1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu và ý định học cao học tại thành phố hồ chí minh

113 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 40,13 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH &;Š6o565&)

TRẢN THANH TUẦN

NHU CÂU VÀ Ý ĐỊNH HỌC CAO HỌC TẠI THÀNH PHO HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC MO TP.HCM THU VIEN Weel oe Chuyén nganh : Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành : 6034 05

LUAN VAN THAC SY QUAN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

woke

Tôi cam đoan rằng luận văn “Nhu cầu và ý định học cao học tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng đề nhận băng câp ở những nơi khác

Không có sản phâẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Trang 3

LOI CAM ON

www

Lời đầu tiên chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Lê Bảo Lâm người hướng

dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm

quí báu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn “ Nhu cầu và ý định học cao học tại thành phố Hồ Chí Minh”

Tôi xin trân trọng cám ơn Thầy TS Nguyễn Minh Hà đã tận tình động viên hướng dẫn

chỉ tiết, cụ thể giúp tôi tháo gỡ những khó khăn và truyền đạt cho tôi những kiến thức làm

nên tảng cho việc thực hiện luận văn này

Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn đên:

- Khoa Dao tao sau đại học — Đại hoc Mở Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt quá trình học và làm đề tài luận văn

- -_ Quý thầy cô giảng dạy lớp MBA10b đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm bô ích Cảm ơn các anh chị, các bạn đang theo học cao hoc quản trị kinh

doanh tại Đại học Mở đã hỗ trợ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

- _ Gia đình đã tạo điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu này

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời ceam 0aI 0 G0 G G G G5 6 95 5 555 559.99 9 5 99998999 90608009095006008688998909090000066080009990 999 i

TLEGi CRUE ON cccoacssssocsessnesnesvrsecsvcsneoseovoncosssonsenesosconsonnsonceqsosnpahsensnunsyaniposiveassudsaneanssosesenes ii

Mục lụC -. c- 5-5555 555555 3 9 9t9Y90911000000880800000000000000000000000000004 Hi

Danh mục hình và đồ thị s- <5 c<cscnsesenenESE883039009000080380000000008030840000800806 vi

Danh mục bảng 5-5 <5 «55 << S993 95883580383083000000000000000000100104 vii

Damh muc tir Viét tt .ccsssssccssscssssscsssscsscssssssssssessssessnecssnsccsssscssnscennscensssensvsssnsssnsseessee viii Chương 1: MỞ ĐẦU ecsssscssssccsssesconssccsnsssersnosoensvosssnsssosonesecusneccanssesnnsesesnsssssnssscensocoese 1

LAR Be coche eas ccs sxcorsvsnnscacsnnsmnalnasleaangralena nieve vests ibraactonraes tase l

l3 CN NON ssn se vensnnecercenvsescusscsnsvardutesigpeastanenbineRigtooampainaipiantesialen 2

1,3 Mục tiêu nghiễn GỨU ecnnoiriiiiiiliaessii4001644 3

1,4 Đối 0fefe và phạm vì nghiên cứu ecseiiniiieieiiiiiinierrse 3

15 Vang là 6 Tài cáe-e e eeeeeeseeeeennsindkliilbdertesebbbasfiglelonadlae12 xe, 3

6 Kếi lãi hiện vũi, occeoeiiiiioleslbasiiagksltetreDieoesmlseetHiai 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾTT -s sses°vss++ssetrsesteereersestssrrtsrrree 5

5 11 1 ccaeenienandieesielnsooesosdrSEssddoeoispavdi 5

2 Pe VOM Eb sali tos ssceersensernnnersencrhcdcencsaariovausttetonadehaaiscstapoai sSsaivedenthe 6 2.2.1 Lý thuyết về các yếu tố tạo động lực và hành vi - 6 2.2.2 Tổng hợp các yếu tố thành phần dẫn đến ý định 12

2.3 Các nghiên cứu trước -c che 00100030181111181068 17

Chương 3: PHNG PHP NGHIấN CU -sô -ô-s<âcesseeseeesee 22

Trang 5

3.3 Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo 25

3.3.1 Dinh nghia cdc DIGI sseesssesecssseessssescsssescensseceenneeesnnecesnessssseessinaes 25

3.3.2 Thang d c.ccsssessscssseseseseesseseseeesnersnsesnssssseensesseseesensasasacasnesessecenss 27

3.4 Dữ liệu nghiên COU .secscssssscssssseecesssseessssseeessssseecesssnsccessnseensnnesssnsnesesssesses 29

3⁄41 22 thế Và mu eccssrissukasartteetldgkxiertrdRet2rLreeseaisdt 29

3.4.2 Dạng câu hỏi và thang đoO . - -‹-+++sseteteeeerertrrrrerrrrrrrrrrrr 29

3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát . -ccsceeeseritetiierrieeriieriie 30

3.4.4 Diễn đạt và mã hóa thang ổO - - +5 ++S+s**esereteerrrrrrreer a

3.4.5 Cách thụ thập số liệu seo bsxelldrsriianrsiietirdee 33 Chương 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU . -««°ss°°eesseteestetrssrere 35

4.1 Phân tích thống kê mô tả nhu cầu học cao BỘ v26 dliesaemse 35

4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng . -:©5++©c+seccesereereree 42

4.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach”s Alpha) - 46

4.3.1 Phân tích độ tin cậy thang đo các biến độc lập . - 46

4.3.2 Phân tích độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc 51

4.4 Pháo toi ESI -sccsnssecevessosccsnssoouesescssssinsatendegerieeonenipentienmannacanssareouersteeses 53 4.4.1 Phân tích nhân tố ý định học cao học -‹ c-+©c+cx+ee 53 4.4.2 Phân tích nhân tố các biến độc lập -‹ +-+-c++c++ex+e 54 4.5 Đặt tên, giải thích nhân tố và điều chỉnh mô hình - - 57 4.5.1 Đặt tên vả giải thích mhan 6 .cccscecsseesseesseesseesseestesseesseesseeseeesneeses 58 4.5.2 Điều chỉnh mô hình + +55 +++££Ee£erxerxerxerxerxrrrrrrxee 59 4.6 Phân tích tương quan và hồi quy -. - 5: ©5+5++£+vzxezrverrrrrrerrree 60 4.6.1 Kiểm định hệ số tương quan + 5+5 52+s+evzxezxerxee 60 "F1 11 áwy ằsààằĂằàăăŸnGỈd co uc asteaesEvebree 61 4.7 Kiểm định về ý định cá nhân - 5-52 +se+tttttrrrtrrrrrrrrrrrrrrrr 66 Chương 5: KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ, - « « -«« 72 5.1 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu . : -++c++++r+tree 72

5.2 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo . - 73

Trang 6

5.3 Một số giải pháp để nâng cao ý định học sau đại học - 73

5.3.1 Các giải pháp với thành phần thăng tiến - 73 5.3.2 Các giải pháp với thành phần người thân . -: - 74 5.3.3 Các giải pháp với thành phần học hỏi -. -+-++sen 74 5.3.4 Các giải pháp với thành phần thời gian -= 74 TÀI LIEU THAM KHẢO -s°°+°++ees++evttetrrterrreresrree 76

PHU LUC wesssssssssssssscssssescccssecccsssessecsnsesssssssesssssneccsssnscccssnsesccnnssesssnssensssscesssneess 79

Phu luc A: Mau phiéu khao sAt nghién CUU 0cssssosersereteeecerronsnersessesssnress 79

