1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Địa 7 tiết 8 9

9 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 26,93 KB

Nội dung

- Bùng nổ dân số cũng là ảnh hưởng xấu tới tài nguyên và môi trường của đới nóng : thiếu nước sạch, môi trường bị ô nhiễm, xuất hiện các khu nhà ổ chuột … - Việc làm giảm tỉ lệ gia tăng [r]

Trang 1

Ngày soạn: 12/ 09/ 2019

Tiết 8 Bài 9 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Trình bày được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất đai và bảo vệ đất

- Phát biểu được 1 số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng

- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh liên hoàn và cũng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lí cho học sinh

2 Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho HS ở mức độ cao hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng

*) Kĩ năng sống

- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, biểu đồ, tranh ảnh về đặc điểm sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm chủ yếu ở đới nóng

- Phản hồi, lắng nghe tích cực

- Tự tin khi trình bày kết quả làm việc nhóm

3 Thái độ

- Hs tích cực trong học tập, yêu lao động

4 Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh

II CHUẨN BỊ

Giáo viên

Máy chiếu có hình ảnh:

- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở môi trường xích đạo ẩm

- Tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Học sinh

Học thuộc bài cũ Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong bài mới

III PHƯƠNG PHẤP KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Tư duy, giải quyết vấn đề, động não, thảo luân nhóm, đàm thoại

IV HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1.Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu những đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

- Tại sao nói: “Môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú”?

Trang 2

3 Bài mới : - Giới thiệu : đăc điểm khí hậu đới nóng là nắng nóng quanh

năm và mưa nhiều, tập trung theo mùa Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng tăng trưởng quanh năm đất dễ bị xói mòn cuốn trôi hết lớp đất màu trên bề mặt đất và sinh ra nhiều dịch bệnh, côn trùng hại cây trồng, vật nuôi

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

Hoạt đông 1 : Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

Mục tiêu: - Trình bày được các mối quan hệ giữa

khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai

thác đất đai và bảo vệ đất

Thời gian: 20 phút

Phương pháp dạy học: Nhóm, đàm thoại

Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, động não, phân tích

Thảo luận nhóm (cặp)

* Bước 1:

- GV : yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của

+ Khí hậu xích đạo (nóng ẩm quanh năm)

+ Khí hậu nhiệt đới (nhiệt độ cao quanh năm

trong năm có một thời kì khô hạn (từ tháng 3

đến tháng 9) càng gần chí tuyến thì khô hạn

càng kéo dài

+ Nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ, lượng mưa thay

đổi theo mùa thời tiết diễn biến thất thường

 Đới nóng là nắng nóng, mưa nhiều quanh năm

? Các đặc điểm khí hâu này thuận lợi gì đối với

cây trồng và mùa vụ như thế nào? (Cây trồng phát

triển quanh năm, có thể trồng xen canh, gối vụ)

? Kiểu khí hậu như vậy có khó khăn gì trong sản

xuất nông nghiệp ( Sâu bệnh phát triển gây hại

cây trồng, vật nuôi )

- GV : treo biểu đồ hình 9.1

- GV cho HS quan sát hình 9.2 các em có nhận xét

gì ?

(Do nhiệt độ và độ ẩm cao lượng mưa

nhiều  đất bị xói mòn, sườn đồi trơ trụi với các

khe rãnh sâu )

? Ở vùng đồi núi có độ dốc cao, mưa nhiều thì lớp

mùn ở đây như thế nào ? (Lớp mùn thường

không dày do bị cuốn trôi )

? Nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môi trường

1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

- Ở đới nóng, việc trồng trọt được tiến hành quanh năm,

có thể xen canh nhiều loại cây trồng, nếu có đủ nước tưới

- Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều hoặc mưa tập trung theo mùa, đất dễ

bị rửa trôi, xói mòn Vì vậy, cần bảo vệ rừng , trồng cây che phủ đất và làm thuỷ lợi

và có kế hoạch phòng chống thiên tai

Trang 3

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính xích đạo ẩm? (lượng mưa nhiều và không có cây

cối che phủ

? Biện pháp khắc phục như thế nào? (bảo vệ,

trồng rừng)

? Các em hãy cho ví dụ sự ảnh hưởng của khí hậu

nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa đến SX nông

nghiệp ?

(lượng mưa tập trung vào 1 mùa gây xói mòn,

lũ lụt … mùa khô kéo dài gây hạn hán, mất

mùa)

………

………

Hoạt động 2 : Các sản phẩm nông nghiệp chủ

yếu

Mục tiêu: Phát biểu được 1 số cây trồng, vật nuôi

ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng

Thời gian: 12 phút

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình

Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

? Ở các đồng bằng nhiệt đới gió mùa (châu Á ) có

loại cây lương thực nào quan trọng ? (Cây lúa

nước)

? Ở địa phương em có loại cây lương thực nào

chủ yếu ?

