Nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh đang quản lý theo Pháp lệnh công chức và Bộ luật Lao động Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc quản lý lao động vừa theo chỉ tiêu số lượng và chất lượng, vừa quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp do Nhà nước trả lương, UBND dân tỉnh giao sở Nội vụ giúp UBND tỉnh theo dõi, quản lý. Lực lượng lao động ở khu vực sản xuất, kinh doanh,
51
khu vực tập thể và cá thể, UBND tỉnh giao Sở LĐ - TB & XH quản lý. Lực lượng lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp toàn tỉnh có hơn 25 nghìn người được giao chỉ tiêu biên chế hằng năm cho các ngành, các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Lực lượng lao động này được quản lý tương đối chặt chẽ, không chỉ quản lý bằng chỉ tiêu số lượng, chất lượng mà quản lý cụ thể đến từng người. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có văn bản quy định phân cấp quản lý cán bộ. Tất cả cán bộ công chức có hệ số lương từ 4,75 trở lên, cán bộ công chức giữ chức vụ từ phó chủ tịnh UBND dân huyện, thị trở lên (đối với cấp huyện), cán bộ, công chức giữ chức vụ phó giám đốc sở, ngành tương đương trở lên khi đề bạt thuyên chuyển, giải quyết chế độ chính sách đều phải có thông báo của Tỉnh uỷ trên cơ sở đó chính quyền mới ra quyết định về mặt Nhà nước, việc tuyển dụng cán bộ công chức thực hiện theo chế độ thi tuyển. Cán bộ công chức có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Khi ốm đau, thai sản, cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu đều được giải quyết chế độ chính sách theo quy định Nhà nước. Như vậy việc quản lý lao động ở Hà Tĩnh tương đối chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, các cơ quan chức năng chuyên môn theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Vì vậy, lực lượng lao động ở Hà Tĩnh được hưởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, không để xảy ra tình trạng người lao động bị cắt xén tiền lương, không được mua bảo hiểm, hay bị đối xử ngược đãi,v.v..
Để thu hút nhân tài tăng thêm chất lượng nguồn lực con người cho CNH, HĐH, UBND Tỉnh đã ban hành chính sách thu hút nhân tài. Tất cả học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng loại giỏi tự nguyện về Hà Tĩnh công tác được miễn thời thời gian tập sự về tiền lương, được ưu tiên phân đất ở, nhà ở, được trợ cấp một lần 5 triệu đồng. Đối với giáo sư, tiến sỹ tình nguyện về tỉnh công tác ngoài ưu tiên về đất ở, nhà ở, còn được trợ cấp một lần 40 triệu đồng. Đối với cán bộ công chức đi học sau đại học, học chính trị, học ngoại ngữ ngoài trợ cấp chung của Nhà nước tỉnh còn hỗ trợ cho nam
52
350.000đồng/tháng, nữ 450.000đồng/tháng. Khi tốt nghiệp thạc sỹ được cấp 10 triệu đồng, tốt nghiệp tiến sỹ được cấp 20 triệu đồng, cán bộ xã phường, thị trấn học đại học theo kế hoạch đào tạo của tỉnh được trợ cấp khoản tiền 1.000.000 đồng/năm trong thời gian đi học.v.v.. Chính sách khuyến tài tuy mới được ban hành, thực hiện vào năm 2002 nhưng điều đó đã chứng tỏ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh rất quan tâm đến việc thu hút, động viên người tài, có trình độ cao về tỉnh làm việc. Trong lúc Hà Tĩnh còn nghèo, nguồn thu còn hạn hẹp, nhưng với chính sách khuyến tài này chứng tỏ việc xây dựng nguồn lực con người ở Hà Tĩnh đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đặt ra một cách cấp bách, khẩn thiết trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
Lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh toàn tỉnh có khoảng 475 nghìn người (kể cả lao động ở nông thôn). Quản lý lao động ở khu vực này khác với khu vực hành chính sự nghiệp, UBND tỉnh không giao chỉ tiêu biên chế cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự chủ về việc tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định của Bộ luật lao động, các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Số người được hợp đồng lao động và thời hạn hợp đồng lao động tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp phụ thuộc kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phụ thuộc hợp đồng lao động.
Tuy không giao chỉ tiêu biên chế tiền lương nhưng chế độ quản lý lao động tại các doanh nghiệp tương đối chặt chẽ. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng,1 năm các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình tăng giảm lao động, tình hình thu nhập và các chế độ chính sách khác với Sở LĐ - TB & XH. Hàng năm doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương trình Sở LĐ - TB & XH thẩm định. Tuy được quản lý chặt chẽ, tiền lương, các khoản thu nhập tương đối kịp thời nhưng nhìn chung mức thu nhập của người lao động ở Hà Tĩnh còn rất thấp. Với mức lương bình quân 700.000 đồng/tháng thì người lao động rất khó khăn
53
trong đời sống, chưa nói đến những doanh nghiệp mức lương còn dưới mức tối thiểu, hoặc đến tháng nhưng lương vẫn chưa có. Nguyên nhân chính của tiền lương thấp và chậm là do các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh làm ăn còn kém hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh thu thấp, không có các doanh nghiệp lớn, mức đầu tư, chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cổ phần hoá đang diễn ra rất chậm.
Để đảm bảo quyền lợi và chế độ chính sách cho người lao động, hàng năm UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm: Sở LĐ - TB- XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh đến các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có sử dụng lao động kiểm tra tình hình thực hiện Bộ luật lao động, Luật công đoàn, Điều lệ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế...Kết quả kiểm tra hàng năm cho thấy chỉ có khoảng 60% lao động ở các doanh nghiệp có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động, còn 40% lao động không có hợp đồng lao động, đồng thời cũng không có sổ bảo hiểm xã hội. Thoả ước lao động tập thể giữa chủ sử dụng lao động và đại diện người lao động mới đạt 80%, số còn lại chưa có thoả ước. Một số công nhân đến thời hạn nâng lương không được tham gia thi nâng bậc và không được nâng lương. Với những sai phạm đó UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm minh.
Qua nghiên cứu tình hình quản lý nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh có thể nêu lên một số ưu điểm, nhược điểm cơ bản sau:
Ưu điểm: Việc quản lý nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh được các cấp uỷ
Đảng, chính quyền rất quan tâm. Việc quản lý cán bộ, công chức và người lao động tương đối chặt chẽ. Mọi sự tăng, giảm, biến động về lao động đều phải qua cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định. Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động được đảm bảo theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài, bước đầu tương đối có hiệu quả, đã thu hút được một số nhân tài về địa phương công tác. Những tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực không đúng quy định của
54
Nhà nước khi phát hiện đã được xử lý nghiêm túc, có tình, có lý, đã có tác dụng giáo dục đối với tổ chức và các cá nhân người lao động.
Nhược điểm: Công tác phân công cán bộ còn nhiều hạn chế. Việc phân
công, bố trí cán bộ chưa căn cứ vào nhu cầu công việc, còn nặng về giải quyết nhân sự. Nhiều ngành, nhiều cơ quan phân công, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ có lúc còn chưa căn cứ vào chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo mà còn còn thái độ vị nể nên hiện tượng bố trí cán bộ trái ngành, trái nghề còn diễn ra. Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ còn có những bất cập so với công việc thực tế. Chính sách thu hút cán bộ, thu hút nhân tài chậm ban hành, dẫn đến xảy ra hiện tượng chảy chất xám ra ngoại tỉnh. Điều này thực sự gây khó khăn cho Hà Tĩnh khi bước vào CNH, HĐH.
2.2.4. Tình hình giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực liên quan đến nhiều lĩnh vực, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những lĩnh vực tác động trực tiếp đến nguồn lực con người như: giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ.
Tình hình giáo dục - đào tạo:
Những năm gần đây có sự quan tâm lớn về đầu tư kinh phí và tập trung xây dựng cơ sở vật chất và đồng thời với truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh, nên tỷ lệ học sinh nhập học những năm qua khá cao. Cụ thể như sau: năm học 1999 - 2000, tỷ lệ nhập học của bậc tiểu học là 99,52%; bậc THCS là 95,34%, bậc THPT là 54,29%. Năm học 2000 - 2001, tỷ lệ nhập học của bậc tiểu học là 99,54% ; bậc THCS là 95,36%, bậc THPT là 54,35%. Năm học 2001 - 2002, tỷ lệ nhập học của bậc tiểu học là 99,56% ; bậc THCS là 95,38%, bậc THPT là 54,35% [47, tr.7]. Điều đó chứng tỏ người Hà Tĩnh luôn luôn phát huy truyền thống hiếu học của mình, tinh thần ham học tập vẫn là tính cách con người Hà Tĩnh xưa và nay. Đây sẽ là tiền đề tất yếu để nâng cao trình
55
độ học vấn cho nguồn lao động của tỉnh, và là điều kiện nội sinh để phát triển nguồn lao động cho CNH, HĐH sắp tới của Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã rất chú ý đầu tư ngân sách cho giáo dục. Cụ thể, năm 2002, tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục trong tổng GDP là 6.68%; tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước địa phương là 32,54%. (Xem Phụ lục 6). Với số liệu đó, chúng ta thấy mức chi cho giáo dục còn thấp so với cả nước, nhưng so với ngân sách địa phương thì đó quả thật là một sự quan tâm lớn của tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì vậy mà Hà Tĩnh là một trong 7 tỉnh của cả nước đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS sớm nhất cả nước. GD - ĐT có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, trên 85% đội ngũ giáo viên các cấp học được chuẩn hoá; các ngành học, cấp học có cơ cấu hợp lý hơn. Công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh và đạt kết quả khá. Đến nay Hà Tĩnh đã có 9 trường phổ thông ngoài công lập, thu hút 30% học sinh THPT, có 120 trường tiểu học, 6 trường THCS và 6 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bình quân mỗi năm có trên 40 học sinh giỏi quốc gia; có 4 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Hệ thống dạy nghề được cũng cố và phát triển, mỗi năm đáp ứng đào tạo được 25.000 người trong đó đào tạo dài hạn 1.500 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 15%. Hiện tại Hà Tĩnh đã và đang triển khai dự án thành lập trường Đại học Hà Tĩnh, năm học 2003-2004, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo cho Hà Tĩnh 150 sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh và chuyên ngành Công nghệ thông tin; Hà Tĩnh đang xúc tiến liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội để mở đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ cho Hà Tĩnh tại địa phương. Những năm tới Hà Tĩnh sẽ là một phân hiệu của Đại học Vinh. Đây là bước chuẩn bị cho thành lập trường đại học Hà Tĩnh, nhưng đồng thời là bước chuẩn bị quan trọng cho lực lượng lao động của tỉnh có trình độ đại học, trên đại học để nhanh chóng đáp ứng nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH. Như vậy, cho dù còn là tỉnh nghèo, kém phát triển
56
nhưng truyền thống về giáo dục thì dù trong hoàn cảnh nào người Hà Tĩnh cũng phát huy hết sức tốt đẹp. Sự nghiệp GD - ĐT Hà Tĩnh có bước phát triển tích cực, đúng hướng, góp phần nâng cao trình độ học vấn, dân trí cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh cũng
đang còn một số mặt non yếu cần phải tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục
Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường lớp, bậc học THCS, trường dạy nghề còn nhiều lúng túng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, nâng cao chất lượng và công tác xã hội hoá giáo dục ở các địa phương, huy động học sinh đúng độ tuổi đi học chưa triệt để.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học chưa được quan tâm đúng mức; vẫn còn những cán bộ giáo viên, những em học sinh vi phạm pháp luật, chưa chịu khó tu dưỡng, rèn luyện trau dồi nhân cách, lối sống. Một số tệ nạn xã hội đã len lỏi vào học đường chưa được loại trừ triệt để.
Chất lượng văn hoá đại trà, hiệu quả đào tạo tuy có được nâng lên nhưng còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi chưa cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ còn mang tính thời vụ, chưa tạo được ý thức tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn hoá theo ngành nghề đào tạo. Thiếu những chuyên gia, những nhà giáo giỏi, tài năng làm cốt cán ở các tổ chuyên môn thuộc các cấp học, ngành học.
Công tác quản lý, chỉ đạo, tham mưu, phối hợp các lực lượng xã hội của một số cơ sở giáo dục, một số trường còn nặng về tính chất hành chính, sự vụ, chưa thực sự toàn diện, chạy theo hình thức, chưa đầu tư suy nghĩ để tìm ra giải pháp tập trung giải quyết tốt vấn đề chất lượng. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá trường lớp, các loại hình đào tạo, các hình thức học tập chính quy và
57
không chính quy, tạo điều kiện và cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, dưới nhiều hình thức xây dựng một xã hội học tập còn nhiều mặt khiếm khuyết, hạn chế.
Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển trên bề rộng nhưng lại hạn chế về chiều sâu và hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD - ĐT ở một số địa phương, một số ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lượng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ:
Hiện tại Hà Tĩnh có một bệnh viện đa khoa với 600 giường bệnh và 11 trung tâm y tế ở 11 huyện thị, 100% xã phường có trạm xá. Đặc biệt tỉnh thực hiện tốt các Chương trình y tế quốc gia trên địa bàn, triển khai từng bước chương trình xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giảm nhanh số bệnh nhân sốt rét, lao, cơ bản loại trừ bệnh phong. Theo số liệu báo cáo của ngành y tế năm 2003 chỉ còn 0,38% người mắc bệnh sốt rét, bệnh biếu cổ còn 14%, 96% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng, 95% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm chủng. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh xác định "Tiếp tục đầu tư cũng cố mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; chủ động phòng chống các loại dịch bệnh; chấn chỉnh khám và