1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Địa 9 tuần 10

13 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 28,4 KB

Nội dung

Các nội dung trên được thể hiện trong sự phân hóa lãnh thổ - Gv giới thiệu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ *Vào bài: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắ[r]

Trang 1

Ngày soạn: 04 /11/2020

Bài 16: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU

KINH TẾ

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Về kiến thức

- Củng cố những kiến thức cơ bản về cơ cấu kinh tế nước ta

2 Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền

- Kỹ năng nhận xét biểu đồ

- Kỹ năng sống: tự nhận thức, khẳng định bản thân

3 Về thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học

4 Về năng lực

- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1 Giáo viên: Biểu đồ chuẩn

2 Học sinh: Các dụng cụ cần thiết: bút chì thước kẻ , bút màu vở

BT địa

III PHƯƠNG PHÁP

- Trực quan, đàm thoại

IV TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC

1 Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớ

p

Ngày

giảng

9A 9/11/2020

9B 12/11/202

0

2 Kiểm tra bài cũ (5’)

? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những điều kiện nào để trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước?

? Tại sao thị trường buôn bán lớn nhất ở nước ta là Châu Á- Thái Bình Dương?

3 Giảng bài mới

* ĐVĐ: Bài thực hành số 10 các em đã làm quen với biểu đồ

cơ cấu hình tròn hoặc hình cột chồng => Hôm nay chúng ta làm quen với 1 dạng biểu đồ cơ cấu mới đó là biểu đồ miền.Vậy biểu

đồ miền được vẽ như thế nào ?

Trang 2

* HĐ1: Vẽ biểu đồ miền thể hiện

cơ cấu GDP nước ta

- Mục tiêu: Hs biết cách vẽ biểu

đồ miền thể hiện cơ cấu GDP từ

1991-2002

- Phương pháp: trực quan

- Thời gian: 25’

- Cách thức tiến hành:

* HS hoạt động cá nhân

- HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn quy trình vẽ biểu đồ

miền và từng bước vẽ

B1: Cần nhận biết số liệu để có thể

vẽ biểu đồ miền

+ Nếu có 1 -> 2 năm thì vẽ biểu đồ

cơ cấu hình tròn

+ Nếu có nhiều năm thì vẽ biểu đồ cơ

cấu hình miền

+ Trục dọc biểu hiện tỉ lệ

100%(10cm)

+ Trục ngang biểu hiện

năm11n=11cm

- Biểu đồ miền là một biến thể từ biểu

đồ cột chồng khi ta tưởng tượng các

cột chồng có bề rộng = sợi chỉ và ta

nối các đoạn cột chồng với nhau =>

Ta được biểu đồ miền

B2: Khi vẽ ta vẽ lần lượt từng chỉ tiêu

chứ không vẽ theo từng năm

Cách xác dịnh điểm vẽ giống như khi

vẽ biểu đồ cột chồng

B3: Vẽ đến đâu kẻ vạch hoặc tô màu

luôn đến đấy, đồng thời lập bảng chú

giải và ghi tiêu đề biểu đồ

* HS tiến hành vẽ biểu đồ dưới sự

hướng dẫn và bao quát lớp của GV

- 1 HS lên vẽ trên bảng: HS khá (giỏi)

- Các học sinh khác vẽ vào vở: Vẽ

theo từng bước

- Thời gian : Lấy thời gian HS vẽ trên

bảng làm chuẩn

* HĐ2: Nhận xét biểu đồ

- Mục tiêu: HS biết cách nhận xét

biểu đồ cơ cấu và nêu ý nghĩa của

I) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 - 2002

1) Quy trình vẽ biểu

đồ miền (biểu đồ diện hay biểu đồ hình chữ nhật)

B1: Vẽ khung biểu đồ

là 1 hình chữ nhật ( hay hình vuông)

- Cạnh dọc ( trục tung) thể hiện tỉ lệ 100%

- Cạnh ngang (trục hoành) thể hiện từ năm đầu đến năm cuối

B2: Vẽ ranh giới

miền.Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất được vẽ như đồ thị Cần lưu ý là ranh giới phía trên của miền thứ nhất chính là ranh giới phía dưới của miền thứ

2 Ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100%

(Chú ý: Vẽ miền 1 trước, vẽ miền 3, giữa

là miền 2)

B3: Hoàn thiện biểu

đồ:

- Ghi số liệu tương ứng

và kí hiệu lên biểu đồ

- Lập bảng chú giải

- Ghi tên biểu đồ

Trang 3

sự thay đổi cơ cấu GDP của nước

ta

- Phương pháp: giải quyết vấn đề,

thảo luận nhóm

- Thời gian: 10’

