Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Quân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 63)

Chi nhánh Tây Hà Nội

Tuân thủ định hướng của toàn hệ thống MB, với các biện pháp và chính sách hiện có, thời gian qua, MB-Tây Hà Nội đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Dư nợ cho vay khách hàng tại Chi nhánh không ngừng tăng lên trong 4 năm qua, được chia làm 6 nhóm ngành nghề chính. Tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề của chi nhánh được thể hiện qua bản sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1. Sản xuất và dệt may 174,715 214,930 343,888 350,615

2. Xây dựng 124,525 233,287 279,409 275,497

3. Vận tải biển và viễn thông 24,905 57,315 85,772 98,614 4. Dịch vụ và thương mại 49,430 71,643 107,465 109,286

5. Khai thác mỏ 24,905 35,822 42,986 46,984

6. Cá nhân và các ngành khác 99,621 103,437 214,930 229,784

Cộng 498,101 716,434 1.074,651 1.110,78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010- 2013 của MB- Tây Hà Nội)

Chi nhánh tập trung phát triển mạnh ở 3 nhóm là sản xuất và dệt may, vận tải biển và viễn thông; cá nhân và các ngành khác; trong đó đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất và cho vay cá nhân tiêu dùng, các ngành nghề còn lại phát triển ổn định. Riêng ngành xây dựng có sự giảm sút nhưng không đáng kể do sự ảnh hưởng của thị trường bất động sản hiện nay.

57

MB-Tây Hà Nội đã triển khai tích cực hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ. Tổng dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm: năm 2013 đạt 1.110,78 tỷ đồng, tăng 3,362% so với năm 2012; năm 2012 đạt 1.074,651 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2011; năm 2011 đạt 716,434 tỷ đồng, tăng 43,83% so với năm 2010.

Hiện nay, các sản phẩm cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay của Chi nhánh tập trung chính ở nhóm ngành khách hàng cá nhân vay tiêu dùng để mua nhà, đất và ô tô; một phần khác là các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định (ô tô, máy móc thiết bị), bổ sung vốn lưu động (hàng tồn kho) và một số dự án xây dựng khác. Tất cả các đối tượng này đều sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm TSBĐ để vay vốn tại MB-Tây Hà Nội. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm cho vay tín chấp thông qua bảng lương của khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng của MB-Tây Hà Nội được chia theo thời gian gốc của khoản vay được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 274,653 55,14 387,447 54,08 552,156 51,38 526,376 47,39 Nợ trung hạn 142,905 28,69 207,909 29,02 339,267 31,57 391,531 35,25 Nợ dài hạn 80,543 16,7 121,078 16,9 182,868 17,05 192,873 17,36 Tổng 498,101 100 716,434 100 1.074,651 100 1.110,78 100

58

Với bảng phân tích dư nợ cho vay theo thời gian gốc ta thấy rằng xu hướng tăng trưởng tín dụng trong 4 năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn. Các khoản vay trung, dài hạn tại Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khoản vay đầu tư tài sản cố định, các dự án, công trình xây dựng, cá nhân vay tiêu dùng mua sắm nhà cửa, ô tô. Đối với các khoản cho vay này, Chi nhánh ưu tiên nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay để tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, do đó, các khoản vay trung dài hạn có TSBĐ hình thành từ vốn vay tại Chi nhánh được phát triển khá mạnh.

Bảng 2.5: Phân tích chất lƣợng nợ vay

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 471,951 94,75 680,756 95,02 1.009,172 93,91 993,817 89,47 Nợ cần chú ý 13,698 2,75 14,759 2,06 32,454 3,02 83,753 7,54 Nợ dưới tiêu chuẩn 4,433 0,89 10,244 1,43 12,896 1,2 12,746 1,15 Nợ nghi ngờ 2,889 0,58 5,660 0,79 10,317 0,96 10,523 0,99 Nợ có khả năng mất vốn 5,130 1,03 5,015 0,7 9,812 0,91 9,941 0,89 Tổng 498,101 100 716,434 100 1.074,651 100 1.110,78 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2013 của MB- Tây Hà Nội)

59

riêng được đánh giá cao, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát. Tuy nhiên, do tình hình chung của nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do đó, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Chi nhánh đã đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc chính sách quản lý rủi ro tín dụng của MB đảm bảo các nguyên tắc: thiết lập một môi trường quản lý rủi ro phù hợp; hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp; đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng.

