Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 119 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự, những người sau đây có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. - Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em.
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng rất rộng. Điều đó nhằm bảo đảm lợi ích của người được cấp dưỡng, đặc biệt là người già và trẻ em, vì thông thường những chủ thể này rất ít khi tự mình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Kết luận chương 2
Từ những quy định pháp luật về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn cho thấy các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chung chung, bất cập, hạn chế dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thực sự hiệu quả. Đó là cơ sở để học viên đánh giá thực trạng giải quyết các vụ việc về cấp dưỡng sau ly hôn, từ đó đưa ra những giải pháp tại chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào thực tế các vụ việc phát sinh.
Chương 3
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG
SAU LY HÔN 3.1. Nhận xét chung
Trong lịch sử phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm 2014 được coi là đạo luật hoàn thiện nhất cả về nội dung lẫn kỹ thuật lập pháp. Có thể nói các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014 đã kịp thời bổ sung những thiết sót và cụ thể hóa các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trước đây để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực này. Các quy định về việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung và giải quyết về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn nói riêng đã góp phần bảo vệ tốt các quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Qua tổng kết hoạt động xét xử của ngành Tòa án, có thể thấy trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất tranh chấp.
Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án tính từ năm 2008 đến năm 2014, cụ thể:
Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Sơ thẩm 69.485 84.305 94.106 115.331 130.860 151.830 159.462
Phúc thẩm 2.529 2.380 2.264 2.666 2.663 2.447 2.545
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao,Báo cáo tổng kết ngành tòa án) [27]; [28]; [29]; [30]; [31]; [32]; [33].
Có thể thấy rằng án ly hôn ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công tác xét xử án ly hôn không ngừng được nâng cao và luôn đạt tỷ lệ cao trong những năm vừa qua. Ví dụ: Xét xử sơ thẩm: tỷ lệ giải quyết năm 2011 đạt 94,7%, năm 2012 đạt 95,8%, năm 2013 đạt 96%, năm 2014 đạt 96,6%; Xét xử phúc thẩm: tỷ lệ giải quyết năm 2011 đạt 95,9%, năm 2012 đạt 96,2%, năm 2013 đạt 96,8%, năm 2014 đạt 97,1%. Như vậy, tỷ lệ giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình luôn đạt kết quả cao, điều này cho thấy công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có chất lượng khá cao so với các lĩnh vực khác.
Nhìn chung, tỷ lệ ly hôn trong nước có chiều hướng ngày càng tăng và tập trung ở những tỉnh, thành phố phát triển. Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc Toà án giải quyết cho vợ chồng ly hôn dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định: chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Toà án cần giải quyết các vấn đề về chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng vợ hoặc người chồng trong trường hợp gặp khó khăn, túng thiếu sau khi ly hôn và vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Khi vợ chồng ly hôn thường kèm theo các yêu cầu mà phần lớn là các yêu cầu về chia tài sản chung, về con cái…
Qua báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm vừa quan cho thấy số án ly hôn có tranh chấp, yêu cầu về cấp dưỡng là không nhiều, chiếm tỉ lệ rất ít so với án ly hôn nói chung và số án ly hôn có tranh chấp về tài sản. Cụ thể: năm 2008, số vụ án được xét xử sơ thẩm là 494 vụ, phúc thẩm là 56 vụ; năm 2009, sơ thẩm là 506 vụ, phúc thẩm là 53 vụ; năm 2010, sơ thẩm là 501 vụ, phúc thẩm là 46 vụ; năm 2011, sơ thẩm là 560 vụ, phúc thẩm là 74 vụ; năm 2012, sơ thẩm là 578 vụ và phúc thẩm là 68 vụ; năm 2013, xét xử sơ thẩm là 507 vụ và năm 2014 xét xử sơ thẩm là 447 vụ. Số vụ án có tranh chấp về cấp dưỡng chiếm tỉ lệ ít hơn có thể do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn, do hiểu biết pháp luật còn kém, nên nhiều trường hợp hiểu ly hôn là chấm dứt hoàn toàn về quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, nhiều trường hợp, tuy một bên sau ly hôn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu nhưng cũng không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong một số trường hợp, tuy hiểu biết pháp luật về quyền yêu cầu được cấp dưỡng của mình khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu nhưng cũng không thực hiện quyền yêu cầu đó bởi tâm lý e ngại, tránh gặp mặt vợ cũ hoặc chồng cũ, tự ái do quan niệm rằng một khi tình cảm, điều thiêng liêng nhất trong hôn nhân, mục tiêu và nền tảng của hạnh phúc gia đình không còn nữa thì vật chất có nghĩa lý gì nên âm thầm chịu đựng sống trong hoàn cảnh khó khăn, túng tiếu,
Thứ hai: Trong đa số các trường hợp ly hôn, trong quan niệm của người chồng hay vợ có trách nhiệm cấp dưỡng lại nghĩ rằng: Dù quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng quan hệ của họ và các con không thể vì lý do đó mà chấm dứt theo. Vì những lý do nhất định họ không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con cái. Do vậy mà họ tự nguyện đóng góp một phần nào đấy để bù đắp mất mát của con cái họ. Vì những nguyên nhân đó mà yêu cầu về cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn ít xảy ra hơn so với các yêu cầu khác.
Nhìn chung, Tòa án nhân dân các cấp khi xét xử các vụ án về hôn nhân và gia đình đều cố gắng bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và vận dụng đúng đắn các văn bản hướng dẫn có liên quan trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Vì vậy, đã hoàn thành tốt công tác xét xử trong năm, chất lượng xét xử các vụ án ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, qua báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập. Nguyên nhân có thể là do việc điều tra, xác minh tình trạng tài chính
còn nhiều thiếu sót. Hơn nữa, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh còn quy định một cách chung chung, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng không sửa đổi nhiều các điều khoản quy định về cấp dưỡng sau ly hôn, về cơ bản là giữ nguyên. Hoặc do trình độ xét xử của đội ngũ Thẩm phán chưa đồng đều... nên nhiều vụ án phải xử đi, xử lại nhiều lần.
