Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đánh giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 66)

giá tác động môi trƣờng trong hoạt động đầu tƣ

Trách nhiệm pháp lý là việc chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những

nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Và vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, có thể nói, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm đó gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà Nước, trước cộng đồng hoặc trước cá nhân bị thiệt hại. Tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm pháp luật về hoạt động ĐTM mà trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với tổ chức cá nhân có thể là trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, hay trách nhiệm hình sự.

Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM một mặt buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư gây ra. Mặt khác, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM từ phía chủ thể khác. Việc áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý này có vai trò quan trọng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động ĐTM, bảo vệ TN&MT bằng pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư có thể gánh chịu những trách nhiệm pháp lý sau:

* Trách nhiệm kỷ luật:

Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM. Trách nhiệm này được áp dụng độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại và áp dụng chủ yếu đối với những viên chức, công chức nhà nước hay viên chức của các tổ chức xã hội khi họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM.

Những cá nhân thuộc đối tượng nêu trên nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM, ngoài việc phải chịu hình phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có) họ còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác hoặc buộc thôi việc. Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật được thực hiện bởi cơ quan tổ chức nơi có người vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM đó.

* Trách nhiệm hành chính:

Trách nhiệm này được áp dụng khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động ĐTM.

Vi phạm hành chính trong hoạt động ĐTM là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTM do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT (sau đây gọi tắt là Nghị định số 117/2009/NĐ-CP)

Các vi phạm hành chính trong hoạt động ĐTM thường là vi phạm các quy định về lập, thực hiện báo cáo ĐTM; vi phạm các quy định về lập, thực hiện đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo ĐTM; vi phạm các quy định về cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM, dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 8, Điều 9 và Điều 34 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP).

- Thẩm quyền xử lý: Có thể nói, trách nhiệm pháp lý được áp dụng phổ biến nhất trong hoạt động ĐTM chính là trách nhiệm hành chính. Việc áp dụng trách nhiệm hành chính được tiến hành bởi người có thẩm quyền bao gồm: chủ tịch UBND các cấp, Chánh thanh tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ TN&MT và của Sở TN&MT.

- Mức phạt: Khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong hoạt động ĐTM thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt tiền cao nhất là 300.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo ĐTM được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (Điều 8); không lập đề án BVMT trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (Điều 9) và mức phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Không niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo ĐTM đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Không có văn bản báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo ĐTM về kế hoạch xây lắp các công trình xử lý môi trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy định; Không xây dựng và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM, Sở TN&MT, Phòng TN&MT và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án theo quy định; Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM về những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo quy định (Điều 8 Nghị định số 117/2009/NĐ- CP) hoặc tổ chức, cá nhân không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án BVMT về việc hoàn thành các biện pháp BVMT theo đề án BVMT đã được phê duyệt thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điều 9 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP).

- Các hình thức xử lý khác: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng

một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật; Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường; Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây dựng không đúng nội dung trong bản báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề án BVMT cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định; Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường… (Điều 8, 9 và 34 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP)

Mặc dù, quy định khá chi tiết các hành vi vi phạm và mức phạt nhưng Nghị định số 117/2009/NĐ-CP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, mức phạt đưa ra còn quá thấp, không đủ sức răn đe nên nhiều khi doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hình thức bị xử phạt mà không thực hiện theo quy định của pháp luật.

* Trách nhiệm dân sự:

Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là loại trách nhiệm được đặt ra khi chủ thể vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM có lỗi và gây hậu quả. Vì thế trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực này phải dựa trên cơ sở có hành vi trái pháp luật trong hoạt động ĐTM; có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra và có lỗi của người vi phạm.

Không có một điều luật cụ thể nào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động ĐTM. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì đã được ghi nhận và quy định trong Luật BVMT năm 2005 và Nghị định số 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3 tháng 12 năm 2010 về xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tuy nhiên, quy định này còn mang tính chất luật khung, khái quát, chưa rõ ràng, cụ thể bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Do vậy gây khó khăn cho quá trình xác định thiệt hại và giải quyết việc bồi thường thiệt hại. Đây chỉ là những quy định có thể “gượng” áp dụng đối với chủ đầu tư, còn về bồi thường thiệt hại trong trường hợp thẩm định không đúng gây ô nhiễm môi trường và gây ra thiệt hại cho người dân thì chưa có quy định cụ thể nào.