Ngoài hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay, chi nhánh còn cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng như: thanh toán, bảo lãnh. Mặc dù các dịch vụ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng góp phần đem lại thu nhập cho ngân hàng.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội chi nhánh Tây Hà Nội

Để thực hiện công tác quản trị rủi ro, MB đã thành lập Khối Quản trị rủi ro, với vai trò là đơn vị đầu mối để kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại các đơn vị thông qua các số liệu của hệ thống do phần mềm T24 cung cấp và qua các đợt thực tế kiểm tra tại đơn vị. Khối Quản trị rủi ro thường xuyên tiến hành rà soát chất lượng dư nợ tín dụng tại các chi nhánh, từ đó có các biện pháp ngăn chặn, điều chỉnh nhằm góp phần kiểm soát và hạn chế rủi ro. Khối Quản trị rủi ro hoạt động song hành cùng hoạt động của các đơn vị kinh doanh tại MB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

Khối Quản trị rủi ro có chức năng nhiệm vụ chính là quản lý toàn diện và hiệu quả các loại rủi ro trong toàn hệ thống (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín, rủi ro quốc gia) theo nguyên tắc tuân thủ quy định của Việt Nam, định hướng của Hội đồng Quản trị; chuẩn bị kế hoạch duy trì và kế hoạch ứng phó với những

60

bất ngờ; tái thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng danh mục cho vay và đầu tư có chất lượng cao và bền vững. Ngoài ra, Khối Quản trị rủi ro thực hiện theo dõi, đánh giá và đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu để giảm thiểu tổn thất theo các mục tiêu đã được phê duyệt; xây dựng và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro và nhận thức rủi ro trong toàn bộ ngân hàng.

Hiện nay, MB đang thực hiện chuyên môn hoá công tác quản trị rủi ro và thẩm định và thực hiện đề án tách bộ phận thẩm định thuộc khối quản trị rủi ro thành khối thẩm định. Tuy nhiên do nhân lực còn mỏng và yếu, công tác chuyển đổi cần có một thời gian dài nên sự phân tách giữa khối Quản trị rủi ro và Khối Thẩm định sẽ tiến hành hoàn chỉnh vào quý II/2014. Tại các chi nhánh như Chi nhánh Tây Hà Nội, Bộ phận thẩm định hay còn gọi là Bộ phận quản lý tín dụng có nhiệm vụ làm công tác quản trị rủi ro và tái thẩm định tất cả các khoản vay của Chi nhánh. Điều này làm cho chất lượng thẩm định chưa được cao, công tác quản trị rủi ro có phần hạn chế. Quy trình QTRRTD của các NHTM nói chung gồm 3 bước:

- Bước 1: Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng. - Bước 2: Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng. - Bước 3: Xử lý rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng gồm Hội sở chính và các Chi nhánh, trong đó Hội sở chính có chức năng chủ yếu là quản lý hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống còn các Chi nhánh là các đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, hoạt động QTRR của từng Chi nhánh chỉ thực hiện trong phạm vi hoạt động, nghiệp vụ của Chi nhánh, với QTRRTD chủ yếu thực hiện ở bước đánh giá đo lường mức độ rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng, còn chính sách và quy trình tín dụng do Hội sở xây dựng và áp dụng chung thống nhất cho tất cả các Chi nhánh trong hệ thống. Cụ tthể hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Tây Hà Nội qua những nội dung cơ bản sau:

61

2.2.1. Chính sách và quy trình tín dụng áp dụng tại chi nhánh

Với hoạt động tín dụng nói chung, các NHTM đều thiết lập và ban hành quy chính sách và trình tín dụng cụ thể, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình tín dụng của MB nhằm các mục đích: Quy định thống nhất các nội dung liên quan khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng, trong đó quy định cụ thể trình tự thực hiện các công việc của từng cá nhân, đơn vị; Giúp thuận tiện trong tác nghiệp giữa các phòng/bộ phận QHKH, Thẩm định tín dụng, Hỗ trợ QHKH trong quá trình cấp tín dụng chặt chẽ, thống nhất, khoa học, tăng cường quản trị rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ; Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ, thủ tục, hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng tại MB.

Tại MB, quy trình tín dụng được thực hiện theo mức phán quyết, quá trình thẩm định được thực hiện tại một cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp chi nhánh/Hội sở) nhằm đơn giản hóa quy trình thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định nhằm phục vụ, chăm sóc, phát triển khách hàng, phát triển thị phần. Quy trình tín dụng của MB cũng như của chi nhánh được thực hiện thống nhất và thể hiện qua sơ đồ sau:

62

Sơ đồ 2.1: Quy trình tín dụng theo mức phán quyết tại chi nhánh

(Nguồn: Khối QTRR của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội)

Diễn giải nội dung của Quy trình tín dụng theo mức phán quyết tại chi nhánh.