? Tại sao khoai lang được trồng ở đồng bằng ?

Sắn được trồng ở đồi núi ?(khoai lang phù hợp

với đất phù sa, còn sắn phù hợp đất cát)

- GV nói thêm về cây cao lương (lúa miến, bo bo)

là cây lương thực thích nghi với loại khí hậu

nóng Hiện nay cao lương là cây lương thực nuôi

sống hàng triệu ngừơi ở châu Phi, Ấn Độ, Trung

Quốc

? Tại sao vùng trồng lúa nước lại thường trùng với

những vùng đông dân cư bậc nhất trên thế giới ?

(Là vùng đồng bằng,đất đai màu mỡ, điều

kiện sống và giao thông thuận tiện )

? Cây công nghiệp gồm những loại nào ? Phân bố

2 Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

- Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước , các loại ngũ cốc

khác (kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ) và nhiều cây công

nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao

- Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt, chủ

Trang 4

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

những khu vực nào ?

? Việt Nam có những loại cây công nghiệp nào ?

? Ở đới nóng chăn nuôi được những loại gia súc

nào? Ở đâu ?

………

………

yếu là chăn thả năng suất thấp

4 Củng cố (3’)

- Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi & khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ? Để khắc phực những khó khăn đó ta phải làm gì ?

- Nêu những nông sản chính của đới nóng ? Và xác định các khu vực ở đới nóng sản xuất nhiều loại nông sản đó ?

5 Hướng dẫn về nhà (2’)

- Về nhà học bài, làm bài tập trang 32 SGK

- Chuẩn bị bài 10: Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường đới nóng ? Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung sinh

sống ở một số khu vực, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ?

? Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?

? Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường ?)

Ngày soạn: 13/ 09/ 2019

Trang 5

Tiết 9 Bài 10 : DÂN SỐ & SỨC ÉP DÂN SỐ

TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Phát biểu được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) của người dân

- Phân tích được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng để để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường

2 Kĩ năng

- Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ

- Bước đầu luyện tập cách phân tích và các số liệu thống kê

*) Kĩ năng sống

- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với vấn đề lương thực, môi trường Phê phán những tác động tiêu cực của con người tới môi trường

- Phản hồi, lắng nghe, trình bày suy nghĩ, giao tiếp khi làm việc nhóm

3 Thái độ

- Có trách nhiệm tuyên truyền và hợp tác thực hiện tốt bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Có trách nhiệm với cộng đồng về ý thức kế hoạch hóa gia đình

- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong cuộc sống

- Giáo dục học sinh là tuyên truyền viên dân số KHHGĐ

* Tích hợp giáo dục đạo đức: TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, TIẾT

KIỆM, GIẢN DỊ

- Có trách nhiệm tuyên truyền và hợp tác thực hiện tốt bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Có trách nhiệm với cộng đồng về ý thức kế hoạch hóa gia đình.

- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong cuộc sống.

*) Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS: Lấy ví dụ về sự

gia tăng dân số có ảnh hưởng đến dời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta

4 Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sưu tập tư liệu của địa phương ( tỉnh, huyện ) để vẽ biểu đồ quan hệ giữa dân số

và lương thực

- Sưu tập các ảnh về tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi

III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ…

- Kĩ thuật: Tư duy, động não, chia nhóm, trình bày một phút, đọc tích cực

Trang 6

IV TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định lớp (1’)

2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút

Đề bài

Câu 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi & khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ? Để khắc phục những khó khăn đó ta phải làm gì ?

Câu 2: Nêu những nông sản chính của đới nóng ? Ở Việt Nam có những loại nào ?

Đáp án

Câu 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi & khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng:

- Thuận lợi: Cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng xen canh, gối

- Khó khăn: + Sâu bệnh phát triển gây hại cây trồng, vật nuôi

+ Đất bị xói mòn, sườn đồi trơ trụi với các khe rãnh sâu (1,5 điểm)

- Biện pháp: + Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng vật nuôi.

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng (3,0 điểm) Câu 2: Những nông sản chính của đới nóng :

- Cây trồng lương thực (lúa nước, kê, đậu, ngô…) và nhiều cây công nghiệp

nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao

- Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt, chủ yếu là chăn thả năng suất thấp ( 3,0 điểm)

- Nông sản ở Việt Nam: + Cây trông: Cây lương thực (lúa, ngô, khoai…); cây công nghiệp ( Cao su, Ca cao, hồ tiêu )…

+ Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn gà… (1,0 điểm)

3 Bài mới:

Giới thiệu : đới nóng như tập trung gần như một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế

chậm phát triển Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã vẫn tới những vấn đề lớn về môi trường Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường

ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động 1: Vấn đề dân số đới nóng

* Mục tiêu : Phát biểu được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số

trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở ) của người dân

* Thời gian : 15 phút

* Kĩ thuật : Động não, trình bày 1 phút.

* Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

* Bước 1 : cho HS quan sát lược đồ 2.1 (bài 2)

Trang 7

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

? Dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu

vực nào nào ?

( Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam

Braxin)

? Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới

nhưng chỉ tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì

sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi

trường ở những nơi đó ?

( tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường,

rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều

mặt)

* Bước 2 : cho HS quan sát biểu đồ 1.4 (bài 1).

?Tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng

như thế nào ?

(tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, bùng

nổ dân số)

? Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống

cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động

như thế nào ?

(tác động xấu đến tài nguyên và môi trường)

* Bước 3 : HS tìm ra 2 đặc điểm của dân số đới

nóng :

(dân số đới nóng đông nhưng sống tập trung ở

một số khu vực)

(dân số đới nóng đông và vẫn còn trong tình

trạng bùng nổ dân số)

=> Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống

nhân dân và cho tài nguyên, môi trường

1 Dân số

- Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới

- Dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số, tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường

- Hiện nay vấn đề hạ thấp tỉ

lệ gia tăng dân số là mối quan tâm hàng đầu của các nước ở đới nóng

………

………

Hoạt động 2: Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường

* Mục tiêu: Phân tích được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà

các nước đang phát triển áp dụng để để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường

* Thời gian : 10 phút

* Kĩ thuật : Động não, trình bày 1 phút.chia nhóm, đọc tích cực.

* Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ, thảo luận nhóm.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Bước 1: Thảo luận nhóm.

GV chia nhóm để thảo luận, giải quyết vấn đề.

- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận; giao nhiệm vụ

2 Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường

Trang 8

cho nhóm; thời gian thảo luận là 5’

Nhóm 1,2: Cho HS xem hình 10.1, giải thích các

kí hiệu

- Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa gia

tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trang thiếu

lương thực ở châu Phi

- Liên hệ Việt Nam

Thảo luận theo câu hỏi giáo viện gợi ý

? Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ

100% lên hơn 110%

?Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên

gần 160%

=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không

tăng kịp với đà gia tăng dân số

? Đọc biểu đồ bình quân lương thực đầu người:

giảm từ 100% xuống còn 80% Nêu nguyên nhân

? Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu

người lên là gì ? (giảm tốc độ gia tăng dân số,

nâng mức tăng lương thực lên)

Nhóm 3,4: Cho HS phân tích bảng số liệu dân số

và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 - 1990)

- Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích

rừng ở khu vực Đông Nam Á

- Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác

rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường

- Liên hệ đến Việt Nam

HS có thể nhận xét được các ý:

Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người

diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6

triệu ha )

=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm,

do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện,

trường học …

- Khai thác rừng dẫn đến hủy hoại môi trường,

thiên tai,…

Lấy ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh

hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại

một số thành phố lớn ở nước ta

- Liên hệ Việt Nam: Hiện nay tài nguyên rừng

ngày càng suy giảm, tỉ lệ che phủ rừng thấp…

Các nhóm trao đổi thảo luận, sau đó cử đại diện

báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

* Bước 2: cho HS đọc từ " Nhằm đáp ứng … cạn

kiệt "

Học sinh đọc tích cực

- Bùng nổ dân số cũng là ảnh hưởng xấu tới tài nguyên và môi trường của đới nóng : thiếu nước sạch, môi trường bị ô nhiễm, xuất hiện các khu nhà ổ chuột

- Việc làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường

Trang 9

? Sức ép của dân số đông tới tài nguyên thiên

nhiên như thế nào ?

- GV cho HS đọc từ " Bùng nổ dân số … tàn phá "

Học sinh đọc tích cực

? Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi

trường ?

- Học sinh trình bày 1 phút

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét, chốt kiến thức

( thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại

dần, môi trường sống ở các khu ổ chuột, các đô thị

bị ô nhiễm …)

GV có thể cho học sinh quan sát một số hình ảnh

về các khu xóm trọ vùng ngoại ô ở Hà Nội, TP Hồ

Chí Minh của dân nghèo hoặc một số hình ảnh về

ô nhiễm môi trường đô thị để hs thấy được sức ép

của dân số đông đến cuộc sống, môi trường…

? Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề sức ép

dân số tới chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi

trường?

- HS suy nghĩ và trả lời: Thực hiện kế hoạch hoá

gia đình, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ

rừng…

- GV giáo dục đạo đức HS về - Có trách nhiệm

tuyên truyền và hợp tác thực hiện tốt bảo vệ môi

trường và tài nguyên thiên nhiên Có trách nhiệm

với cộng đồng về ý thức kế hoạch hóa gia đình

- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong cuộc sống,.

……….………

………

4 Củng cố (2’)

- Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở đới nóng như thế nào ?

- Nêu những biện pháp nâng cao bình quân lương thực đầu người ?

5 Hướng dẫn về nhà (2’)

- Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 35

- Chuẩn bị bài 12- Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng (Tìm hiểu bài 1 và bài 4)

Ngày đăng: 07/01/2022, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w