- Cách thức tiến hành:

* HS hoạt động nhóm thảo luận

- GV hướng dẫn cách nhận xét biểu

đồ

- HS thảo luận trả lời từng câu hỏi

+ Đại diện 1 nhóm báo cáo , các

nhóm khác nhận xét bổ sung

- GV đánh giá chuẩn kiến thức

+ Do trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước có sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Do sự đô thị hóa nông thôn, các

thành phố công nghiệp ngày càng mở

rộng, diện tích đất nông nghiệp giảm,

do cơ giới hóa nông nghiệp…

+ Công nghiệp ngày càng phát triển

tạo nhiều sản phẩm…

2) Tiến hành vẽ biểu đồ

II) Nhận xét biểu đồ 1) Cách nhận xét chung

Trả lời các câu hỏi sau

1) Như thế nào? (Hiện trạng, xu hướng biến đổi, diễn biến quá trình)

2) Tại sao?( Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi ấy)

3) Sự biến đổi đó có ý nghĩa như thế nào?

2) Nhận xét biểu đồ

- Sự giảm mạnh của tỉ trọng Nông Lâm -Ngư nghiệp từ 40,5% -> 23%

Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước Nông nghiệp -> nước công nghiệp

- Tỉ trọng khu vực kinh

tế Công nghiệp Xây dựng đang tăng lên nhanh Chứng

4 Củng cố (2’) Nhận xét tiết thực hành : ý thức thái độ học tập

của học sinh

- Thu vở của HS để chấm bài lấy điểm 15 phút

5 Hướng dẫn học ở nhà (3’)

- HS: hoàn thiện bài thực hành bài 16 trong sách bài tập bản đồ

- Chuẩn bị ôn tập từ bài 1 đến bài 16 -> Kiểm tra 1 tiết

+ Hệ thống hoá kiến thức địa lí đân cư

Trang 4

+ Hệ thống hoá kiến thức địa lí các ngành kinh tế (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế)

=> Trả lời hệ thống các câu hỏi và bài tập trong sgk + Câu hỏi bài tập trong sách bài tập bản đồ

sung:

Trang 5

Ngày soạn: 5 /11/2020

Tiết 20,21

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng

2 Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ vị trí, ranh giới của vùng, hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên và phân bố số tài nguyên quan trọng trên bản đồ

- Phân tích các bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng

- Kĩ năng sống: các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

+ Tư duy : tìm kiếm và xử lí thông tin qua lược đồ, bảng số liệu

+ Giao tiếp : phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm

+ Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao : quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp

3 Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước

* Tích hợp biến đổi khí hậu( Phần II): Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối diễn ra trong những năm gần đây ở TDMNBB đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất

- Ngăn chặn phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý là rất cần thiết

* Tích hợp GD đạo đức: Trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác, tôn trọng, giản dị

Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường (ngăn chặn việc phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi)

4 Năng lực

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng lược đồ, số liệu thống kê

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1 Giáo viên: Lược đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN và hành chínhVN

- Một số tranh ảnh về trung du và miền núi Bắc Bộ Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

2 Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, Atlat Địa lí VN Vở BT địa lí

Trang 6

III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PP: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, gợi mở, thảo luận nhóm

- KT: Động não, chia nhóm, đọc tích cực

IV TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC

1 Ổn định lớp (`1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớ

p

9A 11/11/2020

9B 13/11/2020

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3 Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu được những nét khái quát chung của vùng TD

và miền núi Bắc Bộ

- Phương thức : Phương pháp trực quan, đàm thoại gợi mở Hình thức: cá nhân Phương tiện: Tranh ảnh

- Thời gian: 3’

- Tiến trình hoạt động :

Bước 1: Giao nhiệm vụ : Hs trả lời câu hỏi đoán tên địa danh của vùng qua 4 hình Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ cá nhân

Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới

* GV chiếu hình ảnh sự phân hóa lãnh thổ:

? Em hãy kể tên các vùng kinh tế của nước ta?