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: CVQHKH thu thập hồ sơ vay vốn và thông tin của khách hàng theo quy định, hướng dẫn của MB.

63

Bước 2: Lập báo cáo đề xuất tín dụng: CVQHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền kiểm soát (Trưởng/phó phòng/Giám đốc/Phó Giám đốc) và chuyển sang Phòng thẩm định tín dụng theo quy định của MB.

Bước 3: Lập Báo cáo thẩm định tín dụng: CVTĐTD tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng (theo mẫu Báo cáo thẩm định tín dụng – được quy định chi tiết tới từng nhóm khách hàng, sản phẩm). Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng do: thiếu thông tin, phương án kinh doanh cần cơ cấu ..., TĐTD trao đổi/yêu cầu với CVQHKH để bổ sung thông tin/gặp khách hàng.

Bước 4: Thẩm định TSBĐ: HTQHKH chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ theo quy định của MB.

Bước 5: Xét duyệt: TĐTD gửi Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo thẩm định tín dụng và hồ sơ tới cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh để phê duyệt;

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các văn kiện tín dụng có liên quan.

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt.

- TĐTD nhận lại phê duyệt từ cấp có thẩm quyền (kèm theo hồ sơ) và chuyển đến HTQHKH, QHKH để thực hiện các bước tiếp theo;

- QHKH, TĐTD, HTQHKH họp để thống nhất các điều kiện, điều khoản của các Văn kiện tín dụng theo phê duyệt (nếu cần);

- QHKH thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan khoản vay; bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra, QHKH cân nhắc và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để xem xét lại các điều kiện đưa ra nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Trong trường hợp này, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.

64 Bước 2: Ký các văn kiện tín dụng:

- HTQHKH soạn thảo các Văn kiện tín dụng theo quy định của MB phù hợp với các nội dung đã được phê duyệt;

- QHKH giới thiệu Khách hàng với HTQHKH để phối hợp ký các văn kiện tín dụng và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, quy định của MB;

- Sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục ký các Văn kiện tín dụng có liên quan, HTQHKH trình ký Cấp có thẩm quyền;

- HTQHKH hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật, quy định của MB;

Lưu ý:

+ HTQHKH soạn thảo các Văn kiện tín dụng theo mẫu của MB.

+ Trường hợp khách hàng không đồng ý với một số điều khoản tại các Văn kiện tín dụng mà không làm thay đổi các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra tại Phê duyệt, CVQHKH, CVHTQHKH trao đổi, thống nhất và trình Cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng xem xét, chỉ đạo.

Giai đoạn 3: Giải ngân

Bước 1: Nhận và lập hồ sơ - Đối với hồ sơ giải ngân:

+ Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, CVHTQHKH sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân (nếu QHKH nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ thực hiện chuyển lại cho HTQHKH).

+ Trường hợp điều kiện giải ngân được đáp ứng, CVHTQHKH chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân (khế ước nhận nợ, chứng từ giải ngân ...) cho phụ trách phòng/bộ phận ký kiểm soát, trình lãnh đạo phê duyệt việc giải ngân;

+ Cấp có thẩm quyền tại chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt giải ngân.

65

trao đổi với QHKH để bổ sung, cung cấp thông tin. Trường hợp cần có thay đổi trong nội dung đã phê duyệt, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.

Bước 2: Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ

- Hồ sơ giải ngân: CVHTQHKH sau khi trình duyệt hồ sơ giải ngân tiến hành lấy số khế ước, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống, thực hiện giải ngân theo quy định của MB;

- CVHTQHKH/hoặc thông qua CVQHKH trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng;

- CVHTQHKH lưu hồ sơ theo quy định và thông tin về khoản vay cho CVQHKH

Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi tín dụng.

- CVHTQHKH thường xuyên theo dõi, quản lý tài khoản/giao dịch của khách hàng, thông tin cho CVQHKH các diễn biễn biến của tài khoản;

- CVQHKH thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay/bảo lãnh, tình hình khách hàng ... Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn (có xác nhận của khách hàng, báo cáo Lãnh đạo phòng);

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra, CVQHKH chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo chi nhánh xem xét, chỉ đạo;

- CVHTQHKH theo dõi các điều kiện, điều khoản của Hợp đồng. Thông báo cho khách hàng, CVQHKH về việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng như: đánh giá lại TSBĐ, nợ gốc lãi đến hạn ...

- CVHTQHKH (CVQHKH phối hợp) giải quyết các vấn đề phát sinh: gia hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy bỏ các Văn kiện tín dụng, tất toán khoản vay trước hạn/đến hạn ...

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 63)