0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Anh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH (Trang 29 -29 )

- Quản lý phương pháp và chất lượng dạy học: thực hiện các phương

1.4.2. Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Anh

Tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm đạt ba mục đích: sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức. Cả ba mục đích được nêu trên đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau; song do đặc thù của môn học mà mục đích thực hành giao tiếp trở thành cơ bản nhất, còn hai mục đích kia phải luôn luôn gắn chặt với mục đích thứ nhất. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, Tiếng Anh rất cần thiết trong giao tiếp và hội nhập vì nó là ngôn ngữ của truyền thông quốc tế, là kênh giao tiếp để nhân loại có thể xít lại gần nhau hơn, hiểu được những nền văn hóa của nhau để cùng nhau phát triển. Vì vậy việc dạy và học Tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả nhất, phụ vụ hữu ích cho sự tiến phát triển và tiến bộ xã hội đang là câu hỏi được các cấp quản lý nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng đang rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung dạy học môn ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng tập trung vào rèn luyện cho các em học sinh 4 kỹ năng cơ bản: nghe – nói – đọc – viết.

- Về kiến thức

Sau khi học xong chương trình THPT, học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và tương đối chuyên sâu về Tiếng Anh thực hành hiện đại, các cấu trúc câu cơ bản và phức tạp tạo điều kiện tốt cho các em vận dụng trong

29 29

Nói Nghe

Viết Đọc

giao tiếp, thực hành hoặc học tiếp lên cao hơn ( đại học, cao đẳng…), có sự hiểu biết tương đối về văn của một số nước sử dụng Tiếng Anh.

- Về kỹ năng:

+ Về kỹ năng nghe: học sinh cần đạt được: • Nghe hiểu được Tiếng Anh sử dụng trong lớp học

• Nghe hiểu được Tiếng Anh về các chủ điểm với nội dung ngôn ngữ được đề cập trong chương trình.

+ Về kỹ năng nói: học sinh cần đạt được:

• Thực hiện được các yêu cầu giao tiếp hàng ngày bằng Tiếng Anh trong lớp học và ngoài lớp học.

• Diễn đạt được các nội dung giao tiếp đơn giản hàng ngày liên quan đến nội dung và các chủ điểm liên quan đến nội dung đã học trong chương trình.

+ Về kỹ năng đọc: học sinh cần:

• Đọc hiểu được các nội dung thông tin có trong đoạn văn.

• Trả lời được các nội dung câu hỏi được đưa ra dưới các đoạn văn.

• Tìm ra được các mối quan hệ cấu trúc có liên quan đến bài học và đoạn văn, mối quan hệ giữa nội dung bài học này với nội dung bài học đã được học ở phần trước.

+ Về kỹ năng viết: học sinh cần:

• Vận dụng các cấu trúc, từ vựng đã học trong nội dung bài học vừa được học và các bài học đã được học trước đó để viết những đoạn văn ngắn hoặc các chủ điểm được yêu cầu.

Mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa 4 kỹ năng cơ bản trong Tiếng Anh.

Kỹ năng nói và kỹ năng nghe có quan hệ hai chiều hữu cơ với nhau, tạo ra quá trình giao tiếp hiện thực.

Kỹ năng nói và kỹ năng viết cũng có quan hệ hai chiều hữu cơ với nhau, vì người nói và người viết đều là những người phát ra thông báo, thông điệp trong hoạt động giao tiếp.

Kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng viết có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Kỹ năng nói và kỹ năng đọc có quan hệ một chiều tạo ra sự giao tiếp thuộc về nhận thức.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH (Trang 29 -29 )

×