Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Singapore

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 56)

Để quản lý RRTD, ngân hàng thương mại của Singapore đã có những biện páp sau:

Thứ nhất, thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm sau:

- Năng lực quản lý của người vay; - Năng lực tài chính của người vay; - Thế chấp đảm bảo khoản vay; - Lĩnh vực mà người vay hoạt động; - Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ hai, có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

Quyền cấp tín dụng: được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ, những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.

50

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động tín dụng( chủ yếu là hoạt động cho vay) là hoạt động sử dụng vốn chính của các NHTM. Nó là hoạt đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là hoạt động tiềm ẩn khả năng rủi ro. Những rủi ro đó nếu không được phát hiện kịp thời và ngăn chặn sẽ gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên nhân chủ quan cũng có thể là các nguyên nhân khách quan, có thể nguyên nhân từ phía ngân hàng hoặc từ khách hàng. Do đó, quản trị rủi ro là cần thiết và quan trọng đối với hoạt động quản trị ngân hàng. Trong chương 1, luận văn đã đưa ra các nội dung cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại gồm: Quy trình, chính sách tín dụng; Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng; Xử lý rủi ro tín dụng. Đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới về quản trị rủi ro tín dụng để làm căn cứ phân tích, so sánh và học hỏi về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với MB nói chung và MB-Tây Hà Nội nói riêng.

51

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

TÂY HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Tây Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Tây Hà Nội Quân đội chi nhánh Tây Hà Nội

2.1.1.1. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Ngày 04/11/1994, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Giữ vững phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG – TIN CẬY”, bên cạnh việc gắn bó với khối khách hàng truyền thống, MB không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước như Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất và đạt nhiều giải thưởng cao quý như Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 4 năm liền 2005, 2006, 2007, 2008; giải thưởng Top 100 Sao vàng Đất Việt 2009, Giải thưởng doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008, nhận cờ thi đua của Chính Phủ, được Ngân hàng Nhà nước tặng bằng khen về thành tích hoạt động năm 2006 – 2008, nhận cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước năm 2009, nhận hai giải thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2009 từ HSBC và CitiGroup...

Hiện nay, MB phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài và khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể… Với mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn đặt lợi ích khách hàng trước tiên, những năm qua, lượng khách hàng đến với MB đã tăng lên đáng kể, MB ngày càng khẳng định

52

tên tuổi của mình và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thuộc nhóm dẫn đầu.

Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, MB đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng luới hoạt động rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước bao gồm 01 hội sở chính; 01 Sở giao dịch; 1 chi nhánh tại Lào; 1 chi nhánh tại Campuchia; 115 chi nhánh và phòng giao dịch; 315 máy ATM; 2 công ty liên kết; 05 công ty con gồm: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư MB; Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài MB, công ty cổ phần địa ốc MB; Công ty cổ phần Việt REMAX; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm trung tâm thẻ, trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.1.1.2. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Tây Hà Nội thành lập ngày 24/03/2008 với mô hình tổ chức gồm 08 phòng nghiệp vụ, 4 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Hà Đông, Phòng giao dịch Xuân mai, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, Phòng giao dịch Văn Phú với tổng 78 nhân viên.

Cơ cấu tổ chức gồm: + 01 giám đốc.

+ 02 Phó giám đốc gồm: 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó giám đốc phụ trách vận hành.

+ 08 phòng ban: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, kiểm soát, kế toán, phòng ngân quỹ, hành chính nhân sự, phòng hỗ trợ tín dụng; phòng thẩm định; phòng dịch vụ khách hàng.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2010-2013 - Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2010-2013

53

Giai đoạn năm 2010 -2013, giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Những khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước sự thách thức của nền kinh tế, để ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, chi nhánh đã mở thêm 02 Phòng giao dịch và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu thuần từ dịch vụ. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua cũng được ghi nhận và được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của MB - Tây Hà Nội CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2010 2011 2012 2013 TỔNG TÀI SẢN (tỷ đồng) 778,190 915,518 2.524,940 2.546,771 LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ (tỷ đồng) 8,397 14,395 23,895 25,9 VỐN HUY ĐỘNG (tỷ đồng) 522,714 759,323 1.450,289 1.472,120 TỔNG DƢ NỢ (tỷđồng) 498,101 716,434 1.074,651 1.110,78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010- 2013 của MB -Tây Hà Nội)

54

MB Tây Hà Nội đã chủ động trong kinh doanh, có những chính sách phù hợp để duy trì sự ổn định và tăng trưởng hợp lý. Tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng qua các năm từ năm 2010 - 2012. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 14,395 tỷ đồng tăng 71,43% so với năm 2010, năm 2012 đạt 23,895 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2011. Điều này giúp Chi nhánh từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng nói chung và trong toàn hệ thống MB nói riêng. Năm 2013, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các ngành công nghiệp, nông nghiệp chưa thực sự phục hồi, sức mua còn yếu, lượng vốn huy động tăng, dư nợ cho vay tăng nhưng do cạnh tranh và áp lực giảm lãi suất của nền kinh tế nhưng lợi nhuận trước thuế có tăng, nhưng xét về tỷ trọng thì không tăng nhiều so với các năm trước, tăng 8,39% so với năm 2012.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của tổng giám đốc MB, công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu. Tình hình huy động vốn của MB – Tây Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Phân loại huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷđồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn 522,714 100 759,323 100 1.450,289 100 1472,120 100 Không kỳ 103,801 19,86 125,140 16,5 263,953 18,2 248,41 16,88

