Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở CITIBANK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 53)

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo lên nguồn lớn cho Citigroup, hơn nữa quản trị hoạt động ngân hàng chính là quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ ràng chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

- Ban lãnh đạo: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro chung của ngân hàng, đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng trong toàn ngân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban, ban này chịu trách nhiệm với ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả, tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp và dự đoán những tổn thất tín dụng, thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng.

- Ban quản lý hạn ngạch tín dụng: Những người quản lý hạn ngạch tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình,

47

xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm kinh nghiệm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

Quyền cấp tín dụng: được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ, những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 53)