Nước ta có 7 vùng kinh tế, mỗi vùng có những đặc điểm riêng về tự nhiên và dân

cư, kinh tế Các nội dung trên được thể hiện trong sự phân hóa lãnh thổ

- Gv giới thiệu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

*Vào bài: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí , điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế => Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* HĐ1:Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Mục tiêu: Xác định vị trí và giới hạn của vùng Hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng

- Phương pháp: trực quan bản đồ

Hình thức: cá nhân

- Thời gian: 7’

Trang 7

- GV yêu cầu hs tìm hiểu phần khái quát chung (1’)

? Diện tích và dân số của vùng

? Xác định vị trí, tên các tỉnh của hai tiểu vùng

Đông Bắc và Tây Bắc

- Cách thức tiến hành:

- Gv chiếu lược đồ tự nhiên vùng TD và MN Bắc

Bộ ( H17.1- SGK), yêu cầu trả lời các câu hỏi:

1) Xác định vị trí và tiếp giáp của vùng?

2) Đặc điểm diện tích lãnh thổ của vùng so với cả

nước ?

- Hs xác định vị trí tiếp giáp trên lược đồ, nhận xét,

bổ sung nếu có

- Gv nhận xét phần trình bày của học sinh, ghi

bảng:

3) Vị trí giới hạn đó có ý nghĩa gì đối với sự phát

triển kinh tế xã hội của vùng?

- HS trả lời cá nhân

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

* Mở rộng: - Vị trí liền kề với chí tuyến Bắc

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương trao đổi

hàng hóa dễ dàng với ĐBSH và BTB, phát triển

nền kinh tế mở Đồng thời nhận được nguồn

nguyên liệu và lao động từ ĐBSH để phát triển

kinh tế

- Thuận lợi giao lưu với Lào, CPC bằng đường bộ,

ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng đối với

đất nước

- Ngoài phần đất liền rộng lớn còn có hệ thống các

đảo ở ven biển Quảng Ninh ( Vịnh Hạ Long, Cô

Tô)

* Khái quát:

- Gồm 15 tỉnh thành phố

- Diện tích 100.965 km2

- Dân số: 11,9 triệu người (năm 2016)

I) Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Vị trí giới hạn: Ở phía Bắc của đất nước, giáp ĐBSH, BTB, TQ và thượng Lào

- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước

- Ý nghĩa : + Thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài nước Lãnh thổ giàu tiềm năng + Ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng

Điều chỉnh, bổ sung:

* HĐ 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng Nêu được sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng ĐB vàTB Học sinh có kĩ năng

sử dụng bản đồ, thuyết trình

- Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm Phương tiện: máy tính, máy chiếu, Atlat

Trang 8

địa lí VN, phiếu học tập

- Thời gian: 20’

- Cách thức tiến hành:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho hs, thời gian: 1’

Dựa vào kênh chữ sgk, bảng 17.1 và H17.1- SGK

hoặc Atlat Địa lí VN- T26, các nhóm trình bày các

thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng

GV phát phiếu học tập nhóm

PHIẾU HỌC TẬP

ĐKTN-TNTN Đặc điểm, phân bố Thế mạnh phát triển kinhtế

Địa hình, đất,

khí hậu - Dạng địa hình - Hướng núi

- Đất

- Khí hậu

Sông ngòi - Tên sông:

- Tiềm năng

Khoáng sản -

+ Than

+ Sắt

+ Thiếc

+ Apatit

Biển, du lịch - Biển: - Các điểm du lịch nổi tiếng

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( thời gian: 7’)

Học sinh trong nhóm thực hiện nhiệm vụ cá nhân

trước, sau đó 1 học sinh sẽ trình bày trong nhóm,

các học sinh khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và

tổng hợp kết quả vào phiếu học tập, chuẩn bị để báo

cáo trước lớp

Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh

Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

thực hiện được, trình bày trên lược đồ

- Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung

- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn

thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội

dung học tập

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình

thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập,

khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả

cuối cùng của học sinh

- GV chốt kiến thức:

II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Trang 9

* Vận dụng, mở rộng ( HĐ 4)

- GV chiếu lược đồ tự nhiên và nhấn mạnh sự khác

biệt về tự nhiên và kinh tế của hai tiểu vùng:

? Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về

thế mạnh kinh tế giữa Đông Bắc và Tây Bắc ?

+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp Có các

thung lũng núi mở rộng về phía bắc đón gió mùa

đông bắc nên có mùa đông lạnh hơn => thuận lợi

trồng nhiều cây cận nhiệt và ôn đới

+ Tây Bắc: Có các dãy núi cao chắn gió mùa đông

bắc nên mùa đông ít lạnh hơn Phía tây có các dãy

núi cao chạy sát biên giới Việt - Lào => gây nên

hiệu ứng phơn về mùa hè có gió tây nam khô nóng

Đồng thời khí hậu có sự phân hoá theo độ cao rất rõ

rệt

+ Ngoài ra còn có dạng địa hình chuyển tiếp từ

miền núi Bắc Bộ đến ĐBSH gọi là trung du=>

thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyên canh

cây công nghiệp

- Gv nhấn mạnh: tiềm năng quan trọng nhất là

khoáng sản và thủy điện lớn nhất cả nước

+ Tây Bắc ( thủy điện)

+ Đông Bắc ( khai thác khoáng sản)

- GV yêu cầu trả lời câu hỏi:

? Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của

vùng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát

triển kinh tế- xã hội ?

* Vận dụng, mở rộng: ( HĐ 4)

? Với các khó khăn về mặt tự nhiên thì vùng TD và

miền núi Bắc Bộ cần có những biện pháp gì để

khắc phục ?

- HS trình bày, GV nhận xét, chiếu hình ảnh và bổ

sung các giải pháp:

+ Đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ rừng

+ Khai thác khoáng sản hợp lí

+ Cấm phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy

*Tích hợp BĐKH: Diện tích rừng suy giảm, khai

thác khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm

môi trường

- GV liên hệ thực tế : Trong thời gian gần đây biến

đổi khí hậu làm tăng cường mưa lớn và áp thấp

nhiệt đới gây thiệt hại rất lớn về người và của đối

với các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh

* Đặc điểm

- Địa hình cao, cắt xẻ mạnh

- Khí hậu có mùa đông lạnh

- Khoáng sản đa dạng, tiềm năng thủy điện lớn

* Thuận lợi: phát triển kinh

tế đa ngành

* Khó khăn:

Trang 10

Quảng Ninh

Trận mưa lũ lịch sử vào 7/ 2015 lớn nhất trong 40

năm qua ở Quảng Ninh đã gây thiệt hại không nhỏ

cả về kinh tế, con người tại TP Hạ Long

* Tích hợp đạo đức: Vùng núi Tây Bắc- nơi thường

xuyên gánh chịu thiên tai: lũ quét, sạt lở đất, chịu

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu

? Là một học sinh em nên làm gì để giảm bớt ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu và chia sẻ những khó

khăn trên của đồng bào ta?

- Hs nêu ý kiến, Gv chiếu hình ảnh

* GV tổ chức trò chơi ( thời gian: 3 phút): Vượt

chướng ngài vật (HĐ 3: Luyện tập)

- Địa hình chia cắt mạnh

- Thời tiết thất thường

- Khoáng sản trữ lượng nhỏ, khó khai thác

- Đất dễ bị xói mòn, sạt lở, lũ quét

Điều chỉnh, bổ sung:

* HĐ 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư- xã hội

- Mục tiêu: Trình bày đặc điểm dân cư- xã hội và những thuận lợi, khó khăn của dân cư đối với phát triển kinh tế của vùng Học sinh có kỹ năng nhận xét phân tích bảng số liệu về các chỉ tiêu dân cư xã hội của vùng

- Phương pháp: đàm thoại gợi mở Hình thức: cá nhân, cả lớp

- Thời gian: 6’

- Cách thức tiến hành:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: chiếu video clip về văn

hóa, đời sống các dân tộc của vùng, bảng

17.2-SGK T64 Yêu cầu trả lời các câu hỏi:

1) Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư xã hội của

vùng ( mật độ dân cư, thành phần dân tộc, đời

sống)

2) Đồng bào các dân tộc có kinh nghiệm sản xuất

trong những ngành nào ?

3) Nhận xét sự chênh lệch về dân cư xã hội của hai

tiểu vùng ĐB và TB?

4) So sánh các tiêu chí về dân cư – xã hội của vùng

so với cả nước

- Bước 2: Hs trao đổi thảo luận

- Bước 3: Trình bày, báo cáo kết quả, hs khác nhận

xét, bổ sung

- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

III Đặc điểm dân cư - xã hội

- Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Tày, Nùng

- Trình độ dân cư - xã hội có

sự chênh lệch giữa Đông Bắc

và Tây Bắc

- Đời sống dân cư vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện

Điều chỉnh, bổ sung:

Ngày đăng: 07/01/2022, 05:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

luôn đến đấy, đồng thời lập bảng chú giải và ghi tiêu đề biểu đồ. - Giáo án Địa 9 tuần 10
lu ôn đến đấy, đồng thời lập bảng chú giải và ghi tiêu đề biểu đồ (Trang 2)
- Hs nêu ý kiến, Gv chiếu hình ảnh - Giáo án Địa 9 tuần 10
s nêu ý kiến, Gv chiếu hình ảnh (Trang 10)
w