Trình tự, thủ tục thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 53)

đánh giá tác động môi trƣờng

2.2.3.1. Hồ sơ cần thiết:

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:

- Một văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Bảy bản báo cáo ĐTM của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo ĐTM. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Một bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).

Các văn bản nêu trên là bắt buộc đối với tất cả các hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Ngoài ra, đối với các đối tượng dự án đầu tư khác nhau thì hồ sơ sẽ phải có một số văn bản, tài liệu khác kèm theo.

Đối với các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết BVMT hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án BVMT tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngoài các văn bản nêu trên còn phải kèm theo một bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án BVMT

hoặc văn bản chứng minh bản cam kết BVMT đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.

Đối với trường hợp các dự án lập lại báo cáo ĐTM, ngoài các văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ nêu trên thì phải kèm theo một bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó.

2.2.3.2. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng

Thẩm định báo cáo ĐTM là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xem xét, thẩm tra về mặt pháp lý cũng như nội dung khoa học của các báo cáo [22]. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm định phải đưa ra các nhận xét về sự phù hợp pháp luật của báo cáo; đồng thời, phải đánh giá tính chính xác, khách quan, mặt khoa học của các đề xuất trong báo cáo. Kết luận thẩm định này cùng với các kết luận khác trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện dự án.

Thẩm định báo cáo ĐTM là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Thông qua hoạt động này, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với tư cách là cơ quan phản biện các báo cáo ĐTM sẽ thay mặt nhà nước để xem xét và cân đối một cách toàn diện mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế mà các dự án đem lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ...

Việc thẩm định báo cáo ĐTM phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu BVMT;

- Phải xem xét, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích của từng cơ quan, tổ chức, lợi ích của địa phương với lợi ích chung của toàn xã hội;

- Phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. * Thẩm quyền tổ chức thẩm định:

Báo cáo ĐTM có thể được thẩm định bởi một hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Về thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Bộ TN&MT tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt, dự án liên ngành, liên tỉnh. Những Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM. Các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ TN&MT được quy định cụ thể tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Theo đó Bộ TN&MT thẩm định đối với 11 loại dự án; trừ các dự án thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (điểm b khoản 2 Điều 18).

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và các dự án có liên quan đến an ninh, quốc phòng khi được cấp có thẩm quyền giao (điểm c khoản 2 Điều 18)

- UBND cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư trên địa bàn trừ các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành khác (điểm d khoản 2 Điều 18).

Trước đây, Nghị định của Chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT cho phép “cơ quan nhà nước có thẩm

quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT được uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT của các dự án đầu tư trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT”. Hiện nay, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này thì Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp sẽ không có thẩm quyền thẩm định. Điều này là hợp lý, bởi thực tế các Ban quản lý không có đủ nhân lực và trình độ chuyên môn để thực hiện, việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, “vừa đánh trống vừa thỏi còi” có thể dẫn tới tiêu cực.

* Hình thức thẩm định:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thẩm định báo cáo ĐTM có thể được tiến hành thông qua một trong hai hình thức sau: Hội đồng thẩm định và Tổ chức dịch vụ thẩm định. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định và Tổ chức dịch vụ thẩm định chỉ đóng vai trò tư vấn, cơ quan có thẩm quyền thẩm định vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm đối với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

- Thông qua Hội đồng thẩm định:

Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM được thành lập do thủ trưởng hoặc người đứng đầu Bộ TN&MT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM. Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM được thành lập cho từng báo cáo ĐTM.

Thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Theo đó, thành phần hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM gồm đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường của dự án, các chuyên gia, trong đó có: Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm một Phó Chủ tịch hội đồng;

một Ủy viên thư ký; hai Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Thành phần hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm số lượng thành viên có chuyên môn về môi trường, các lĩnh vực khác liên quan đến dự án. Đối với báo cáo ĐTM của dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thành phần hội đồng phải có đại diện của Sở TN&MT nơi triển khai thực hiện dự án.

Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế; khu công nghiệp; khu công nghệ cao; khu chế xuất; cụm công nghiệp; khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì thành phần hội đồng thẩm định có thể có đại diện của cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và đại diện chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung nơi thực hiện dự án.

Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM có chức năng tư vấn cho thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức việc thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan tổ chức việc thẩm định về tính khách quan, trung thực của các kết luận thẩm định.

Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên hội đồng thẩm định và giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án và kết luận về kết quả thẩm định.

Các thành viên hội đồng thẩm định phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:

Đối với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là người có chuyên môn về môi trường với ít nhất bảy năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định;

Đối với Ủy viên phản biện phải là người có chuyên môn về môi trường hoặc phù hợp với lĩnh vực của dự án (trong đó phải có ít nhất một Ủy viên phản biện có chuyên môn về môi trường) với ít nhất năm năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất ba năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất một năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ;

Đối với Ủy viên thư ký phải là cán bộ của cơ quan thường trực thẩm định; Đối với Ủy viên hội đồng phải là người có chuyên môn về môi trường hoặc phù hợp với lĩnh vực của dự án với ít nhất ba năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất hai năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, hoặc có bằng tiến sỹ.

Về điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định, phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

 Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ hai phần ba trở lên số lượng thành viên hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập, trong đó bắt buộc phải có: Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ít nhất một Uỷ viên phản biện và Ủy viên thư ký.

 Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án hoặc người được cấp có thẩm quyền của chủ dự án ủy nhiệm tham gia.

 Chủ dự án đã nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các cuộc họp của hội đồng thẩm định còn có thể có các đại biểu tham gia. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định và mời tham dự.

Dịch vụ tổ chức thẩm định là loại hình dịch vụ môi trường hoạt động theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng các tổ chức dịch vụ thẩm định đối với các dự án có liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng thì có những hạn chế nhất định và thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các quy định về thình thức thẩm định thông qua Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM (Khoản 7 Điều 19 Luật BVMT và khoản 3 Điều 19 Nghị định 29/2011/NĐ-CP) không phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác BVMT, không phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tạo ra những doanh nghiệp “sân sau” của cơ quan nhà nước khi quy định “cơ quan có thẩm quyền thẩm định quyết định việc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM”.

Mặt khác, các quy định hiện hành chưa có quy định về trách nhiệm của Tổ chức thẩm định (cũng như của Hội đồng thẩm định) báo cáo ĐTM đối với kết luận thẩm định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể này đối với kết luận thẩm định của mình.

Thực hiện thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hình thức Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM sẽ giảm được chi phí hành chính của cơ quan nhà nước, của chủ dự án. Chất lượng của hoạt động thẩm định thông qua Tổ chức dịch vụ thẩm định cũng sẽ được bảo đảm nếu sớm có quy định về trách nhiệm của tổ chức này đối với kết luận thẩm định. Bên cạnh đó, quyết định phê duyệt hay không phê duyệt báo cáo ĐTM vẫn thuộc thẩm quyền “tối cao” của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM [19].

Mô hình dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM là mô hình cần được khuyến khích phát triển. Bởi đây là một mô hình nhằm thực hiện chủ trương xã hội

hoá công tác BVMT. Do đó, cần thực hiện triệt để, tránh việc thực hiện “nửa vời” như quy định hiện hành.

*Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM:

Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM của chủ dự án, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.

Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo ĐTM; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.

Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nội dung sau:

 Lập lại báo cáo ĐTM và gửi cơ quan tổ chức việc thẩm định trong trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua. Thời hạn, thủ tục thẩm định lại được thực hiện như thẩm định báo cáo ĐTM lần đầu;

 Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐTM và gửi cơ quan thẩm định để xem xét, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐTM không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM;

 Gửi lại báo cáo ĐTM để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.

* Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM:

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)