thác, sử dụng, phát triển có hiệu quả nguồn lực con người
Môi trường xã hội thuận lợi là tổng thể các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, gia đình... cho phép con người cống hiến tối đa năng lực của mình và được hưởng thụ nhiều nhất những gì họ xứng đáng được hưởng thụ. Các yếu tố này là sự phản ánh các hiện thực kinh tế - xã hội, đồng thời chúng cũng có tính độc lập tương đối, tác động qua lại với nhau. Do vậy, để có môi trường xã hội thuận lợi, kích thích sự cống hiến và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho con người, phải tác động tích cực, có tính định hướng lên cả hai lĩnh vực vật chất và tinh thần của xã hội .
Trước hết, phải nói rằng hơn lúc nào hết yêu cầu về dân chủ và công
bằng xã hội phải được bảo đảm thực hiện. Nó thực sự là động lực mạnh mẽ
kích thích tính tích cực và năng lực sáng tạo của con người, đặc biệt là các hoạt động sáng tạo và đòi hỏi trình độ trí tuệ cao trong quá trình tiến hành CNH, HĐH. Do vậy, cần mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Cần xây dựng môi
trường pháp lý tin cậy, trong đó mọi thành viên và các cấp chính quyền đều
tôn trọng, thi hành pháp luật nghiêm minh. Điều này chẳng những làm cho xã hội có trật tự kỷ cương, mọi người tin tưởng, yên tâm cống hiến và hưởng thụ mà còn là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, tự do, bình đẳng và công bằng xã hội. Các cấp chính quyền cần phải dân chủ hóa đời sống, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để bảo đảm từng bước tiến tới công bằng xã hội. Để thực hiện được các yêu cầu trên, nhiệm vụ trước mắt phải làm ngay là thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ. Bởi vì, vấn đề cải cách hành chính là một trong những chương trình trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, chấn chỉnh kỷ luật, kỹ cương trong hệ thống hành chính nhà nước và
91
đồng thời ngoài những cải cách về qui định thủ tục, thể chế hành chính, việc đào tạo công chức nhà nước cũng được đặt ra hết sức quan trọng. Ở Hà Tĩnh, Tỉnh uỷ xác định “ Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước trong đó chú trọng mở rộng áp dụng mô hình giao dịch “một cửa”, khoán biên chế, khoán biên chế quỹ lương; xác định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy và phân định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, cải tiến phong cách, lề lối làm việc, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà.v.v.."[48, tr. 29]. Làm tốt chủ trương cải cách hành chính sẽ là
một trong những động lực thúc đẩy vấn đề xây dựng môi trường xã hội đồng
thuận cho quá trình CNH, HĐH ở Hà Tĩnh
Một yếu tố rất quan trọng trong môi trường xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực của con người đó là tâm lý xã hội. Nó bao gồm các thành tố tâm trạng xã hội, tình cảm xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, khi người lao động có được trạng thái tâm lý an tâm tin tưởng, phấn kích ... thì tính tích cực của họ sẽ được khơi dậy và phát huy. Còn nếu ngược lại, tính tích cực sẽ bị thu lại dưới dạng tiềm ẩn, thay vào đó là trạng thái tâm lý buồn chán, thụ động, kém ý chí ... Do vậy, tạo ra được môi trường tâm lý xã hội thuận lợi, lành mạnh ở nơi làm việc sẽ là điều kiện quan trọng và đồng thời là động lực để nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của người lao động .
Để có một môi trường tâm lý thuận lợi, điều quan trọng nhất là phải đưa ra được những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện khả năng thực hiện xã hội, vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, Hà Tĩnh nói riêng để tạo ra tâm lý an tâm, phấn khởi tích cực của người lao động, cần quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của số đông người lao động. Đó là những nhu cầu về việc làm, thu nhập cao, dân chủ, bình đẳng, công bằng xã
92
hội, nâng cao sự hiểu biết, tự khẳng định bản thân, chống triệt để tham nhũng, quan hệ thân ái hơn nơi làm việc,v.v..
Vai trò quyết định của nguồn lực con người suy cho đến cùng là ở năng lực sáng tạo, do đó phải tạo ra được môi trường tâm lý kích thích tinh thần sáng tạo của mỗi thành viên trong đơn vị. Vì vậy, cần có cơ chế rộng mở thu hút các sáng kiến của mọi cá nhân. Tất cả các sáng kiến, ý kiến đóng góp dù lớn hay nhỏ đều được trân trọng, đánh giá khách quan và có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Đồng thời luôn khuyến khích lối tư duy sáng tạo; khích lệ cổ vũ, động viên kịp thời những kết quả cao của người lao động. Có như thế mới làm cho người lao động nhất là đội ngũ cán bộ giàu óc sáng tạo, giám mạnh dạn thực hiện những ý tưởng mới, tiến bộ trong sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, phải đặc biệt quan tâm việc tạo động lực kích thích tính tích cực của con người, phát huy tính tích cực của người lao động bằng cách giải quyết tốt
vấn đề lợi ích. Lợi ích có nhiều loại : lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, lợi ích
trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa, xã hội,v.v.. giữa các loại lợi ích có mâu thuẫn chứ không phải là hoàn toàn thống nhất do đó chỉ khi nào giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các loại lợi ích, mới tạo ra những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển. Trong tất cả các loại lợi ích nói ở trên, lợi ích cá nhân dễ được nhận biết hơn cả, vì nó đáp ứng ngay những nhu cầu bản thân mỗi người. Vì vậy, lợi ích cá nhân bao giờ cũng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất kích thích tính tích cực của con người, còn lợi ích tập thể và lợi ích xã hội thì chỉ có thể thể hiện được vai trò động lực của mình thông qua lợi ích cá nhân. Nếu lợi ích cá nhân bao giờ cũng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất kích thích tính cực của con người thì trong quan hệ hợp tác giữa người này với người khác hay nói rộng ra giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác phải dựa trên nguyên tắc cùng có lợi.
