Hoạt động 3: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất 10 phút - Mục tiêu: trình bày được thành phần cơ giới của đất, độ chua, độ kiềm của đất.. - Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm [r]
Trang 1Ngày soạn: 25/8/2018 Tiết: 2
Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải:
1 Về kiến thức
- Trình bày được thành phần cơ giới của đất, tính chua, kiềm và trung tính, biết được thế nào là độ phì nhiêu của đất
2 Về kỹ năng
- Giải thích được vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng
3 Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất
II Chuẩn bị của thầy và trò
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến
bài học
2 Học sinh:
- Mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại đất: Đất sét, đất thịt, đất cát
III Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
IV Tiến trình giờ hoc
1 Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
7A 7B
2 Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế địa
phương?
- HS: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; Cung cấp thức ăn cho vật nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến; Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
3 Bài mới
a Mở bài: (1 phút)
Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ có đất Vậy thành phần và tính chất của đất có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất và chất lượng nông sản Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng”
b Các hoạt động:
Trang 2Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất, độ chua, độ kiềm
của đất (14 phút)
- Mục tiêu: trình bày được thành phần cơ giới của đất, độ chua, độ kiềm của đất
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: Phần rắn của đất bao gồm những
thành phần nào?
HS: Thành phần vô cơ và hữu cơ
GV: Thành phần vô cơ có đặc điểm gì?
HS: Gồm các cấp hạt có đường kính
khác nhau
GV: Vậy thành phần cơ giới của đất là
gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
GV: Đất được chia làm mấy loại chính?
HS: 3 loại
GV: Độ pH dùng để đo cái gì? Trị số
pH dao động trong phạm vi nào?
HS: Đo độ chua, kiềm của đất, phạm vi:
0 - 14
GV: Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất
trung tính?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài
GV: Việc xác định các loại đất đó nhằm
mục đích gì?
HS: Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
GV: Với đất chua cần phải cải tạo như
thế nào?
HS: Bón vôi
I Khái niệm thành phần cơ giới của đất, độ chua, độ kiềm của đất
1 Khái niệm thành phần cơ giới của đất
- Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon (bột, bụi) và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất
2 Độ chua, độ kiềm của đất:
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH:
+ Đất có pH < 6,5 là đất chua + Đất có pH = 6,6 – 7,5 là đất trung tính
+ Đất có pH > 7,5 là đất kiềm
………
………
Trang 3Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
(10 phút)
- Mục tiêu: trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: Đất giữ được nước và chất dinh
dưỡng nhờ đâu?
HS: Nhờ các hạt cát, limon, sét, chất
mùn
GV: YCHS đọc bài tập trong SGK và
trả lời câu hỏi : đất cát, sét, mùn, đất nào
giữ nước tốt hơn?
HS: Đọc, suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
II Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
- Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét
và chất mùn
+ Đất sét giữ nước, chất dinh dưỡng: tốt
+ Đất thịt giữ nước, chất dinh dưỡng: TB
+ Đất cát giữ nước, chất dinh dưỡng: kém
………
………
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất (10 phút)
- Mục tiêu: trình bày được thành phần cơ giới của đất, độ chua, độ kiềm của đất
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV:YCHS đọc SGK, trả lời câu hỏi:
- Ở đất thiếu nước, chất dinh dưỡng cây
trồng phát triển như thế nào ?
- Ở đất đủ nước, chất dinh dưỡng cây
trồng sinh trưởng, phát triển như thế nào ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Độ phì nhiêu của đất là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài
GV: Muốn cây trồng có năng suất cao
phải có đủ các điều kiện nào?
HS: Đất phì nhiêu, thời tiết, giống tốt,
chăm sóc tốt
III Độ phì nhiêu của đất là gì?
- ĐPN của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao
- Muốn cây trồng có có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: Giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi
Trang 4………
4 Củng cố (2 phút)
- Đất sét và đất thịt loại đất nào giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn? Tại sao?
- Nêu các tính chất của đất?
5 Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước “ Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất”
- Tìm hiểu việc sử dụng cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương