và chủ điểm đã học trong SGK. Khi tiến hành xây dựng phương án kiểm tra, hiệu, trưởng các trường sẽ thông qua quy chế cho điểm, đầu điểm, thời lượng, thời gian của các bài kiểm tra khác nhau đối với từng khối lớp, đặc biệt nhấn mạnh theo yêu cầu đặc thù của bộ môn Tiếng Anh là kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ nên yêu cầu giáo viên phải học tập, quan tâm và thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Các hình thức kiểm tra, mục đích kiểm tra của từng loại hình là kiểm tra đánh giá năng lực, kiểm tra xác định trình độ hay kiểm tra kết quả học tập xếp loại học sinh theo nhóm, theo lớp phù hợp.
+ Để xác định được kết quả đạt được sau một khóa học, để đánh giá năng lực của học sinh thì giáo viên cần xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp ( nên thiết kế các bài trắc nghiệm) với mục đích, yêu cầu, trình độ của mặt bằng học sinh. Tuy nhiên, để phân loại cho tốt, thì trong các bài kiểm tra, giáo viên cần thiết kế bài tập nhỏ mang tính phân loại cao để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh vì đối tượng học sinh THPT là đối tượng cuối cấp của giáo dục trung học, sau khi tốt nghiệp các em sẽ được tiếp cận vơi cách thức học tập hoàn toàn khác đó là tự nghiên cứu là chủ yêu (môi trường đại học).
Việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh ở trường THPT, hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Tức là các bài kiểm tra phải nhằm kiểm tra 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ trong nội dung chương trình. Cụ thể như sau:
57 57
+ Nội dung các bài kiểm tra nghe – nói – đọc – viết phải nằm trong phạm vi các chủ điểm, chủ đề được giới thiệu trong chương trình, nội dung SGK.
+ Kiến thức từng loại kỹ năng cần được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Các bài kiểm tra 1 tiết cần 2 kỹ năng chủ yếu là đọc và viết trong đó kỹ năng viết nên cho các em thực hành với các cầu trúc thông dụng và khó. Còn các bài kiểm tra học kỳ và cuối năm, thi tốt nghiệp nên gồm cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
+ Các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm và thi tốt nghiệp nên đánh giá theo thang điểm 100 sau đó quy về thang điểm 10.
Để đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá việc dạy học Tiếng Anh cho phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học Tiếng Anh ở các nước tiên tiến thì hiệu trưởng các trường THPT cần phải:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập thông qua các quy chế, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá của Sở GD & ĐT vào đầu các năm học để giáo viên nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu chương trình, nội dung dạy học Tiếng Anh và khả năng nhận thức của học sinh mà người giáo viên cần đề xuất các hình thức kiểm tra cho phù hợp để có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh một cách chính xác trong suốt quá trình học của mình.
- Các trường THPT cần lập kế hoạch thường xuyên và định kỳ về việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về mọi mặt. Khi lập kế hoạch cần đưa ra mục đích, nội dung và các tiêu chí để kiểm tra. Việc tổ chức các ban kiểm tra phải đúng cơ cấu, đúng nguyên tắc, cần xây dựng rõ ràng thang điểm kiểm tra và kết quả kiểm tra cuối cùng phải được quy thành điểm số. Căn cứ vào đó có thể đưa ra các mức khen thưởng và kỷ luật khác nhau.
- Hiệu trưởng các trường cần quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào việc quản lý điểm nhằm quản lý được tiến độ kiểm tra theo quy định của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh, vừa quản lý điểm một cách khách quan, công bằng và chính xác.
- Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra, đánh giá các đợt thi đua, các đợt kiểm tra định kỳ hay thanh tra toàn diện về việc dạy học của giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học; đồng thời qua đó hiệu trưởng các trường có những căn cứ để đưa ra những quyết định hay khen thưởng kịp thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
Như đã nêu ở trên, việc kiểm tra đánh giá quá trình dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT là rất quan trọng cho nên việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ dựa vào kết quả thi hoặc bài kiểm tra cuối năm. Việc kiểm tra đánh giá môn học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Các bài kiểm tra phải nhằm vào kiểm tra cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong phạm vi nội dung chương trình và sách giáo khoa. Vì vậy, hiệu trưởng các trường THPT cần thực hiện các nội dung sau:
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh theo yêu cầu đổi mới chương trình, nôi dung SGK và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh mới.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của các bộ phận, tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện chương trình và nôi dung SGK và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh mới.
59 59
- Sở GD & ĐT phải có kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện để các trường tổng kết, rút kinh nghiệm để không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bộ môn này.
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
2. Kiến nghị
61 61