Để khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người phải giải quyết hàng loạt vấn đề, từ khâu tạo việc làm đến công tác tổ chức lao động xã hội. Việc tổ chức lao động xã hội đòi hỏi phải xử lý đồng bộ các khâu từ tuyển dụng, đến bố trí, sử dụng, đánh giá, đề bạt, sàng lọc, cũng như quản lý đối với từng loại lao động, v.v..
* Về giải quyết việc làm :
Qua phân tích ở chương II thì vấn đề thiếu việc làm ở Hà Tĩnh đang là vấn đề bức bách, cần phải được khắc phục, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, tiến tới việc làm có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần dựa trên những quan điểm chỉ đạo thống nhất, phù hợp với điều kiện địa phương Hà Tĩnh và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước hết, mọi người, mọi gia đình, mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kinh tế cùng tạo việc làm cho người lao động. Phải đa dạng hoá giải quyết việc làm, việc làm không chỉ trong biên chế, không chỉ ngoài xã hội mà ngay tại mỗi gia đình. Vì thế, vấn đề bao trùm để giải quyết việc làm cho người lao động là tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng sức lao động bằng cách mở mang nhiều ngành nghề, phát triển sản xuất và kinh doanh, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo ra cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi .
Bộ máy chính quyền tỉnh phải tạo ra môi trường và các điều kiện cần thiết để người lao động được tự do làm ăn, tự do tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người
72
và khả năng sáng tạo vô hạn của các cá nhân. Đồng thời, cùng với điều đó phải thực hiện phương châm dân tự lo việc làm trong các thành phần kinh tế, khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các cấp chính quyền. Các cấp chính quyền có nhiệm vụ tổ chức, quản lý và giải quyết việc làm cho người lao động như tạo ra môi trường, tiền đề để phát triển nơi làm việc, khuyến khích và bảo trợ cho người lao động tự tạo việc làm, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án giải quyết việc làm. Người lao động cần chủ động sáng tạo, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế phù hợp với pháp luật và điều kiện cụ thể của địa bàn trong tỉnh. Vấn đề quan trọng và bức bách hiện nay là giải quyết việc làm cho thanh niên, tập trung vào địa bàn chiến lược là khu vực nông thôn. Việc giải phóng việc làm và lực lượng sản xuất phải bắt đầu từ nông thôn, đồng thời nhấn mạnh bảo đảm công ăn việc làm cho dân phải là một mục tiêu xã hội hàng đầu.
Để làm tốt điều nói trên thì giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, tức là tạo việc làm phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc sử dụng lao động phải hướng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và trở thành yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua Hà Tĩnh đã có những giải pháp để tạo việc làm cho người lao động. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết được xấp xỉ hai vạn lao động có việc làm mới. Tuy nhiên con số đó mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu việc làm đặt ra. Mục tiêu đặt ra trong 5 năm từ năm 2001-2005 là tạo ra khoảng 15 vạn chỗ làm việc mới (bình quân mỗi năm đạt 3 vạn chỗ làm việc mới); giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3%.
Để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển, thì Hà Tĩnh phải lựa chọn một số mũi nhọn công nghệ cao cho một số khu kinh tế quan trọng của tỉnh, đồng thời sử dụng lao động có kỹ thuật cao sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế cần thiết, song cũng phải lựa chọn và áp dụng những công nghệ sử dụng kỹ thuật thấp thích ứng với điều kiện cụ thể từng
73
ngành, từng vùng, từng lĩnh vực kinh tế của Hà Tĩnh, để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo ra nhiều việc làm phù hợp với trình độ lao động của địa phương. Định hướng của tỉnh Hà Tĩnh là phấn đấu thực hiện mục tiêu có công ăn việc làm và quyền được làm việc cho mọi người; người lao động tự do có việc làm và tự do tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ như thế mới thực hiện được quyền bình đẳng. Muốn vậy, Hà Tĩnh phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và thúc đẩy nó phát triển để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo ra được nhiều chổ làm việc mới. Đồng thời giải quyết việc làm phải hướng vào mục tiêu chống thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm, tăng thu nhập. Về mặt kinh tế, giảm thất nghiệp cũng có nghĩa là giảm sự lãng phí nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, nó góp phần ổn định xã hội, hạn chế các hành vi tiêu cực nảy sinh do thất nghiệp như: nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, tội phạm hình sự, v.v.. Như vậy, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế là hai nội dung gắn chặt với nhau, đan xen vào nhau, tác động biện chứng với nhau và cùng hướng vào mục tiêu hàng đầu là khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội. Cụ thể, trước mắt trong những năm tới để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, thực hiện yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Hà Tĩnh cần làm tốt một số vấn đề sau :
Một là, công tác qui hoạch và kế hoạch hoá dài hạn về lao động, việc
làm trong nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh cần được tiếp tục triển khai nghiêm túc trên cơ sở điều tra, đánh giá chuẩn xác thị trường lao động nông thôn. Các chương trình, dự án về việc làm của tỉnh cần triển khai có hiệu quả (như dự án tín dụng vay vốn giải quyết việc làm, dự án tổ chức dịch vụ việc làm và tư vấn việc làm cho người lao động, dự án đào tạo nghề gắn với việc làm, dự án phát triển nông thôn mới …).
