

Văn hóa - xã hội cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Trong quan hệ xã hội, mọi hành vi sử xự của con người bên cạnh việc tuân theo những chuẩn mực đạo đức và xã hội, còn phải tuân theo những chuẩn mực pháp luật nhất định tùy theo các mối quan hệ trong từng lĩnh vực cụ thể như quan hệ kinh tế, quan hệ lao động…

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đều có thể tự hào với một bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, với những phong tục, tập quán và những chuẩn mực đạo đức hết sức đặc biệt. Do vậy, hệ thống pháp luật của hai nước đều có những nét đặc trưng riêng.

Nghiên cứu pháp luật dưới góc độ luật so sánh cho thấy, phần lớn các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đều xây dựng hệ thống pháp luật của mình theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common law), còn các nước xã hội chủ nghĩa đa phần chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil law). Ngoài ra còn xuất hiện một trường phái trung lập ở một số nước, ở đó có sự đan xen các hệ thống pháp luật nói chung và xây dựng trên những đặc thù riêng của đất nước mình trong đó Việt Nam và Trung Quốc là các quốc gia như thế.

Pháp luật Trung Quốc có thời kỳ được coi là điển hình của pháp luật phong kiến phương Đông với đặc trưng nổi bật là sự kết hợp giữa đạo Khổng và pháp luật. Đạo Khổng là hệ tư tưởng thống trị và chính thống thời bấy giờ.

31

Định hướng theo giá trị của đạo Khổng đã có ảnh hưởng rất lớn đến người Trung Quốc trong quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp. Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Ở Trung Quốc, các khái niệm “Dĩ hòa vi quý” và “Zhong Yong” có nghĩa là dung hòa có lịch sử lâu dài từ hàng nghìn năm trước. “Zhong” có nghĩa là ở giữa, không thiên lệch, thành kiến. “Yong” nghĩa là bình thường. Do vậy với người Trung Hoa, việc hòa giải công bằng, không thiên vị là lựa chọn hợp lý để giải quyết tranh chấp. Vì lý do này, việc giải quyết trong nội bộ doanh nghiệp không đưa ra công chúng là lựa chọn đầu tiên cho nhiều bên tranh chấp. Các Hội đồng hòa giải tranh chấp lao động doanh nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, hòa giải trong nội bộ doanh nghiệp cũng giảm chi phí xã hội của tranh chấp và giúp doanh nghiệp tránh được rắc rối do quan hệ lao động căng thẳng gây ra, nhờ đó các doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển công việc kinh doanh của họ.

Như vậy có thể thấy, pháp luật chịu sự ảnh hưởng của các nguyên tắc đạo đức Khổng giáo, còn đạo đức Khổng giáo lại mượn pháp luật để duy trì sự tồn tại của mình. Do vậy, với người Trung Quốc, việc hòa giải công bằng, phương thức thỏa hiệp là lựa chọn hợp lý để giải quyết tranh chấp. Do đó mà trong pháp luật về lao động của Trung Quốc cũng như trong Luật trung gian hòa giải và trọng tài và trọng tài tranh chấp lao động đều đề cao phương thức hòa giải và vai trò của cơ quan hòa giải này.

Yếu tố pháp lý: (chủ yếu xem dƣới góc độ nguồn luật áp dụng ở Việt Nam và Trung Quốc)

Việc các quốc gia sử dụng các nguồn luật cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến quan điểm, tư tưởng và quá trình xây dựng, thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Do có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố kinh

32

tế, chính trị, văn hóa và xã hội, nên việc sử dụng các nguồn luật của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng:

Các văn bản quy phạm pháp luật: đây được coi là nguồn cơ bản và chủ yếu của pháp luật hai nước. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung nên nó xác định các khuôn mẫu cho con người, giới hạn tự do cho các chủ thể một cách rõ ràng hơn. Việc Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chính là sự công khai hóa ý chí của Nhà nước và ý chí của nhân dân lao động. Với ưu điểm dễ phổ biến, dễ kiểm soát và có giá trị pháp lý cao, văn bản quy phạm pháp luật đang được coi là hình thức pháp luật phổ biến trong xã hội của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Tập quán pháp: Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà sự cần thiết và phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần một văn bản mang tính bắt buộc nào. Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yếu tố: Yếu tố khách quan đó là việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen một cách tự nhiên; Yếu tố chủ quan

nghĩa là chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc.

Tiền lệ pháp (hay còn gọi là các án lệ): Nguồn luật này Việt Nam và Trung Quốc ít sử dụng do những nhược điểm của tiền lệ pháp thường là sự cố định và phụ thuộc vào những vụ việc đã được công nhận trước đó, mà thực tế mỗi một vụ việc lại có những điểm khác biệt so với các vụ án mẫu, dẫn đến các phán quyết có thể không phản ánh đúng với thực trạng của vụ án. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, tiền lệ pháp đã bắt đầu được quan tâm hơn và được sử dụng nhiều hơn đặc biệt là trong các quan hệ dân sự, quan hệ thương mại, quan hệ lao động. Với việc thừa nhận các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp, nhất là trong quan hệ hợp tác thương mại – cho thấy một xu hướng là ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ có khả năng dần chấp nhận tiền lệ pháp [26 - tr. 223].

33

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)