93
Trong số các loại lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất vì chúng trực tiếp đáp ứng nhu cầu bức thiết, sống còn của bản thân con người. Vì vậy, cần coi trọng lợi ích kinh tế, sử dụng chúng để phát huy tính tích cực của người lao động. Tuy nhiên, không vì thế mà coi nhẹ các lợi ích khác thuộc các lĩnh vực chính trị, văn hóa, bởi vì các loại lợi ích này cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động của con người. Hà Tĩnh là một tỉnh mà dân còn nghèo, do đó lợi ích kinh tế đang đóng vai trò quan trọng nhất, nó hướng vào mục đích thoát ra khỏi sự đói nghèo, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh. Vì vậy, coi trọng lợi ích kinh tế là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Song không nên coi nhẹ lợi ích tinh thần vì nó hướng vào mục đích xây dựng xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ.
Như vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích một mặt, đòi hỏi phải khuyến khích thực hiện những lợi ích đóng vai trò quan trọng nhất là động lực mạnh mẽ nhất, thúc đẩy sự hoạt động sáng tạo của mỗi người. Mặt khác, phải đặt việc thực hiện các lợi ích đó trong những hoàn cảnh cụ thể, trong sự tương quan với các lợi ích khác, đảm bảo kết hợp một cách hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và của cả cộng đồng .
Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa các loại lợi ích trong từng trường hợp cụ thể, với hoàn cảnh lịch sử thời gian, không gian cụ thể luôn đòi hỏi một sự sáng tạo rất lớn, trước hết ở những người làm nhiệm vụ quản lý các quá trình kinh tế - xã hội. Phải nắm vững mối quan hệ giữa các lợi ích, thấy được vai trò, vị trí của từng loại lợi ích, mức độ tác động của chúng trong từng hoàn cảnh, từng thời điểm cụ thể. Giải quyết tốt vấn đề lợi ích sẽ tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho việc khai thác sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người.
Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng để có môi trường xã hội thuận lợi phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người, còn phải làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ tăng dân số
94
và khắc phục tệ nạn xã hội. Đói nghèo và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm giảm thể lực do điều kiện sinh hoạt vật chất không đảm bảo. Người nghèo ít có điều kiện để học hành đầy đủ, làm giảm sự phát triển trí tuệ nên không thể tiếp thu và vận dụng tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Đói nghèo cộng với tệ nạn xã hội sẽ làm suy yếu thể lực, trí lực của con người không phải chỉ một thế hệ mà còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau. Kết quả là làm suy yếu nguồn lực con người và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động, đến sự tăng trưởng kinh tế, đến công bằng và tiến bộ xã hội. Song thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội không phải do ai khác mà do chính con người - chủ thể của mọi quá trình kinh tế - xã hội. Vì vậy, đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội là một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho việc phát huy nguồn lực con người. Ở Hà Tĩnh cần tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho những đối tượng, địa bàn bức xúc về đói nghèo; phân công cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá trên cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch đến từng thôn, bản.
Đối với phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Tĩnh cần tập trung vào các nội dung: nắm chắc các đối tượng trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chữa trị, phục hồi; tổ chức thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các mô hình điển hình tốt; đấu tranh truy quét tụ điểm, điểm nóng; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là cán bộ xã phường và cán bộ công tác tại cơ sở chữa bệnh; bố trí cán bộ, ngân sách, huy động các nguồn lực của cộng đồng xã, phường tham gia tích cực về nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác xây dựng xã phường trong sạch, vững mạnh không có tệ nạn xã hội
95
gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu phố, bản, làng, thôn, ấp", củng cố, giữ vững các xã, phường không có tệ nạn xã hội.
Tóm lại, Hà Tĩnh muốn có môi trường xã hội thuận lợi cho việc khai
thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người, phải thực hiện tổng hợp các giải pháp, phải gắn phát triển kinh tế, xã hội với đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo kỷ cương pháp luật để thực hiện dân chủ hóa cơ sở. Đặc biệt, đấu tranh chống tham nhũng phải là nhiệm vụ cấp bách đối với Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, Hà Tĩnh phải tạo được động lực kích thích tính tích cực của con người bên cạnh việc thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ tăng dân số và phòng chống các tệ nạn xã hội.