96
qua phần mềm T24.
Thông tin là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng có thể phát hiện, đo lường và kiểm soát rủi ro. Khối Quản trị Rủi ro đóng vai trò là cơ quan kiểm soát nội bộ của ngân hàng, thường xuyên rà soát tình trạng các khoản vay thông qua số liệu trên phần mềm T24 và các báo cáo định kỳ/đột xuất yêu cầu các Chi nhánh thực hiện gồm: báo cáo TSBĐ, báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, báo cáo đầu tư kinh doanh bất động sản , báo cáo tình hình quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng và báo cáo danh sách khách hàng không thuộc đối tượng chấm điểm xếp hạng tín dụng... Các báo cáo này được thực hiện tại tất cả các đơn vị trong hệ thống làm căn cứ để Khối quản trị rủi ro thực hiện rà soát và đánh giá tình hình tín dụng tại đơn vị và đánh giá tình hình chung của toàn hệ thống. Đặc biệt quan trọng trong các loại báo cáo trên là báo cáo phục vụ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng tại đơn vị kinh doanh, số liệu cần đảm bảo chính xác nhằm có biện pháp kiểm soát và trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại đơn vị, vì vậy, Khối Quản trị rủi ro cần giám sát và đôn đốc thực hiện chính xác báo cáo này. Ngoài ra, căn cứ vào tình trạng nợ trên sao kê tín dụng, đơn vị kinh doanh còn cung cấp báo cáo nợ đến hạn, báo cáo nợ quá hạn và đề xuất biện pháp thu hồi, xử lý nợ nếu phát sinh nợ xấu. Khối Quản trị rủi ro sẽ chịu trách nhiệm chủ trì việc xử lý đối với các khoản nợ xấu, sau khi đơn vị kinh doanh đã đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng mà không được.
Thứ hai, ban hành và sử dụng thống nhất mẫu văn bản, quy định nội bộ
về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của Ngân hàng:
Bộ phận Pháp chế có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan như Khối Quản trị rủi ro, Phòng phát triển sản phẩm, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối khách hàng cá nhân thống nhất ban hành mẫu văn bản tín dụng áp dụng cho từng đối tượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng, đảm bảo tính pháp lý
97
và tuân thủ các quy định của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh được rủi ro do sự thiếu chuẩn tắc về mặt hồ sơ và gây sự hiểu lầm của khách hàng dẫn đến tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của ngân hàng.
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của Ngân hàng được xây dựng trên cơ sơ thông tin, số liệu khách hàng đã thu nhập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Được sử dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống, làm cơ sở để xét duyệt, cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với khách hàng cụ thể; Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay; Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Có quy định về trách nhiệm,quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm; Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng; Có quy định về biện pháp bảo đảm,thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm; có quy định biện pháp thu hồi nợ và tự định giá TSBĐ.
Đối với chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu phù hợp các quy định pháp luật về chế độ kế toán, tài chính, báo cáo và thống kê; có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng bảo đảm phân loại nợ; cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu; trích lập đủ dự phòng rủi ro; Có quy định về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng; có quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro...; cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo...
98
nâng cao chất lượng hơn.
Theo phân cấp thẩm định tại quy trình tín dụng, Khối Thẩm định Hội sở có nhiệm vụ thẩm định khoản vay và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Vì vậy, nhằm đảm bảo chất lượng danh mục cho vay có chất lượng cao và bền vững, Khối Thẩm định cần không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định của cán bộ thẩm định, tăng cường đào tạo và trao đổi nghiệp vụ, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thứ tư, phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt tín dụng.
Căn cứ vào kinh nghiêp quản lý rủi ro của các nước đã nêu ở chương 1, tác giả kiến nghị với MB cần phân tách giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt tín dụng, cụ thể sớm thực hiện chuyên môn hoá công tác quản trị rủi ro và thẩm định và thực hiện đề án tách bộ phận thẩm định thuộc khối quản trị rủi ro thành khối thẩm định. Tại các chi nhánh, cần tách Bộ phận thẩm định với nhiệm vụ làm công tác quản trị rủi ro và quyền cấp tín dụng.