Số lượng đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ của Trường được nghiệm thu trong giai đoạn 2008-2013 như sau:
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động NCKH giai đoạn 2008 – 2013
Loại công trình Năm Tổng
cộng 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số đề tài NCKH 84 - Cấp Trường 18 22 20 12 12 84 - Cấp tỉnh, thành 0 0 0 0 0 0 - Cấp bộ, ngành 0 0 0 0 0 0 2. Số sách, giáo trình nghiệm thu 0 6 6 10 12 34 Sách chuyên khảo 0 0 0 2 6 8 Sách giáo trình 0 0 0 0 2 2 Sách tham khảo 0 6 6 4 4 20 Sách hướng dẫn 0 0 0 4 0 4
3. Số bài viết đăng trên tập chí
khoa học 1 0 0 12 13 26
Tạp chí KH quốc tế 1 0 0 2 3 6
Tạp chí KH cấp ngành trong
nước 0 0 0 10 5 15
Tạp chí / Tập san của Trường 0 0 0 0 5 5
4. Số bài báo cáo khoa học tại
các Hội thảo, Hội nghị 7 30 3 17 84 141
Hội thảo quốc tế 7 2 3 5 3 20
Hội thảo trong nước 0 0 0 1 4 5
Hội thảo cấp trường 0 28 0 11 77 116
5. Số người tham gia các công
trình NCKH 24 78 38 57 68
Tổng số đề tài NCKH các cấp trong 5 năm qua là 84 (không có đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp bộ, cấp Thành) chủ yếu là đề tài cấp trường (chiếm 100%). Trong đó, hàng năm trung bình chỉ có 60-70% các đề tài được hoàn thành đúng tiến độ.
Số lượng các bài viết được đăng trên tạp chí quốc tế còn thấp, chỉ có 6 bài trong tổng số 26 bài được đăng trên TCKH của Trường (chiếm tỉ lệ 23%). Tổng số sách của Nhả trường được xuất bản là 34 đầu sách, trong đó phần lớn là sách tham khảo (20 đầu sách) chiếm tỷ lệ 58.8%.
Trong 5 năm qua có 285 công trình NCKH (Đề tài NCKH, Bài báo, Giáo trình) trên tổng số 265 giảng viên của trường tham gia các công trình NCKH. Cho thấy, chỉ có một bộ phận giảng viên tích cực tham gia, nếu tính quân bình thì mỗi giảng viên thực hiện được 1 công trình NCKH trong 5 năm. Thực tế, qua số liệu của trường thì trong một năm giảng viên có thể cùng lúc thực hiện nhiều công trình từ đề tài, viết bài cho tập chí và giáo trình.
Kết quả trên cho thấy năng lực và hiệu quả hoạt động NCKH tại trường ĐH Hoa Sen còn nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung các Trường ĐH ngoài công lập hiện nay, có thể thấy rằng khả năng phát triển về hoạt động NCKH của Trường ĐH Hoa Sen vẫn rất khả quan. Điển hình như tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, tính từ năm 2007-2012 chỉ có 15 đề tài NCKH cấp Trường và 20 bài báo đăng trên các tạp chí NCKH trong nước, quốc tế. Tổng kinh phí hằng năm dành cho hoạt động NCKH của Trường từ 80-100 triệu. Hoạt động NCKH chủ yếu là hướng dẫn sinh viên NCKH, rất ít đề tài nghiên cứu của Giảng viên.
Nổi bật hiện nay về các dự án NCKH tại Đại học Hoa Sen là dự án Openroad (chủ nhiệm: TS. Đỗ Thanh Trà) và dự án Đại học xanh (chủ nhiệm: TS. Bùi Xuân An).
2.5.1.Dự án Openroad
Đây là dự án thể hiện sự ra đời mô hình hợp tác lần đầu tiên ở Việt Nam giữa các bên: Nhà nước – Đại học – Doanh nghiệp và Cộng đồng lập trình viên để
hướng tới xây dựng cộng đồng nguồn mở theo kiểu thông dụng trên thế giới. Bên cạnh các đối tác quen thuộc của giai đoạn 1 là Bộ Khoa học công nghệ, Công ty NetNam, Công ty Lạc Tiên và Trường Đại học Hoa Sen. Dự án đã có thêm các đối tác mới là Công ty iWay, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Thăng Long, Đại học DL Hải Phòng và Công ty EcoIT.
Nền tảng của OpenRoad là hệ thống Joinup được Ủy ban châu Âu phát triển thông qua Chương trình "Các giải pháp tương hợp cho các nền Hành chính Nhà nước (ISA)" do Liên minh châu Âu tài trợ. Đây là hệ thống tài nguyên giúp người dùng tìm kiếm thông tin, chia sẻ, phát triển phần mềm và công nghệ cho cộng đồng chung Châu Âu. Hệ thống này được chính phủ Úc, New Zealand tài trợ để tùy biến, bản địa hóa, áp dụng vào thực tiễn tại hai nước này. Bắt đầu từ ngày 17/12/2012, phía Việt Nam tiếp nhận chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Công nghệ mở (Open Technology Foundation - OTF) thuộc Đại học Carnegie Mellon – Úc (hệ thống mang tên Openray). Và từ giai đoạn 2, phiên bản của Việt Nam được mang tên OpenRoad.
Sau 6 tháng giai đoạn 1 với rất nhiều thách thức, bước đầu Open Road đã thu hút được 30 thành viên tham gia, được sự ủng hộ của nhiều trường Đại học và các công ty trong ngành. Hơn 300 modules của dự án đã được Việt hóa hoàn toàn và một số công cụ đã sẵn sàng để ứng dụng vào thực tế.
Trong giai đoạn 2 (phase 2) của dự án Openroad sẽ bao gồm:
Kêu gọi sự tham gia của các trường đại học ở Úc và New Zealand.
Xây dựng, duy trì, phát triển và viết tài liệu tiếng Việt cần thiết cho ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) hệ thống quản trị tài liệu (DMS) hỗ trợ tính năng đăng nhập đơn giản - Single Sign-On (SSO), sự dụng OpenLDAP.
Xây dựng, duy trì, phát triển và viết tài liệu tiếng Việt cần thiết cho ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) hệ thống email hỗ trợ tính năng đăng nhập đơn giản sử dụng OpenLDAP.
Tiếp tục triển khai cổng thông tin Openroad đến cộng đồng và tích hợp các phần mềm mới trên nền tảng này.
Đặt mục tiêu có những ứng dụng, phần mềm nguồn mở thực tiễn sử dụng được khi triển khai Giai đoạn 3.
Nhân dịp này, Đại học Hoa Sen, TS Lưu Thanh Trà và các em sinh viên ngành Truyền thông và Mạng máy tính của ĐH Hoa Sen được nhận Bằng khen, Giấy khen của Hội Tin học Việt Nam và Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), ghi nhận các đóng góp tích cực trong giai đoạn 1. Tài liệu về tất cả modules của hệ thống được đặt tại địa chỉ: openroad.vn và phát hành dựa trên giấy phép CC (Creative Commons) để mọi cá nhân và tổ chức đều có thể tự do tải về, thử nghiệm, tùy biến và sử dụng.