Nội dung điều chỉnh pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn

Một phần của tài liệu Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 25)

- Trước hết là xác định nhóm các chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn chỉ được đặt ra đối với nhóm quan hệ cha, mẹ, con và quan hệ vợ chồng, không đặt ra đối với nhóm quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình: quan hệ giữa ông, bà đối với cháu, quan hệ giữa cô, dì, chú bác đối với cháu bởi đó là những chủ thể không trực tiếp tham gia và bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích khi ly hôn.

Sau ly hôn, quan hệ cấp dưỡng chủ yếu được xác định là trách nhiệm cha mẹ, người không trực tiếp nuôi dưỡng phải cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng giữa vợ, chồng chỉ đặt ra trong những trường hợp một trong hai người

không có điều kiện để tự nuôi mình do không còn đủ sức lao động hoặc thu nhập quá thấp, không đủ chi phí cho cuộc sống của mình và bên kia có khả năng cấp dưỡng. Ngoài hai nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là cha mẹ - con và vợ - chồng, nếu trong gia đình trước đó có những người cùng chung sống, đang được vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng nuôi dưỡng thì việc xem xét khả năng thực hiện việc cấp dưỡng cho người đó cũng là một trong những nội dung của pháp luật cần dự liệu quy định.

- Xác định mức cấp dưỡng, thời hạn cấp dưỡng, chấm dứt cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Xác định trường hợp thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn: Thay đổi mức cấp dưỡng do có sự thay đổi về điều kiện của hai bên; do vợ chồng sau khi ly hôn một thời gian mới phát sinh điều kiện và nhu cầu cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)