Quan niệm về nguồn lực con người

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 25)

Trước hết cần xem xét khái niệm "nguồn lực". Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, dưới dạng tổng quát, khái niệm "nguồn lực" được hiểu là toàn bộ các yếu tố cả vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, phải quan niệm nguồn lực của phát triển như một hệ thống, mỗi một nhân tố trong hệ thống đó đều có đặc điểm, vai trò riêng và có mối quan hệ hữu cơ với các nhân tố khác. Nguồn lực con người nằm ở trung tâm của hệ thống này, bởi vì phải thông qua hoạt động của con

22

người mới phát triển xã hội được, mới có thể biến tiềm năng trở thành hiện thực. Chính con người phát hiện ra các nguồn lực; con người tổ chức, khai thác các nguồn lực để phục vụ cho mục đích của mình. Chính con người sử dụng các nguồn lực đó để thoả mãn những nhu cầu, những lợi ích của mình và của xã hội, và cũng chính con người sẽ phát triển các nguồn lực, sử dụng các nguồn lực như là những phương tiện và công cụ, điều kiện để phát triển xã hội.

Về khái niệm "nguồn lực con người", qua tìm hiểu chúng tôi thấy quan niệm về nguồn lực con người khá đa dạng. Liên hợp quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước. Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình KH - CN cấp Nhà nước "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" mang mã số KX 07 do GS, TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, cho rằng nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất [26, tr 328]. Trong bài viết đăng trên tạp chí Triết học số 3/2000, TS. Đoàn Văn Khái cho rằng nguồn lực con người không chỉ là lực lượng lao động hay nguồn lao động mà là một tập hợp các yếu tố (thể lực, trí lực, tâm lực…) của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự phát triển xã hội. Theo đó, tác giả cho rằng " Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội" [32, tr. 32].

TS. Hồ Anh Dũng trong một cuốn sách xuất bản năm 2002, cho rằng "Nguồn nhân lực là nguồn sức mạnh của con người, là sự kết hợp hữu cơ giữa thể lực và trí lực, đem lại cho con người năng lực sáng tạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới và nhu cầu của con người"[17, tr.62], và tác giả còn cho rằng" khái niệm nguồn lực con người không

23

mâu thuẫn mà thống nhất với khái niệm yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. Hai vấn đề đó chỉ khác nhau ở phạm vi xem xét mà thôi [17, tr. 62], v.v.

Các quan niệm về nguồn lực con người trên đây tuy khác nhau về ngôn từ, cách thể hiện, nhưng nhìn chung đều đề cập đến yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần của con người, phản ánh thể lực, trí lực và những phẩm chất tinh thần khác (tâm lực) ở con người, nhờ đó tạo ra được sức mạnh với tư cách là một nguồn lực của sự phát triển xã hội. Như vậy, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu " nguồn lực con người" là tổng hợp toàn bộ các yếu tố thể chất và tinh thần của con người, các hoạt động vật chất và tinh thần của họ đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Tìm hiểu khái niệm "nguồn lực con người" không phải là vấn đề câu chữ, cái chính là hiểu đúng nội hàm khái niệm "nguồn lực con người" để trên cơ sở đó có định hướng đúng đắn cho việc nuôi dưỡng, phát triển, khai thác và sử dụng nguồn lực con người, phát huy tốt tiềm năng con người, qua đó khai thác có hiệu quả các nguồn lực khác vì mục tiêu phát triển. Trên tinh thần đó, cần phải hiểu khái niệm "nguồn lực con người" với nội hàm rộng. Nó bao hàm số lượng dân cư và lao động; tốc độ tăng dân số và lao động; cơ cấu dân cư và lao động; chất lượng dân số và lao động phản ánh qua trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần, nghĩa là những năng lực và phẩm chất sinh lý - tâm lý - xã hội của con người tạo nên nhân cách trong mỗi cá nhân; đặc điểm và sức mạnh của nguồn lực con người; mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại trong nguồn lực con người; v.v.. Đặc biệt, khi nói tới nguồn lực con người và vai trò của nó phải xem xét con người vừa với tư cách là chủ thể vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội. Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng các nguồn lực khác hiện có, đồng thời qua đó góp phần tạo ra các nguồn lực mới, để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác cả về thể lực và trí lực cho mục tiêu phát triển xã hội. Dĩ nhiên, hai tư cách này tồn tại không tách rời nhau, vì lẽ khi khai thác

24

các nguồn lực khác con người tất yếu phải sử dụng trí lực và thể lực của mình, chính con người với sức lực và trí lực của mình quyết định mục tiêu, cách thức, nội dung và hiệu quả khai thác các nguồn lực khác. Ngược lại, quá trình khai thác trí lực và thể lực ở con người đều có quan hệ với các nguồn lực khác ở các mức độ khác nhau. Với ý nghĩa đó, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình kinh tế - xã hội; và do vậy, nguồn lực con người giữ vị trí trung tâm không chỉ trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội mà còn của chính sự phát triển xã hội.

Sức mạnh của nguồn lực con người biểu hiện qua sức mạnh của thể lực, trí lực, đạo đức, niềm tin, ý chí…, ở sự thống nhất biện chứng giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng không chỉ trong thực tế mà còn ở dạng tiềm năng. Những yếu tố trên có quan hệ hữu cơ và trong điều kiện ngày nay, trí lực có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng sức mạnh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trí lực cũng như thể lực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đẩy tiến bộ xã hội khi chủ nhân của nó là những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Đạo đức là yếu tố tất yếu trong yêu cầu của đời sống con người, có vai trò như một động lực tinh thần của sự phát triển xã hội. Vì vậy, khi xem xét nguồn lực con người đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, phải nhìn nhận con người với tất cả hiện trạng, tiềm năng, đặc điểm và sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội ở cả phương diện là chủ thể lẫn phương diện là khách thể.

1.2.2. Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Để thấy rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác để qua đó thấy được mức độ chi phối đến sự thành bại của CNH, HĐH. Đồng thời, phải đặt công nghiệp hoá trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng KH - CN phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành yêu cầu

25

khách quan, xu thế phổ biến của nhân loại, khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá mà cốt lõi là hiện đại hoá lực lượng sản xuất. Mặt khác, cũng phải đặt CNH, HĐH trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Với cách tiếp cận như vậy, vai trò quyết định của nguồn lực con người thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH.

Như chúng ta đều biết, xét đến cùng, yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất, trong đó người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác, cũng không đủ mà còn cần có những con người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Khi phân tích lực lượng sản xuất V.I. Lênin cũng đánh giá "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [33, tr. 430]. Như vậy, quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin đều khẳng định người lao động là yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất. Sở dĩ như vậy là vì thứ nhất, nếu không có con người với trí lực, thể lực và những năng lực phẩm chất cần thiết khác thì dù tư liệu lao động có sức mạnh đến đâu và đối tượng lao động có phong phú như thế nào cũng không có tác dụng, quá trình sản xuất không được thực hiện. Thứ hai, trừ đối tượng lao động gồm những loại có sẵn trong tự nhiên (thiên nhiên 1) còn lại tất cả các yếu tố khác trong lực lượng sản xuất từ công cụ lao động, phương tiện vận chuyển đến đối tượng lao động đã qua chế biến (thiên nhiên 2) đều do con người sáng tạo ra (trên cơ sở thiên nhiên

1). Thứ ba, mọi sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất đều do con

người. Như vậy, với tư cách là một lực lượng sản xuất, con người vị trí quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, quyết định toàn bộ quá trình sản xuất xã hội. Đúng như Bác Hồ của chúng ta đã nói " Vô luận việc gì đều do con người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều như thế cả" [ 34, tr.113 ]

26

Xét trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như quá trình CNH, HĐH, nguồn lực con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò quyết định không những đối với việc phát huy mà còn đối với toàn bộ sự phát triển xã hội, điều này được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở

vật chất - kỹ thuật, vị trí địa lý…là những khách thể, chịu sự khai thác, cải tạo của con người và phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Các nguồn lực này tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn phát huy tác dụng và có ý nghĩa trong quá trình CNH, HĐH thì phải được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người, nghĩa là các nguồn lực khác tự nó không thể trở thành nguồn lực. Trong các nguồn lực, chỉ có con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý thức để sử dụng các nguồn lực khác và gắn các nguồn lực khác lại với nhau, tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình CNH, HĐH.

Thứ hai, so với các nguồn lực khác, chỉ có nguồn lực con người mà cốt

lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn, còn các nguồn lực khác đều hữu hạn. Tính vô hạn của trí tuệ con người được biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, nuôi dưỡng và khai thác nguồn lực con người một cách hợp lý. Trong khi đó các nguồn lực khác có thể bị khai thác cạn kiệt, đúng như nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler đã nhận định "Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết được" [43, tr. 41]. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng tính vô tận của tiềm năng trí tuệ thể hiện trên phạm vi cộng đồng, nhân loại chứ không phải ở mỗi cá nhân.

Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh áp đảo so với các nguồn lực khác

một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại đang dẫn nền kinh tế thế giới vận động đến nền kinh tế của trí tuệ (kinh tế tri thức). Ở những nước

27

công nghiệp phát triển, lao động trí tuệ ngày càng chiếm tỷ lệ cao, yếu tố tri thức chiếm tới 65% giá thành sản xuất và 35% giá trị sản phẩm. Giờ đây, sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức, nhờ nó con người có thể sáng tạo những máy móc "bắt chước" hay "phỏng" theo những đặc tính trí tuệ của chính con người. Chính do sức mạnh to lớn của trí tuệ con người đã làm thay đổi thang giá trị của các loại tài nguyên, các loại nguồn lực và ngày nay đối tượng khai thác đang được chuyển vào chính bản thân con người. Nói cách khác, trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên.

Thứ tư, con người với tất cả những năng lực và phẩm chất chất tích cực

của mình, bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo, niềm tin và ý chí…, thì tự mình có thể trở thành động lực của sự phát triển xã hội nói chung. Đối với quá trình CNH, HĐH, sự thành công của quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy công cuộc CNH, HĐH sẽ không đạt được kết quả tốt, thậm chí thất bại, nếu không lựa chọn được mô hình đúng, các bước đi thích hợp và các giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế, dù có đủ các nguồn lực khác. Điều này một lần nữa lại nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người - chủ thể trực tiếp, hiện thực của toàn bộ quá trình CNH, HĐH.

Tóm lại, nguồn lực con người giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá

trình CNH, HĐH. Điều này thể hiện không chỉ trong quan hệ với các nguồn lực khác, mà còn ở chỗ con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của CNH, HĐH, vừa là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định quá trình CNH, HĐH, vừa là khách thể được khai thác triệt để cho sự thành công của CNH, HĐH, vừa là đối tượng mà chính quá trình CNH, HĐH phải hướng vào phục vụ.

28

Nghĩa là, CNH, HĐH do con người và vì con người; mối quan hệ giữa nguồn lực con người và CNH, HĐH là mối quan hệ biện chứng, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quyết định nội dung, cách thức và kết quả của quá trình CNH, HĐH. Cần thấy rằng, CNH, HĐH không chỉ là con đường tất yếu để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà còn là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cuộc cách mạng vì con người và do con người. Sự nghiệp lớn lao ấy đòi hỏi "chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)