Song song với giải quyết việc làm là phân bố lao động, giải quyết việc làm phải tiến hành đồng thời với sự phân bố lao động hợp lý. Phân bố lao động bắt đầu từ việc quan trọng nhất là phân công các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh theo dõi và quản lý lao động. Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực đầu tư, tạo chổ việc làm mới. Sở LĐ - TB & XH theo dõi chương trình việc làm 120 của Chính phủ, việc làm ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài, Ban Miền núi di dân theo dõi lao động, việc làm đi các vùng kinh tế mới. Chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể xã hội có trách nhiệm theo dõi giải quyết việc làm và phân công lao động, kịp thời báo cáo UBND tỉnh.
Phân bố lại lao động được bắt đầu từ việc phân bố lại lao động giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo hướng giảm lao động ngành nông nghiệp tăng lao động ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ; giảm lao động khu vực Nhà nước tăng lao động khu vực ngoài Nhà nước, giảm lao động nông thôn, tăng lao động thành thị. Mặt khác trong nội bộ từng ngành cũng phải tiến hành sắp xếp lại. Cụ thể, ngành nông nghiệp đã tiến hành phân bố lại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Giảm lao động làm cây lương thực, tăng lao động trồng cây công nghiệp phù hợp với
49
lợi thế của Hà Tĩnh. Đó là phát triển lao động trồng cây chè, cây dứa, các loại cây ăn quả như bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê, Cam bù ở Hương Sơn …. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển lao động trồng rừng, trồng cây cao su và các loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Phát triển lao động làm nghề thuỷ sản, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản như nuôi tôm, cua, ốc hương… phù hợp với lợi thế biển của Hà Tĩnh. Đối với ngành công nghiệp, xây dựng đã chú trọng phân bố lại lao động tiểu thủ công nghiệp như mây, tre, đan ở huyện Hương Sơn, khôi phục lao động ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, phục hồi phát triển nghề mộc ở xã Đức Bình - huyện Đức Thọ, xã Sơn Tân - huyện Hương Sơn. Phát triển và nhân rộng nghề rèn ở xã Trung Lương - thị xã Hồng Lĩnh. Đầu tư và phát triển nghề dệt thảm ở huyện Nghi Xuân, huyện Thạch Hà, huyện Hương Sơn …. Ngành thương mại, dịch vụ đã chú trọng phân bố lao động cho ngành du lịch để khai thác hết lợi thế du lịch Hà Tĩnh như các khu di tích lịch sử, các khu kinh tế, các danh lam thắng cảnh của Hà Tĩnh. Đồng thời ngành thương mại, dịch vụ đã chú trọng phát triển lao động ở các nhà hàng, khách sạn, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động. Hà Tĩnh cũng đã từng bước điều chỉnh phân bố lao động giữa lao động khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, đảm bảo phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Phân bố lại lao động ở nông thôn ở các huyện và nội bộ từng huyện, xã đảm bảo mật độ dân số và lao động ngày càng hợp lý giữa các vùng, các miền, giữa đồng bằng, trung du và miền núi. Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển di dân kinh tế mới, củng cố lao động hợp tác xã nông nghiệp theo chủ trương phát triển hợp tác hoá của Đảng và Nhà nước. Tăng lao động ở khu vực thành thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, chế biến lương thực, thực phẩm, bổ sung lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…. Do làm tương đối tốt giải quyết việc làm và phân bố lại lao động nên 5 năm qua Hà Tĩnh đã đạt được một số chỉ tiêu: Lao động trong ngành nông nghiệp giảm
50
2,94%, lao động ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1,18%, lao động ngành thương mại, dịch vụ tăng 0,3% (Xem phụ lục 2), lao động ở nông thôn giảm 3,98%, lao động khu vực thành thị tăng 3,98% (Xem phụ lục 1), lao động ở khu vực Nhà nước giảm, lao động ở khu vực ngoài Nhà nước tăng lên.
Tóm lại, trong 5 năm (1998 - 2002) công tác giải quyết việc làm và phân bố lại lao động ở Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhiều người có việc làm và đủ việc làm, việc làm phù hợp với nguyện vọng, sở trường của người lao động. Đây là điều kiện quan trọng để người lao động phát huy hết khả năng làm việc của mình. Việc phân bố lại lao động phát triển đúng hướng theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phân bố lại lao động góp phần làm cho việc khai thác, phát huy nguồn lực con người được tốt hơn, phù hợp điều kiện phát triển ở Hà Tĩnh hơn, bổ sung thêm nguồn lực con người cho CNH, HĐH. Song trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng bất cập trong khai thác, sử dụng và phát triển nguồn lực con người. Bởi vì số người thiếu việc làm và thất nghiệp hiện tại còn lớn, nhu cầu phát triển nguồn lực con người để CNH, HĐH với những kết quả đạt được của Hà Tĩnh trong những năm qua vẫn còn chưa tương xứng. Phân bố lao động giữa các nhóm ngành kinh tế, các thành phần kinh tế vẫn bất hợp lý. Nguồn lực con người chưa được đầu tư xây dựng đúng mức. Thời gian tới nếu Hà Tĩnh không tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực con người cho CNH, HĐH