55 hạn Có kỳ hạn 418,913 80,14 634,183 83,5 1.186,336 82,8 1223,71 83,12 Phân theo hình thức huy động 522,714 100 759,323 100 1.450,289 100 1472,120 100 Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 286,689 54,85 358,451 47,2 703,390 48,5 719,400 48,87 Tiền gửi của các TCKT 236,025 45,15 400,872 52,8 746,899 51,5 752,720 51,13

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010- 2013 của MB- Tây Hà Nội)

Nguồn huy động vốn qua các năm của chi nhánh tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tổng vốn huy động năm 2011 đạt 759,323 tỷ đồng, tăng 45,26% so với năm 2010. Năm 2012, vốn huy động tăng lên 91% so với năm 2011 đạt 1.450,289 tỷ đồng. Sở dĩ, có sự tăng mạnh về vốn huy động trong năm 2012 là chi nhánh mới được thành lập từ năm 2008, sau một thời gian hoạt động đã khẳng định được tạo được niềm tin và khẳng định được vị thế của mình trong mắt khách hàng. Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2013 vốn huy động của chi nhánh đạt 1472,12 tỷ đồng tăng 21,831 tỷ đồng so với năm 2012.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng theo hình thức huy động còn chưa hợp lý và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này hết sức bất lợi cho Ngân hàng trong vấn đề thanh khoản và duy trì nguồn vốn ổn định nếu như các tổ chức này rút vốn. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thể hiện được sự ổn định khi tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng

56

lớn. Đây là điều kiện thuận lợi của ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, tuy nhiên chi phí huy động sẽ cao hơn và rủi ro lãi suất cũng cao hơn nếu như ngân hàng không quản lý tốt về rủi ro lãi suất.

2.2.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Tây Hà Nội Chi nhánh Tây Hà Nội

Tuân thủ định hướng của toàn hệ thống MB, với các biện pháp và chính sách hiện có, thời gian qua, MB-Tây Hà Nội đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Dư nợ cho vay khách hàng tại Chi nhánh không ngừng tăng lên trong 4 năm qua, được chia làm 6 nhóm ngành nghề chính. Tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề của chi nhánh được thể hiện qua bản sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1. Sản xuất và dệt may 174,715 214,930 343,888 350,615

2. Xây dựng 124,525 233,287 279,409 275,497

3. Vận tải biển và viễn thông 24,905 57,315 85,772 98,614 4. Dịch vụ và thương mại 49,430 71,643 107,465 109,286

5. Khai thác mỏ 24,905 35,822 42,986 46,984

6. Cá nhân và các ngành khác 99,621 103,437 214,930 229,784

Cộng 498,101 716,434 1.074,651 1.110,78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010- 2013 của MB- Tây Hà Nội)

Chi nhánh tập trung phát triển mạnh ở 3 nhóm là sản xuất và dệt may, vận tải biển và viễn thông; cá nhân và các ngành khác; trong đó đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất và cho vay cá nhân tiêu dùng, các ngành nghề còn lại phát triển ổn định. Riêng ngành xây dựng có sự giảm sút nhưng không đáng kể do sự ảnh hưởng của thị trường bất động sản hiện nay.

57

MB-Tây Hà Nội đã triển khai tích cực hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ. Tổng dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm: năm 2013 đạt 1.110,78 tỷ đồng, tăng 3,362% so với năm 2012; năm 2012 đạt 1.074,651 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2011; năm 2011 đạt 716,434 tỷ đồng, tăng 43,83% so với năm 2010.

Hiện nay, các sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay của Chi nhánh tập trung chính ở nhóm ngành khách hàng cá nhân vay tiêu dùng để mua nhà, đất và ô tô; một phần khác là các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định (ô tô, máy móc thiết bị), bổ sung vốn lưu động (hàng tồn kho) và một số dự án xây dựng khác. Tất cả các đối tượng này đều sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm TSBĐ để vay vốn tại MB-Tây Hà Nội. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm cho vay tín chấp thông qua bảng lương của khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng của MB-Tây Hà Nội được chia theo thời gian gốc của khoản vay được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 274,653 55,14 387,447 54,08 552,156 51,38 526,376 47,39 Nợ trung hạn 142,905 28,69 207,909 29,02 339,267 31,57 391,531 35,25 Nợ dài hạn 80,543 16,7 121,078 16,9 182,868 17,05 192,873 17,36 Tổng 498,101 100 716,434 100 1.074,651 100 1.110,78 100

58

Với bảng phân tích dư nợ cho vay theo thời gian gốc ta thấy rằng xu hướng tăng trưởng tín dụng trong 4 năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn. Các khoản vay trung, dài hạn tại Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khoản vay đầu tư tài sản cố định, các dự án, công trình xây dựng, cá nhân vay tiêu dùng mua sắm nhà cửa, ô tô. Đối với các khoản cho vay này, Chi nhánh ưu tiên nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay để tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, do đó, các khoản vay trung dài hạn có TSBĐ hình thành từ vốn vay tại Chi nhánh được phát triển khá mạnh.

Bảng 2.5: Phân tích chất lƣợng nợ vay

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 471,951 94,75 680,756 95,02 1.009,172 93,91 993,817 89,47 Nợ cần chú ý 13,698 2,75 14,759 2,06 32,454 3,02 83,753 7,54 Nợ dưới tiêu chuẩn 4,433 0,89 10,244 1,43 12,896 1,2 12,746 1,15

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)