Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học Tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình (Trang 43)

- Quản lý phương pháp và chất lượng dạy học: thực hiện các phương

3.2.2. Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

3.2.2.1. Mục đích của các biện pháp

- Xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đủ về số lương, đảm bảo về chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên bộ môn Tiếng Anh các trường THPT.

- Bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh nhằm đảm bảo chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại. Tăng cường bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh của các trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Như chúng ta đã biết, trình đội chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đóng vai trò then chốt đến khả năng nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh thì trình độ chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn tức là có chuyên môn vững vàng, có đủ kiến thức và năng lực sư phạm, cụ thể là phải thông thạo cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Có như vậy giáo viên Tiếng Anh mới giúp được học sinh lĩnh hội được các lĩnh vực như: văn hóa,con người và xã hội của các quốc gia sử dụng Tiếng Anh theo các chủ điểm của chương trình học Tiếng Anh và giúp các em luôn luôn tự tin trong việc thực hành Tiếng Anh trong giao tiếp. Người giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm vững vàng, có phương pháp giảng dạy khoa học

43 43

dễ hiểu, luôn nhiệt tình với công việc sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Vì vậy cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ nếu chưa đạt về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Trên cơ sở đó, chúng ta cần quan tâm đến một số nội dung sau:

- Xác định nội dung bồi dưỡng.

Đối với giáo viên Tiếng Anh thì cần xác định trọng tâm bồi dưỡng: bồi dưỡng về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học Tiếng Anh hiệu quả. Ngoài ra cần phải xây dựng các cách thức tiến hành bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tổng kết rút kinh nghiệm sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng đó.

- Xác định cơ chế bồi dưỡng chuyên môn.

Cần phải lên chương trình, lập kế hoạch, hình thức triển khai, dự kiến mời chuyên gia bồi dưỡng, thành phần giáo viên, điều kiện kinh phí, chế độ chính sách, sắp xếp thời gian, kiểm tra và đánh giá kết quả, chế độ khen thưởng, kỷ luật…

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh THPT thì hiệu trưởng cần quan tâm đến nội dung bồi dưỡng : phải có trọng tâm, phải bài bản, phải chuẩn hóa và toàn diện. Giáo viên không những được bồi dưỡng về nội dung, chương trình SGK mới, về đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh mà còn cần được bồi dưỡng chuyên môn của các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết theo hướng giáo dục hiện đại.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề của chương trình đổi mới, tiếp cận với môi trường giao tiếp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và các trường bạn, các chuyên

gia trong và ngoài nước về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả trong việc dạy bộ môn này. Ngoài ra, chúng ta còn cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy Tiếng Anh vì nhờ có công nghệ thông tin mà người giáo viên Tiếng Anh có thể thiết kế những giáo án điện tử đầy sinh động và hấp dẫn, thu hút được học sinh và đạo hứng thú cho các em tiếp thu bài đạt kết quả cao nhất.

- Các cấp quản lý hướng dẫn chương trình, nội dung bồi dưỡng, cách thức triển khai, tạo điều kiện về kinh phí, chế độ chính sách, thời gian phù hợp để giáo viên có thể tham gia bồi dưỡng được đầy đủ. Hiệu trưởng của các trường cần tranh thủ sự ủng hộ cả bên trong và bên ngoài nhà trường để kiểm tra lại các nguồn lực cần đổi mới. Việc đổi mới chương trình và SGK ở trường THPT có nhiều vấn đề đặt ra cần được quán triệt giải quyết đối với các nhà trường và mỗi giáo viên. Cụ thể:

+ Giáo viên cần phải tự giác, chủ động tích cực và tư duy sáng tạo, phải tự học, tự bồi dưỡng qua nhiều loại sách tham khảo Tiếng Anh, qua các kênh thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tác phong nghề nghiệp. Giáo viên có thể học ở mọi lúc , mọi nơi, học từ các đồng nghiệp, học qua sách báo, đài, tạp chí… thậm chí giáo viên còn học từ học sinh của mình vì đặc thù của Tiếng Anh là bộ môn ngôn ngữ nên cần phải học suốt đời.

- Có nhiều phương thức bồi dưỡng tập huấn giáo viên nhưng phương thức chủ yếu đang được thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ, tại trường. Tập trung vào việc bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, bồi dưỡng ngay trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Để tổ chức, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và SGK mới, hiệu trưởng các trường cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán của trường và cùng với đội ngũ này sẽ nghiên cứu sâu một bài khó trong SGK, xây dựng các bài giảng và sẽ

45 45

giảng mẫu một số buổi cho giáo viên toàn trường hay toàn huyện tham dự. Hoạt động này nhằm mục đích là làm tăng sự chủ động cũng như năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán của trường cũng như của giáo viên cốt cán của toàn huyện.

+ Sau khi đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường được tập huấn, đào tạo xong, họ trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên tại trường mình.Thời gian tập huấn được nhà trường quy định dựa trên năng lực của giáo viên trong trường.

+ Cần cung cấp đầy đủ SGK, sách tham khảo và đồ dùng dạy học cho giáo viên tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho giáo viên được nghiên cứu SGK, nắm được chương trình, nội dung trước.

Khi tập huấn cho các giáo viên, cần tập trung vào các nhiệm vụ như: tăng cường trao đổi, thực hành soạn bài giảng, nghiên cứu và phân tích các bài giảng, các phương pháp dạy học mới thông qua các băng hình, băng tiếng, sử dụng giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học vào nội dung tiết học và đặc biệt chú trọng đến năng lực diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ của giáo viên để tiết học thêm sinh động, hấp dẫn thu hút được hứng thú của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học Tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w