Pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các chủ dự án thực

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 32)

thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi trƣờng

Song song với việc xác định các quy tắc xử sự của các chủ dự án khi có hoạt động đầu tư có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, pháp luật cũng xác định những chế tài cụ thể đối với những chủ dự án tham gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ không tuân theo quy tắc xử sự ấy. Các chế tài được áp dụng như: chế tài hình sự, dân sự, hành chính để buộc các chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong khi ĐTM. Việc đưa ra các quy định về nội dung của báo cáo ĐTM sẽ định hướng các hành vi của các chủ dự

án khi triển khai thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các quy định này đều được các chủ dự án tự giác tuân thủ và chấp hành bởi lợi ích của các chủ dự án thường không đồng nhất với lợi ích chung của môi trường. Một thực tế khá phổ biến là khi tiến hành các hoạt động đầu tư, các chủ dự án luôn hướng tới bảo vệ lợi ích của mình mà thường bỏ qua lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, để không phải bỏ thêm chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình, họ dễ dàng bỏ qua các nghĩa vụ đối với môi trường mà đáng lẽ ra họ phải thực hiện. Các chủ dự án khi tiến hành các hoạt động đầu tư của mình, thường không thấy lợi ích môi trường trong đó mà chỉ thấy lợi ích kinh tế bị ảnh hưởng. Do vậy, các chủ dự án tham gia quan hệ pháp luật BVMT thường không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, các chủ thể thường có xu hướng lẩn tránh các nghĩa vụ pháp lý đối với môi trường trong đó có ĐTM… Lúc này các chế tài dân sự, hành chính, hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các chế tài này được ban hành để bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân khác, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội và BVMT. Bằng các chế tài cụ thể, pháp luật về ĐTM đối với hoạt động đầu tư đã trừng phạt các chủ thể có hành vi vi phạm, ngăn ngừa, cải tạo và giáo dục họ. Ngoài ra, các chế tài này còn có tác dụng răn đe, giáo dục các chủ thể khác khiến họ phải tôn trọng và tuân theo các quy tắc xử sự đã được quy định trong quy phạm pháp luật về ĐTM để ngăn ngừa hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.

1.3.3. Pháp luật quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng

BVMT là công việc khó khăn, phức tạp. Để thực hiện hoạt động này chúng ta có nhiều cách thức biện pháp khác nhau trong đó có việc ĐTM. Vì vậy, để ĐTM được tốt, góp phần BVMT một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ quan thực hiện công việc này. Pháp luật có tác dụng lớn

trong việc tạo ra cơ sở pháp lý và cơ chế hoạt động cho các cơ quan này thông qua việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của chúng. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT được xây dựng từ Trung ương đến địa phương, trong đó có cơ quan chuyên trách về thẩm định và ĐTM.

Tóm lại, môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi người trong chúng ta đều phải có trách nhiệm BVMT góp phần cùng nhà nước kiến tạo nên một đất nước Việt Nam trong lành và bền vững. Trong nhiệm vụ chung này phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của các chủ dự án khi tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

1.4. Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về đánh giá tác động môi trƣờng trong hoạt động đầu tƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)