Phụ lục B: Kết qua phân tích thống kê mô tả từ phần mềm SPSS 83

Phụ lục C: Phân tích độ tin cậy thang đo . -sccccereteerereererrre 86

Phụ lục D: Phân tích nhân tố các thang đo ¿ -cccsersserseersreieerree 91

Phu luc E: Phan tich trong quan BDL ỮY so cá 10 cu 10061)471801eavx206is144 0e 102

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VÀ BDO THI

Hình 2.1 Các cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow . -: +ccccccccreere 7 Hình 2.2 Mô hình ba thành phần thái độ -©++>++>++>++rtertereee 9 Hinh 2.3 So G6 biéu dién thuyét TRA -.ccecesccsetepsesssvessnvsaneasnsossesseasnarnsnssenss 10 Hình 2.4 Sơ đề biểu diễn thuyết TPB -5- 5s ceeserserstrierrerrerie 12 Hình 2.5 Mô hình chỉ tiết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định - 12

Hình 2.6 Tỉ lệ độ tuổi tham gia học cao học và các loại khác 15 Hình 2.7 Mức độ gia tăng trong việc học cao học tại Hoa kì - 18 Hình 2.8 Các lợi ích tác động đến ý định học cao học ‹ -< - 19

Hình 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu sau đại học 20

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứỨu -.- - 5 5Ă Si ve 24

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài . -:-c-+c+++cex+e+ 25 Dé thi 4.1 Mẫu phân chia theo giới tính ¿-5+©5sccsecrterrrerrrrrrrrre 35 Đồ thị 4.2 Tỷ lệ nơi sinh của mẫu . . -2-©+¿©c+t>rterrterrterrrtrrrrrirtire 36 Đồ thị 4.3 Tý lệ mẫu về thời gian bắt đầu học ceeiseeesiee 37 Dé thi 4.4 Tỷ lệ mẫu về nhu cầu nơi học .-. -5¿©5s++s+rxeereerrrsrer 38 Đồ thị 4.5 Tỷ lệ mẫu về nhu cầu chương trình học : ‹:: + 5+: 38 Dé thi 4.6 Tỷ lệ mẫu về chuyên ngành dự định học cao học . 39 Đồ thị 4.7 Tỷ lệ mẫu v dõn tc - ô-++âc<+rserxerrerrrrrrrrrrrrirn 41 Dé thị 4.8 Tỷ lệ mẫu về tình trạng hôn nhân gia đình - 42

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức của ND dc 59

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thiết kế bảng câu hỏi . 55ccscccsesserriirrrriiirirriiree 31

Bảng 3.2 Mã hóa thang đo - cà nhnnrhtttrtrrerdrtrrrtrrrrrrrrrrrirrrre 32

Bảng 4.1 Cơ cấu về giới tính có nhu cầu học -cc-+cecrrrerrrree 37

Bảng 4.2 Cơ cầu về tuổi có nhu cầu học cao học các trường tại Tp.HCM 39

Bảng 4.3 Cơ cấu dự định chi trả học phí học cao học -. -‹-‹ - 40

Bảng 4.4 Cơ cấu dự định tìm kiếm thông tin về học cao học . 40

Bảng 4.5 Cơ cấu công việc hiện tại của nhóm khảo sắt - 41

Bảng 4.6 Mô tả thống kê các biến định lượng : ++:-c++ccccc+ 41 Bảng 4.7 Độ tin cậy thang đo các Yếu tô táo đỒNG các con 6sanneseniliee 47 Bảng 4.8 Hệ số tương quan biến tổng các biến phụ thuộc . - 47

Bảng 4.9 Độ tin cậy của thang đo Ý địth chú 04216 2k ceioaeneeoaidebin 31 Bảng 4.10 Hệ số tương quan biến tổng biến Ý định chung . - 24

Bang 4.11 KMO and Barlett’s Test (biến phụ thuộc) -. ‹ ‹ - 53

Bang 4.12 KMO and Barlett’s Test (bién d6c 1Ap) -sssscsssesssesesseeesseeesneeeennees 54 Bang 4.13 Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả lần 3 - 55

Bằng 4.13 Ma trận hệ số tương quan co 2212,0n.niiaiteriee 61 Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy -¿-©5+++©cseeecrtrerrrrrrrrtrrre 62 Bảng 4.16 Hệ số phương sai ANOVA” của mô hình hồi quy 62

Bảng 4.17 Hệ số hồi quy Coefficients` -ccscccriieerierrrirrrirrrriee 62 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Independent Samples T — Test theo giới tính 66

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Independent Samples T — Test theo nơi sinh 67

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Independent Samples T — Test theo tình trạng hôn nhân gia đình: . - 5+ +++*S92935151191 1 1 161.01 01001 000114010101101101010 68 Bảng 4.21 Kết quả phân tích phương sai theo công việc hiện tại 69

Trang 9

GDĐT QD Tp.HCM ANOVA EFA KMO Sig VIF SPSS

DANH MUC VIET TAT

: Giáo duc dao tao : Quyét dinh

: Thành phố Hồ Chí Minh

: Phan tich phuong sai (Analysis of Variance)

: Phan tich nhan t6 kham pha (Exploratory Factor Analysis) : Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (Kaiser- Mayer-Alkin

: Mic y nghia (Significance level)

: Nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã

hi (Statistical Package for Social Sciences)

Trang 10

CHUONG 1: MO DAU

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đặt vân đê, xác định vân đê nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu

của đê tài

1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Sau 5 năm gia nhập WTO và 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội

giai đoạn 2000 — 2010, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyền biến tốt chúng ta đã

tranh thủ thời cơ thuận lợi vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhất là những tác động

tiêu cực của 2 cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những

thành tựu to lớn và rất quan trọng Nước ta đã chuyển mình phát triển đi lên từ tình trạng nước kém phát triển bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, song

bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn Kinh tế phát triển chưa bền

vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,

cán cân kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, sử dụng nguồn nhân lực còn hạn chế, kém hiệu

quả, chậm chuyên sang phát triển theo chiều sâu, một số yếu kém chậm khắc phục, xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt và gay gắt mà lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khóa để phát triển Van đề học vấn trở thành yếu tố cần thiết trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước

Theo baomoi (2011), hiện nay nhiều doanh nghiệp lên tiếng không thể tuyên được người giỏi, không thê tuyển được lao động có chất xám Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức lương sau thuế rất cao, cùng hàng loạt các ưu đãi, phúc lợi để thu hút nhân tài song cũng không hắn đã tìm được người đáp ứng yêu cầu thực tế ở mỗi lĩnh vực

Chính vì thế những nhân sự trình độ cao trở thành “của hiếm”, được các doanh

Trang 11

việc ngày càng phô biến, và trong cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài, các doanh nghiệp

Việt Nam luôn tỏ ra yếu thế và bế tắc khi so sánh với điều kiện đãi ngộ cũng như văn hóa

lãnh đạo tại các doanh nghiệp nước ngoài

Học tập nâng cao trình độ là một việc làm cấp bách nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay ở nước ta thực sự là nhu cầu của mọi

tầng lớp nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu rộng trong các lĩnh vực khoa học vào đời sống, là điều kiện nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước Hiện đại

hóa đất nước đi đôi với hiện đại hóa tri thức theo nghị quyết của Đảng với mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp có tính hiện đại đó cũng là ước mơ lý tưởng mọi lứa tuôi trong giai đoạn hiện nay

Việc học tập ở cấp cao học chính là để đáp ứng cho việc thiếu hụt nguồn nhân lực này nhất là trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay

Đây là nhu cầu của những bạn khi ra trường đã hoặc đang đi làm, có mong muốn, tham vọng sẽ trở thành người lãnh đạo (nhóm trưởng, trưởng phòng, giám đốc, .) Học để đạt được mục tiêu vừa có kinh nghiệm làm việc vừa có bằng cấp cao để xứng đáng

được bỗổ nhiệm vào những vị trí phù hợp với chức vụ cao hơn trong tương lai Nhu cầu

này khá nhiều, đặc biệt đối với các bạn đã ra trường được vài năm, đủ để tích lũy kinh

nghiệm làm việc, đủ thời gian để đạt được vị trí xứng đáng trong công việc

Đứng trước tình hình thực tế trên, đề tài “Nhu cầu và ý định của việc học cao học tại Tp.Hồ Chí Minh” nhằm giúp các trường đại học có các chương chình phù hợp, tạo điều kiện và chọn lọc các học viên có tiềm năng, năng lực góp phần nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, những nhân tài của quốc gia trên bước đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đât nước

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tập trung trả lời các câu hỏi sau:

- _ Nhu cầu học cao học hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào có tác động đến ý định tham gia học sau đại học của các cá nhân

làm việc tại TP.HCM?

Trang 12

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu có các mục tiêu sau: - _ Tìm hiểu nhu cầu về học cao học

- - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia học sau đại học tại TP.HCM

- Đề xuất các giải pháp cho các trường đại học, các tổ chức giáo dục trước các nhu

câu của của việc học sau đại học tại TP.HCM

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học

của các cá nhân tại TP.HCM

Phạm vi nghiên cứu là các nhân viên văn phòng, các kỹ sư đang công tác tại thành

phế Hồ Chí Minh Thời gian khảo sát trong năm 2012 Đề tài sử dụng bảng câu hỏi đóng,

với số lượng mẫu: 480 người hiện nay là những người đã tốt nghiệp Đại học và đang đi

làm, chưa học cao học Dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS

1.5 Ý nghĩa đề tài

Đề tài đem lại ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho các trường đại học, các tổ chức giáo dục, các nhà nghiên cứu thị trường VỀ:

Một là có được cái nhìn tổng quát về nhu cầu cho sự phát triển bản thân bằng việc tăng cường học tập ở cấp học cao Nhu cầu trên cũng được nghiên cứu theo vị trí công

việc, ngành nghề, giới tính,

Hai là nghiên cứu cũng giúp nhận biết được các thang đo dùng để đo lường mức

độ, nhu cầu ảnh hưởng đến ý định tham gia đào tạo sau đại học để các trường Đại học có

những kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp

1.6 Kết cầu luận văn

Trang 13

Chương 1 — Mở đấu Chương này giới thiệu đề tài nghiên cứu bao gồm các nội

dung như: Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và

phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Chương 2 — Cơ sở lý thuyết.Chương này trình bày một số khái niệm về nhu cầu, ý

định, giáo dục sau đại học, cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, mô hình và một sỐ nghiên cứu

tiêu biểu về ý định học sau đại học

Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu Mục đích của chương này đưa ra các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.Đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu, định

nghĩa các biến độc lập và phụ thuộc Việc xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, xác định

mẫu, quá trình thu thập thông tin bảng câu hỏi, công cụ thu thập dữ liệu

Chương 4- Phân tích kết quả nghiên cứu.Chương này trình bày việc phân tích, xử

lý các dữ liệu đã thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát bằng phần mềm SPSS Cụ thể

phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ s6 Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và

kiểm định một số giả thuyết về ý định học cao học tại TP.HCM

Chương 5 - Kết luận và khuyến nghị.Từ kết quả nghiên cứu trên chương 4,

chương này đưa ra một số kết luận, nêu lên điểm hạn chế của đề tài Đồng thời đề xuất các giải pháp

Trang 14

CHUONG 2: CO SO LY THUYET

Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm và lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình

nghiên cứu, trình bày một số định nghĩa về nhu cầu, giáo dục sau đại học và xác định các

yếu tố tác động đến ý định tham gia học sau đại học Trên cơ sở kết quả một số nghiên cứu trước của các tác giả nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, luận văn tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

2.1 Các khái niệm

Nhu cầu: Theo Nguyễn Quang Uan (2007), nhu cau biéu thị mối quan hệ tích cực

của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi tất yếu của con người cần được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định đề tồn tại để phát triển

Trong nhu cầu của con người luôn có sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Khi nhu cầu đã được con người phản ánh và ý thức thì nó sẽ trở thành

một thuộc tính chủ quan, một thái độ của nhân cách, nó có xu hướng điều chỉnh hành vi hoạt động của con người

Ý định: Theo Ajzen (1991), đại diện cho kế hoạch có ý thức của một cá nhân hoặc

hướng dẫn tự thực hiện một hành vi Đề cập đến các yếu tố động lực ảnh hưởng đến một

hành vi, biểu lộ sự khó khăn khi con người sẵn lòng để thực hiện và những nỗ lực để đạt

được hành vi nhất định

Ý định là ý kiến chủ quan về việc một người sẽ hành xử như thế nào trong tương

lai và thông thường ý định đóng vai trò là biến phụ thuộc trong nhiều nghiên cứu dịch vụ, các mô hình về hành vi (Boulding và ctg, 1993)

Khái niệm giáo dục: Theo Gillis (1996) định nghĩa : “ Giáo dục” là tất cả các

Trang 15

đến các chương trình học diễn ra bên ngoài trường với khoảng thời gian học ngắn và cuối

cùng là hình thức học diễn ra ở bất cứ nơi đâu : ở nhà, công sở và ở địa phương

Nguyễn Văn Ngãi (2008), Giáo dục được xác định là một dịch vụ (service), không

phải là một hàng hóa (goods) Dịch vụ vì sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng, mà kiến thức kỹ năng thì không sờ mó (intangible) được

Giáo dục sau đại học: Qui chế đào tạo sau đại học của bộ giáo dục đào tạo (2000), Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học

Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến

thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới

Mục tiêu của giáo dục sau đại học: Luật giáo dục (2005), mục tiêu của giáo dục sau đại học: Giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện, giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết về nhu cầu, các yếu tố tạo động lực và hành vi

Ý định là một mục đích cụ thể của một cá nhân trong việc thực hiện một hành

động hoặc chuỗi hành động, đi đến mục tiêu được nhắm đến Ý định xuất phát từ nhu cầu, thái độ đối với hành vi đó Vì vậy luận văn đề cập đến những lý thuyết về nhu cau dé

làm cơ sở cho việc nghiên cứu

2.2.1.1 Thuyết nhu cầu, động cơ thúc đây và thuyết kỳ vọng a Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)

Trang 16

Theo Maslow hành vi của con người bắt nguồn từ những nhu cầu và các nhu cầu này được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao về mức độ quan trọng Các cấp bậc này được sắp xếp thành năm bậc theo hình sau:

Hình 2.1: Các cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow

Nguồn: Maslow (1943)

- Những nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh lý là những nhu cầu đảm bảo cho con người

ton tại duy trì chính cuộc sống con người như: ăn uống, mặc, tồn tại, phát triển giống

nòi và các nhu cầu cần thiết khác

- Những nhu cầu về an toàn, an ninh là các nhu cầu đảm bảo sự an tồn, khơng bị đe dọa,

- Những nhu cầu xã hội là những nhu cầu về tình yêu, bạn bè, xã hội, nhu cầu được

Trang 17

- Những nhu cầu thể hiện là các nhu cầu về sự thể hiện bản thân về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo,

Maslow cho rằng những nhu cầu cấp bậc thấp chưa được thỏa mãn thì những nhu cầu cấp bậc cao hơn sẽ không thúc đây được hoạt động của con người

Trong điều kiện vật chất thiếu thốn thì các nhu cầu sinh vật thể hiện mạnh mẽ hơn,

trong điều kiện xã hội phát triển các nhu cầu xã hội và nhu cầu về lòng tự trọng, tự hiện

thực hóa bản thân có chiều hướng tăng cường

Lý thuyết về nhu cầu này của Maslow được xem xét và ứng dụng trong nghiên

cứu vì nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu tự thể hiện, do đó con người luôn có

nhu cầu học hỏi, nghiên cứu ở cấp cao để thể hiện giá trị của mình b Lý thuyết động cơ thúc đây của McClelland (1988)

Có 3 loại nhu cầu thúc đây cơ bản: Nhu cầu về quyền lực, nhu cầu liên kết và nhu cầu về sự thành công Những người có nhu cầu cao về quyền lực quan tâm đến việc tạo ra sự ảnh hưởng, kiểm tra và thường theo đuôi địa vị lãnh đạo Những người có nhu cầu cao về liên kết thường tìm thấy niềm vui khi được yêu mến và muốn tránh khỏi những tôn

thương khi bị tách khỏi một nhóm xã hội.Những người có nhu cầu cao về sự thành đạt có

mong muốn mạnh mẽ về sự thành công, họ muốn thử thách, đề ra những mục tiêu phù

hop dé dat được

Lý thuyết McClelland duge 4p dung trong dé tài qua những cá nhân muốn đạt

được tất cả các nhu cầu cơ bản đặc biệt là nhu cầu về sự thành công, họ luôn đề ra mục tiêu học vấn cao để đạt được điều họ mong đợi, do đó nảy sinh động cơ học sau đại học

c Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)

Theo Vroom, hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được

quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kì

vọng của họ trong tương lai

- Ky vong (Expectancy): Niềm tin của việc nỗ lực tất yếu sẽ dẫn đến kết quả tốt Khái

niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ của nỗ lực và kết quả

- Phuong tiện (Instrumentality): Niềm tin kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng Khái niệm này thê thiện mối quan hệ của kết quả và phần thưởng

Trang 18

- H6a tri (Valence): Mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công

việc Khái niệm này thể hiện mối quan hệ phần thưởng và mục tiêu cá nhân

Các cá nhân kì vọng sự nỗ lực trong việc học tập sẽ dẫn đến kết quả tốt trong

tương lai đó chính là động cơ dẫn đến ý định học cao học

Từ các lý thuyết trên nghiên cứu ứng dụng vào đề tài bằng cách đưa vào các biến quan sát để kiểm tra nhu cầu, động cơ thúc đây và kỳ vọngtác động đến ý định học cao

học tại TP.Hồ Chí Minh như thế nào

2.2.1.2 Lý thuyết về thái độ của con người:

Thái độ con người muốn học hỏi là một khái niệm quan trọng đối với các tổ chức

giáo dục Thái độ có thể được định nghĩa là một bẩm chất được hình thành do tri thức

(learned predisposition) để phản ứng một cách thức thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự

việc cụ thể Có rất nhiều mô hình về thái độ, tuy nhiên mô hình về ba thành phan cua thái

độ (tricomponent attitude model) được đông đảo các nhà nghiên cứu về hành vi chấp nhận Hình 2.2: Mô hình ba thành phần thái độ Nhận biết Cảm xúc Nguén: http://www.medwelljournals

Mô hình có ba thành phần chính: Nhận biết (cognitive component), Cam xúc (affective component), xu hudng hanh vi (conative component)

Lý thuyết về thái độ là cơ sở để giải thích hành vi của con người đối với hoạt động

giáo dục Con người sẽ bắt nguồn từ việc nhận biết lợi ích của việc học cao học trong thời

đại hiện nay Theo trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị (2010), chất lượng nguồn

Trang 19

nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh Điều này càng trở nên bức bách

trong bối cảnh Việt nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế, dẫn đến cảm xúc, phản ứng với thông tin nhận biết ban đầu và cuối cùng là dẫn đến ý

định, hành vi học tập cao học nhằm nâng cao tri thức, đáp ứng nhu cầu xã hội 2.2.1.3 Lý thuyết hành động hợp lý

a Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) theoAjen và Fishbein (1980)

Được Ajzen va Fishbein xây dựng từ năm 1967, cho thấy dự định của cá nhân là

yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi người đó Mô hình lý thuyết này xem xét đến 2 yếu tố

là thái độ và chuẩn chủ quan của con người

Thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Con người

sẽ chú ý đến các thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác

nhau

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người có nhu cầu (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người có nhu cầu phụ thuộc: mức độ ủng hộ hay phản đối với việc mua của người có nhu cầu và động cơ của người có nhu cầu làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng

Hình 2.3: Sơ đồ biểu diễn thuyết TRA

Niềm tin về kết ora

quả của hành vi Thái độ hành vi

[in tưởng về người Qui chuẩn chủ khác nghĩ đên quan Ý định

Nguồn: Ajzen and Fishbein (1980)

b Thuyết hành vi có kế hoạch- TPB (Theory of Planned Behavior ) (theo Ajzen (2002))

Trang 20

Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (Theory of Planned Behavior) gọi tắt là TPB được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích một số hành vi và thường được kết hợp với rủi ro

Mô hình TPB được mở rộng từ mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA: Theory of Planned Behavior) của Ajzen và Fishbein Theo lý thuyết này ý định bị ảnh hưởng bởi

thái độ, qui chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi cảm nhận

Quy chuẩn chủ quan: (Subject Norm): là nhận thức của con người về áp lực chung của xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi Nói cách khác quy chuẩn chủ quan là cảm nhận của con người có nhu cầu về thái độ của những người quan trọng

đối với họ như: người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiép, về việc người có nhu

cầu đó có thực hiện hành vi hay không Quy chuẩn chủ quan là khái niệm dựa vào cách mà một người hành động để phản ứng lại cách nhìn hay suy nghĩ của người khác

Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavior control): cho biết nhận thức

của con người về việc thể hiện hay không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát Kiểm soát

hành vi cảm nhận có thể được mô tả như là thước đo sự tự tin mà một người có thể thực

hiện hành vi Một người nghĩ rằng nếu sở hữu càng nhiều nguồn nhân lực và cơ hội thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn Các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người chẳng hạn như kỹ năng,

kiến thức, hoặc bên ngoài người đó như thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người

khác, trong số đó nổi trội là thời gian và kiến thức

Thái độ hành vi (attitudes): Niềm tin của người có nhu cầu về kết quả của hành

vi là yếu tố giải thích cho thái độ của người có nhu cầu đối với hành vi đó Thái độ đại

Trang 21

Hình 2.4: Sơ đồ biểu diễn thuyết TPB Thái độ niêm tin * Hình ảnh * Hiệu suất * Tri thức * Thách thức Qui chuân niêm tin Thái độ * Đồng nghiệp * Gia đình * Bạn bè Qui chuân chủ quan Ý định Hành vi thực sự Kiêm soát niêm tin * Môi trường * Điêu kiện thuận lợi Kiêm soát hành E—>\| vi cảm nhận

Lý thuyết này cung cấp cho đề tài một số thành phần dẫn đến hành vi ý định của

con người như người thân, bạn bè, tri thức, giúp nghiên cứu ứng dụng vào việc phân Nguồn: Ajzen (2002) tích ý định học cao học tại TP.Hồ Chí Minh 2.2.2 Tổng hợp các yếu tố thành phần dẫn đến ý định Hình 2.5: Mô hình chỉ tiết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định |_ Văn hoá | Il Se | | Nénvanhoa || Xãhội | | | =

[ |ÏNhóm tham khảo|Ð Cánhân | | |

Tudi va giai đoạn

của chu kỳ sống | Tâm

[Nhánh văn hoa|| Giađình || Nghềnghiệp | |

Trang 22

Văn hóa theo nghiên cứu của Peter và ctg (2001), văn hóa gồm:

e _ Nền văn hóa: Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản những mong muốn và hành

vi của một cá nhân Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích lũy được một số giá trị, nhận thức, sở

thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác Một đứa trẻ khi lớn lên ở Hoa Kì có thể sẽ tiếp xúc với những giá trị sau: Thành tựu và thành công, hoạt động, hiệu suất và tính thực tiễn, tiến bộ, tiện nghi vật chất, chủ nghĩa cá nhân, tự

do, tiện nghi bên ngoài, chủ nghĩa nhân đạo và tính trẻ trung

e© Nhánh văn hóa: mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ tạo nên những

đặc điểm, đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội của những thành viên của nó Các

nhánh văn hóa tạo nên những nhu cầu Các nhà nghiên cứu giáo dục thường thiết lập những chương trình đào tạo theo nhu cầu của chúng Một cá nhân chịu ảnh hưởng của

đặc điểm của nhánh văn hóa sẽ ảnh hưởng đến sở thích, tham vọng tiến thân Nếu cá

nhân này xuất thân từ nhánh văn hóa rất coi trọng “người có học thức” thì cá nhân này sẽ rất quan tâm đến vấn đề học lên cao học

e_ Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện sự phân tầng xã

hội Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những

thành viên thuộc đẳng cấp khác nhau được nuôi nắng và dạy dỗ để đảm nhận những vai trò nhất định Các tầng lớp trung lưu trở lên thường tin tưởng vào học vấn và muốn con cái họ phát triển những kỹ năng chuyên môn hay quản trị để chúng không bị tụt xuống tầng lớp thấp hơn Những thành viên của các tầng lớp này thích nói về những ý tưởng và

trình độ “văn hóa cao”

Xã hội theo nghiên cứu của Peter và ctg (2001), xã hội gồm:

e Nhóm tham khảo: Nhiều nhóm có thể ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân

Trang 23

những người có quan hệ giao tiếp thường xuyên Các nhóm sơ cấp thường là có tính chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn Các cá nhân

chịu ảnh hưởng của các nhóm tham khảo theo các cách Các nhóm tham khảo tạo điều

kiện để cá nhân có thê thực hiện ý định thực hiện việc học của mình Những nhóm này

tạo áp lực buộc phải tuân theo những chuẩn mực chung và có thể tác động đến mức độ

học vấn của người đó

e Gia đình: các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh

hưởng rất lớn Do từ bố mẹ mà một cá nhân có được định hướng về tôn giáo, chính trị, kinh tế và ý thức về việc học hành, thành đạt

Ngay cả khi một cá nhân không còn quan hệ nhiều với bố mẹ thì ảnh hưởng của bố

mẹ đối với việc học lên cao cũng có thể rất lớn Ở những nước mà bố mẹ sống chung với

con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ đối với vấn đề học vấn của con cái có thé là

cơ bản

Còn theo Levhari và Weiss (1974) cho rằng gia đình tác động tích cực đến quyết

định đầu tư giáo dục, đầu tư giáo dục được xem như là hàng hóa thiết yếu và bố mẹ có

thu nhập cao sẽ chỉ tiêu nhiều hơn cho việc học tập của con cái

Một ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và ý định của cá nhân đến việc học đó là gia

đình riêng của người đó tức là mối quan hệ vợ chồng và con cái Những vấn đề về thời gian chăm sóc gia đình hoặc vướng bận con trẻ cũng tác động đến ý định của bố hoặc mẹ

— người có ý định học cao học Vai trò địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm, câu lạc bộ, các tổ chức Vị trí của người đó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào địa vị của họ Địa vị thể hiện sự hãnh diện của cá nhân do đó nó ảnh hưởng

trực tiêp đên nhu câu nâng cao trình độ đê được thê hiện ở địa vị cao trong tô chức Những yếu tố cá nhân

e© Tuổi tác và giai đoạn của chu kì sống: Quá trình học vấn của con người thường được thực hiện chú trọng vào những giai đoạn cụ thể trong đời sống con người Theo một

nghiên cứu của Council of Australian Postgraduate Association (2006) đưa ra tỉ lệ độ tuổi học cao học ở nước này như trong hình sau:

Trang 24

Hình 2.6: Tỉ lệ độ tuổi tham gia học cao học và các loại khác Dưới!? was _ MOET dle? ac 40 đến 49 50 đến 49 Ø8 Học cao học W# Dưới cao học và khác trên 60 Nguồn: http://www.capa.edu.au

e Nghề nghiệp: Theo nghiên cứu của Council of Graduate Schools (nd)

Không chỉ các ngành nghề giáo dục đòi hỏi trình độ sau đại học mà các ngành nghề khác cũng cần mức độ chuyên môn cao ở các vị trí quan trọng và luôn được đánh giá cao trong công việc

Có bằng thạc sĩ sẽ giúp cho quá trình ứng dụng công việc có nhiều thuận lợi hơn cũng như giúp người đó thăng tiến lên các bậc thang nghề nghiệp dễ dàng hơn Có bằng thạc sĩ cung cấp một tùy chọn của một sự thay đổi nghề nghiệp nếu muốn đa dạng hóa và chuyển sang một lĩnh vực lựa chọn

e Hoàn cảnh kinh tế: Việc sẵn sàng đầu tư cho tương lai băng đào tạo sau đại học

chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của cá nhân người đó Hoàn cảnh kinh tế bao

gồm thu nhập có thể chỉ tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ôn định), tiền tiết kiệm và

tài sản (bao gồm tỷ lệ phan tram tài sản lưu động) nợ, khả năng vay mượn Một người có

Trang 25

ý định đầu tư học sau đại học nếu họ có đủ thu nhập được chị, tiền tiết kiệm hay khả năng

tài trợ từ gia đình(Kotler, 2000)

e Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau Lối sống của một người là cách sống của họ được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình Một người có lối sống quan tâm nhiều đến giáo dục sẽ giành nhiều

thời gian cho việc học vấn (Kotler, 2000)

e Nhân cách và ý niệm bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt ảnh

hưởng đến hành vi của người đó Nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác

biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi

trường của mình Nhân cách được mô tả bằng những nét như tự tin, có uy lực, tính độc

lập, lòng tôn trọng Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích nhu cầu và

ý định của việc học sau đại học vì các kiểu nhân cách có mối tương quan đến việc thé

hiện bản thân bằng việc học cao xứng tầm bản thân (Kotler ,2000) Những yếu tô tâm lý:

e Động cơ:Theo thuyết động cơ thúc đẩy của McLelland (1988)tại bất cứ một thời

điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc tâm

lý từ trạng thái về tâm lý, nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng Các nhu cầu về tâm

lý thường không đủ mạnh đề thúc đây con người hành động ngay lập tức Một nhu cầu

học cao học sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến mức đủ mạnh Việc thực hiện, thỏa

mản nhu cầu sẽ giảm bớt cảm giác căng thẳng

e Nhận thức: một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn đề người đó sẽ

hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ nhận thức người đó về tình

huống lúc đó Nhận thức là quá trình thông qua đó cá thé tuyển chọn, tổ chức và giải

thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh Nhận thức không

chỉ phụ thuộc vào tác nhân vật lý mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân

đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thé đó Con người có thé

Trang 26

có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức Sự

quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc, sự ghi nhớ có chọn lọc Các tác nhân

kích thích hàng ngày con người tiếp xúc với vô số tác nhân kích thích, phần lớn các tác nhân kích thích đó bị sàng lọc đi Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân

kích thích có liên quan đến nhu cầu hiện có, những điểm khác biệt hẳn với những tác

nhân thông thường, kích thích mà họ đang mong đợi Con người luôn mong muốn đạt được sự thành công trong tương lai do đó họ sẽ chú ý đến cách thức để trở nên thành đạt vì vậy họ sẽ có khuynh hướng giữ lại, sẽ nghĩ đến nhiều hơn các thông tin đem lại điều

này cho họ Trong đó những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập(McLelland, 1988)

e Niềm tin và thái độ: diễn tả những đánh giá tốt hoặc xấu dựa trên nhận thức Người ta có thái độ niềm tin đối với hầu hết sự việc: Tôn giáo, chính trị, làm việc, học vấn Thái độ và niềm tin dẫn đến quyết định tiếp tục hay không việc học tập ở cấp độ

cao học (Vroom, 1964)

Lý do học sau đại học: Từ các yếu tố thành phần trên nhận thấy các yếu tố văn

hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý đều dẫn đến ý định học sau đại học của một cá nhân Một

nền văn hóa, xã hội đề cao trình độ học thức sẽ dẫn đến con người trong nền văn hóa, xã

hội ấy luôn muốn thể hiện mình ở việc học lên cao, cụ thể học sau đại học để không trở nên bị lạc hậu, thấp kém so với mọi người Với nhu cầu cá nhân cũng vậy trong môi trường nghề nghiệp yêu cầu nhân viên phải có trình độ cao học thì cá nhân này phải cố gắng để phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu của công ty Mỗi yếu tố có tác động khác nhau dẫn đến hành vi của cá nhân này, các yếu tố này thê hiện trong các nghiên cứu trước (Council of Graduate Schools (nd), The careers group (2010), Stuart va ctg (2008)) sẽ được trình bay trong phan sau

2.3 Các nghiên cứu trước

a Nghiên cứu của Council of Graduate Schools (nd) với cứu số liệu từ năm 1996 đến 2006 ở Hoa Kỳ Kết luận được đưa ra như sau:

Trang 17

Trang 27

Số lượng học vị thạc sĩ tại Hoa Kỳ trao tặng đã tăng 43%,từ khoảng 408,932 năm

1996 đến hơn 586,029 trong năm 2006 Sự tăng trưởng nhanh nhất trong các lĩnh vực

giáo dục tăng 64% và chậm nhất trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật tăng 26% Hình 2.7: Mức độ gia tăng trong việc học cao học tại Hoa kì

Trang 28

e_ Các lợi ích của việc học sau đại học dân đên ý định nên học Hình 2.8: Các lợi ích tác động đến ý định học cao học Nghề nghiệp (Advance in your career)

Thu nhap cao hon =

(Earn a higher salary) Rèn luyện kỹ năng — (Hone your professional skills) Được công nhận (Become credentialed)

Nên học cao học hay không?

Phát triển năng lực mới (Why should I get a master’s

(Develop new competencies) degree?) Thay đổi công việc (Change careers) Học Tiến sĩ (Enter a doctoral program) Độc lập và tích cực hơn (Think independently and learnactively)

Nguồn: Council of Graduate Schools (nd) b Nghiên cứu của The careers group (2010)

Nghiên cứu được tác giả tại trường Đại học Luân Đôn (Anh) với các đối tượng đang theo

học tại Anh

Nghiên cứu này có mục đích kiểm tra một số yếu tố ủng hộ và chống lại ý định tiếp tục nghiên cứu sau đại học nhằm làm rõ động cơ và suy nghĩ liệu nghiên cứu sau đại

học có phải là bước đi đúng đắn hay không

Các yếu tố ủng hộ: Không có công việc sau khi tốt nghiệp đại học, phát triển nghề nghiệp, muốn tiếp tục nghiên cứu của mình, muốn cải thiện thành tích học tập bản thân,

Trang 29

Các yếu tố chống lại ý định tiếp tục học sau đại học: Có thể không tìm được việc

làm sau khi học cao học, Có khả năng trở thành thừa năng lực, Có thể không đủ khả năng học, đã đủ khi là một sinh viên

c Theo nghiên cứu của Stuart và ctg (2008)

Nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát từ các trường đại học tại Anh Đối tượng là

các sinh viên tại các trường đại học ở nước này bao gồm sinh viên trong nước và các sinh viên đang du học.Nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng ý định thực hiện nghiên cứu

sau đại học được xếp hạng theo thứ tự: Văn hóa, chuyên ngành đại học, lo lắng nợ, vướng

bận con nhỏ, dân tộc, gia đình, hoàn cảnh kinh tế

Hình 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện nghiên cứu sau đại học Nơi ở (Home or overseas student)

Chuyén nganh dai hoc

(Main subject of undergraduatestudy) Lo lắng nợ ¬ (Debt worry) Vướng bận con nhỏ (Dependent children) Ý định học sau đại học Dân tộc fhe (Ethnicity) Gia dinh (Family) Hoan canh kinh té (Self-funding) Nguồn: Stuart và ctg (2008)

Tóm lại từ ba các nghiên cứu trên liên quan đến ý định tham gia học sau đại học nhưng đôi tượng nghiên cứu là sinh viên nước ngoài, nghiên cứu này tập trung vào các

Trang 30

nhân viên văn phòng và các kỹ sư khối ngành kỹ thuật nhằm giúp những người quản lý

giáo dục có những thông tin bổ ích cho việc học sau đại học

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 đã đưa ra các định nghĩa về nhu cầu, giáo dục sau đại học và các cơ sở lý thuyết như lý thuyết về nhu cầu, các yếu tố tạo động lực và hành vi, tổng hợp các yếu

tố thành phần dẫn đến ý định Chương này cũng trình bày một số nghiên cứu trước đây

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương hai đề tài đã trình bày một số lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến ý định học cao học.Chương này sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo

3.1 Quy trình nghiên cứu

Từ kết quả các nghiên cứu trước và lý thuyết về hành vi con người đề tài tìm và

chọn ra các biến phù hợp với thực tế để đưa vào nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá

thang đo lường, kiểm định mô hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố

trong thang đo

Nghiên cứu thử nghiệm sau đó bố sung một số biến và điều chỉnh từ ngữ dựa trên

ý kiến của các đối tượng tham gia phỏng vấn

Dữ liệu thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát phát trực tiếp tới những người hiện đã

tốt nghiệp đại học, đang đi làm và chưa học cao học

Từ dữ liệu thu thập được sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu

và làm sạch dữ liệu sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo

Cronbach's Alpha, kiểm định nhân tố EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy

thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thống kê tần số để mô tả các

thuộc tính nhóm mau khảo sát như: giới tính, nơi sinh, tình trạng gia đình, công việc hiện

iat

Phương pháp kiểm định thang đo nhằm loại bớt các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến tông (hiệu chỉnh) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tông (hiệu chỉnh) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu

Trang 32

Ngoài ra, một thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy khi có hệ số Cronbach

Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 (theo Nunnally & Bernstein, 1994 được trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị từ

0.5 trở lên Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại Thang đo được chấp nhận

khi tổng phương sai trích từ 50% trở lên (Theo Kaiser,1974 được trích bởi Nguyễn Đình

Thọ năm 2011, đề nghị KMO lớn hơn hoặc bằng 0.9: rất tốt; KMO lớn hơn hoặc bằng

0.8: tốt; KMO lớn hơn hoặc bằng 0.7: được; KMO lớn hơn hoặc bằng 0.6 tạm được; KMO lớn hơn hoặc bằng 0.5 xấu và KMO nhỏ hơn 0.5 không chấp nhận được

Phương pháp phân tích mối quan hệ tương quan thông qua hệ số tương quan

“Pearson correlation coefficient” được thực hiện giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

của mô hình

Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ

nhất (Ordinal Least Squares -OLS) để xác định mức ý nghĩa và xây dựng mô hình hồi

quy Phương pháp chọn biến Enter được tiến hành Hệ số xác định RÝ điều chỉnh được

dùng để xác định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này và áp dụng cho tổng thể, kiểm định T để bác bỏ các

giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thê bằng 0

Trang 33

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

SA r AK A

Nghiên cứu van dé

Trang 34

3.2 Mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về ý định học cao học của các tác giả nghiên cứu trước có thê có nhiều hướng tiếp cận khác nhau Mỗi mô hình có các đôi tượng, các biên phù hợp với thực trạng của nơi nghiên cứu đó Nhưng nhìn chung có khá nhiều thành phần giống nhau, đó hâu hết là các yêu tô tác động đên hành vi con người

Trên cơ sở đó và bồ sung thêm một sô biên dựa trên xem xét ý kiên của đôi tượng

phỏng vấn, luận văn đề nghị các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học trên địa bàn

Tp Hồ Chí Minh với tám thành phần liên quan đến hành vi này như sau: Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài Nhu cầu nghề nghiệp Pt ne kK se Thang tién T—_ H2 Nhu cầu học hỏi H3 H4 Am ; Người thân 7 Y dinh hoc cao học tại TP.HCM Thu nhập cá nhân ae Thời gian i 7 Thể hiện H8 Mức sẵn lòng chỉ trả học phí

Mô hình nghiên cứu đề nghị gồm 8 giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H8 Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng được ky

vọng tác động thuận chiều trực tiếp đến biến phụ thuộc là ý định học cao học

Trang 35

Ý định học cao học: Là mục đích cụ thể của một cá nhân trong việc thực hiện

hành động học cao học Mục tiêu học cao học này có thể chỉ là trong suy nghĩ hoặc được

hướng đến thực hiện trong tương lai

Nhu cầu nghề nghiệp: được định nghĩa là những đòi hỏi, đáp ứng cho công việc

hiện tại và tương lai, nó cần thiết cho con người tự tin, có kiến thức để có thể làm việc

hiệu quả Từ đó tạo ra giá trị vật chất hay giá trị tỉnh thần nuôi sống cá nhân và gia đình Thăng tiến: Là bước phát triển trong công việc, đạt được một vị trí cao trong tập thể và được tập thể đó cộng nhận về năng lực, khả năng của mình Sự thăng tiến còn được hiểu là mục đích để có thê tăng thu nhập bản thân bù đắp cho sự lao động, sự cống

hiến cho một tổ chức, một doanh nghiệp

Nhu cầu học hỏi: Là sự thay đổi trong học hành, là nhu cầu thu thập thông tin để

hình thành kiến thức nhằm giúp con người phát triển bản thân, thỏa mãn sự mong muốn tìm tòi những kiến thức, học hỏi bạn bè từ những kinh nghiệm khi giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống

Người thân: được định nghĩa là một cồng đồng người sống gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ gần gũi trong xã hội

Thu nhập cá nhân: Được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh thường xuyên và không thường xuyên Thu nhập thường xuyên có tính chất đều đặn và ổn định trong tháng, trong năm bao gồm thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, Thu nhập không thường xuyên: phát sinh theo từng lần, riêng lẻ không có tính chất đều đặn bao gồm: thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyền nhượng,

Thời gian: Là những khoảng thời gian được sắp xếp trước dé học viên có thể theo học sau đại học Cụ thể là thời gian rảnh rỗi để theo học hoặc thời gian sau khi đi làm về

Thể hiện: Tự nhận thức về bản thân là năng lực cá nhân vận dụng có hiệu

quả những tri thức, những kinh nghiệm thành hành động để nhận biết đúng đắn

mình là ai, mình có thể làm được gì, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, mình

đang sống trong hoàn cảnh nào

Trang 36

Mức sẵn lòng chỉ trả học phí: Tức là khi con người có nhu cầu về học tập thì số tiền mà họ sẵn lòng chỉ trả khi tham dự khóa học đó Mức học phí có phủ hợp với khả năng của họ, của gia đình, hay của tô chức thanh toán cho họ hay không

3.3.2 Thang đo

Nhu cầu nghề nghiệp: Theo nghiên cứu của tổ chức Council of Graduate Schools (nd) tại Hoa Kỳ, bằng thạc sỹ cũnglàm tăng khả năng tiếp tục công việc hiện tại Theo số liệu trong nghiên cứu này trong năm 2007, giữa các cá nhân 25 năm tuổi và lớn hơn, các tỷ lệ thất nghiệp cho những người có bằng thạc sĩ cao nhất là 1.8%, so với 2.2% cho những người có trình độ cử nhân và chỉ 4.4% đối với sinh viên tốt nghiệp trường trung

học phố thông Tại nước ta việc có bằng cấp cao tức là đã học cao học đánh giá một trình độ, một chuyên ngành, một khả năng của người ứng viên khi xin việc, ghi dấu ấn tốt đối

với nhà tuyên dụng Tất nhiên các ứng viên này cũng cần thể hiện cho nhà tuyển dụng

thấy họ xứng đáng với bằng cấp đó để có thể dễ dàng đáp ứng công việc mà nhà tuyển

dụng mong đợi

Cơ hội thăng tiến: Theo nghiên cứu của tổ chức Council of Graduate Schools (nd) tại Hoa Kỳ, thạc sĩ là chìa khóa cho tương lai việc làm và thăng tiến sự nghiệp Số ngành, nghề có yêu cầu bằng thạc sĩ sẽ tăng gần 20% giữa năm 2006 đến 2016, gần gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng dự kiến cho tất cả các ngành nghè, số liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ Hơn nữa, trong số 30 ngành nghề dự kiến sẽ tăng ở mức nhanh nhất từ năm 2006 đến 2016, thường yêu cầu bằng cấp cao học Cũng giống như các nước khác ở nước ta nếu không tăng cường học tập, tìm hiểu sâu thì khó có thể đáp ứng những yêu

cầu mới, thay đổi trong công việc và đặc biệt là nhiệm vụ mới khi có cơ hội thăng tiến

trong công việc

Trang 37

Người thân: Theo nghiên cứu của Stuart và ctg (2008), gia đình là một trong các

yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện việc đào tạo cao học của một cá nhân Từ những

hỗ trợ về mặt vật chất đến hỗ trợ về tinh thần tác động đến hành vi học cao học Con

người Việt Nam thường xuyên được tác động từ người thân, gia đình đặc biệt các gia

đình có nhiều người theo học cao học sẽ tác động, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại

dẫn đến họ bị tác động và có nhu cầu, ý định học cao học

Thu nhập cá nhân: Theo nghiên cứu của tô chức Council of Graduate Schools

(nd) tại Hoa Kỳ, tăng thu nhập tiềm năng ở trình độ thạc sĩ là đáng kể Nghiên cứu sử

dụng dữ liệu từ các chương trình điều tra của Cục dân số Mỹ cho rằng trong thời gian sống và làm việc của họ, những người ở mức độ là thạc sĩ có thể kiếm được trung bình 2.5 triệu USD, trong khi những người có trình độ cử nhân chỉ có thể kiếm được $2.1 triệu Trong năm 2007, thu nhập hàng năm trung bình của người có bằng thạc sỹ cao hơn $10,000 so với trung bình của những người chỉ là một cử nhân (số thống kê là $ 60,320

so với $49,710)

Thời gian: Khi có dự định tham gia đầu tư học cao học, người học bị ảnh hưởng

bởi các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học như vướng bận chuyện riêng gia đình hay

vướng bận con trẻ Các vấn đề này làm cản trở đến ý định học cao học khi chưa sắp xếp được thời gian theo học (Stuart và ctg, 2008) Hiện nay các khóa học cao học thường vào

cuối tuần hoặc buổi tối tạo điều kiện cho học viên thuận lợi cho quá trình học tập

Thể hiện: Theo Maslow (1943), nhu cầu tự thể hiện là lòng mong muốn trở nên

lớn hơn bản thân, trở thành mọi thứ mà mình có thê trở thành Khi có cơ hội con người

mong muốn thê hiện tài năng của mình bằng việc có gắng đạt được các danh hiệu, bằng

cấp để được mọi người tôn trọng

Mức sẵn lòng chỉ trả học phí: Mức sẵn lòng trả học phí cũng là một rào cản đến

ý định học cao học Một nguồn thu nhập cao hoặc nguồn tài trợ từ gia đình dẫn đến ý

định tham gia khóa đào tạo cao học trở nên dễ dàng hơn nhiều (Stuart và ctg, 2008) Hiện nay có nhiều chương trình đào tạo cao học khác nhau tùy vào mỗi chương trình: trong nước, liên kết mà có mức học phí khác nhau Vì vậy tùy vào mỗi cá nhân, gia đình hay cơ quan (công ty) có khả năng chỉ trả mức học phí nào để có những sự chọn lựa khác nhau

Trang 38

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 3.4.1 Tổng thể và mẫu

Tổng thể của nghiên cứu là những đối tượng hiện là những người đã tốt nghiệp

đại học và đang đi làm, chưa học cao học tại Tp.HCM

Mẫu để chọn được mẫu tốt vừa thể hiện được tính đúng đắn và chính xác của tổng

thể và phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài là một việc rất khó khăn và tốn kém,

mẫu có thể đại điện cho toàn bộ những người có ý định học cao học tại Tp.HCM có thể

nhận ra ý định của mình được tác động từ yếu tố nào để đưa ra ý kiến chính xác nhất Mặt

khác ý định học cao học bao gồm rất nhiều các trường khác nhau, các ngành khác nhau do đó cũng khó khăn cho việc chọn một tập mẫu đại diện được cho tong thé va phan nao

ảnh hưởng đến kết quả khảo sát không được chính xác Để đơn giản, phương pháp chọn

mẫu được sử dụng ở nghiên cứu này đó chính là chọn mẫu ngẫu nhiên, vừa ít tốn kém chỉ phí và thời gian hơn phương pháp chọn mẫu xác suất

Kích cở mẫu như chúng ta đã biết vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì

mẫu nghiên cứu càng lớn và một nguyên tắc chung nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác

của các kết quả nghiên cứu càng cao.Tuy nhiên trên thực tế nếu kích cỡ mẫu nghiên cứu

không đủ lớn thì nghiên cứu sẽ không đảm bảo độ chính xác, hơn nữa việc lựa chọn kích

cở mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian

Bên cạnh đó, kích cở mẫu còn phụ thuộc vào phương pháp phân tích Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng cở mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố Dựa theo nguyên tỷ lệ này, nghiên cứu có tất cả

34 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tó, vì vậy số mẫu cần thiết là 34 x 5 = 170 mẫu Nghiên cứu này có mẫu là 480 người hiện là những người đã tốt nghiệp đại học và

đang đi làm, chưa học cao học tại Tp.HCM để khảo sát, đạt yêu cầu về mẫu

Trang 39

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu được

dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng nhỏ càng đồng ý với phát biểu (1: Hoàn toàn

đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Trung lập: 4: Không đồng ý; 5: Hồn tồn khơng đồng ý) xem chỉ tiết trong phụ lục A

3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu được

tiếp tục tiến hành theo hai bước:

- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn với dàn bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi về “Nhu cầu và ý định học cao học tại Tp.HCM” Nội dung phỏng vấn thử nghiệm sẽ được ghi nhận, tông hợp làm cơ sở cho

việc điều chỉnh và bổ sung cũng như loại bỏ các biến không liên quan Từ đó bảng câu hỏi sẽ được thiết kế, khảo sát thử trên mẫu khoảng 70 người, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức

- Bước 2: Đây là bước nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi

Trang 40

Bảng 3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

STT | Nội dung Số biến quan sát | Thang đo

Phần I : Khảo sát nhu câu học cao học tại TP

1 Hành vi đôi tượng khảo sát 9 Dinh danh

Phần 2 : HCM Thông tin về đôi tượng khảo sát

2 Thông tin phân loại 6 Định danh

Tỷ lệ

Phân 3 : Các yêu tô tác động đến ý định học cao học tại TP.HCM

3 Nhu câu nghê nghiệp 5 Likert 5 mức độ

4 Thăng tiễn 4 Likert 5 mức độ

5 Nhu cau hoc hoi 3 Likert 5 mức độ

6 Người thân 5 Likert 5 mức độ

7 Thu nhập cá nhân 3 Likert 5 mức độ

8 Thoi gian 4 Likert 5 mức độ 9 Thé hién 5 Likert 5 mức độ 10 Mức sẵn lòng chỉ trả học phí 5 Likert 5 mức độ Phần 4 : Đánh giá chung về ý định đối việc học cao học 11 Ý định chung 8 Likert 5 mức độ

Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở thang đo đã chọn về nhu cầu và ý định

học cao học tại thành phố Hồ Chí Minh Nội dung và các biến quan sát trong các thành

phần được hiệu chỉnh cho phù hợp 3.4.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo

Nghiên cứu khảo sát nhu cầu và ý định học cao học tại thành phố Hồ Chí Minh gồm 8 thành phần và 34 biến quan sát

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN