1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý để phát triển thị trường mỹ tại công ty cổ phần may bình minh

120 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 9,2 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN VĂN LƯƠNG |

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẦN LÝ ĐỂ PHÁT TRIEN THI TRUONG MY TAI CONG TY

CO PHAN MAY BINH MINH

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu nh :

Chương 1: CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ 4

1.1: QUY MO THI TRUONG HANG DET MAY MỸ 4

1.1.1: Tổng quan về nước Mỹ và thị trường Mỹ 4

1.1.1.1: Tong quan vé nước Mỹ 4

1.1.1.2: Tổng quan về thị trường Mỹ 7

1.1.2: Thị trường hàng đệt may Mỹ và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 10

1.1.2.1: Thị trường hàng dệt may Mỹ ˆ ` 10

1.1.2.2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị tường MY 11

1.2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG DỆTMAYMỸ — 17

1.2.1: Những rào cẩn tiếp cận thị trường _ 17 1,2.2: Một số vấn đề khác cân lưu ý khi xuất hàng dệt may sang Mỹ 18

1.2.2.1: Yêu cầu về chất lượng sản phẩm 18

1.2.2.2: ve thời gian và phương thức giao hàng 19 1.2.2.3: Yêu cầu trách nhiệm xã hội 19

_ 1/2.2.4: Một số qui định về hải quan = 20 1.2.2.5: một số qui định về thuế quan 23

1.3: TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 | 25

Chương 2: MỤC TIÊU, NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TY26

2.1: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAYBÌNH MINH 26

2.1.1: Lịch sử phát triển công ty ˆ 27 2.1.2: Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty _ 27 2.1.2.1: Nhiệm vụ của công ty | 27 2.1.2.2: Mục tiêu của công ty có 29

Trang 3

2.1.3.1: Cơ cấu quản lý

2.1.3.2: Tổ chức sản xuất kinh doanh

2.2: NGUON LUC CONG TY

2.2.1: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng và phương tiện 2.2.1.1: Máy móc thiết bị

_ 2.212: Nhà xưởng và phương tiện 2.2.2: Nguồn nhân lực |

2.2.3: Tài sản vô hình thương hiệu, uy tín công ty

2,3: HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH CUA CONG TY BA

NAM GAN DAY | |

2.3.1: Sẵn lượng kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu

2.3.2: Cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường _ 2.3.2.1: Cơ cấu mặt hàng

2.3.2.2: Cơ cấu thị trường

2.4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG MỸ CỦA CÔNG TY 2.4.1: Hệ thống sân xuất 2.4.2: Sản phẩm và chất lượng 2.4.3: Giá cả 2.4.3.1: Giá g1a công 2.4.3.2: Giá FOB 2.4.4: Hệ thống tiêu thụ 2.4.5: Chiêu thị

2.4.6: Các đối thú cạnh tranh trong và ngoài nước _ 2.4.6.1: Đối thủ nước ngoài - - |

2.4.6.2: Đối thủ trong nước

2.5: TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUAN LY DE PHAT TRIEN THỊ

Trang 4

3.1: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG MỸ

3.1.1: Đánh giá cơ may thị trường

3.1.2: Phân tích các yếu tố thuận lợi và bất lợi bên trong và bên

ngồi cơng fy |

3.1.2.1: Những yếu tố bên trong công ty / _3,1,2:2: Những yếu tố bên ngồi cơng ty _

3.2: XÂY DỰNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỸ

TẠI CÔNG TY - |

3.2.1: Gia tăng sẵn lượng và kim ngạch xuất khẩu

3.2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh doanh từ gia công sang tự doanh 3.2.3: Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa

32.4: Xây dựng chương trình tiếp thị

3.3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU

3.3.1: Chiến lược phái triển thị trường

3.3.2: Chiến lược hội nhập về phía sau 3.3.3: Chiến lược liên kết

3.4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỸ 3.4.1: Giải pháp phái triển qui mô sẵn xuất

3.4.1.1: Cơ sở đề xuất giải pháp

_ 3.4.1.2: Thu hẹp gia công, tập trung nguồn lực cho phát triển hàng tự doanh |

3.4.1.3: Đầu tư liên doanh, liên kết mở rộng quy mô sản xuất

Trang 5

3.4.3.4: Chiến lược chiêu thị

3.4.4: Giải pháp về nguồn nhân lực

3.4.5: Giải pháp về quản trị chất lượng

3.4.5.1: Cải tiến mô hình quần lý

3.4.5.2: Hướng vào khách hàng

3.4.5.3: Tăng cường vai trò của lãnh đạo

3.4.5.4: Hoạch định và quản lý bằng hoạch định | 3.4.5.5: Sự tham gia của nhân viên

3.5 ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

3.2.1:Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu

3.5.2: Cải tiến thủ tục nhập khẩu _

3.5.3: Khuyến khích và hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu -

3.5.4: Chính sách về lao động '3,6 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

_ BẰNG KÊ CHI TIẾT BẮNG VÀ HÌNH

Trang 6

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

MỞ ĐẦU:

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam liên tục tăng từ 850 triệu USD năm

1995 tăng lên 1.962 triệu USD năm 2001 chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau ngành đầu khí Cả nước hiện có 1.031 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng dệt may, giải

quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động !¿ Các thị trường quan trọng của hàng đệt may Việt Nam là Nhật Bản, E.U, các nước Đông Âu, Đài Loan, Hàn Quốc và

Hoa Kỳ Dự kiến những năm sắp tới, ngành đệt may Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất

nước,

Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian qua,

tuy đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục Ngành đệt tuy đã chú trọng đầu tư đối mới thiết bị nhưng do kinh phí có hạn,

chưa có những chiến lược thích hợp nên quy mô còn nhỏ bé và manh mún chưa đáp

ứng được nhu cầu nguyên liệu chủ yếu cho ngành may Ngành may, mặc dù phát triển với tốc độ cao, quy mô tương đối lớn nhưng chủ yếu làm gia công cho nước

ngoài nên hiệu quả thấp Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực mở

ra cho ngành dét may Việt nam cơ hội thị trường rất lớn để tăng tốc phát triển nhưng cũng đầy thách thức cần vượt qua Một số nước có giá nhân công rẻ hơn, chủ động

được nguồn nguyên liệu, có vị trí thuận lợi, có kinh nghiệm thương mại, phong phú

về mẫu mã sẽ là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng đệt may như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Mexico Vậy, để phát triển ngành dệt may

Trang 7

MMVB - Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

Việt Nam trong thời gian tới cần phải xây dựng và thực hiện một chiến lược đúng đắn và nhất quán

Dưới giác độ ngành, Tổng công ty dệt may Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển toàn ngành đệt may Việt Nam đến năm 2010 Tuy nhiên, từng doanh

nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng cần xây dựng cho mình những chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện căn cứ vào thực trạng nguồn lực và sở trường của mình nhằm phấn đấu đạt được mục tiêu chung của toần ngành đề ra, khẳng định

vị trí của ngành dệt may Việt Nam trên thương trường quốc tế Là người công tác

nhiều năm tại công ty cổ phần may Bình Minh, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của công ty, của ngành tôi quyết định chọn thực hiện đề tài

“Một số giải pháp quân lý để phát triển thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bình

- Minh” |

Mục tiêu nghiên cứu để tài:

Nghiên cứu một số đặc điểm của của thị trường Mỹ, nghiên cứu mục tiêu, nguồn lực và thực trạng chung của công ty từ đó xây dựng mục tiêu phát triển thị trường Mỹ, đề ra những chiến lược và một số giải pháp để phát triển thị trường Mỹ

tại công ty

Nội dung đề tài:

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn được chia làm ba chương chính, như sau: Chương 1: Cơ hội thị trường hàng dệt may Mỹ

Chương 2: Mục tiêu, nguồn lực và fhực trạng công ty

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường Mỹ tại cong ty cổ phân may Bình

Minh |

Trang 8

MMVB Luận Văn Thạc Si Quan Tri Nguyén Van Luong

Pham vi nghiên cứu để tài: - * Phạm vi không gian nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng

đệt may sang thị trường Mỹ |

- Nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

nói chung và của công ty cổ phần may Bình Minh nói riêng

* Phạm vi thời gian: | |

“Tài liệu thống kê chủ yếu lấy đến tháng 7 năm 2002, có lấy thêm số liệu dự báo hết năm 2002

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn này được thực hiện bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích dựa trên các số liệu thu thập tại công ty, phương pháp quan sát trực tiếp, phỏng vấn các cán bộ có trách nhiệm của công ty để đưa ra các đánh giá về thực trạng vấn đề nghiền cứu |

Do điều kiện nghiên cứu, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên những

điều trình bày trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận

Trang 9

Chương 1

CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ

_1.1 Quụ mô thị trường dệt mau Mỹ

Trang 10

- MMVB Luan Van Thac Si Quan Tri Nguyễn Văn Lương

CHƯƠNG 1

CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ

1.1 QUY MÔ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ |

Phần quy mô thị trường hàng dệt may Mỹ, ta xem xét trên hai giác độ: tổng quan về nước Mỹ và thị trường Mỹ và tình hình nhập khẩu hàng đệt may vào thị trường Mỹ

của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng

1.1.1 Tổng quan về nước Mỹ và thị trường Mỹ

1.1.1.1 Tổng quan về nước Mỹ —

Nước Mỹ, hay còn gọi là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong giao thương quốc tế: thuộc Bắc Mỹ, có đường biên giới chung với Canada và

Mêhicô, có hai mặt giáp với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Nước Mỹ có điện

tích khoảng 9.629.000 km”, có dân số trên 270 triệu người (số liệu điều tra năm 1998) Cư dân Mỹ có đặc điểm đa sắc tộc với thành phần xấp xỉ: 83,4 % người da

trắng, 12,4% người da đen, 3,4% người gốc châu Á và khoảng 0,8 % người da đỏ

Ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng tại Mỹ là tiếng Anh, một phần thiểu số sử dụng tiếng Tây Ban Nha

* Về giáo dục: Nước Mỹ là nước có nền học vấn cao với 97% dân số biết chữ

* Về thành phân tôn giáo: Khoảng 56 % dân số Mỹ theo dao Tin lành, 28% theo Thiên Chúa giáo La Mã, 2% theo Do Thái giáo, 4% theo các tôn giáo khác, khoảng

10 % không theo tôn giáo nào |

* Về văn hóa: Ngày nay ta thấy ảnh hưởng của văn hóa Mỹ bao trùm khắp thế giới Nền văn hoá Mỹ có nguồn gốc châu Au, được hun đúc qua quá trình di cư khai phá

Trang 11

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

lục địa mới, đấu tranh và xây dựng thành một quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới

như ngày nay Do đó nó cũng có những đặc điểm khác châu Âu và càng khác xa so với châu Á Khác với người châu A, trong văn hóa giao tiếp thường đè dặt, người Mỹ thường trao đổi thẳng thắn, công khai biểu lộ thái độ của mình Trone giao tiếp người Mỹ thường nói nhiều và hỏi nhiều

Từ ngữ đối với người Mỹ đã quan trọng nhưng những gì viết ra (văn bản) lại càng

quan trọng hơn Một thí dụ điển hình, người Mỹ muốn mọi thỏa thuận làm ăn đều ghi đầy đủ, chỉ tiết trong hợp đồng Như vậy, các hợp đồng làm ăn với Mỹ thường

dài và chỉ tiết Ngược lại, hợp đồng theo dạng của người Pháp soạn thường ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề chủ yếu

_* Về lối sống: Người Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân, họ cho rằng đó là thành quả của

sự đấu tranh của bao những thế hệ khai phá, xây dựng nước Mỹ và nó cũng là nền

tảng của sự thịnh vượng của nước Mỹ ngày nay Vì lẽ đó, xã hội Mỹ có sự đa dạng

hoá rất lớn, có nhiều giai tầng, nhiều mức sống nên có nhiều mức nhu cầu Ở Mỹ có những hệ thống cửa hàng dành cho người thu nhập thấp, hệ thống cửa hàng cho

người thu nhập trung bình và hệ thống cửa hàng dành cho những người có thu nhập

cao

Xu hướng của dân Mỹ ngày nay là nấu ăn từ những nguyên liệu nguyên thủy (thực

phẩm không biến đổi gien) mặc quần áo làm bằng nguyên liệu có nguồn gốc thiên

nhiên (như bông, tơ tầm ) đi xe hơi nhỏ, đi bộ nhiều hơn s

* Về kinh tế và tài chính: Sau Thế chiến II trong khi các đế quốc khác bị kiệt quệ vì

chiến tranh thì nước Mỹ lại giàu lên nhanh chóng vì lái súng, vì là chủ nợ và vì kiểm

soát được thị trường thế giới Riêng nước Mỹ chiếm 42 % GNP, 55% tổng sản lượng công nghiệp, 24% tổng xuất khẩu và 74 % dự trữ.vàng toàn cầu.' Vì có tiềm lực lớn, Mỹ bỏ phần lớn tiền để thiết lập và khống chế các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Hiệp Định Chung Về Thuế Quan Và

Trang 12

MMVB Luan Van Thac Si Quan Tri Nguyễn Văn Lương

Mậu Dịch, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Với sức mạnh của tiềm lực kinh tế, đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền mạnh nhất, chiếm trên 50% lưu lượng thanh toán quốc

tế |

* Về chính sách ngoại thương: Mỹ đưa ra nguyên tắc thé hiện qua ba nội dung chính: - _ Bình đẳng trong buôn bán: Theo nguyên tắc này, Mỹ và nước bạn hàng phải đối xử bình đẳng với nhau Nếu muốn bán hàng vào Mỹ thì phải mở cửa thị trường để cho Mỹ bán hàng vào nước mình trong điều kiện như nhau

- Binh đẳng trong đầu tư: Nếu các nước khác muốn đầu tư vào Mỹ thì phải tạo điều kiện để doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào nước mình

- Binh đẳng trong việc thiết lập công ty, đại diện thường trú: Nếu muốn thành lập công ty tại Mỹ thì phải cho phép doanh nghiệp Mỹ thành lập công ty tại - nước mình |

* Quan diém của Mỹ về phát triển thương mại: là thúc đẩy tự do hoá thương mại theo hướng đa phương Điều này cũng phần ánh thực tế xu hướng của thương mại quốc tế

.đó là sự tham gia ngày càng tăng của các nước đang phát triển Theo thống kê

năm1992 tỷ trọng của các nước đang phát triển tham gia tổng kim ngạch xuất khẩu

toàn thế giới là 27% năm 1996 là 32%, năm 2000 là 35% Cơ sở của tự do hoá

thương mại là các thỏa thuận đa phương điển hình là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

thành lập năm 1995 hiện có 90,4% các nước trên thế giới tham gia Ngòal ra còn có những thỏa thuận vùng nhằm thiết lập các khu vực tự do hóa thương mại như Liên minh châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, khu vực Đông Nam Á

Với sự nổi trội về tiềm lực kinh tế, bằng các nguyên tắc, sáng kiến của mình Mỹ thông qua thỏa thuận đa phương của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới để buộc các

nước thực hiện các cam kết đa phương và song phương để mở rộng tự do hóa thương

mại nhằm mục đích có lợi cho kinh tế thế giới Tuy nhiên, điều này có lợi cho Mỹ và

các nước giàu hơn cả

Trang 13

MMVB - - Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

Trên nguyên tắc là như vậy nhưng thực tế Mỹ không chủ trương tiến hành toàn cầu: hoá và tự do hoá tất cả mọi lĩnh vực Tức là mọi thỏa thuận, cam kết dù song phương hay đa phương điều kiện tiên quyết là phải có lợi cho Mỹ Khi ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì Mỹ có thể sẵng sàng phá bổ những cam kết bằng việc thiết lập

những hàng rào bảo hộ mậu dịch mới | |

Viéc tang thuế đánh vào thép nhập khẩu và những vụ kiện bán phá giá hàng nhập

khẩu vào Mỹ thời gian gần đây là những minh chứng cho nhận định trên

Về hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu Mỹ và các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại của Mỹ được đưa chỉ tiết trong phần phụ lục 1.1.1.2 Tổng quan về thị trường Mỹ:

Nước Mỹ là một siêu cường về kinh tế, với hơn 270 triệu dân, với thu nhập đầu

người 35.000 USD.” Thị trường Mỹ là một thị trường lớn, đa dạng có lịch sử phát triển 200 năm nay Chính sách thương mại của Mỹ nhìn chung là rộng mở Chỉ trừ

một số ít mặt hàng có áp dụng hạn ngạch nhập khẩu còn lại đều được tự do thâm

nhập vào thị trường Mỹ Trừ một số mặt hàng liên quan đến quốc phòng và an ninh như vũ khí vệ tỉnh, viễn thông Mỹ không cho phép người nước ngoài kinh doanh còn lại các mặt hàng khác người nước ngoài được tự do kinh doanh tại Mỹ, được hưởng

mọi quyền lợi như các doanh nhân Mỹ |

Nước Mỹ có quan hệ thương mại với rất nhiều nước Không chỉ những nước kém phát triển muốn thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển như các nước E.U, Nhật Bản, các nước Asean, Trung Quốc, Ấn Độ

đều xác định thị trường Mỹ là thị trường chủ lực trong chính sách thương mại của _ mình Chính vì vậy, thị trường Mỹ là thị trường có tính cạnh tranh rat cao, |

Hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, ngoài luật liên bang còn có luật của các bang điều chỉnh các hoạt động thương mại.Vì vậy, muốn thâm nhập thị trường Mỹ

Trang 14

MMVB ' Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

cần phải có những am hiểu nhất định về pháp luật của Mỹ và phải tiến hành một '

cách thận trọng Thị trường Mỹ không những có dung lượng lớn mà nó còn rất phong

phú, đa dạng về chủ loại mặt hàng và phẩm cấp chất lượng Hàng năm Mỹ nhập khẩu lượng hàng hod tri gid trên 1.300 tỷ USD Trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ, hàng tiêu dùng chiếm 20 % tỷ trọng, trong đó hàng dệt may chiếm 6-7 % tổng kim

ngạch nhập khẩu c

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, kinh tế Mỹ có sút giảm về tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế nên kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa đầu thế kỷ 21 với mức tăng GDP hàng năm là 3-4%, mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu là 10% Với sức mua rất lớn Mỹ là thị trường lý

tưởng cho tất cả các quốc gia trên thế giới | |

Trước Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực, Việt Nam đứng vị trí 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Mỹ và đứng vị trí 71 trên 229 nước có hàng xuất khẩu

vào thị trường Mỹ Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ mới chỉ chiếm 0.05% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Mỹ

Sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, Mỹ dành cho Việt Nam quy chế buôn bán bình thường (normal trade relation) đã thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhất là các mặt hàng may mặc Mức thuế sau khi bình thường hoá quan hệ thương mại đã giảm so với trước đây đến mười lần Những

mặt hàng Việt nam có thế mạnh đối với thị trường Mỹ là: cà phê và nông sản, da giày dép, đệt may, thủy sẳn, cao su và gốm sứ

* Về hệ thống thị trường: Tại Mỹ có rất nhiều loại công ty: lớn vừa và nhỏ và có các

kênh thị trường khác nhau Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng tự

làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu

Các tập đồn và cơng ty lớn có tác động mạnh mẽ đến Nhà Nước và Chính Phủ

Trang 15

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quần Trị Nguyễn Văn Lương Các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Nhà Nước

hỗ trợ Đối với các công ty vừa và nhỏ họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu vào

Mỹ Họ thường nhập hàng về bán tại Mỹ theo các cách như sau:

- Bán sỉ cho các của hàng bán i¿: Hầu hết các loại hàng như đồ trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hóa đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các

nhà nhập khẩu hay những người bán hàng có tính cách cá nhân và các công ty nhập

khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng chuyên nghiệp Cách bán hàng này rất có hiệu

quả khi hàng hoá có nhu cầu mạnh và lợi nhuận cao

- Bán hàng cho nhà phân phối: Thay vì bán hàng cho nhà bán lẻ, có thể bán hàng

cho nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nào đó hoặc nằm

trong nhóm ngành công nghiệp nào đó Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong

một thời gian ngắn nhất Tuy vậy, bán hàng theo cách này phải chia sẻ lợi nhuận cho

họ ~ |

- Ban trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Các công ty này có thể làm được khi các

nhà máy, công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ Ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà sản xuất nước ngoài hoặc

mua qua nhà nhập khẩu trong nước

- Ban st qua đường bưu điện: Trường hợp này áp dụng cho những sản phẩm nhỏ,

không đắt, bán được trên diện rộng

_~ Bán lẻ qua đường bưu điện: Không cần trung gian bán buôn, đòi hỏi phải nghiên

cứu thị trường chuẩn xác

- Bán hàng qua cafalog: Với cách bán hàng này cần phai nắm được thông tin vé những người hay công ty có nhu cầu ì thường xuyên |

- Bán lẻ: Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ theo khả năng thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu thị trường cũng như thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu mang lại Khi nhập khẩu họ phải biết xu hướng thị

Trang 16

MMVB , Luan Van Thac Si Quan Tri Nguyễn Văn Lương trường và phải tự làm lấy mọi việc, trong tất cả các khâu, điều này chứa đựng nhiều rủi ro Ngoài ra còn các cách bán hàng khác: - Bán hàng theo truyền hình - Làm đại lý bán hàng

- Bán hàng qua buổi giới thiệu

-Bán hàng thông qua hội chợ — ˆ

- Ban hang thong qua Internet

1.1.2 Thị trường hàng dệt may Mỹ và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

sang Mỹ |

1.1.2.1 Thi trường hàng dệt may Mỹ:

Thị trường hàng dệt may Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới Hàng năm Mỹ nhập

_ khẩu trên 75 tỷ USD giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may, trong đó hàng may

mặc là hơn 60 tỷ USD Các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ nhiều nhất là:

Mexico, Trung Quốc, Hong Kong, Canada, Đài loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh |

Các nhóm nước quan trọng là: Nhóm nước vùng vịnh Caribe ( CBI), Nhém Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhóm nước Asean, Nhóm Nam Á (Ấn độ, Bangladet Pakistan), Nhóm nước OECD (trừ Nhật Bản ), Nhóm nước Liên minh Châu Âu E.Ũ Trong đó, các nước có tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc lớn vào Mỹ là Mexico

9,798 tỷ USD tỷ trọng 13,45% kim ngạch nhập khẩu quần áo của Mỹ, Trung Quốc: 6,525 tỷ USD chiếm tỷ trọng 8,96%, Hong Kong 4,598 tỷ USD chiếm 6,31% Các

nước Asean: 8,667 tỷ USD chiếm tỷ trọng 14,58%, các nước khu vực Caribe: 9,466

tỷ USD chiếm 15,93 % ( số liệu năm 2001, nguồn: Hải quan Mỹ) | |

Trang 17

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

- BẮNG 1: CÁC NƯỚC HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI XUẤT KHẨU

HÀNG DET MAY VAO THI TRUONG MY Nước Xếp | - Trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ Thứ | năm 2001 năm 2000 Tỷ lệ% - So sánh tỷ trọng (triệuUSD) | (tiệuUSD) | 2001 so2000 | năm 2001 Thế giới 72.846,20 | ' 65.524/70 11,17 100 Mexico 1 9.798,80 8.883,40 10,30 13,45 Trung quốc 2 -6.525,20 6.242,30 4,53 8,96 Hong Kong - 3 4.598,10 4.608,60 -0,23 6,31 Canada 4 3.346,50 | 3.183,90 5,11 _ 459 Hàn Quốc 5 3.062,50 2.933,10 4411 4,20 An Độ 6 2.793,10 2.407,80 16,00 3,83 Dai Loan 7 -2.703,00 2.729,80 -0,98 3,71 Thai Lan 8 2.495,00 2.179,00 _ 1450 3,43 Bangladesh 9 2.265,00 1.869,40 21,16 3,11 Pakistan 10 1.876,70 1.558,80 | 20,39 2,58 Nguôn: Hải Quan Mỹ

1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào Mỹ

Phân tích tình hình xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam vào Mỹ ta lấy mốc quan trọng là thời điểm Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực tháng 12 năm 2001

Trước thời điểm Hiệp định có hiệu lực: Mỹ chưa dành cho Việt Nam quy chế quan hệ thương mại bình thường, các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu san+g

Mỹ chịu thuế xuất rất cao từ 45% - 90% Đây là rào cần lớn nhất đối với việc thâm

nhập thị trường Mỹ hàng dệt may Việt Nam -

Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các đối tác nước ngoài đã nỗ lực rất lớn, chấp nhận thuế suất cao đưa hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ để thăm đò

Trang 18

MMVB - Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

1am quen thị trường, chuẩn bị cho việc thúc đẩy xuất khẩu khi Hiệp Định có hiệu

lực Với những nỗ lực đó, giá trị sản lượng hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ

không ngừng gia tăng |

Từ năm 1996 đến năm 2000, giá trị sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của việt nam

vào Mỹ đã tăng gấp đôi từ 25 triệu USD lên gần 50 triệu USD Riêng năm 2001, do kinh tế Mỹ gặp suy thoái, giá trị nhập khẩu của Mỹ bị giảm sút nên có ảnh hưởng đôi chút đến giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ

* Về mặt hàng xuất khẩu: Trước khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ chủ yếu các mặt hàng theo bảng 2 như sau:

BANG 2: MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU XUẤT KHẨU SANG MỸ TRƯỚC

Trang 19

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

HÌNH 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO MỸ TRƯỚC KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ CÓ HIỆU LỰC

Don vi tinh: triéu USD Gia Tri 50.000 >< of A (pes 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Nguôn: Tổng hợp theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ

Sau khi Hiệp Định có hiệu lực: Mỹ đành cho Việt Nam quy chế buôn bán bình thường (normal trade relation) như đã dành cho phần lớn các nước trên thế giới Thuế suất đánh vào hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ giảm một các

đáng kể Ví dụ mặt hàng áo sơ mi nam sợi bông, mã H.S 6205.20.20.00, category

340 có thuế suất giảm từ 45% xuống còn 20,1% Mặt hàng áo sơ mi nam sợi tổng

hợp, mã H.S 6205.10.10.20, category 440 giảm từ 35% còn 18,6% Bảng 3 trình bày

so sánh thuế suất theo chế thương mại bình thường và thuế suất không được hưởng

chế độ thương mại bình thường

Trang 20

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương BANG 3: BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU MỸ CHO MỘT SỐ NHÓM HÀNG thuế |thuế | Mức Mã H.S Mô tả hàng hoá MEN non- | chênh (%) MEN |lệch

-J 6101 Áo khoác nam, bé trai

6101.10 bằng len hoặc lông thú 172| 545] -3743 6101.20 bằng sơi bông 16,2| 50| 33,8 6101.30 bằng sợi nhân tạo _ | 6101.30.20.10 Trén 25% trong lượng bằng da 5,7 35 | 29,3 | 6101.90.90.30 bằng sơi tổng hợp 5,8 45 | 39,2 6102 Áo khóac nữ, bé gái 6102.20.00 bằng sợi bông 6102.20.00.10 Hon 23% len hay lông thú - | Của phụ nữ 5,5 35| 29,5 bé gái 55| 545| 49 6102.30.20.10 Loại khác | 287] 72] 43.3

| 6205 Áo sơ mỉ nam, bé trai

6205.10 bằng len hoặc lông thú tốt 6205.10.10.00 đệt thủ công 94| 90| 80,6 6205.10.10.20 loại khác: 18,6| 45] 26,4 6205.20 bằng sợi bông 6205.20.10.00 dệt thủ công 89| 90| 81,1 6205.20.20.00 ' loai khác 20,1 45 24,9 6205.30 bằng sợi nhân tạo | 6205.30.10.00 'đệt thủ công 12,4 76 63,6 6205.30.15 loại khác 6205.30.15.10 của đàn ông 20,1 45| 24,9 6205.30.15.20 của bé trai 201| 45] 24,9

Nguồn: Hải Quan Mỹ

Ghi chú: Thuế suất MEN là thuế suất áp dụng cho quan hệ thương mại bình thường Thuế suất Non-MEN là thuế suất chưa được hưởng quy chế thương mại bình thường

Trang 21

- MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

Kể từ khi Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ có hiệu lực, kim ngạch hàng dét may: Việt Nam xuất sang Mỹ tăng lên nhanh chóng Bảng 4 ta có số liệu so sánh kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 7 tháng đầu năm 2001 và 7 tháng đầu năm 2002 tăng từ 31,5 triệu USD lên 258,97 USD tương đương 722,07% Dự

đoán đến hết năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ

sẽ tới 600 triệu USD

BANG 4: SO SANH GIA TRI XUAT KHAU HANG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO MỸ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2002 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2001

Đơn vi tinh:Triéu USD Mat hang "Thời gian Tỷ lệ % so sánh 2000 | 2001 | T.7/2001 | T.7/2002 T7/01&T7/02 Hang dét may 49,86 | 49,33 32,02 286,15 793,70 Hang maymặc | 4728| 4789| 3150| 25847 T227

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ

* Về mặt hàng: Chúng ta có thế mạnh về các mặt hàng như áo sơ mi nam: category

340, 640, áo thun nif: category 338, 339 áo khoác, áo jacket category: 634, 635,

quan, category 347, 347, 647, 648 (chi tiét theo bang 5)

* Về phân phối: Hiện nay hàng may mặc Việt nam xuất sang thị trường Mỹ phần lớn

được kiểm sốt bởi các cơng ty thương mại nước ngoài: | - Các tập đoàn thương mai Nhat

Trang 22

MMVB - _ Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị : Nguyễn Văn Lương

| BANG 5: SOSANH MOT SỐ CHỦNG LOẠI HÀNG MAY MẶC CHỦ _YẾU CỦA VIỆT NAM XUẤT SANG MỸ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2002 VÀ THÁNG 7 ĐẦU NĂM 2001 _ - _ Đơn vị tính:Triệu USD Mặt hàng _ Thời gian Tỷ lệ % so sánh ˆ - CAT | 2000 2001 T.7/2001 | T.7/2002 "T7/01&T7/02 338 6,943 | 10,063 6,651 34,285 415,46 339 5,733 | 8,002 5,228 40,510 674,91 340 13,268 | 10,516 7,156 9,222 28,87 347 1,422 0,733 0,38 18,020 4644,85 348 1,337 1,546 1307 30,233 2213,11 634 0,642L 0,400 0,096 17,643 _— 18206,51 635 0278| 0,394 0,046 | 17,386 37632,40 647 3,427 | 0,598 0,382 11,478 2868,41 659 0,676 1,384: 0,914 14,244 1457,60 670 0,670 | 0,560] _0,227| -_ 23,077} 10883,39 Nguôn: Bộ thương mại Mỹ * Các dạng đặt hàng chủ yếu:

-Dạng gia công cho các công ty nước ngoàt: chiếm 80% lượng hàng xuất vào Mỹ Các công ty của Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc nhận được các đơn đặt hàng của các công ty Mỹ và giao cho các công ty may Việt Nam gia công, xuất khẩu sang Mỹ Các đơn hàng này, nguyên phụ liệu do các công ty đặt gia công cung cấp,

chủ yếu được nhập từ nước ngoài Chẳng hạn như: vải dệt kim nhập từ Trung Quốc,

Đài Loan, vải dệt thoi thường được nhập từ Thái Lan, Indonesia, phụ liệu thường

được nhập từ Hong Kong Các công ty Việt Nam chỉ nhận được tiền gia công, số tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

-Dạng nhận đơn hàng trực tiếp từ các công ty Mỹ~ Dạng này chỉ chiếm khoảng 20%

lượng hàng xuất vào Mỹ Theo đó, các công ty Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu

Trang 23

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quần Trị Nguyễn Văn Lương

trong nước hoặc nguyên liệu nhập khẩu thực hiện các đơn đặt hàng của nước ngoài

xuất đi Mỹ theo điều kiện FEOB hoặc FCA (Incoterm 2000)

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ

Phần này trình bày về những rào cản tiếp cận thị trừơng Mỹ và một số đặc điểm khác cần lưu ý ý khi xuất hàng dệt: may sang thị trường Mỹ

_1⁄2.1 Những rào cần tiếp cận thị trường Mỹ

Tại Mỹ có áp dụng một số biện pháp hạn chế nhập khẩu theo quy định của luật pháp, như sau:

* Biện pháp thuế quan:

Thuế nhập khẩu của Mỹ có ba mức: thông thường, ưu đãi tối huệ quốc (MEN) và ưu

đãi phổ cập (GSP) Như đã trình bày ở phần trên, sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, Việt Nam được hưởng quy chế MEN như vậy da’ tháo dỡ một phần lớn rào cản thuế quan cho hàng dét may Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ |

* Biện pháp sử dụng hạn ngạch:

Theo Hiệp định về hàng dệt may trong khuôn khổ GATT và WTO, Mỹ được phép

sử dụng hạn ngạch tuyệt đối áp dụng cho hàng đệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ với mục đích kiểm soát mặt hàng đó trong thời gian nhất định Theo Hiệp định

thương mại Việt -Mỹ, hai bên xây dựng lộ trình ký kết Hiệp định hàng dệt may song phương Qua đó, Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch đối với hàng đệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ Từ nay tới ngày Mỹ áp dụng hạn ngạch, hàng dệt may Việt Nam

được phép xuất khẩu không hạn chế vào Mỹ, số lượng hàng hóa xuất khẩu của những năm trước khi áp dụng hạn ngạch là cơ sở để Mỹ tính tóan số lượng hạn

ngạch áp dụng cho Việt Nam |

* Các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác:

Trang 24

ke

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

- Các quy định về cấm nhập đối với một số mặt hàng của mỘi số nước

-Yêu câu về kỹ thuật, an tòan

-Quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh -Quy định về chống hối lộ -Quy định về chống bán phá giá -Quy định về chống lệnh cẩm vận -Chống trợ cấp | -Chiing tt nhdp khdu -Chất dễ cháy -Gian lận thương mại -Hạn chế nhập khẩu -Lao động cưỡng bức -Mác hàng -Nhãn hàng _ -SỞ hiữu trí tuệ -Xếp hàng - Xuất xứ

1,2,2 Một số vấn để khác cần lưu ý khi xuất hàng đệt may sang Mỹ |

1.2.2.1 Yêu cầu vê chất lượng sản phẩm

Như đã trình bày ở phần trên thị trường Mỹ có tính đa dạng cao Yêu cầu về chất

lượng hàng hoá cũng tùy theo phân khúc thị trường: hàng thời trang, chất lượng cao,

hàng chất lượng trung bình, hàng chất lượng thấp, giá rẻ

Hàng may mặc của Việt Nam phù hợp với tuyến khúc thị trường đòi hỏi chất lượng

trung bình, giá cả trung bình vì tuyến khúc hàng chất lượng cao không cạch tranh được với các nước có công nghiệp thời trang đi trước như Hong Kong, Hàn Quốc,

Trang 25

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

Thái Lan Ngược lại, hàng dệt may của Việt Nam cũng không thể cạnh tranh được -

với hàng Trung Quốc, Bangladesh về khúc tuyến thị trường sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ vì giá nhân công của các nước này rẻ hơn ở Việt Nam, mặt khác Trung Quốc đã chủ động được nguồn nguyên liệu vì đầu tư nhiều cho ngành dệt

1.2.2.2 Thời gian và hình thức giao hàng:

Như đã trình bày ở mục 1.1.2.2, hiện nay hầu hết hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị tường Mỹ đều được kiểm soát bởi các cong ty va tập đoàn thương mại nước ngoài Dù qua ‘bao nhiêu khâu trung gian, phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ cuối cùng đều được kiểm sốt bởi những cơng ty, tập đoàn dệt may Mỹ

Những công ty này đều tự làm lấy mọi việc từ khâu nghiên cứu, đặt hàng, chỉ định nhà sản xuất, người chuyên chở, tự nhập khẩu và phân phối tại Mỹ Do đó, những đơn hàng xuất đi Mỹ có những yêu cầu thời gian và phương thức giao hàng có một

số điểm khác các khách hàng của các thị trường E.U và Nhật:

* Về thời gian giao hàng: Đây là điều kiện mang tính tiên quyết Do xu thế phát

triển của ngành thời trang hiện đại và do thị trường Mỹ có tính cạch trang cao nên

chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn Mặt khác, vị trí địa lý của Mỹ cách xa Việt

Nam nửa vòng trái đất nên các đơn hàng xuất đi Mỹ đòi hỏi rất khắt khe về thời

gian Trong các hợp đồng với các công ty Mỹ họ thường yêu cầu ghi rõ điều khoản _ phạt nếu trễ hợp đồng: chẳng hạn: giao hàng quá hạn từ 1-10 ngày phạt 1% trị giá lô

hàng đối với mỗi ngày trễ hạn Giao hàng quá hạn 20 ngày họ có thể hủy lô hàng và đối tác Việt Nam phải bồi thường thiệt hại

*Về điều kiện giao hàng: Các khách hàng Mỹ thường đặt hàng theo điều kiện FCA

hoặc FOB (Incoterm2000) Trong đó, trách nhiệm-của nhà xuất khẩu là giao hàng

lên tàu được chỉ định của người mua hoặc giao hàng cho nhà chuyên chở theo chỉ

định của người mua

Trang 26

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương :

1.2.2.3 Yêu câu về trách nhiệm xã hội

Tất cả các khách hàng Mỹ trước khi đặt mối quan hệ là ăn với các công ty Việt Nam đều đặt vấn đề đánh giá nhà cung cấp về trách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn để đánh giá và chấp nhận là nhà cung cấp dựa trên tiêu chí của Điều luật về đạo đức kinh

doanh của riêng từng công ty (Corporation Code of Business Conduct) Những điều luật này đều nhấn mạnh việc thượng tôn luật pháp của Việt Nam, là luật pháp nước Sở tại Theo đó, họ sẽ tới và đánh giá các doanh nghiệp cung cấp hàng đệt may Việt

Nam chủ yếu theo các tiêu chí về việc đảm bảo điều kiện làm việc, phúc lợi của

người lao động

* Yêu cầu về việc đảm bảo điều kiện làm việc như: ánh sáng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ | | | |

* Yêu câu về việc đâm bảo thời gian lao động như: giồ lầm việc, thời gian nghỉ ngơi,

thời gian nghỉ cuối tuần / |

* Yêu câu về lương và thu nhập của người lao động như: mức lương tối thiểu, mức lương làm thêm giờ |

Tất cả được các công ty Mỹ kiểm tra chỉ tiết trên hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn công nhân Các doanh nghiệp đạt yêu cầu phải đảm bảo mức tối thiểu theo luật định

Ngoài ra, họ còn kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng lao động tù nhân, lao động cưỡng bức hay lao động chưa đến tuổi làm việc hay không mới chính thức công nhận doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn là nhà cung cấp cho họ

1.2.2.4 Một số yêu cầu về hải quan khi nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ

* Yêu câu về chứng từ và xuất xứ: -

+Vé chứng từ: Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đòi hỏi rất khắt khe, chỉ tiết về chứng từ xuất hàng Một số chứng từ chủ yếu:

Một số giải pháp quản lý để phát triển thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bình Minh 20

Trang 27

MMVB Luận Van-Thac Si Quan Tri Nguyén Van Luong

-Hoá đơn (Commercial Invoice ): Trén héa đơn yêu cầu mô tả chỉ tiết tên hàng, thành - phần vải (chẳng hạn: bao nhiêu % cotton, bao nhiêu % polyester, bao nhiéu % nylon), ghi TỐ nƯỚC xuất xứ (sản xuất tại Việt Nam), ghỉ r TỐ hang | héa không chứa

thành phần bao bì đóng gói bằng kim loại

-Bảng kê chỉ tiết hàng hoá (Packing List / Vasn): Phải thể hiện đầy đủ các thông tin _về hàng hóa: các đóng kiện, số thứ tự kiện, số lượng sản phẩm, kích cỡ, màu sắc,

trọng lượng tịnh và trọng lượng gộp của hàng hoá đóng trong từng thùng Ngoài ra

trên bảng kê chỉ tiết hàng hoá phải thể hiện rõ số mã vạch dán trên từng kiện

(trường hợp kiện hàng có đán mã vạch để phân loại)

Bang kê khai xuất xứ hàng héa (Single / Multiple Country Declaration ): Kê khai chỉ

tiết và xác nhận của nhà sản xuất về xuất xứ của hàng hoá, gồm nguyên phụ liệu

xuất xứ ở nước nào, gồm những công đoạn gia công, sản xuất ở những nước nào

-Giấy pháp xuất khẩu (Visa): Thời gian hiện tại Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch đối với

hàng dệt may việt nam nên chưa sử dụng giấy phép xuất khẩu

-Giấy chứng nhận xudt xit (Certificate of Origin): Théo mẫu B do Phòng Thương Mại

Và Công Nghiệp Việt Nam cấp |

+Yéu cdu vé xudt xt: Nuéc xuat xt cha mét sản phẩm rất quan trọng chỉ tiết này để

xác định liệu mặt hàng đó có được thuế suất ưu đãi hay không?, có bị trừng phạt hay

không? Luật Hải Quan Mỹ quy định mọi mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ phải ghi tên

xuất xứ bằng tiếng Anh, ký mã hiệu được ghỉ rõ rằng ở chỗ dễ thấy, không được tẩy

xóa, mực lâu phai mờ

-Được ghỉ chữ: "made in Việt Nam “: Trường hợp quần áo được cắt may ở Việt Nam sử dụng lao động làm việc tại Việt Nam |

_-Chỉ được ghỉ “Assembled in Viet Nam“: Trường hợp quần áo chỉ gia công một số chỉ

tiết ở Việt nam

Trang 28

MMVB _ ` Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị = Nguyễn Văn Lương

Hải Quan Mỹ cấm nhập khẩu hàng hóa ghi mã hiệu, nhãn hiệu có nơi nhận giả, mô tả giả mạo, kể cả sử dụng những chữ hoặc biểu tượng giả mạo |

* Quy dinh vé ` nhẫn hiệu: s

Luật pháp Mỹ quy định nhãn hiệu hoá nhập khẩu vào Mỹ phải được đăng ký tại Cục Hải Quan Mỹ Hàng vi phạm bản quyền về nhãn của một công ty Mỹ hoặc công ty nước ngoài đã đăng ky bản quyền sẽ bi cấm nhập vào Mỹ Theo quy định về bản quyền của Mỹ (US Copyright Revision Act 1976) hang hod nhap khẩu vào Mỹ sử dụng các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm Luật bản quyền, hàng hóa sẽ bị bắt giữ và tịch thu Hải Quan Mỹ lưu giữ các thông tin về bản quyền tại các cửa khẩu để kiểm soát

Đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nếu là hàng hoá sử dụng nhãn hiệu của người mua hàng thì họ chịu trách nhiệm về bản quyền nhãn hiệu đã cung cấp Trường hợp hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam thì người sở hữu nhãn hiệu nên làm thủ tục đăng ký theo quy định của Mỹ (đăng ký tại văn phòng bản

quyền Mỹ US Copyright Office) |

* Môi giới Hải Quan: `

Do thủ tục và luật lệ quy định việc nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ, rất phức tạp nhất là đối với những loại hàng hóa nhạy cảm như hàng dệt may nên để tránh trở ngại

không đáng có các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng người môi giới hải quan Họ là những người hoặc công ty hoạt động tại Mỹ và rất am hiểu luật lệ Mỹ,

thay mặt mình giao dịch với Hải Quan Mỹ để làm thủ tục nhập khẩu

* Những quy định của Mỹ về chống bán.phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ:

Trường hợp có đơn thỉnh cầu của nhà sản xuất trong nước khiếu nại doanh nghiệp

nước ngoài bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ; Bộ Thương Mại Mỹ sẽ điều tra

việc bán phá giá hoặc trợ cấp nhập khẩu Úy Ban Thương Mại Mỹ cũng vào cuộc để

giám định hàng hóa nhập khẩu xem có bán phá giá hay không kết quả đăng trên

Trang 29

MMVB: Luận Văn Thạc Sĩ Quần Trị Nguyễn Văn Lương Công báo Sau đó, Bộ Thương Mại Mỹ tính toán chênh lệch giữa giá bán và giá thị -

trường, hướng dẫn Cục Hải Quan:

- Hoặc yêu cầu doanh nghiệp đặt tiền bảo đảm trả thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng có thể phải thanh toán, trước khi giải phóng hàng

Hoặc tạm dừng việc hoán tất thủ tục nhập khẩu cho đến khi Bộ Thương Mại đã xác định hàng hoá có bán phá giá hoặc trợ cấp nhập khẩu hay không

* Hình thúc xử phạt vi phạm: |

Các vi phạm về khai báo hải quan, về sở hữu trí tuệ và về gian lận thương mại sẽ bị

Hải Quan Mỹ xử phạt

Một số vi phạm về khai báo hải quan như: Đánh dấu sai xuất xứ hàng hoá, không

danh dấu xuất xứ hàng hóa, khai báo: không đúng trị giá thực của hàng hóa, áp mã thuế nhập khẩu sai so với biểu thuế

Các hình thức sử lý vi pham nhu: Tam n gid hang, tich thu hang, khong cho nhập khẩu,

phạt tiền

1.2.2.5 Một số quy định về thuế quan áp dụng cho 10 hang hóa nhập khẩu vào Mộ: * Về trách nhiệm nộp thuế:

Thuế nhập khẩu không cho phép được trả trước từ nước ngoài kể cả trường hợp gởi quà tặng qua đường bưu điện Thông thường trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu được xác định khi làm các thủ tục nhập khẩu với Hải Quan, người hay công ty đứng tên làm thủ tục nhập khẩu sẽ có trách nhiệm nộp thuế Khi hàng nhập về kho hải quan, trách nhiệm nộp thuế có thể chuyển nhượng cho bất kỳ người mua hàng nào muốn đứng tên nhận lô hàng đó Khi thuê đại lý làm thủ tục hải quan, người nhập khẩu vẫn có trách nhiệm nộp thuế và trả mọi chỉ phí hải quan liên quan nếu chỉ phí chưa được đại lý nộp cho hải quan

Trang 30

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

* Về trị giá tính thuế:

Hải Quan Mỹ chủ yếu chấp nhận cách tính thuế dựa trên giá giao dịch trên cơ sở giá

giao hàng dọc mạn tau FAS (Free Alongside Ship — theo Incoterm 2000) Néu

chifng ti thé hién gia CIF (Cost, Insurance & Freight — theo Incoterm 2000) thì phần

chi phí bảo hiểm, vận tải sẽ được loại ra trong giá trị hàng hóa tính thuế Ngoài Ta, còn có một số ngoại lệ khác nhưng cũng được tính theo trị giá giao dịnh trung bình

như: Hàng hóa hạn chế, hàng mua của đối tác có quan hệ thân thuộc: như công ty

mẹ, công ty con

* VỀ xác định mức thuế: -

Sau khi hồ sơ lô hàng nhập được nộp đủ, Hải Quan Mỹ sẽ là người xác định lô hàng

thuộc loại thuế nào, mức thuế là bao nhiêu Người nhập khẩu, người xuất khẩu hay

_ đại lý của họ có thể liên hệ trước với hải quan cảng mà lô hàng sẽ nhập hoặc liên hệ Ở Cơ Quan Phân Chia Mặt Hàng Quốc Gia (National Commodity Specialist Division tại New York) hay cơ quan Hai Quan Mf tai Washinton DC để xác định mức thuế mặt hàng định nhập

Trang 31

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

1.3 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 |

Thị trường hàng may mặc Mỹ có những đặc điểm chủ yếu như sau:

- Có nhu cầu rất lớn

- Có tính đa dạng hóa cao về chủng loại mặt hàng, về phẩm cấp chất lượng, có nhiều tuyến khúc thị trường và có nhiều phương thức tiếp cận (bán hàng)

- Có tính cạnh tranh rất cao vì hầu hết các nước xuất khẩu hàng đệt may đều

xác định thị trường Mỹ là thị trường chiến lược

- Có những rào cản tiếp cận: rào cản thuế quan, rào cẩn phi thuế quan

- Có một số yêu cầu cần lưu ý như: yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về thời gian giao hàng, về xuất xứ, về nhãn hiệu hàng hóa, quy định về hải quan, về trách

nhiệm xã hội

Chú dẫn Chương I:

-; Võ Thanh Thu, Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, trang 12-13, Nxb Thống Kê 5/2001

-ˆ: Theo Internet | | -

- Ngoài những ngưồn đã trích dẫn, những thông tỉn và số liệu khác được tổng hợp dựa trên

_tài liệu Thâm nhập thị trường Mỹ do Investconsult Group cung cấp

Trang 33

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

CHƯƠNG 2

MỤC TIỂU, NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TY

2.1 VÀI NÉT VỀ CONG TY CO PHAN MAY BINH MINH :

2.1.1 Lịch sử phát triển công ty |

Tiền thân Công ty cổ phần may Bình Minh là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam thuộc bộ Công nghiệp và được cổ phần hóa

năm 1999 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cơ cấu vốn của công ty gồm: 25% vốn Nhà Nước, 15% vốn nước ngoài, còn lại là do các cổ đơng cá nhân trong và

ngồi công ty nắm giữ |

_ -Tên đầy đủ: Công ty cổ phân may Bình Minh

-Tên giao dịch quốc tế: BIGAMEX |

-Địa chỉ: 440 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh,

thành phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 84-8-8432358

-Fax: 84-8-8432348

-E-mail: bị gamex @hem.vnn.vn

Trước năm 1975, công ty là một xưởng nhỏ với tên gọi Thái Dương kỹ nghệ y phục - (SOGAMEN), sở hữu chủ là thương nhân Hoa kiều với 100 cổ đông, khoảng 80 máy móc các loại và 108 lao động chuyên sản xuất hàng thun xuất sang Hong Kong và

Đài Loan Sau năm 1975, Uy Ban Quân Quần thành phố tiếp quản cơ sở sau đó giao

cho bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý và đến năm 1977 thì thành lập xí nghiệp may

Bình Minh ˆ

Trang 34

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị — Nguyễn Văn Lương

Từ năm 1977 đến năm 1993, công ty được Nhà Nước cấp vốn và giao đất tiếp tục

mở rộng mặt bằng tại chỗ và các tinh miền Bắc: tăng tổng diện tích mặt bằng từ 4.000 m2 lên 20.000 m2, diện tích nhà xưởng từ 1.500 m2 lên 14.800 m2, lao động tăng từ 300 công nhân lên 1.700 công nhân, máy móc thiết bị tăng từ 200 chiếc lên -1.200 chiếc các loại, năm 1993 công ty được bộ Công Nghiệp Nhẹ xác định là công ty hang II và quyết định chuyển đổi thành Công ty may Bình Minh, sau này là công ty cổ phần may Bình Minh

Về sản xuất kinh doanh, trước năm 1992, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp chủ

yếu sản xuất hàng trả nợ cho Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu theo nghị định thư của Chính phủ Thời kỳ này việc sản xuất không đòi hỏi khất khe như

hiện nay nhưng thu nhập của người lao động thấp và sản xuất — : kinh doanh của công ty không phát triển được vì việc sản xuất kinh doanh không theo cơ chế thị trường mà theo kế hoạch phân bổ của Nhà Nước

Từ sau năm 1992, công ty nhận được các đơn hàng may gia công từ các thương gia tư bản Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản mang đến Với nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty tập chung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng giờ, din ca đảm bảo thời gian giao hàng theo hợp đồng gia công do đó,

công ty tạo được nhiều mối hàng và khách hàng truyền thống, đầm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần nộp ngân sách Vào thời điểm cổ phần hóa năm 1999, doanh số công ty đạt 75 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế và các khỏan trích nộp khác đạt 3 tỷ đồng

2.1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty:

2.1.2.1 Nhiệm vụ của công ty: - Nhiệm vụ công ty được đại Hội cổ động đề ra như sau:

-Tăng tốc phát triển

Trang 35

MMVB Luận Văn Thạc SĩQuảnTn ' Nguyễn Văn Lương

- Khai thác tốt nguồn lực

-Duy trì và phát triển thị trường

-Chuyển dịch cơ cấu kinh doanh

* Vé tăng tốc phát triển, nhiệm vụ này phù hợp với chiến lược tăng tốc phát triển

ngành dệt may đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt Ở đây, tuy công ty đã trở

thành công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty và Tổng công ty đệt may Việt _ Nam chỉ còn nắm 25% cổ phần nhưng cổng ty vẫn tự đặt ra cho mình nhiệm vụ nay

vì nó phù hợp với xu hướng chung của nghành dệt may Việt Nam trong xu hướng

phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế những năm đầu thế kỷ Hai Mốt _

* Về khai thác tốt nguồn lực công íy, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì công ty

có những tiềm lực đáng kể chưa được khai thác triệt để phục vụ cho các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình Những nguồn lực của công ty là: tài sản

hữu hình nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải,

nguồn nhân lực, tài sản vô hình: thương hiệu, uy tín công ty và các nguồn lực khác * Và duy trì và phát triển thị trường: công ty có bề dày hơn mười năm gia công xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, E.U, Canada, Đài Loan, Úc

cần duy trì và phát triển, Mặt khác Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực là tiền đề cho công ty cũng như các doanh nghiệp đệt may khác của Việt Nam phát

triển thị trường sang Mỹ Đây là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với công ty đòi hỏi phải có những giải pháp tốt để thực hiện nhiệm vụ đề ra

* Về chuyển dịch cơ cấu kinh doanh: đây là một nhiệm vụ khó khăn nhất đối với

công ty bởi vì từ khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, công ty chỉ

chuyên làm hàng gia công, như vậy, công ty chỉ mạnh về năng lực sản xuất mà rất kém về năng lực thương mại, nguồn vốn còn hạn hẹp Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh sang mặt hàng tự doanh đòi hỏi không những về khả năng kỹ thuật

năng lực sản xuất mà còn đồi hởi phải có năng lực thương mại đó là các hoạt động

Trang 36

MMVB “ Luan Van Thac Si Quan Tri : Nguyễn Văn Lương

tiếp thị, phải có nguồn vốn lớn để ứng trước các chỉ phí về nguyên vật liệu, chiếm đến 80% giá thành sản xuất Vì lẽ vậy, nhiệm vụ này là nhiệm vụ chiến lược không thể thực hiện một cách nóng vội mà cần có những bước đi thích hợp

2.1.2.2 Mục tiêu công ty:

Căn cứ nhiệm vụ, công ty đặt ra cho mình mục tiêu:

* Gia tang doanh số: đến năm 2005 gấp đôi so với năm 2000 đạt 150 tỷ đồng, trong

đó doanh thu xuất khẩu chiếm 95% Đến năm 2010, đạt doanh số 500 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu chiếm 90%

* Đầm bảo lợi nhuận: Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn ROE = 20% trở lên

* Giữ vững những khách hàng truyén thống: đến năm 2005 giữ được hầu hết các khách hàng có đơn đặt hàng chiếm 15% doanh số công ty hiện nay

2.1.3 Cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu quản lý: |

Hình 2.1 cho ta thấy cơ cấu quản lý của công ty Đây là cấu trúc theo chức năng còn

- gọi là dạng đơn nhất Theo mô hình của Mintzberg, đây là cơ cấu quan liêu máy

móc (machine bureaucracy), năng lực chính hay điểm mạnh thuộc về bộ phận kỹ

thuật sản xuất (Phòng Kỹ Thuật công nghệ, phòng Kế Hoạch, ban Cơ Điện, ban

KCS ) |

* 'Uu điểm của cơ cấu này là: an toan, phân biệt rạch roi trách nhiệm theo từng chức năng Trưởng các phòng chức năng là những chuyên gia giỏi

Trang 37

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quần Trị Nguyễn Văn Lufiơng

Trang 38

-_ MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

* Nhược điểm của cơ cấu này là: cồng kềnh, cấu trúc dày, nhiều cấp quần lý dẫn đến

hoạt động kém linh hoạt, khó thích ứng đối với sự thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ kinh

đoanh nhất là trong việc hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh doanh của công ty

từ gia công sang tự doanh |

Để cho cơ cấu linh hoạt hơn nâng cao hiệu quả quần lý, công ty nén cé suf thay đổi, xin đề xuất một số cải tiến trình bày ở chương 3:

2.1.3.2 Tổ chức sẵn xuất kinh doanh:

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty điễn ra trong khuôn viên công ty tại địa chỉ 440 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh: Bao gồm: - Văn phòng công ty -Các xí nghiệp thành viên | -Tổng kho: kho nguyên liệu, kho phụ liệu, kho thành phẩm _ -Xưởng in | -Xưởng thêu

* Các xí nghiệp thành viên công ty bao gỗm: ©

-Xí nghiệp Minh Phát: có 6 chuyền chuyên sản xuất gia công áo sơ mi nam xuất

sang thị trường Nhật Bản

- Xí nghiệp Minh Tiến: có 4 chuyền may chuyên sản xuất hàng thun: t-shirt, polo-

shirt xuất đi Mỹ, E.U, Nhật Bản

- Xí nghiệp Minh Đúc: có 4 chuyền sẵn xuất hàng thun xuất đi Nhật, Đài Loan, Mỹ

và EU — |

- Xí nghiệp Minh Thành: có hai chuyền sản xuất hàng áo sơ mỉ nam xuất đi Mỹ, và hai chuyền sản xuất áo đồng phục xuất đi Nhật

Trang 39

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương - Xí nghiệp Minh Thiên: có 4 chuyền sản xuất hàng thun: polo-shirt, t-shirt, dress,

quần xuất đi Mỹ | |

-Xi nghiép Minh Hong: có 4 chuyền chuyên may hàng thun: t-shirt, polo-shirt xuất

đi Nhật | | | |

Hién nay, trén 95% hoat động sản xuất kinh doanh của công ty là hình thức gia công

xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài

* Các bước thực hiện một đơn hàng gia công:

- Bước 1: Chào mẫu: Khách hàng nước ngoài chào mẫu đặt hàng kèm theo kế hoạch

sản xuất và giao hàng |

- Bước 2: Xác nhận năng lực sản xuất, may mẫu đối và báo giá: Công ty kiểm tra

năng lực sản xuất của các xí nghiệp xem có đảm bảo được thời hạn giao hàng cũng

như xem xét các yếu tố kỹ thuật có đảm được yêu cầu của khách hàng hay không sau đó may mẫu đối gởi cho khách hàng và tính toán báo giá gia công cho khách hàng -

- Bước 3: Xác nhận giá, ký kết hợp đông gia công: Khách hàng xác nhận lại giá và

hai bên tiến hành ký hợp đồng | |

- Bước 4: Giao nhận nguyên phụ liệu: căn cứ nhu cầu nguyên phụ liệu sản xuất đơn

hàng, khách hàng sẽ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước hay nước ngoài gởi cho công ty Công ty tiến hành đăng ký hợp đồng gia công với Hải Quan và làm thủ tục nhận nguyên phụ liệu |

- Bước 5: Sản xuất: Khi nhận được nguyên phụ liệu tương đối đầy đủ và đồng bộ

theo yêu cầu đơn hàng, công ty phân hàng cho xí nghiệp để đưa lên chuyền dé san

xuất theo hướng dẫn kỹ thuật của khách hàng (gồm tài liệu kỹ thuật và chuyên gia)

- Bước 6: Giao hàng: Căn cứ vào thời hạn giao hàng và tiến độ sản xuất, sau khi

hoàn tất đơn hàng, công ty làm thủ tục xuất khẩu lô hàng ra nước ngoài theo chỉ định

Trang 40

MMVB Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguyễn Văn Lương

của khách hàng (khách hàng cung cấp các thông tín về nước nhập hàng, tên người

nhận hàng, yêu câu về chứng từ, chỉ định hãng vận chuyển )

- Bước 7: Thu hồi tiền gia công và thanh lý hợp đông: công ty làm các thủ tục can thiết để thu hồi tiền gia công và thanh lý hợp đồng với khách hàng

HÌNH 3: QUY TRÌNH SẲN XUẤT HANG GIA CONG CUA CONG TY * Tổ chức sân xuất-kinh doanh hàng gia công của công ty được khép kín theo từng khâu, do các bộ phận chức năng đảm nhận:

- Phòng Kế Hoạch: đàm phán, ký kết hợp đồng gia công lập kế hoạch sản xuất chỉ

tiết cho từng xí nghiệp, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mã

hàng do phòng kỹ thuật cung cấp giao lệnh sản xuất cho các xí nghiệp

Ngày đăng: 12/01/2022, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w