Hai là, cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Hà Tĩnh theo hướng CNH, HĐH. Đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng và cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
74
trong nội bộ ngành nông nghiệp sao cho thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà tỉnh Đảng bộ đã đề ra.
Ba là, sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp, từng bước thực hiện cổ
phần hoá, bán, khoán, cho thuê để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế,
kỹ thuật và xã hội ở nông thôn, vì nó là tiền đề tất yếu để phát triển sản xuất, nhờ đó tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Trước hết, cần mở rộng mạng lưới đường sá liên huyện, liên xã nối các vùng nông thôn với đô thị và hải cảng để tạo điều kiện thông thương cho hàng hoá cung ứng về nông thôn và hàng hoá từ nông thôn tiêu thụ ra ngoài vùng. Vấn đề cung ứng điện và nước sạch, kể cả nước nông thôn cũng phải ưu tiên, sắp xếp lại dân cư cho phù hợp với điều kiện phân bố lại lao động và cải thiện dần môi trường sống ở nông thôn. Đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ sinh học, hướng dẫn cho nông dân những kiến kiến thức sản xuất kinh doanh, phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn để từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .
Mặt khác, để làm tốt công tác giải quyết việc làm thì tỉnh phải tăng
cường vốn đầu tư tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và mở rộng xuất khẩu lao động. Như chúng ta biết, quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm được hình thành từ năm 1992, theo báo cáo của Sở LĐ - TB & XH, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 25.271 triệu đồng. Trong 4 năm (1997- 2000) đã thực hiện cho vay 1.771 dự án, với số tiền: là 24.528 triệu đồng, tạo việc làm cho 10.723 lao động. Cùng với việc thực hiện tốt cho vay vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120 của Chính phủ thì tỉnh cần có chính sách hấp dẫn, tin cậy để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ viện trợ quốc tế nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động .
Ngoài ra, cần mở rộng hơn nữa hệ thống các trung tâm dạy nghề và xúc
75
làm, khả năng cung ứng lao động được đào tạo, cũng như các yêu cầu và khả năng sử dụng lao động.
* Về tổ chức lao động xã hội:
Song song với giải quyết việc làm thì vấn đề quan trọng cấp bách cần phải tiến hành đó là tổ chức tốt lao động. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người. Tổ chức lao động chính là sự phân công, bố trí, quản lý lao động, bố trí quản lý cán bộ và những cơ chế, chính sách về lao động và quản lý lao động trong việc thu hút lao động, phát huy tính tích cực của người lao động. Để tổ chức và quản lý tốt nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh, cần phải có một cơ quan chuyên đảm nhiệm công tác này, từ việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, triển khai chương trình đào tạo và đào tạo lại, đến việc đưa ra các chính sách vĩ mô như điều chỉnh cơ cấu đào tạo, cơ cấu lao động, phân bổ nguồn nhân lực, chính sách KH - CN, chính sách tiền lương, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động, chính sách cán bộ..., nhằm sử dụng và phát triển tốt lực lượng lao động của tỉnh vào sự nghiệp CNH, HĐH.
Trước hết, vấn đề trọng tâm và quan trọng nhất là phải đảm bảo có một
cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là phải xoá bỏ khoảng cách quá xa giữa cơ cấu lao động rất lạc hậu của tỉnh hiện tại với cơ cấu kinh tế đang phát triển theo hướng CNH, HĐH và hội nhập. Cơ cấu đó phải được xem xét trên nhiều phương diện:
- Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo ngành, theo thành phần kinh tế mà phân bố lại lao động theo ngành nghề, theo vùng, theo khu vực kinh tế, và dự báo nhu cầu về lao động (số lượng, chất lượng và cơ cấu) trong những năm tới.
