chấp lao động của Trung Quốc
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, các quốc gia đang xích lại gần nhau hơn trong các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu về trao đổi lao động giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và gia tăng. Để góp phần hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh
38
chấp lao động nói riêng trong xu thế phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, các quốc gia cần có sự trao đổi, nghiên cứu pháp luật về lao động và giải quyết tranh chấp lao động của các quốc gia khác trên thế giới. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, theo thông lệ chung, khi một quốc gia muốn hoàn thiện pháp luật về bất kỳ vấn đề gì cũng cần phải xem xét và học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, trên cơ sở đó, đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của chính quốc gia mình. Có như vậy, pháp luật của mỗi quốc gia mới ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả và có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, việc lựa chọn quốc gia nào và học hỏi kinh nghiệm gì của họ còn tùy thuộc vào những nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan. Cụ thể là, do quan điểm lập pháp của Nhà nước, do thể chế chính trị và sự chi phối của các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia, các nhà lập pháp cần xem xét để có sự lựa chọn kỹ lưỡng trước khi dung nạp những bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác vào hoạt động lập pháp tại quốc gia mình.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn Trung Quốc là quốc gia điển hình trong khu vực Đông Á để nghiên cứu và so sánh bởi Trung Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là quốc gia có nền lập pháp rất phát triển, với hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những điểm tiến bộ của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Trung Quốc, từ đó tiếp thu có chọn lọc và vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam là vấn đề cần thiết.
39
Bên cạnh đó, hợp tác lao động, xuất khẩu lao động được coi là một lĩnh vực hợp tác mới và đầy tiềm năng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Xuất phát từ vấn đề thu nhập và việc làm, việc người lao động từ Việt Nam sang làm việc tại Trung Quốc và ngược lại người Trung Quốc sang Việt Nam làm việc đang có xu hướng ngày càng gia tăng và đa dạng hóa về trình độ lẫn ngành nghề, việc phát sinh tranh chấp giữa người lao động của một trong hai nước với giới chủ của nước sở tại là khó tránh khỏi. Do vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững được các quy định pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói riêng của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc sẽ giúp cho người lao động nói chung đã, đang và sẽ làm việc tại hai quốc gia này được bảo vệ một cách có hiệu quả. Từ đó góp phần củng cố quan hệ tốt đẹp về mọi mặt giữa Việt Nam và Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.
40