Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước giành độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng

chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật áp dụng thống nhất chung cho cả nước. Trước yêu cầu đó, Hiến pháp năm 1980 được ban hành, ghi nhận các nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

Các quy định về cấp dưỡng sau ly hôn về cơ bản vẫn dựa trên những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng có một số bổ sung thêm theo hướng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Ví dụ như lần đầu tiên đưa ra quy định để bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc vấn đề thay đổi mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng. Với những quy định này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần vào việc xây dựng và củng cố quan hệ gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của dân tộc ta tuy nhiên vẫn mang tính định hướng, khái quát. Do vậy, việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. Trước những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của gia định Việt Nam, qua đó có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Thông qua những quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia

đình tiến bộ, ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình. Điểm mới thiết thực nhất gắn liền với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ cấp dưỡng mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đó là Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định mở rộng đối tượng được cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tuy nhiên sau 13 năm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi đáng kể cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật này là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương và bộ ngành có liên quan và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân và gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...

Kết luận chương 1

Việc làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn tại chương 2 một cách đầy đủ, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chương 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Là một trong những hậu quả pháp lý của ly hôn nên nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn có chủ thể hẹp hơn nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung. Khi ly hôn, chỉ giải quyết, xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ với con. Chính vì vậy mà nghĩa và cấp dưỡng sau ly hôn chỉ xảy ra hai trường hợp là nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau: - Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

Quan hệ hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn. Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng. Nội dung quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và các nghĩa vụ về tài sản. Thực hiện quyền và nghĩa vụ đó nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, đảm bảo lợi ích chung của gia đình và xã hội. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt (vợ chồng ly hôn) về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Toà án cũng sẽ quyết định nhưng quyền và nghĩa vụ về tài sản trong đó có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không hẳn đã chấm dứt. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là kết quả của quan hệ hôn nhân hợp pháp và quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh kể từ thời điểm kết hôn. Khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng sẽ được cấp dưỡng nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng.

Quan hệ huyết thống là quan hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ và từ sự kiện đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Có chung huyết thống tức là giữa họ có mối quan hệ về mặt sinh học. Cha mẹ là người sinh ra các con, do vậy họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc các con trở thành công dân tốt, và những người con cũng có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau bệnh tật… Điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ tình cảm tồn tại lâu bền giữa họ.

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ do sự kiện nuôi con nuôi và quan hệ hôn nhân đem lại, được thể hiện qua Quyết định công nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi một đứa trẻ (trừ trường hợp đặc biệt có thể người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên) không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và các con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận nuôi được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với đạo đức xã hội.

- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau. Khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng cùng sống chung với nhau thì người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng người được cấp dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng không được đặt ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình như: phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù hay phổ biến nhất là trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Trong những trường hợp đó, để đảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng, đồng thời thể hiện phần nào sự quan tâm, chăm sóc giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng bị nhầm lẫn với nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng có cùng chủ thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt với nhau - là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại các điều 36, 38, 47, 48 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng bao gồm: cha, mẹ và con, anh chị em với nhau, ông bà và cháu. Điều 50 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nôi, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng. Mặt khác điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này cũng có nét tương đồng như: một hoặc nhiều người trong số những người có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng. Do vậy, để phân biệt hai nghĩa vụ này phải dựa vào yếu tố không gian giữa các chủ thể. Luật Hôn nhân và gia đình quy định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chung sống với nhau thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng, người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng chung sống với nhau. Vấn đề đặt ra là thế nào là “sống chung”. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về “sống chung”.

Quan điểm thứ nhất cho rằng những người sống chung là những người có cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thường xuyên dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú mà căn cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ, do đó những người được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng.

Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, có thể thấy rằng quan điểm thứ ba là đầy đủ hơn cả vì trong thực tế có những người có cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không cùng ăn chung ở chung. Ví dụ như cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn ở chung một nhà với nhau. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp có những người có nơi đăng ký hộ khẩu khác nhau nhưng lại ăn chung, ở chung với nhau. Như vậy, theo quan điểm thứ ba thì những người không cùng chung sống là những người không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cần xác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù sống chung một nhà, dù có quỹ tiêu dùng chung nhưng người có nghĩa vụ nuôi dưỡng lại không quan tâm, chăm sóc đến người được nuôi dưỡng. Lúc này nghĩa vụ nuôi dưỡng được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này” [24, Điều 107, Khoản 2].

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng để xác định, phân biệt đâu là nghĩa vụ cấp dưỡng và đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng là không dễ . Tuy vậy, không phải vì thế mà không cần phân biệt giữa cấp dưỡng và nuôi dưỡng, cần phải phân biệt khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh, khi nào nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ đó, đặc biệt là đối với những chủ thể chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị

mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa cha mẹ với con thì con được cấp dưỡng là chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con chưa thành niên thì luôn là đối tượng được cấp dưỡng nhưng đối với con đã thành niên thì phải có điều kiện nhất định mới được cấp dưỡng. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên, hơn nữa con chưa thành niên là con chưa có đủ điều kiện cũng như quyền lợi về mặt pháp luật để có thể tự nuôi sống bản thân nhưng con đã thành niên đã có đầy đủ điều kiện về thể chất, sức khỏe cũng như được pháp luật thừa nhận là người đã trưởng thành, có quyền được làm việc để nuôi sống bản thân. Đối với con đã thành niên phải có điều kiện thì mới được cấp dưỡng, đó là phải không có khả năng lao động và đi kèm là không có tài sản để tự nuôi mình. Không có khả năng lao động có thể là do già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự… Tuy nhiên không có khả năng lao động phải đi kèm với điều kiện không có tài sản để tự nuôi mình, quy định như vậy bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp không có khả năng lao động nhưng họ vẫn có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên vấn đề khi nào một người được coi là “không có tài sản để tự nuôi mình” là vấn đề cần được pháp luật quy định cụ thể để làm một trong những căn cứ xác định việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề này Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định rõ ràng, đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa quy định cụ thể, vì vậy pháp luật cần phải quy định cụ thể vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn xét xử.

- Trong quan hệ cấp dưỡng sau ly hôn giữa vợ và chồng, Điều 60 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 115 - Luật Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)