- Dựa trên qui hoạch phát triển các ngành, các vùng, các khu công nghiệp để xây dựng các qui hoạch phát triển thuộc các lĩnh vực nguồn nhân lực nhất là qui hoạch GD - ĐT nghề nghiệp, các sự nghiệp dịch vụ việc làm,
76
thông tin thị trường lao động để khắc phục tình trạng lực lượng lao động qua đào tạo còn ít, và tránh tình trạng bất hợp lý trong việc phân bố lao động chuyên môn, khu vực sản xuất và phi sản xuất .
- Đổi mới công tác kế hoạch hóa lao động, việc làm theo định hướng cầu lao động trên thị trường lao động .
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh hiện nay.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị theo qui hoạch của tỉnh.
Thứ hai, tiếp tục giải phóng sức sản xuất, sức lao động đảm bảo phát
huy tối đa nội lực, nguồn nhân lực của tỉnh cho sự phát triển. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo cho người lao động thực sự được tự do phát triển nghề nghiệp, tự do thuê mướn lao động, liên doanh, liên kết, tự do di chuyển lao động và hành nghề. Thực hiện bình đẳng trong các quan hệ lao động từ tuyển dụng đến trả công lao động và thực hiện bảo hiểm xã hội. Đồng thời tạo động lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển các lực lượng lao động trong tỉnh như nhà quản lý, nhà chuyên môn, đội ngũ lao động trí óc và lao động chân tay.
Thứ ba,phải bố trí lao động hợp lý từ lao động chân tay đến lao động trí
óc, từ lao động quản lý đến lao động thừa hành, bảo đảm sự phù hợp giữa năng lực, trình độ, sở trường của người lao động với yêu cầu công việc đòi hỏi. Muốn vậy, ngay từ khâu tuyển dụng lao động phải xuất phát từ yêu cầu công việc; thực hiện chế độ thi tuyển nghiêm túc với những nội dung và yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng loại lao động; đa dạng hoá loại hình tuyển dụng và sử dụng lao động. Việc bố trí, sắp xếp lao động phải căn cứ vào yêu cầu công việc theo nguyên tắc "tuỳ việc xếp người". Tiền lương được trả theo chức danh và kết quả thực hiện công việc; đồng thời thực hiện đa dạng hoá các hình thức phân phối (theo lao động, vốn, tài sản đóng góp, các cống hiến khác
77
cho xã hội). Có cơ chế, chính sách quản lý lao động hiệu quả sao cho người lao động gắn bó với cơ sở sản xuất, kinh doanh và phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.
Thứ tư, tạo lập môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ KH - CN,
thúc đẩy hoạt động sáng tạo của họ. Đội ngũ cán bộ KH - CN có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình CNH, HĐH, vì vậy Hà Tĩnh cần có những chính sách sắp xếp, bố trí hợp lý, tạo điều kiện thông thoáng để cán bộ KH - CN có cơ hội đóng góp ý kiến, phát biểu quan điểm của mình; trân trọng lắng nghe ý kiến của đội ngũ KH - CN, tổ chức tiếp xúc thích hợp để họ có thể đóng góp vào việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách phát triển các vấn đề kinh tế - xã hội cũng như thẩm định về mặt khoa học đối với qui hoạch, chiến lược và các đề án phát triển kinh tế - xã hội lớn của tỉnh. Đồng thời, đánh giá đúng kết quả công việc và đãi ngộ xứng đáng với cống hiến của họ.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nhân lực bằng
các cơ chế, chính sách phù hợp. Cụ thể là phải kịp thời khắc phục những bất cập trong cơ chế, chính sách hiện hành, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách mới phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, quan trọng nhất là cơ chế, chính sách kích thích lợi ích, cơ chế chính sách bảo đảm dân chủ trong tuyển dụng, phân công, đãi ngộ và quản lý lao động, quản lý nguồn nhân lực. Có một thực tế đang diễn ra ở Hà Tĩnh hiện nay là hàng năm số lượng sinh viên người Hà Tĩnh tốt nghiệp đại học rất lớn ở các trường đại học nhưng số người trở về tỉnh làm việc lại rất ít. Ý thức được điều đó, Hà Tĩnh đã có những chính sách nhằm khuyến khích sinh viên giỏi ra trường trở về quê làm việc, chính sách thu hút người tài ở các nơi về tỉnh công tác. Cụ thể là UBND tỉnh đã ra Quyết định số 822/2002/QĐ-UB - TC ngày17 tháng 4 năm 2002 về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng và