HUỲNH GIA XUYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TO
ANH HUONG DEN VIEC SINH VIÊN CHON TRUONG DAI HOC MO TP.HCM
Chuyén nganh: Quan Tri Kinh Doanh
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYÊN MINH HÀ
Trang 2iii
TOM TAT
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học
Mở TP.HCM” nhằm mục tiêu nhận dạng và xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM và từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện sản phẩm dịch vụ đào tạo, gia tăng hiệu quả cho nhà
trường, xây dựng các chiến lược marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển học viên, học sinh tốt nghiệp THPT
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính là: (1) nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận tay đôi nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài,
xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và tại
trường Đại học Mở TP.HCM nói riêng, (2) nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 366 Một số công cụ chủ yếu được sử
dụng như thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA, kiểm định độ tin cậy của thang do thông qua hệ số Cronbach alpha và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng
thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent-samples T-test) Kết quả phân tích nhân tố
EFA tao thành 7 nhân tố mới đều đạt yêu cầu khi kiểm định độ tin cậy của thang do Mức độ quan trọng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt như
sau: (1) Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT, (2)
Khả năng vào được trường, (3) Chất lượng dạy — học, (4) Công việc trong tương lai,
(5) Dac diém cia ban than sinh viên, (6) Người thân trong gia đình, (7) Người thân
ngoài gia đình Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường
hợp mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm “TP.HCM” với “tỉnh” trong nhân
tố “Nỗ lực của nhà trường dé đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT”
Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như: nghiên cứu sử dụng mẫu thuận
tiện nên hạn chế khả năng tổng quát hóa, kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu tại các cơ sở ở khu vực
TP.HCM, còn một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở
TP.HCM chưa được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này Việc triển khai nghiên cứu
Trang 3LOI CAM DOAN
LOI CAM ON TOM TAT MỤC LỤC iv
DANH MUC TU VIET TAT ii
DANH MUC BANG
DANH MỤC HÌNH -22¿©22VVEEVEVV2+++E22E25211111117222711111112211 1212112 e2 ix
(9:09 (cm 70a 1
1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI cccccccccccccccvcvrererererrrrrrrrriirrrirrrrrrrrrrrrrrree 1 1.2, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2+++++2222EE+vvvreertrrrrrtrrrrrvrrerrrrrer 3 13 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - ¿-2222v+vvveeeettrrtrtrrvvrvreerrrrrrrr 3 1.4 PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . cccccccc:cszrrre 3 1.5 Ý NGHĨA THUC TIEN CỦA ĐỀ TÀI -+ 222222ccccetrtrrrcrrrrrsrrercee 4 1.6 KET CAU CUA DE TAI
CHƯƠNG2_ CƠ SỞ LÝ THUT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1 KHÁI NIỆM CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2cccccczeecccccccvrvee 5 2.2 CÁC MƠ HÌNH VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - 6
2.2.1 Mô hình của Chapman (1981) ccvcc+evccVCccvvvvvvrrerrrrrrrrrrrrr 6
2.2.1.1 - Nhóm các yếu tố cá nhân ccccccveeeccccccvvvrveeerrrrrrrr 6
2.2.1.2 Nhóm các yếu tố bên ngồi c-ccccceererrvvrrvrveeerrrrrrrr 8
2.2.2 Mơ hình của Litten (1982) cccccccerrrrrreeererrrrrrrrrrrrerererereree 12
2.2.3 Mô hình của Jackson (1982) c-ccctresrererrrrrerirrrirrerree 14
2.2.4 Mô hình của Hossler và Gallagher (1987) 2.2.5 Mô hình của Cabrera va La Nasa (2000)
2.3 MOT SO NGHIEN CUU TRUGC DAY Ở VIỆT NAM 20
2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21
2.5 TÓM TẮT
Trang 43.1 3.2
3.3
3.4
CHUONG 4 KET QUA NGHIEN CUU
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU -c-ccccc-++++cerrrr+ 24 w)°1308:4:8/6)50)2)11960000777 7 25
3.2.1 Nghiên cứu định tính -c-ccccccececeeeeerrirrrrriririrrrirrrree 25
3.2.2 Nghiên cứu định lượng -. -+-+c++esreerseerrerrereerrrrrrir 26
bf@00Icuy co ốằ 28 3.3.1 _ Yếu tố người thân -cccccrveeeerrrrrrrrrrirrirrrrrrrrrrrrie 28 3.3.2 Yếu tố đặc điểm của trường đại học .c ©czxvveeerrrrreeerrrree 29 3.3.3 _ Yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên -.cc-c c eerrrrrer 30 3.3.4 _ Yếu tố công việc trong tương lai c.c-c ©ccccccceeeererrrrrrrrrer 30 3.3.5 Yếu tố nỗ lực của nhà trường dé đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THỊPT 2©EEEEvEEEvrtrkrkkktkrkrkrkrkrkkkkkrkrrrrrrriirrririririrrriririrree 30 TOM TAT,
4.1 KẾT QUA THONG KE MO TA 33
, 411 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định tính -33
4.1.1.1 Các thông tỉn liên quan đến sinh viên
4.1.1.2 Cc thong tin lién quan đến bố mẹ của sinh viên 35
4.1.2 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng . . -c-xece+ 37
4.1.2.1 Phân tích theo từng nhân tỐ -vvec+vcv+vveescvrvvvrrrrrr 37
4.1.2.2 Phân tích theo giá trị trung bình ee 4I
4.2, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TÓ (EEA) -c-cccccccScccveeeeeeeerrrree 43
4.3 KÉT QUẢ KIÊM ĐỊNH THANG ĐO (Cronbach Alpha) - 48
Trang 6EFA KHKT KHXHNV KMO QTKD Sig SPSS THPT TP.HCM vii
DANH MUC TU VIET TAT
: Exploratory Factor Analysis — Phan tich nhân tố khám phá
: Khoa học kỹ thuật
: Khoa học xã hội nhân văn
: Kaiser-Meyer-Olkin — Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố
: Quản trị kinh doanh
: Significance level — Mitc y nghia
: Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
: trung học phổ thông
Trang 7DANH MUC BANG
Bảng 1.1: Kết qua đào tạo từng năm
Bảng 2.1: Mô hình chọn trường đại học được phát triển bởi Hossler và Gallagher (198?7) Bảng 2.2: Mô hình chọn trường đại học của Cabrera và La Nasa Bảng 3.1: Các biến quan sát cho yếu tố người thân
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm của trường đại học Bảng 3.3: Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên Bảng 3.4: Các biến quan sát cho yếu tố cơng việc trong tương Ìai -c-+ 30 Bảng 3:5: Các biến quan sát cho yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả định tính liên quan đến sinh viên 35
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả định tính liên quan đến bố mẹ của sinh viên 37
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng ccccccccvvvcvccccccrer 42 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach alpha của các biến 49
Bảng 4.6: Kết quả thống kê của các nhân tố rút trích (theo thứ tự quan trọng) 58
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test 65
Trang 8ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình chọn trường đại học của Chapman (198 ]) - «sex 11
Hình 2.2: Mô hình chọn trường đại học của Litten (1982) -.«- c5scc«+esxxeree 13
Hình 2.3: Mô hình chọn trường đại học của Jackson (1982)
Hình 2.4: Mô hình chọn trường đại học của Hossler và Gallagher (1987) Hình 2.5: Mô hình chọn trường đại học của Trần Văn Quý (2009)
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
.24
-_ Hình 4.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở
Trang 91.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4 PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIEN CUA DE TAI
Trang 10CHUONG 1
MO DAU
Chương mở đầu giới thiệu tổng quan về lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.1 GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI
Trong xu hướng hội nhập, hệ thống đại học Việt Nam có nhiều chuyền biến Với mong muốn phát triển nhanh, nhà nước và ngành có nhiều chủ trương mạnh mẽ
để phát triển giáo dục Trước hết là việc đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa giáo dục,
thành lập nhiều trường mới, nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng lên cao đẳng, đại học và “tự chủ” hơn cho các trường Do đó, công dân Việt Nam có nhiều cơ hội học tập hơn, họ có nhiều lựa chọn ngành học, trường học hơn Đồng thời, các trường đại học, nhất là các trường đại học có vị thế chưa cao, đòi hỏi phải nỗ lực : hon, năng động hơn để tồn tại và phát triển
Trong bối cảnh chung đó, nhiều trường đại học mới đã ra đời như: Đại học
Phan Thiết, Đại học Vũng Tàu, Đại học Tân Tạo, Đại học quốc tế Đà Lạt, v.v đã
tạo nên một sự cạnh tranh rất lớn với hệ thống các trường công lập như: Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Kinh Tế TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, v.v nhằm thu hút lượng học sinh thi vào trường mình ngày càng nhiều Một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh hiện nay của các trường là chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh
viên có việc làm ôn định sau khi tốt nghiệp Với tôn chỉ là đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, trường Đại học Mở TP.HCM luôn chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tính thích ứng và khả năng ứng dụng của sinh viên Tiêu chí này được thể hiện xuyên suốt từ khâu
thiết kế chương trình cho đến tổ chức thực hiện, giảng dạy Nhờ đáp ứng được tính
Trang 11ĐH 2.700 9.034 2.677 2005-2009 2008 cD 200 553 2005-2008 DH 2.820 11.403 2.997 2006-2010 2008 CD 300 342 2006-2009 DH 3.300 27.716 3.993 2007-2011 2007 CD 300 455 472 2007-2010 2008 DH 4.000 39.126 4.367 2008-2012 CD 500 1.729 1.205 2008-2011 2009 | DH 4.000 46.703 2009-2013
Mguôn: Báo cáo tình hình tô chức và hoạt động của trường Đại học Mở TP.HCM (2009)
Trường thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát chẳng hạn như lấy ý kiến sinh viên sau khi tốt nghiệp nhằm đánh giá mức độ thích ứng sản phẩm đào tạo của nhà trường với nhu cầu của thị trường lao động, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường Đại học Mở TP.HCM Đây là một việc làm rất cần thiết
nhưng việc tìm hiểu các lý do mà sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM cũng không kém phần quan trong trong việc xây dựng hình ảnh, đo lường cải tiến chất lượng của nhà trường, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi vào
trường Đại học Mở TP.HCM ngày càng nhiều hơn Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại Học Mở TP.HCM” nhằm tìm hiểu các yếu tố quan trọng tác động đến quá trình ra quyết định chọn trường, từ đó thỏa mãn yêu cầu và nhận được sự hài lòng tối đa từ phía sinh viên, thu hút nhiều sinh viên vào trường, chọn đúng đối tượng để giới thiệu về trường Đại học Mở
Trang 121.2 MUC TIEU NGHIEN CUU
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm:
~ Nhận dạng và đo lường tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM Từ đó, xác định một số yếu tố quan trọng có tác động đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM
— Đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến các yếu tố đã phân tích đối với việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM
13 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai bước, (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng
~ Quá trình nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính giúp xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM Từ đó thiết kế
bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên cho phù hợp Quá trình nghiên cứu sơ bộ có thể tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi (5 người), phỏng vấn sinh viên thuộc các khoa khác nhau
~ _ Từ các thông tin trên, tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại
học Mở TP.HCM được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên
tại các cơ sở của trường Đại học Mở TP.HCM thông qua bảng câu hỏi chỉ tiết
— Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5
— _ Phân tích kết quả bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, kiểm định độ tin
cậy của thang đo Cronbach Alpha và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent-samples T-test)
1.4 PHAM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 131.5
Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian khảo sát trong tháng 05/2010
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI
Đề tài này góp phần mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các trường đại học
và những người làm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể như sau:
1.6
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho lãnh đạo nhà trường nắm bắt được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường và các thang đo lường chúng Từ đó góp phần hoàn thiện sản phẩm dịch vụ đào tạo, gia tang hiệu quả cho nhà trường, xây dựng các chiến lược marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển học viên, học sinh tốt nghiệp THPT
KET CAU CUA DE TAI
Bé cục của Luận văn gồm có 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 là mở đầu, trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2 là cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, mô hình và các giả thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước
Chương 3 là thiết kế nghiên cứu, tập trung vào việc xây dựng các bước thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng
Chương 4 là kết quả nghiên cứu, trình bày việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI NIỆM CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.2 CÁC MƠ HÌNH VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2.3 MỘT SÓ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Ở VIỆT NAM 2.4 ĐÈ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trang 15Chương 2 trình bày sơ lược về khái niệm chọn trường đại học và các mô hình về việc chọn trường đại học, từ đó hiệu chỉnh và rút ra một số nhân tế tác động đến
việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM, đồng thời giới thiệu một số
nghiên cứu trước và sử dụng các kết quả này để hiệu chỉnh lần cuối cùng các yếu tố tác động và gợi ý các thang đo sẽ sử dụng trong nghiên cứu
2.1 KHÁI NIỆM CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Khái niệm chọn trường đại học được định nghĩa là một “quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng - nghiệp tiên tiến” (Hossler, Braxton, & Coopersmith, 1989) Trong nhiều năm qua, một vài mô hình chọn trường đã được ra đời để hiểu rõ hơn quá trình chọn trường của sinh viên Những mô hình chọn lựa trường đại học này được chia thành ba loại: xã hội học, kinh tế và kết hợp với những mô hình chọn lựa
Những mô hình xã hội học tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến những nguyện vọng học đại học của sinh viên như hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình, khả năng học tập của sinh viên, những kỳ vọng của bố mẹ về học vấn của con
cái, người thân và thành tích học trung học
Ngược lại, những mô hình kinh tế cũng được biết như những mô hình thuộc toán kinh tế dựa trên ý tưởng sinh viên sử dụng một sự phân tích lợi ích chỉ phí bởi trọng số những chỉ phí về sự chọn lựa của họ (ví dụ như theo học đại học, tham gia
quân đội, tham gia vào lực lượng lao động) đối lập với nhận thức về lợi ích Những
mô hình này xem việc chọn lựa trường đại học như một quyết định đầu tư và giả
Trang 16phần của cả mô hình kinh tế và mô hình xã hội học để giải thích quá trình chọn lựa
trường đại học của sinh viên Những mô hình kết hợp cung cấp nhiều cơ hội cho sự can thiệp và hữu ích cho những nhà quản lý trường đại học hơn so với những mô
hình đơn lẻ kinh tế và xã hội học
Luận văn này tập trung chủ yếu vào những mô hình kết hợp như là: e M6 hinh cia Chapman (1981)
© Mơ hình của Litten (1982) © _ Mô hình của Jackson (1982)
® Mơ hình của Hossler và Gallagher (1987) e Mô hình của Cabrera và La Nasa (2000)
2.2 CÁC MƠ HÌNH VÈ VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.2.1 Mô hình của Chapman (1981)
Mô hình của Chapman thể hiện việc chọn lựa trường đại học của sinh viên được ảnh hưởng bởi nhóm các yếu tố đặc thù của cá nhân kết hợp với nhóm các yếu tố bên ngoài Nhóm các yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như
tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, mức độ giáo dục mong đợi, và kết quả học tập ở
THPT Nhóm các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài đã được nhóm lại thành ba loại nói
chung: (1) người thân; (2) nhóm những đặc điểm của trường đại học; (3) nỗ lực của trường đại học trong giao tiếp với học sinh sắp tốt nghiệp THPT
2.2.1.1 Nhóm các yếu tố cá nhân
© Tình trạng kinh tế xã hội:
Trang 17lựa hiện thực của họ Những sinh viên có thu nhập cao hơn có vẻ thích trường đại học tư hơn, những sinh viên có thu nhập trung bình thì thích hơn những trường đại học công, và những sinh viên có thu nhập thấp hơn thì có khuynh hướng thích những trường cao đẳng cộng đồng tư hoặc công
Tình trạng kinh tế xã hội đóng vai trò như một cơ sở mà ảnh hưởng đến một loạt những thái độ và hành vi khác, lần lượt, liên quan đến việc chọn lựa trường đại học Tình trạng kinh tế xã hội có tác động tích cực đến mức độ giáo dục mong đợi và điểm trung bình học tập, cả hai liên quan đến việc chọn lựa trường đại học
e Năng lực:
Năng lực ảnh hưởng thành quả trung học và thành tích về năng lực thực hiện
- những bài kiểm tra có liên hệ chặt chẽ với những kỳ thí tuyển sinh vào đại học Vì
cả hai loại này được sử dụng rộng rãi bởi những trường đại học mô tả phạm vi các ứng viên cạnh tranh và cuối cùng, như một điều cơ bản để sàng lọc các ứng viên, những sinh viên thường tự chọn lựa những trường đại học mà họ nộp đơn để bộc lộ việc họ tin tưởng những trường đại học sẽ cứu xét Những trường đại học khuyến khích biện pháp này bằng cách công bố điểm kiểm tra và thứ hạng lớp của những lớp nhập học và, thỉnh thoảng, trực tiếp gạt bỏ những đơn xin nhập học của những sinh viên với điểm thi bài kiểm tra thấp hoặc thành tích tại trường trung học kém
Ngoài ra, những sinh viên có khuynh hướng tự chọn lựa những trường đại học giống những sinh viên đã nhập học có năng lực tương tự như họ Sinh viên không muốn học chung với những người có năng lực thì quá khác biệt với họ
© _ Mức độ giáo dục mong đợi / kỳ vọng giáo dục:
Mức độ giáo dục mong đợi và kỳ vọng giáo dục đều ảnh hưởng đến những kế
hoạch học đại học của sinh viên, tuy vậy chúng hoạt động ở những cách khác nhau Kỳ vọng là nói về việc một người nhận thức anh ta hoặc cô ta sẽ làm hoặc sẽ hoàn
Trang 18tính của tính thực tế, một sự đánh giá về thành tích trong tương lai Mức độ giáo dục mong đợi là những ao ước hoặc những ước muốn bày tỏ những hy vọng của một cá nhân về tương lai Mức độ giáo dục mong đợi và kỳ vọng giáo dục là có liên quan đến việc chọn trường đại học Cả hai cũng có tương quan trung bình với kết quả học tập ở THPT được đo lường bởi điểm trung bình học tập
© Két qua hoc tap ở THPT:
Kết quả học tập ở THPT là một trong những cơ sở đầy đủ hơn để những trường đại học chấp nhận hoặc từ chối sinh viên Những trường đại học thường mô tả loại sinh viên mà họ thu hút dựa trên điểm trung bình hoặc thứ hạng trong lớp ở trung học của những sinh viên đó Người sinh viên tương lai, lần lượt, sử dụng thông tin này trong việc đánh giá có hay không một trường đại học cụ thể là mối quan tâm
của họ
Kết quả học tập ở THPT cũng có thể làm bộc lộ một loạt những phản ứng khác
đến sinh viên, và sau đó, giúp đỡ hình thành việc chọn trường đại học Những sinh viên có thành tích học tập tốt nhận khuyến khích nhiều hơn để tiếp tục giáo dục từ thầy cô giáo, gia đình, và bạn bè Họ thì thích hợp hơn để nhận lời khuyên chọn lựa trường đại học từ những người tư vấn hướng dẫn, và họ thì thích hợp hơn để nhận những học bỗng của trường đại học
2.2.1.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài e Nguoi than:
Trang 19của trường đại học Những đặc điểm này có khuynh hướng định nghĩa trường đại học trong ngắn hạn Ngay cả khi những thay đổi được thực hiện (ví dụ, những
chương trình mới được thêm vào), thì có thể phải mất một khoảng thời gian dài để
hình ảnh và danh tiếng thay đổi cho phù hợp với kỳ vọng của sinh viên, bố mẹ của
họ, và những tư vấn viên hướng dẫn của họ
> Chi phi:
Chi phí có lẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với việc người sinh viên di hoc hoặc
không đi học đại học so với việc người sinh viên chọn học ở trường đại học nào Sinh viên có khuynh hướng chọn lựa trong số nhiều trường đại học dựa vào điều cơ bản là thu nhập gia đình Tại những trường đại học tư nhân, những sinh viên thường - xuyên nhận diện chỉ phí là nhân tố quan trọng trong quyết định của họ
>_ Hỗ trợ tài chính:
Ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là một trong những vấn đề được nghiên cứu rộng rãi trong việc chọn lựa trường đại học, chủ yếu vì nó có những hàm ý trực tiếp đến chủ trương của trường đại học Nếu những chỉ phí tạo ra một vật cản cho việc học
đại học, thì hỗ trợ tài chính được giả định phải làm tăng các chọn lựa trường đại học
của sinh viên
> Dia điểm:
Những sinh viên ở khu vực có nhiều trường đại học thì ít có khuynh hướng đi học xa đến trường đại học như những người sinh viên ở vùng nông thôn không có nhiều trường đại học Những sinh viên có khả năng cao mà không có nhu cầu tài chính xem xét một phạm vi trường đại học rộng lớn hơn so với những sinh viên có khả năng ít hơn mà cần sự trợ giúp về tài chính
>_ Cúc chương trình đào tạo sẵn có:
Trang 20nghiệp Thực vậy, những khóa học là có sẵn và những lợi ích họ nhận được từ những khóa học đó là những đặc điểm quan trọng nhất mà sinh viên tìm kiếm khi chọn lựa trường đại học
e_ Những nỗ lực của trường đại học trong giao tiếp với học sinh sắp tốt ` nghiệp THPT:
Việc thu thập thông tin từ những học sinh năm cuối THPT có tác động tích cực đến kỳ vọng giáo dục của họ Nghĩa là, những học sinh có hy vọng đi học tiếp lên đại học thì có khuynh hướng tích cực tìm kiếm thông tin về trường đại học đó Tương tự như thế, những chuyến viếng thăm trường trung học bởi những nhân viên làm công tác tuyển sinh và những chuyến viếng thăm khuôn viên trường đại học bởi những người học sinh được đánh giá là hoạt động tuyển sinh hiệu quả nhất bởi những nhân viên tuyển sinh trường đại học lẫn những tư vấn viên hướng dẫn của trường trung học
Ngoài ra, Chapman (1981) cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng cụ thể của các tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học sẵn có Ông cho rằng các tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học nên được đặc biệt quan tâm vì thong tin có sẵn đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng trong quyết định chọn trường của học sinh Độ khó hiểu của các tài liệu
Trang 21Hình 2.1: Mô hình chọn trường đại học của Chapman Nhóm các yếu tố cá nhân Tình trạng Mức độ kinh tế giáo duc xã hội mong đợi Năng lực Kết quả học tập ở THPT Nhóm các yếu tố bên ngoài Người thân Bố mẹ Bạn bè Các người liên quan ở trường THPT INhững đặc điểm của trường đại học Chỉ phí/sự hỗ trợ về tài chính Địa điểm/khoảng cách Các chương trình đào tạo sẵn có
Trang 2212
2.2.2 Mô hình của Litten (1982)
Litten cho rằng việc chọn lựa trường đại học của sinh viên là một quá trình
liên tục, bao gồm năm bước chính: (1) có những khát vọng về trường đại học, (2)
bắt đầu quá trình tìm kiếm, (3) thu thập thông tỉn, (4) gửi đơn xin nhập học, và (5)
ghi danh vào một trường đại học Năm bước này có thể được rút ngắn lại thành ba giai đoạn: quyết định tham gia vào giáo dục sau trung học, tìm hiểu về các trường đại học và phát triển một tập hợp những trường đại học để xem xét quá trình nộp đơn và ghi danh
Mô hình của Litten đã nhận diện một tập hợp những biến tác động đến quá
trình chọn lựa trường đại học bao gồm hoàn cảnh gia đình của sinh viên, những thuộc tính cá nhân, môi trường, chính sách công, những hoạt động của trường đại học, những đặc điểm của trường đại học, công nghệ/phương tiện truyền thông được dùng để giảng dạy Theo Litten, những thuộc tính của trường trung học và những - chính sách đã có ảnh hưởng lớn nhất trong suốt quá trình tìm kiếm
Hoàn cảnh gia đình của sinh viên và những thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định theo học một trường đại học và giúp đỡ để phát triển những khát vọng về
trường đại học của sinh viên Những hoạt động của trường đại học như là tuyển
sinh, những hoạt động cụ thể và những chính sách tuyển sinh và công nghệ/phương tiện truyền thông tác động đến sinh viên trong suốt giai đoạn thu thập thông tin Những đặc điểm của trường đại học và công nghệ/phương tiện truyền thơng tác động tới việc hồn thành thực tế và đáp lại bằng việc gửi đơn xin nhập học Những hành động của trường đại học là họ chọn lựa để thu nhận hoặc từ chối sinh viên và xác định bao nhiêu tiền hỗ trợ được cấp nếu sinh viên ghi danh vào học tại trường đại học đó
Litten đã thảo luận tầm quan trọng của việc khảo sát chọn lựa trường đại học ở những nhóm khác nhau (ví dụ: chủng tộc, giai cấp, giới tính) để đề xuất những chiến lược tuyển sinh khác nhau cho thích hợp Tuy nhiên, Litten khẳng định một cách rõ ràng “Việc nhắc đến học vấn của bố mẹ có những ảnh hưởng mạnh hơn đến
Trang 23tộc hoặc giới tính, với những ảnh hưởng lớn nhất nếu thông tin thu thập được.” (Litten, 1982) Hình 2.2: Mô hình chọn trường đại học của Litfen “Thuộc tính trường trung Ảnh hưởng/phương tiện giảng dạy Chất lượng Bốme - Chương trình giảng dạy Người tư vấn Bạn bè inh h vi Sách, báo, tap chi , m sinh vien Nhan viên trường Chủng tộc Phương tiện khác ‘Thu nhập trạng kinh tế xã hội + vấn của bố mẹ 'ăn hóa gia đình h cách của bố mẹ Tôn giáo
Giới tính Khát vọng Quá trình Thu thập Gửi đơn
Về trường tìm kiếm >| thong tin >| xinnhập [op Ghi danh học
Hành động nhà R trườn) agetinh ed nhan _| Chính sách công Hoạt động nhà -
a giai of - ¬ trường, Thu nhận/từ chối Diavi giai cip Giúp đỡ (tiền và tư Hỗ trợ (học phí) ¡ năng nghiên cứu cách pháp nhân) Hoạt động tuyển sinh
¡nh tích sinh viên Chính sách nghiên ng khả năng khác cirwtuyén sinh 'Tự nhận thức hy main 3iá trị cá nhân im kiếm lợi ích Tính cách Lỗi sống Môi trường Đặc điểm trường Kết cầu nghề nghiệp
Trang 2414
2.2.3 Mô hình của Jackson (1982)
Mô hình của Jackson được chia thành ba giai đoạn: tùy chọn, loại trừ, và
đánh giá Giai đoạn tùy chọn nhấn mạnh những tác động xã hội học mà ảnh hưởng đến việc chọn lựa trường đại học trong khi giai đoạn loại trừ và đánh giá nhắn mạnh chỉ phí học đại học và những đặc điểm của trường đại học
© Giai doan tity chọn:
Sinh viên phát triển những suy nghĩ về trường đại học mà họ dự định theo học Điều này được xác định nếu một sinh viên quan tâm đến việc theo học đại học Ngoài ra, sinh viên đã học tập như thế nào tại trường trung học có tác động
lớn đến ý định của họ để theo học một trường đại học và là một thành phần
chính của giai đoạn này Những sinh viên mà học tập tốt ở trường trung học thường phát triển một tùy chọn để theo học một trường đại học Hoàn cảnh gia đình như tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng học vấn của bố mẹ, và những người thân được bao gồm trong giai đoạn tùy chọn Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này, Jackson đã bỏ qua các biến số bao gồm chủng tộc, sắc tộc hoặc giới tính có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường đại học của sinh viên, phủ định khả năng của bất kỳ những biến số nhân khẩu học có một tác động hoặc ảnh hưởng đến những quyết định chọn lựa trường đại học Biến số hoàn cảnh gia đình là quan trọng trong giai đoạn này
© Giai đoạn loại trừ:
Sinh viên đã thực hiện một sự chọn lựa để theo học một trường đại học nhưng xem xét những sự chọn lựa của họ bằng cách xem lại những nguồn lực của họ, những sự lựa chọn về tài chính khả thi và thông tin học được từ những người khác để loại trừ những chọn lựa không khả thi Những thành phần chính của giai đoạn này bao gồm địa điểm của trường đại học, thông tin và chi phí học đại học Tại giai đoạn này, sinh viên bắt đầu rút ngắn danh sách những trường
đại học của họ dựa trên những thành phần này Theo Jackson, những sinh viên thường loại bỏ những trường đại học trên danh sách chọn lựa của họ với thông
Trang 25thu thập nhiều thông tin hơn và đánh giá một cách cần thận những chọn lựa đó Jackson cho biết địa điểm và tính khả dụng của thông tin chính xác như là những ảnh hưởng mạnh nhất đến việc chọn lựa trường đại học trong giai đoạn này của mơ hình
© Giai doan đánh giá:
Đánh giá là giai đoạn cuối cùng trong mô hình này mà sinh viên bắt đầu đánh giá từ một danh sách hẹp những chọn lựa trường đại học của họ và đánh giá trong danh sách cuối cùng dựa trên những đặc điểm trường đại học và chỉ
phí học đại học Trong suốt giai đoạn này, sinh viên thực hiện sự chọn lựa
trường đại học cuối cùng của họ
Noi chung, kết quả học tập ở THPT là mối tương quan mạnh nhất đến những khát vọng của sinh viên theo học một trường đại học, mối tương quan mạnh nhất kế tiếp là những biến số bối cảnh xã hội như là những người thân, bà con láng giềng, trường học và mối tương quan mạnh nhất thứ ba là hoàn cảnh gia đình Những giai đoạn trong mô hình của Jackson rõ ràng là cần thiết trong việc khảo sát chọn lựa trường đại học Tuy nhiên, có một sự thiếu hụt dễ thấy trong các biến số Mặc dù, mô hình của Jackson có bao gồm hoàn cảnh gia đình như một
mối tương quan mạnh cho quyết định chọn lựa trường đại học, mô hình này
Trang 272.2.4 Mô hình của Hossler và Gallagher (1987)
Hình 2.4: Mô hình chọn trường đại học của Hossler và Gallagher
Định hướng | ——> Tìm kiếm [>>| Chon lua
Nguồn: Hossler va Gallagher (1987)
Hossler va Gallagher, da phat triển một mô hình chọn trường đại học đơn giản ba giai đoạn dựa trên một sự kết hợp của các mô hình trước đó Mô hình này chứa đựng một khung có thể kiểm soát được về ba giai đoạn: (1) định hướng, (2) tìm kiếm, @) chọn lựa với một sự nhắn mạnh về sinh viên hơn là tổ chức giáo dục
© Giai doan dinh hướng
Đề cập tới những kế hoạch sau khi học trung học của sinh viên liên quan đến
` việc thực hiện giáo dục hoặc đi làm việc Trong suốt giai đoạn này, các yếu tố tác
động đến sinh viên là nhóm các yếu tố đặc trưng của cá nhân như tình trạng kinh tế
xã hội, thái độ tích cực về giáo dục, thành tích học tập, thái độ của bố mẹ đến việc
học đại học, cao đẳng; và những gợi ý, đề nghị của bạn bè, người thân sẽ đóng vai trò ảnh hưởng quan trọng Ngoài ra, cũng có một số ảnh hưởng của các tổ chức như tình trạng và chất lượng của trường trung học cũng ảnh hưởng trong giai đoạn này, tuy nhiên sự ảnh hưởng này không lớn như các yếu tố cá nhân
© Giai đoạn tim kiém
Trang 2818
© Giai doan chon lua
Sinh viên sẽ chọn lựa cụ thể trường đại học cuối cùng họ muốn vào Các yếu tố ảnh hưởng trong giai đoạn này theo Hossler và Gallagher (1987) bao gồm những sự ưu tiên tương lai của sinh viên, đặc điểm của trường đại học và các hoạt động tìm hiểu về trường đại học và cao đẳng Trong khi chất lượng trường đại học là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả lựa chọn đầu tiên của sinh viên thì sự hỗ trợ về tài chính cũng đóng vai trò lớn; cần một sự hỗ trợ lớn về tài chính để vào một trường đại học cụ thể nào đó có thể thay đổi sự lựa chọn ban đầu của sinh viên (Hossler và Gallagher, 1987) - Bang 2.1: Mô hình chọn trường đại học được phát triển bởi Hossler và Gallagher
Những khia cạnh Nhân tố ảnh hưởng
của mô hình Nhân tổ cá nhân Nhân tổ tổ chức Tác động sinh viên
Định hướng ¢ Đặc điểm của sinh e Đặc điểm của Tìm kiếm:
(Giai đoạn 1) viên trường trung a) Chọn lựa trường e Những người thân học đại học
e Hoat dong gido duc b) Những chon lựa khác
Tìm kiếm s _ Những giá trị ban e Trường cao a) Một danh sách
(Giai đoạn 2) đầu về trường đại đẳng và đại chọn lựa
học của sinh viên học tìm kiếm b) Những chọn lựa e Những hoạt động những hoạt khác
tìm kiếm của sinh động (tìm
viên kiếm sinh
viên)
Chọn lựa e Một danh sách chọn e Những hoạt e Chon lua (Giai doan 3) lua động tim hiểu của trường cao đẳng và dai hoc
Nguôn: Hossler va Gallagher (1987)
2.2.5 Mô hình của Cabrera và La Nasa (2000)
Cabrera và La Nasa nhấn mạnh 3 giai đoạn của tiến trình chọn lựa trường đại
Trang 29Bang 2.2: M6 hinh chon trường đại học của Cabrera va La Nasa Tién trinh chon trường đại học: các giai đoạn, các yếu tô và các kết quả Các giai đom Các yếu tổ ky Các kết quả tat di ~ , sh t Z x “ ~ x Giai d loan Sự động viên và hỗ trợ của bố mẹ Đọc, việt, toán học và các kỹ năng suy định hướng luận
lớp 7 - lớp | Sự tiết kiệm của bố ho việc học đại
S lớp bã lêt kiệm của bỗ mẹ cho việc học đại Nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp Kinh nghiệm học đại học của bố mẹ Các nguyện vọng giáo dục
Tình trạng kinh tế xã hội Nguyện vọng đăng ký trường đại học Các tài nguyên học thuật tại trường THPT
Khả năng của sinh viên | Thông tin về trường đại học lai đi x à Giai sb oan Sự động viên và hỗ trợ của bố mẹ tìm kiêm Danh sách các trường tiềm năng 16 -ló T át Am ` À (lớp 10 - lớp Các nguyện vọng giáo dục Danh sách rút gọn của các trường tiềm 12) nang
Tình trạng kinh tế xã hội Các thông tin tốt về các trường
Sự nỗi bật của các trường tiềm năng
Khả năng của sinh viên
Các tài nguyên học thuật tại trường THPT
Giai đoạn Các nguyên vong øiáo dục Sự nhận thức về các chỉ phí và chính sách
chọn lựa uyen vọng g hỗ trợ tài chính của trường
đớp 10 - lớp | _.„ ^ Ropes Sự nhận thức về các đặc điểm của trường
12) Các nguyện vọng nghệ nghiệp và các tiêu chuẩn dự thi
Tình trạng kinh tế xã hội Các tính chất và khả năng đạt được học bổng Khả năng của sinh viên Sự hỗ trợ nhận được từ gia dinh va ban bé Sự động viên của bô mẹ Sự ràng buộc của trường
Cảm nhận về các đặc điểm của trường (chất lượng, đời sống ký túc xá, khóa học
chính của sinh viên, sự sẵn có và khoảng Nộp đơn dự thí cách)
Nhận thức về khả năng chỉ trả (các tài Tiền dang ky
Trang 3020
2.3 MỘT SÓ NGHIÊN CỨU TRƯỚC DAY 6 VIET NAM
s_ Nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009)
Trần Văn Quý (2009) tổng hợp các nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000), Mario và Helena (2007) cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học là: các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh, đặc điểm của trường đại học, bản thân cá nhân
học sinh, cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, cơ hội việc làm trong tương lai, nỗ
lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học, đặc trưng giới tính của học sinh Có 4 yếu tố quyết định bao gồm: bản thân cá nhân học sinh; các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh, đặc điểm của trường đại học, nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học Do đó, trong mô hình nghiên cứu, Trần Văn
Quý (2009) cũng đưa 4 yếu tố nêu trên vào mô hình nghiên cứu bởi vì những yếu tố
này mang tính phổ biến và đã được kiểm chứng qua nhiều cuộc nghiên cứu trước
Hình 2.5: Mô hình chọn trường đại học trong nghiên cứu Trần Văn Quy (2009) Yếu tố đặc trưng giới tính của học sinh Yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh Kak 4 xa ged ` ` + H7 Yêu tô đặc điểm của trường đại học w+
Trang 31Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009) đã xác định 5 yếu tố có ảnh
hưởng mạnh đến quyết định chọn trường đại học theo mức độ giảm dần như sau:
yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố thông tin có sẵn của trường đại học,
yếu tố bản thân cá nhân học sinh THPT, yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học
và yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi với 4 đối tượng khảo sát (học sinh THPT) và phát thử bảng câu hỏi (50 bảng) để điều chỉnh từ ngữ Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 600 học sinh lớp 12 tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi nhằm đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết - `
2.4 DE XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mơ hình của Chapman (1981) đề cập đến nhóm các yếu tố cá nhân hình thành
_ chọn lựa sinh viên của trường đại học” và nhóm các yếu tố bên ngoài hình thành “sự chọn lựa trường đại học của sinh viên” Chapman thực hiện nghiên cứu
này tại các trường đại học ở Mỹ nên có một sự sàng lọc các ứng viên từ các tiêu
chuẩn do nhà trường quy định Thực tế tại Việt Nam không áp dụng sự sàng lọc này mà chỉ áp dụng một kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định Do đó, nghiên cứu này chỉ tập trung vào “sự chọn lựa trường đại học
của sinh viên” tại trường Đại học Mở TP.HCM Cụ thể hơn, “việc sinh viên chọn
trường Đại học Mở TP.HCM” sẽ được xem xét trong mô hình nghiên cứu này Nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Trần Văn Quý (2009) ở một số điểm như sau:
s _ Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy đang học tại các cơ sở của trường Đại học Mở TP.HCM Đây là đối tượng đã thi đậu vào
trường nên họ xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến họ trong quá
trình chọn trường
Trang 3222
định có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học
Mở TP.HCM: (1) yếu tố người thân, (2) yếu tố đặc điểm của trường đại học,
(3) yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên, (4) yếu tố công việc trong tương lai, (5) yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT Trong đó, yếu tố đặc điểm của trường đại học và yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT được đo lường bằng các biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường hiện nay
Mô hình khảo sát dựa trên các mô hình về việc chọn trường đại học được trình
bày ở phần 2.2 và một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam được trình bày ở phần
2.3, tác giả tiền hành khảo sát mô hình nghiên cứu như Hình 2.6 Yếu tố người thân Yếu tố đặc điểm của trường đại học
=7 — VIỆC SINH VIÊN
Yêu tô đặc điểm của bản thân >| CHON TRUONG
sinh vién DAI HỌC MỞ TP.HCM Yếu tố công việc trong tương lai
Yếu tố nỗ lực của nhà trường để
Trang 332.5 TOM TAT
Từ việc nghiên cứu các mô hình về chọn trường đại học, đồng thời tham khảo
thêm một số nghiên cứu trước đây cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam nói
chung và tại trường Đại học Mở TP.HCM nói riêng, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có năm nhân tố cơ bản liên quan đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở
TP.HCM, đó là: (1) yếu tố người thân, (2) yếu tố đặc điểm của trường đại học, @)
Trang 34CHƯƠNG 3: THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trang 35CHUONG 3
THIET KE NGHIEN CUU
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, giới hạn đề tài, phương pháp nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1, và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đề xuất đã được đề cập ở chương 2, trong chương 3 này sẽ trình bày chỉ tiết hơn về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và các thang đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu
3.1 GIỚI THIỆU QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
¬ Van đề nghiên cứu
Các yêu tô ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM
Ỷ
Cơ sở lý thuyết và các lý thuyết liên quan
Chapman (1981), Litten (1982), Jackson (1982), Hossler và
Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000) Dàn bài thảo luận J Nghiên cứu định tính (Thảo luận tay đôi, số đôi tượng phỏng vấn = 5) Bản phỏng vân sơ bộ Ỷ Khảo sát thử - (Đề hiệu chỉnh bản phỏng vấn, kích thước mẫu = 30) Bản phỏng ấn chính thứ
Nghiên cứu định lượng (kích thước mẫu = 366)
-_ Khảo sát 366 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy
-_ Mã hóa, nhập liệu
-_ Làm sạch dữ liệu
- _ Phân tích nhân tố khám phá EFA
-_ Kiểm định thang đo Cronbach Alpha
Trang 3625
3.2 THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính, đó là: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như đánh giá và kiểm định các mô hình, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài, xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và tại trường Đại học Mở TP.HCM nói Tiêng `
Dựa trên mục tiêu ban đầu và cơ sở lý thuyết, dàn bài thảo luận được thiết kế như trong Phu luc B
Bước tiếp theo là nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi với 5 sinh viên học năm thứ nhất hệ chính quy của trường Đại học Mở TP.HCM thuộc - các khoa khác nhau
Sau khi nghiên cứu định tính, bản phỏng vấn sơ bộ được xây dựng để khảo sát
thử 30 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp
Kết quả của bước khảo sát thử này là bản phỏng vấn chính thức được xây dựng dùng cho nghiên cứu định lượng
Những ý kiến thu thập được từ kết quả thảo luận tay đơi:
© _ Sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM mà không chọn các trường đại
học khác là do phù hợp khả năng, không đậu nguyện vọng l trường Đại học Kinh tế TP.HCM và đậu nguyện vọng 2 trường Đại học Mở TP.HCM
© Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở
TP.HCM:
> Ty 1é choi thi dau vao là phù hợp với khả năng
> Sự hướng dẫn của bạn bè cùng tỉnh đã học tại trường Đại học Mở
TP.HCM
> Bố mẹ, anh chị, bạn bè, người thân
Trang 37Giảng viên đào tạo tốt
'Website của trường Đại học Mở TP.HCM
Có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
V
VY
VY
VY
Tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học 2009 > Diém san, điểm chuẩn qua bao dai
Nhìn chung các ý kiến khá đa dạng, thuộc nhiều nhóm yếu tố khác nhau và được nhận biết chủ yếu gồm các yếu tố liên quan đến người thân, đặc điểm của trường đại học, đặc điểm của bản thân sinh viên, công việc trong tương lai, nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT
Sinh viên được nghe giới thiệu về trường Đại học Mở TP.HCM qua các kênh thông tin: Website của trường Đại học Mở TP.HCM, tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học 2009, giáo viên, báo chí, v.v
Người thân ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM: bố mẹ, anh chị, thầy cô trường trung học phổ thông, bạn bè, bản thân
Những đặc điểm của trường đại học ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM: chương trình đào tạo có chất lượng, hỗ trợ miễn giảm học phí, đội ngũ giảng viên tốt
Những đặc điểm của bản thân sinh viên ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM: phù hợp với sở thích, kiếm việc làm dễ đàng, mong muốn học tập tiếp lên cao học
Ngoài ra, sinh viên nhận được lời khuyên và sự phản ánh từ anh chị đi trước đã từng học tại trường Đại học Mở TP.HCM là các cơ sở đào tạo phân tán, rải rác
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
Trang 3827
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm có hai phan:
- Phan 1: Những câu hỏi liên quan đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM bao gồm yếu tố người thân, đặc điểm của trường đại học, đặc điểm của bản thân sinh viên, công việc trong tương lai, nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT Thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 điểm (rất không đồng ý đến rất đồng ý, rất không quan trọng đến rất quan trọng) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM
- Phan 2: Nhing thông tin cụ thể liên quan đến thông tin cá nhân sinh viên như ngành học, khóa học, giới tính, trình độ học vấn của bố sinh viên, trình độ học vấn của mẹ sinh viên, và các yếu tố khác liên quan Thang đo được sử dụng là thang đo định danh
Giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện như sau:
-_ Đối tượng khảo sái: là sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy thuộc các khoa khác nhau đang học tại các cơ sở của trường Đại học Mở TP.HCM tại khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh
-_ Kích cỡ mẫu khảo sát: phụ thuộc vào phương pháp phân tích Nếu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phương pháp ước lượng ML, theo
Hair & ctg (1998), cần tối thiểu 100 đến 150 quan sát; còn theo Hoelter _(1983), cần tối thiểu 200 quan sát (Thọ & Trang, 2004) Nghiên cứu này có
sử dụng phân tích nhân tố nên cần có ít nhất là 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng số biến quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến, hoặc
là bằng 100 (Nguyễn Khánh Duy, 2006)
- Thu thập dữ liệu: tô điều tra đến lớp học vào đầu giờ học, với sự hỗ trợ của giảng viên đứng lớp và cán bộ lớp, phát bảng câu hỏi và hướng dẫn sinh viên điền vào phiếu, sau 30 phút sẽ thu lại Với 450 mẫu phát ra, số mẫu thu về và
đạt yêu cầu sử dụng là 366 (chiếm tỷ lệ 81.3%) Số mẫu không đạt yêu cầu là
Trang 39bảng câu hỏi và bỏ trống nhiều câu hỏi Việc chọn mẫu được tiến hành theo
phương pháp thuận tiện
-_ Phân tích dữ liệu: sau khi thu thập, các bảng câu hỏi được xem xét và loại đi những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã
hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 và
tiến hành thống kê, phân tích đữ liệu đã được thu thập
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố, biến quan sát được chọn là biến có
hệ số tải nhân tố > 0.45, kiểm định KMO với 0.5 < KMO < 1 Thang đo được chấp
nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%
Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo được đánh giá độ tin cậy dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha, tir dé các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận nếu hệ số Cronbach°s Alpha lớn hơn - hoặc bằng 0.6
Ngoài ra, phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể -
trường hợp mẫu độc lập được dùng để kiểm định giả thiết, quan sát sự khác biệt
giữa các nhóm thuộc các thành phần định lượng nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM theo hộ khẩu ở tỉnh
hay TP.HCM
3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO
3.3.1 Yếu tố người thân
Các biến quan sát đo lường cho yếu tố người thân có ảnh hưởng đến việc sinh
Trang 4029 Bảng 3.1: Các bién quan sát cho yếu tố người thân
Ký hiệu biến Nội dung
NTI Theo mong muốn của bố mẹ
NT2 Theo lời khuyên của anh/chị trong gia đình
NT3 Theo lời khuyên của thầy cô trường THPT
NT4 Theo lời khuyên của bạn bè
NTS Theo sự lựa chọn của bản thân
3.3.2 Yếu tố đặc điểm của trường đại học
Các biến quan sát đo lường cho yếu tố đặc điểm của trường đại học và ý nghĩa
của từng biến được trình bày trong Bảng 3.2
Bang 3.2: Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm của trường đại học Ký hiệu biến Nội dung DDTI Chương trình đào tạo có chât lượng DDT2 Đội ngũ giảng viên tốt DDT3 Môi trường học tập năng động DDT4 Điều kiện học tập phù hợp DDTS Trường Đại học Mở TP.HCM gân nhà của anh/chị DDT6 Co sé vat chat khang trang
Hỗ trợ về chỉ phí như miễn giảm học phí và các dịch vu hỗ trợ đôi