Tăng cường mối liên hệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 70)

1. Không có vấn đề nghiên cứu 2 Không quen nghiên cứu

3.2.6.Tăng cường mối liên hệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp

Một nghịch lý hiện nay là lực lượng lao động qua đào tạo của Việt Nam thiếu những người đáp ứng nhu cầu công việc nhưng thừa những người không làm được việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu sự gắn kết giữa nhà trường và DN trong phối hợp đào tạo và sử dụng nhân lực, các trường đại học tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình đào tạo nhưng không đo lường, đánh giá khả năng tiếp cận công việc thực tế và đáp ứng đòi hỏi của nhà tuyển dụng của SV khi tốt nghiệp, chưa thực sự phối hợp với nhà tuyển dụng trong việc hợp tác đào tạo và sử dụng nhân lực. Trong khi đó các DN hầu hết đều nhận thức được con người là yếu tố quan trọng nhất nhưng lại thụ động trong việc tìm kiếm và bồi dưỡng nhân lực ngay trên ghế nhà trường, tổ chức những cuộc tuyển

dụng tốn kém nhưng phần lớn không tìm ra ứng viên có thể đáp ứng nhu cầu công việc.

Các đề tài NCKH của SV và giảng viên hiện nay chưa mang tính ứng dụng cao và rất ít DN sử dụng, điều này không những gây lãng phí thời gian, chất xám mà còn gây ra một số đông những người xa rời thực tiễn.

Phòng thí nghiệm của các trường đại học lạc hậu, không bắt kịp công nghệ tiên tiến của các DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó vì bảo vệ bí mật công nghệ nên DN không tạo điều kiện cho SV và giảng viên tiếp xúc với các quy trình công nghệ dẫn đến SV khi tốt nghiệp ra trường DN tuyển dụng vào phải đào tạo lại.

Để giải bài toán trên cần phải có những mô hình phù hợp nhằm đưa SV và giảng viên đến gần với DN, đây không phải nhiệm vụ của một vài người mà nhiệm vụ của toàn xã hội, kể cả nhà quản lý giáo dục, các giảng viên, các DN, phụ huynh và SV.

Mô hình hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Yêu cầu đặt ra là sản phẩm NCKH phải có người dùng vì vậy nhà trường phải chủ động liên hệ với DN, gặp gỡ, trao đổi, thảo luận từ đó ký kết những hợp đồng NCKH, những giải pháp kinh tế kỹ thuật giữa DN với nhà trường. Mô hình này có những ưu điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất: Đem lại cho nhà trường một khoản thu nhập nếu công trình NCKH thành công.

Thứ hai: SV và giảng viên có điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật công nghệ và công nghệ quản lý tiên tiến của các DN, đặc biệt là DN nước ngoài đầu tư trong các ngành có hàm lượng công nghệ cao.

Thứ ba: Giúp SV học hỏi được tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp, văn hóa DN, kỹ năng nghề nghiệp và kỷ luật lao động.

Thứ tư: Trình độ ngoại ngữ của SV và giảng viên được nâng cao khi thường xuyên tiếp xúc và nói tiếng nước ngoài.

Thứ sáu: Tạo uy tín và niềm tin của DN đối với nhà trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 70)