Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 70)

- Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của nguồn lực con người trong thời

đại ngày nay, thấy được nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để CNH, HĐH Hà Tĩnh, trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lược con người.

Dưới tác động của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Trong bối cảnh này, con người đứng ở vị trí trung tâm và chi phối sự phát triển của xã hội. Để đảm bảo cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công cần phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững,” coi “con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Nói cách khác, chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo mới và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người là yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ quá trình phát triển đất nước. Nước ta nói chung, Hà Tĩnh nói riêng đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực. Xuất phát điểm thấp, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, vì thế, Hà Tĩnh càng phải quán triệt thấu đáo quan điểm Đại hội IX “Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở

67

nước ta”, [22, tr.163] và “Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao“[22, tr.165]

- Xây dựng, phát triển nguồn lực con người nhằm phát huy tốt nhất vai

trò quyết định của nguồn lực con người đối với sự thành công của CNH, HĐH; đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho con người.

Như chúng ta đã khẳng định, nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Vì vậy, muốn phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn lực con người cần có các biện pháp xây dựng và phát triển hợp lý nguồn lực con người. Điều này đòi hỏi phải tập trung vào việc giải quyết việc làm; tổ chức lao động xã hội, phân bố nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại; chính sách KH - CN; quản lý vĩ mô nguồn nhân lực, v.v... Đây là những việc làm hết sức cấp bách và thiết thực không chỉ đối với Hà Tĩnh mà đối với nước ta nói chung. Muốn vậy, chúng ta phải có định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT, KH - CN trong thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của GD - ĐT, KH - CN như Hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khoá VIII đã nêu ra.

Phát triển nguồn lực con người nhằm thực hiện thành công CNH, HĐH và chính quá trình CNH, HĐH lại tác động đến con người, vì vậy phải không ngừng gia tăng các giá trị cho con người (bao gồm giá trị tinh thần, giá trị đạo đức cùng với giá trị sinh thể và giá trị vật chất). Nghĩa là, mỗi thành tựu của quá trình CNH, HĐH phải quay trở về phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư. Mặt khác, phải xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho việc phát huy nguồn lực con người. Đồng thời, phải tạo ra động lực để kích thích tính tích cực của người lao động, làm cho họ năng động, sáng tạo cũng là một vấn đề rất quan trọng trong chính sách quản lý vĩ mô nguồn lực con người. Gia tăng các giá trị cho con người là gia tăng không chỉ vai trò quyết định của chủ thể đối với sự nghiệp CNH, HĐH mà còn là gia tăng giá trị nhân văn trong mục tiêu CNH, HĐH .

68

- Xây dựng, phát triển nguồn lực con người theo yêu cầu của quá trình CNH, HĐH trong bối cảnh kinh tế thị trường, cách mạng khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế.

Nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta đã tạo ra những con người lao động năng động, tháo vát, giỏi làm ăn kinh tế, biết tính toán, giỏi thích nghi, dám ganh đua và cạnh tranh, đây là những thuận lợi cho việc khai thác hợp lý, triệt để và có hiệu quả nguồn lực con người. Bên cạnh việc phát huy các mặt tích cực cũng phải có biện pháp hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường như tâm lý sùng ngoại, vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm đạo đức, xu hướng chạy theo lối tiêu dùng xa hoa, lãng phí... để xây dựng nên nguồn nhân lực có lý tưởng, đạo đức, nhân cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH.

Ngày nay, cuộc cách mạng KH - CN hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, cùng với GD - ĐT, KH - CN không những là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực của CNH, HĐH mà còn là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập, tự chủ và xây dựng thành công CNXH. Vì vậy, trong quá trình CNH, HĐH không riêng gì ở Hà Tĩnh mà cả nước phải tập trung vào phát triển và áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, phải kết hợp với lựa chọn công nghệ thích hợp để toàn dụng nhân công. Theo đó, xây dựng và phát triển nguồn lực con người vừa phải chú ý đến việc tạo ra một lực lượng lao động ở tầng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, vừa phải phát triển nguồn nhân lực ở tầng thấp phù hợp với công nghệ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa …

69

- Gắn phát triển con người với khai thác, sử dụng lao động; lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn và thước đo để xác định phương hướng khai thác và phát triển nguồn lực con người.

Để phát triển nguồn lực con người gắn với khai thác, sử dụng lao động, thì trước hết chúng ta phải nắm được tình hình cơ cấu lao động và sự biến động của nó. Nói một cách ngắn gọn là phải có kế hoạch về nguồn lực con người, tính toán nhu cầu lao động ở từng ngành, từng địa bàn và từng vùng của Hà Tĩnh, trên cơ sở của sự chuyển đổi nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ, từ đó xác định qui mô và cơ cấu lao động. Việc đào tạo mới và sử dung lao động luôn phải tính đến cấu trúc của lao động, tính chất và nội dung của lao động, diện nghề, chuyển đổi nghề. Làm sao để gắn việc phát triển nguồn lực con người với mở rộng thị trường lao động, tạo ra sự liên kết giữa đào tạo và sử dụng. Nếu chỉ chú trọng phát triển nguồn lực con người mà không quan tâm đến thị trường lao động sẽ dẫn tới mất cân đối giữa nhu cầu thị trường lao động với số lao động đã qua đào tạo hoặc không phù hợp với yêu cầu lao động, gây lãng phí, không phát huy được hiệu quả nguồn nhân lực .

Khai thác và phát triển nguồn lực con người cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội. Phải xem xét cơ cấu ngành trong cơ cấu đào tạo làm sao đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH. Khắc phục tình trạng ngành này thì thừa cán bộ, gây lãng phí, ngành khác lại thiếu. Bên cạnh đó, phát triển nguồn lực con người cũng phải theo quan điểm phát triển người bền vững, lo cho các thế hệ nguồn nhân lực hôm nay và lo cho các thế hệ nguồn nhân lực ngày mai. Việc quan tâm đến năng suất và hiệu quả lao động cần gắn liền với sự quan tâm hoàn thiện và phát triển nhân cách đạo đức, nâng cao tay nghề, gắn nâng cao thu nhập với chăm lo sức khoẻ, đời sống văn hoá, tôn trọng quyền con người, bình đẳng xã hội, loại trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ và xây dựng môi trường

70

sống lành mạnh bao gồm môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường giáo dục …

- Xây dựng nguồn lực con người bằng nhiều con đường, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ; kết hợp giữa cá thể hoá và xã hội hoá; truyền thống với hiện đại; trung ương và địa phương .

Các biện pháp để xây dựng nguồn lực con người cũng phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa giá trị truyền thống và những thành tựu văn minh nhân loại để khai thác tốt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, để tạo ra năng lực nội sinh của sự phát triển, bởi vì, không dựa trên nền tảng của giá trị truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả của thành tựu KH - CN hiện đại. Việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người là một quá trình được thực hiện thông qua hệ thống các giải pháp về GD - ĐT, phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ… để nâng cao toàn diện nhân cách con người cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Trong quá trình đó phải kết hợp giữa xã hội hoá thông qua hệ thống các chính sách vĩ mô, môi trường xã hội về xây dựng và phát triển nguồn lực con người với việc từng cá nhân chủ động rèn luyện, phát triển về thể lực, trí lực và những phong cách đạo đức, tinh thần. Điều này hết sức có ý nghĩa đối với một tỉnh nghèo, kém phát triển, xa các khu trung tâm kinh tế văn hoá của cả nước như Hà Tĩnh. Là một tỉnh có nhiều ưu thế nổi trội như truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù chịu khó, nhưng để tiếp cận những thành tựu của thời đại, của KH - CN hiện đại, để kết hợp hài hoà giữa những giá trị truyền thống và những thành tựu văn minh nhân loại thì ở Hà Tĩnh còn phải được quan tâm chú ý nhiều hơn nữa. Mặt khác, phải biết thu hút, kết hợp nguồn lực trung ương với nguồn lực địa phương trong xây dựng và phát triển nguồn lực con người.

Tóm lại, trên đây là một số quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng

trong quá trình phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH ở Hà Tĩnh. Để biến những quan điểm chỉ đạo trên trở thành hiện thực của việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH,

71

Hà Tĩnh cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giải pháp để nâng cao toàn diện chất lượng nguồn lực con người trong mối quan hệ với chất lượng nguồn lực con người của cả nước.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)