Những hạn chế và nguyên nhân 1 Giảng viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 49)

2.6.2.1. Giảng viên

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2012 về hoạt động NCKH tại các Trường Đại học, Trường ĐH Hồng Bàng có 32 PGS, GS, 31 tiến sĩ và 62 thạc sĩ nhưng trong năm học 2011-2012, trường chỉ có sáu công trình NCKH cấp cơ sở (cấp trường), không có công trình cấp thành phố hay nhà nước. Tương tự, Trường ĐH Văn Lang có 9 GS, PGS, 30 tiến sĩ và 151 thạc sĩ nhưng chỉ có một công trình NCKH cấp thành phố. Trường ĐH Tài chính marketing cũng chỉ có một đề tài cấp thành phố và 14 đề tài cấp cơ sở, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có ba công trình

cấp bộ và 64 công trình cấp cơ sở, ĐH Công nghệ Sài Gòn có bốn công trình cấp cơ sở và một công trình cấp thành phố...

Tình hình chung tại các Trường cho thấy cho biết do tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao nên nhiều giảng viên phải chạy sô giảng dạy không còn thời gian nghiên cứu. Điều đáng quan tâm đó là khoảng 2/3 người có học hàm học vị cao trong các Trường ĐH lại chủ yếu làm công tác quản lý chứ không tham gia trực tiếp việc giảng dạy, nghiên cứu. Hơn nữa, kinh phí NCKH được cấp không theo những tiêu chí rõ ràng minh bạch, năng lực nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên còn hạn chế, lương bổng thấp... cũng khiến giảng viên không mặn mà nghiên cứu. Thực tế nhiều trường không đảm bảo đủ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho giảng viên làm nghiên cứu. Một bộ phận giảng viên chưa đủ kiến thức cũng như thiếu ngoại ngữ để nghiên cứu.

Kết quả khảo sát 49 giảng viên về các công trình NCKH của Trường trong giai đoạn 2008-2012 cho thấy: có 27 giảng viên trả lời có tham gia các công trình NCKH (chiếm tỷ lệ 55.1%) và 22 giảng viên trả lời không tham gia vào các công trình NCKH (chiếm tỷ lệ 44.9%). Phần lớn giảng viên không tham gia NCKH là do thời gian mà họ dành cho các hoạt động NCKH (kể cả việc biên soạn giáo trình, viết sách…) là rất ít. Cụ thể, thời gian giảng viên dành cho NCKH như sau:

Biểu đồ 2.1 : Thời gian các giảng viên dành cho NCKH hàng năm

27% 29% 29% 14% 10% 14% 6%

Không tham gia Dưới 10% Từ 10% đến 20%

Số liệu khảo sát 49 giảng viên cho thấy các lý do hạn chế họ tham gia NCKH như sau:

Biểu đồ 2.2: Các lý do hạn chế giảng viên tham gia NCKH

2.6.2.2. Sinh viên

Trong những năm vừa qua, phong trào NCKH của sinh viên trường ĐH Hoa Sen tuy những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn và hạn chế. Thực tế số liệu hoạt động NCKH của Sinh viên cho thấy, tỷ lệ sinh viên tham gia vào các hoạt động NCKH là chưa cao. Qua thăm dò khảo sát ý kiến của một số bạn sinh viên đã từng tham gia hoạt động NCKH tại ĐH Hoa Sen cho thấy đa số sinh viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học tập ở bậc Đại học. Tuy nhiên, vẫn còn những SV (chiếm khoảng 20%) chưa nhận thức đúng về hoạt động này, cho rằng đầy là hoạt động khồng cần thiết, tốn thời gian và vật chất, ảnh hưởng đến việc học tập.

Những khó khăn và hạn chế khi tham gia NCKH của Sinh viên hiện nay là: - Kinh phí thực hiện đề tài:

Hiện nay, mức kinh phí hỗ trợ cho sinh viên là 2.000.000 đồng/đề tài, chưa đủ để sinh viên thể hiện hết sức sáng tạo của mình. Ngoài ra, còn các chi phí phát

6%

31%

43% 20% 20%

0%

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)