* Trách nhiệm hình sự:

Ngoài việc bị áp dụng trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, các cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM còn có thể bị áp dụng trách nhiệm hình sự. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM gây hậu quả nghiêm trọng. Loại trách nhiệm pháp lý này không áp dụng đối với các tổ chức mà chỉ áp dụng đối với cá nhân. Để áp dụng được loại trách nhiệm này phải xác định được hành vi vi phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự nước ta không có điều luật nào quy định cụ thể tội danh cho hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) lại có quy định về tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183) và Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184). Theo tinh thần các điều luật này, có thể hiểu rằng các cá nhân có liên quan trong hoạt động ĐTM khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung cam kết thực hiện trong báo cáo ĐTM, thực hiện hành vi “thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc

hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép”; “thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác”; “chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự do thực hiện các hành vi này.

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với các tội danh này là từ năm năm đến mười năm và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, dấu hiệu định tội danh bắt buộc của các tội này là phải “gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi đó, việc xác định hậu quả nghiêm trọng là vô cùng khó khăn. Do đó, để khởi tố hình sự về hai tội danh này rất khó, thậm chí không thể khởi tố được.

Thực tế đã chứng minh, Công ty Vedan Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải. Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng rất rõ, hàng vạn người dân sống dọc sông Thị Vải bị ảnh hưởng, Nhà nước sẽ phải đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để khôi phục nguồn nước mà khó có khả năng khôi phục được. Nhưng sự việc này không thể khởi tố vụ án hình sự được vì pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân mà không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, tổ chức.

Như vậy, chế tài hình sự trong lĩnh vực này tuy có nhưng lại không rõ ràng, khó khăn trong việc áp dụng. Vì vậy, nó không đủ sức răn đe nên đã làm giảm tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật ĐTM trong hoạt động đầu tư.

Qua phân tích trên cho ta thấy, pháp luật trong hoạt động ĐTM đã quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp

luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiện các quy định này trên thực tế chưa cao, các quy định không đủ sức răn đe nên tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM vẫn diễn ra phổ biến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT nói chung và ĐTM trong hoạt động đầu tư nói riêng tương đối đầy đủ ở nhiều mức độ từ chính sách, đến văn bản luật và dưới luật, điển hình là Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. Các văn bản pháp luật này lại được ban hành tương đối sớm và luôn được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Sự ra đời của Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BVMT ở nước ta, đáp ứng các yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với hệ thống chính sách, pháp luật đó Việt Nam đã và đang tiến đến việc quản lí và bảo vệ hiệu quả hơn môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bản thân các quy định của pháp luật hiện hành về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam vẫn còn chứa đựng những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế đời sống xã hội, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn... Vấn đề hướng dẫn thực hiện ĐTM được quy định và sửa đổi trong các năm 2006, 2008, 2010 với những quy định rất khác biệt [19]. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác thực thi pháp luật về ĐTM và còn có thể gây hiểu lầm khi áp dụng.

Thực trạng này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung và Luật BVMT năm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này nói riêng, đặc biệt là các quy định về ĐTM trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI

TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ Ở VIỆT NAM

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trƣờng trong hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam

3.1.1. Công tác đánh giá tác động môi trƣờng trong hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam

3.1.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc

ĐTM đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993, sau hơn 17 năm thực hiện cho thấy đây là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xác định, phân tích, dự báo tác động môi trường của các dự án đầu tư, cung cấp luận cứ khoa học cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết định đầu tư. Đến nay, công tác ĐTM đã từng bước được cụ thể hóa và ngày càng hoàn thiện góp phần to lớn trong công cuộc BVMT. Đặc biệt, trong những năm gần đây công tác ĐTM đã đạt được những thành tựu

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)