3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi ly hôn
Xét từ góc độ pháp lý, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện một cách tập trung và cụ thể nhất trong các quy định của Luật về nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, góp phần nâng cao trách nhiệm đùm bọc, tương trợ lẫn nhau giữa những người thân thích trong gia đình, pháp huy truyền thống đạo đức tốt đẹp “tương thân, tương ái” giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và sau này là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc nhận thức các nguyên tắc cùng với các quy định của pháp luật về cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014 và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, dẫn tới khi xét xử Toà án còn lúng túng chưa đưa ra các quyết định phù hợp, thậm chí chưa đúng và cũng xuất hiện những vướng mắc trong quá trình giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp ly hôn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ cấp dưỡng đặc biệt là quyền lợi của con cái.
3.2.1. Về mức cấp dưỡng
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Quy định này nhằm đảm bảo sự phát triển cho con sau khi gia đình tan vỡ. Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ, đạo lý và tình cảm của bậc làm cha mẹ, bất luận khả năng về kinh tế như thế
nào. Luật Hôn nhân và gia đình không quy định rõ cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu, điều này gây ra một bất cập đó là hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của con. Cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà Tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của người con.
Trong thực tiễn khi giải quyết các vụ ly hôn nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Bên không trực tiếp nuôi dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông
thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng [3, Điều 16, Khoản 2].
Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của con sau khi ly hôn. Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với một số trường hợp; cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng". Xin được viện dẫn một trường hợp cụ thể:
Năm 2007, bà Nguyễn Thị Bở và ông Cao Văn Tiến ly hôn theo quyết định của bản án số 102/2007/HNGĐ- ST ngày 24/12/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Sơn La (nay là TAND thành phố Sơn La). Ngoài ra, bản án còn quyết định giao cho bà Bở trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục hai cháu Cao Thị Hồng Mai, sinh năm 1993 và cháu Cao Đức Bình, sinh năm 1999. Ông Tiến phải đóng góp phí tổn nuôi 2 con là 300.000 đồng/tháng cho đến khi các
con tròn 18 tuổi.
Năm 2008, ông Tiến có đơn yêu cầu xin thay đổi người trực tiếp nuôi con và bà Bở có yêu cầu tăng mức cấp dưỡng nuôi con. Tại bản án số 82/2008/HNGĐ- ST ngày 18/9/2008 Tòa án nhân dân thị xã Sơn La đã quyết định giao hai cháu Mai và Bình cho bà Bở tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc và ông Tiến phải cấp dưỡng cho mỗi cháu 400.000 đồng/tháng cho đến khi các con tròn 18 tuổi.
Ngày 16/7/2011 bà Bở có đơn khởi kiện yêu cầu ông Tiến tăng mức cấp dưỡng nuôi cháu Bình là 2.000.000 đồng/tháng đến khi cháu Bình đủ 18 tuổi và hỗ trợ cháu Mai 1.500.000 đồng/tháng đến khi cháu học chuyên nghiệp ra trường công tác. Bà trình bày là hiện nay do giá cả tăng cao, chi
phí ăn ở, nuôi các con ăn học tốn kém, cháu Mai đang đi học chuyên nghiệp, mặc dù đã hơn 18 tuổi nhưng cháu vẫn còn chưa có khả năng nuôi bản thân, cháu Bình đang học cấp 2 nên một mình bà không đủ khả năng nuôi dưỡng, chu cấp cho hai cháu, trong khi đó ông Tiến lương cao (khoảng 8.100.000 đồng/ tháng), ông Tiến đã lấy vợ mới, chưa có con, vợ mới cũng có lương và có thu nhập.
Ông Tiến không nhất trí yêu cầu tăng mức cấp dưỡng của bà Bở, ông cho rằng hiện nay cháu Mai đã trưởng thành và ông yêu cầu được nuôi cháu Cao Đức Bình và không yêu cầu bà Bở cấp dưỡng, mặt khác ông hay đau ốm, không có nhà phải thuê nhà ở nên không đồng ý với yêu cầu của bà Bở.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 165/2011/HNGĐ- ST ngày 30/9/2011 Tòa án nhân dân thành phố Sơn La đã quyết định:
Giao cháu Cao Đức Bình, sinh năm 1999 cho bà Bở trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục đến tuổi trưởng thành. Ông Tiến phải cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.200.000 đồng đến khi cháu Bình đủ 18 tuổi, kể từ
tháng 10/2011.
Ngày 10/10/2011 ông Tiến kháng cáo không nhất trí mức cấp dưỡng nuôi con là 1.200.000 đồng/tháng, ông yêu cầu được nuôi dưỡng cháu Bình và yêu cầu được chia lại tài sản.
Ngày 13/10/2011, bà Bở kháng cáo yêu cầu tăng mức cấp dưỡng đối với ông Bình là 3.000.000 đồng/tháng và phải có trách nhiệm đóng góp nuôi cháu Mai đang học đại học đến khi ra trường.
Tại bản án số 03/2011/HNGĐ- PT ngày 29/11/2011 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của ông Cao Văn Tiến, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyễn Thị Bở, sửa bản án sơ thẩm số số 165/2011/HNGĐ- ST ngày 30/9/2011 Tòa án nhân dân thành phố Sơn La như sau:
Giao cháu Cao Đức Bình, sinh năm 1999 cho bà Nguyễn Thị Bở trực