- Quản lý phương pháp và chất lượng dạy học: thực hiện các phương
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và sự cần thiết phải dạy Tiếng Anh và quản lý dạy học Tiếng Anh ở trường
THPT
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
- Mục đích của biện pháp là giúp các lực lượng giáo dục, các cán bộ quản lý các cấp, các ngành, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ để phát triển kinh tế góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; đồng thời giúp các ban ngành, tổ chức xã hội và dân hiểu được lợi ích của việc dạy và học Tiếng Anh trong giai đoạn đất nước đang phát triển và hội nhập.
39 39
- Giúp các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Tiếng Anh nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Tiếng Anh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, hiểu được vấn đề cấp thiết và nhu cầu học Tiếng Anh của học sinh để có trách nhiệm nâng cao trong quản lý, giảng dạy để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Tiếng Anh trong trường phổ thông.
- Trên cơ sở nhận thức đó, mọi người sẽ có quan điểm, thái độ và ý thức trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh và quản lý dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT trong huyên Tiền Hải nói riêng và trong toàn tỉnh Thái Bình nói chung.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Trong những năm qua, các trường THPT đã đưa bộ môn Tiếng Anh vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và đã có nhiều quan tâm và cố gắng đối với bộ môn này. Tuy nhiên, vì có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau trong đó một phần nhận thức của mọi người về vấn đề dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT chưa cao nên hiệu quả, chất lượng dạy học Tiếng Anh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của các em học sinh THPT trong 3 năm học. Do vậy, để hoạt động quản lý ở các trường THPT đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần:
- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị để đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh được bồi dưỡng, được cập nhật các phương pháp giảng dạy mới phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đề ra, vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh khi coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học còn thầy đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội những tri thức môt cách độc lập và sáng tạo.
- Tích cực tuyên truyền, khuyến khích các em học sinh, gia đình và toàn xã hội nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Tiếng Anh trong xu thế phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá một cách khách quan và nghiêm ngặt quá trình dạy học cũng như đánh giá quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường để từ đó tạo được nền tảng vững chắc cho các em bước vào giai đoạn đi làm hoặc học cao hơn nữa.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện các biện pháp
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo bàn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực khi hội nhập quốc tế của đất nước để mọi người nhận thức và hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển.
- Ngành giáo dục của huyện cần phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tỉnh và các ban ngành trong xã hội giới thiệu chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về việc dạy Tiếng Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng vào đầu các năm học nhằm tuyên truyền, định hướng giáo dục toàn xã hội và các cán bộ quản lý giáo c trong huyện nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học môn Tiếng Anh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập, giao lưu và cùng phát triển như hiện nay.
- Chúng ta cần quán triệt sâu rộng tới các tổ chức trong nhà trường, tới các tổ chuyên môn, các nhóm bộn môn về mục tiêu của dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT. Ngoài ra cần xây dựng kế hoạch của tổ, nhóm chuyên môn, của các giáo viên để đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và các điều kiện thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tiếng Anh trong nhà trường nói riêng và trong toàn huyện nói chung.
- Trong hoạt động giảng dạy của nhà trường, ngoài các tiết học chính khóa ra, cần tổ chức các tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo những học sinh yếu kém và đặc biệt cần khuyến khích các em có những hoạt động giao
41 41
lưu và sử dụng Tiếng Anh trong các giờ học đặc biệt là tổ chức câu lạc bộn Tiếng Anh trong nhà trường để kích thích hứng thú học tập Tiếng Anh ở các em học sinh; đồng thời giúp các em tự tin hơn trong việc trong việc vận dụng những kiến thức và từ vựng đã học trong giao tiếp. Đó cúng là vấn đề mà không chỉ riêng học sinh THPT trong huyện còn có nhiều hạn chế mà đối với học sinh trong cả nước vẫn còn nhiều mặt hạn chế vì giáo dục của chúng ta từ trước đến nay thiên về học nhớ (làm tốt bài tập) chứ chưa chú trọng nhiều đến giao tiếp và thực hành ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Trong các bản xây dựng kế hoạch cần đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp, phân công trách nhiệm và các điều kiện phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời các kế hoạch này phải được lãnh đạo thông qua để tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học…
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ sở giáo dục trong và ngoài nhà trường cần hiểu rõ và ủng hộ mục đích việc dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT trong huyện. Các cấp quản lý giáo dục thường xuyên tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự cần thiết phải dạy học Tiếng Anh và quản lý dạy học Tiếng Anh.
- Các trường THPT, các tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn Tiếng Anh cần lập kế hoạch phổ biến, tuyên truyền sâu rộng cho học sinh, phụ huynh học sinh và toàn thể xã hội hiểu được vai trò và vị trí của dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh và góp phần xây dựng phong trào xã hội hóa giáo dục để nâng cao hiệu quả trong giáo dục của nhà trường.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện các chủ trương cũng như các kế hoạch dạy học Tiếng Anh và quản lý dạy học Tiếng Anh.