Xây dựng mô hình Vườm ươm Công nghệ Min

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 68)

1. Không có vấn đề nghiên cứu 2 Không quen nghiên cứu

3.2.5.Xây dựng mô hình Vườm ươm Công nghệ Min

- Vườn ươm Công nghệ mini được đề xuất với mục tiêu cơ bản và cốt lõi là “nuôi dưỡng”, hỗ trợ giảng viên, sinh viên, nhóm sinh viên có năng lực nghiên cứu, có ý tưởng kinh doanh tốt dựa trên công nghệ, tạo điều kiện cho sinh viên vượt qua những khó khăn ban đầu, phát triển theo kế hoạch kinh doanh được đề ra và tiếp cận các nguồn tài nguyên của các vườm ươm công nghệ bên ngoài nhà trường.

- Vườn ươm này đặt dưới sự quản lý của Khoa, nếu có sản phẩm có chất lượng tốt thì Khoa làm cầu nối để kết nối với các vườm ươm công nghệ bên ngoài trường. Chức năng của vườm ươm mini được xem như tiền vườn ươm công nghệ, mục tiêu là trở thành một cầu nối hữu hiệu liên kết giới nghiên cứu khoa học trong sinh viên với với “vườm ươm” bên ngoài và gần với thị

trường hơn. Thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

- Sinh viên có ý tưởng sáng tạo hay dự án nghiên cứu, có tiềm năng triển khai ứng dụng thực tế, cần hỗ trợ và cố vấn chuyên môn hay phương tiện nghiên cứu để hoàn thành dự án sẽ được khuyến khích.

- Các giảng viên trong Khoa và giảng viên thỉnh giảng cần chấp nhận dành một phần thời gian cho vườn ươm để quản lý một phòng thí nghiệm liên kết đặt tại đây hoặc nhận hướng dẫn một nhóm nghiên cứu, một "dự án sinh viên". Sẽ có một cơ chế khuyến khích riêng.

- Mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ về nhân lực. Ban đầu chỉ cần một giảng viên có kinh nghiệm của Khoa đứng đầu và có một bộ phận giúp việc kiêm nhiệm gọi là Ban quản lý (có thể mời một số chuyên gia bên ngoài). Ban này có nhiệm vụ hỗ trợ các đề án gồm: Cơ sở hạ tầng mạng, xưởng thực nghiệm, cung cấp thông tin, các thủ tục liên quan, đào tạo…

- Quy trình tuyển chọn gồm:

 Bước 1. Đánh giá sơ bộ đề án: Nếu dự án có ý tưởng tốt và có tính khả thi thì lựa chọn và chuyển qua bước 2.

 Bước 2. Tiền ươm tạo: Ban quản lý hỗ trợ để SV hoàn thiện ý tưởng, công nghệ và tính khả thi về mặt kinh doanh.

 Bước 3. Đánh giá lại: Ban quản lý thành lập Hội đồng để đánh giá những sản phẩm tốt nhất để chuyển qua bước 4.

 Bước 4. Giới thiệu liên kết với các vườm ươm công nghệ bên ngoài nhà trường để tiếp tục hoàn thiện và có nguồn kinh phí xây dựng hoàn chỉnh.

Ngoài ra, nên khuyến khích:

- Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Không chỉ giới hạn các khoá đào tạo chính quy trong trường mà có thể mở rộng cho cả hệ vừa làm vừa học. Chính hệ vừa làm vừa học sinh viên mới có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, những vấn đề cấp bách thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu.

- Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng viên trong Khoa thực hiện. Sau khi nhận được các đề tài do sinh viên đăng ký, các khoa, bộ môn phân công cán bộ, giảng viên hướng dẫn; tổ chức cho sinh viên báo cáo thuyết minh đề tài để nhận xét, góp ý, đánh giá tính khả thi và hoàn chỉnh tên đề tài trước khi gửi phòng Quản lý nghiên cứu khoa học tổng hợp trình lãnh đạo nhà trường duyệt.

- Xây dựng kế hoạch trong toàn khoá học thông qua dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học toàn khoá cho sinh viên: Quy định các hình thức việc thực hiện các bài tập nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp (năm 1, 2 cần áp dụng các hình thức tiểu luận, niên luận. Từ năm thứ 3 trở đi, tăng cường các hình thức nghiên cứu độc lập...), liên tục từ năm thứ nhất đến năm cuối dưới sự hướng dẫn, tổ chức và kiểm soát của giảng viên sẽ dần hình thành ở SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học.

- Ngoài các quyền lợi mà sinh viên và cán bộ tham gia hướng dẫn khoa học được hưởng, nhà trường cần quan tâm hơn nữa quyền lợi cho nghiên cứu khoa học của sinh viên (như khuyến khích cộng điểm trong điểm rèn luyện sinh viên, tuyên dương…).

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường đại học Hoa Sen (Trang 68)