Như chúng ta đã biết, từ năm 2002, Bộ GD & ĐT đã cho biên soạn và

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học Tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình (Trang 48)

phát hành và chỉnh sửa nội dung SGK của các môn học, trong đó bộ môn Tiếng Anh được coi là cơ bản và trọng tâm của chương trình giáo dục THPT.

- Cùng với sự thay đổi nội dung của SGK, nhiều loại sách bài tập và sách tham khảo dành cho cả giáo viên và học sinh với nhiều chủng loại và nội dung phong phú giúp việc giảng dạy và học tập bộ môn Tiếng Anh ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.

- Chương trình, nội dung SGK Tiếng Anh dùng cho học sinh THPT đã được đổi mới, được biên soạn theo nội dung kiến thức, theo chủ điểm, đảm bảo được tính giao tiếp và thực hành ngôn ngữ, có nội dung kiến thức tổng quát và trọng tâm nhưng sau 11 năm thực hiện chương trình vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế và bất cập. Vì vậy, những nhà quản lý và biên soạn SGK và chương trình học THPT cần nghiên cứu và điều chỉnh:

+ Chương trình và nội dung SGK lớp 10, 11, 12 còn sơ sài và lượng kiến thức và từ vựng đề cập trong SGK ( hệ 3 năm) còn quá ít so với đòi hỏi lượng kiến thức có trong đề thì tốt nghiệp THPT đặc biệt là kỳ thi đại học. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc học môn ngoại ngữ đó là thực hành giao tiếp nhiều hơn thì chương trình SGK Tiếng Anh bậc THPT vẫn còn nặng về hình thức học thuật, chú trọng quá nhiều vào học ngữ pháp và rèn luyện bài tập mà ít chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghe, nói và phát âm chuẩn từ vựng.

+ Có kế hoạch thống nhất,đồng bộ, chi tiết và cụ thể trong tổ, nhóm chuyên môn về việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học Tiếng Anh theo quy định đối với học sinh THPT ngay từ đầu mỗi năm học để sắp xếp thời khóa biểu cho hợp lý với từng khối lớp, phân công giáo viên phù hợp về năng lực chuyên môn.

+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình, nội dung SGK để đảm bảo học sinh học đúng tiến độ và chương trình nội dung kiến thức đã được xây dựng lên. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cần yêu cầu giáo viên thống kê, rà soát và báo cáo việc thực hiện chương trình để có các kế hoạch chỉ đạo tiếp theo.

+ Các cấp quản lý nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, nội dung kế hoạch của giáo viên đã đề ra trước các năm học để giúp việc thực hiện chương trình theo đúng hướng đạt được kết quả giáo dục cao nhất.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học Tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình (Trang 48)