Trợ giúp của giáo viên -Đặt vấn đề: khi nào mắt ta nhìn thấy một vật -Yều cầu h/s Đọc C2 Tìm hiểu về : mục đích thí nghiệm,cách bố trí, cách tiến hành thí nghiệm, -Yêu cầu h/s làm thí ng[r]
Trang 1Ngày soạn:06/09/2020
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền được vào mắt ta Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật
đó truyền vào mắt ta Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng
2.Kĩ năng: Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện để nhận biết ánh sáng và
vật sáng
3.Thái độ: Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận
4 Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K3, K4
- Năng lực về phương pháp: P1, P3, P5, P6, P8, P9
- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8
- Năng lực cá thể: C1, C2
II CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
1 Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
2 Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
3 Thế nào là vật sáng, nguồn sáng?
III ĐÁNH GIÁ
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV
- Thảo luận nhóm sôi nổi
- Tỏ ra yêu thích bộ môn.
- Biết làm các thí nghiệm đơn giản
IV PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC
1 Phương pháp
- Phát hiện và giải quyết vấn đề - Luyện tập và thực hành
- Hợp tác trong nhóm nhỏ - Giảng giải và thuyết trình
2 Kỹ thuật
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ
- Kỹ thuật chia nhóm
- Kỹ thuật đặt câu hỏi
- Kỹ thuật trình bày 1 phút
V ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1 Giáo viên: Một hộp kín có ảnh bên trong, bóng đèn pin
2 Học sinh: Chuẩn bị trước bài
VI THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 Ổn định tổ chức lớp(1')
Tiết 1
Trang 2Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng
7°
7B 7C
Hoạt động 2 Làm quen với môn Vật Lí lớp 7
- Mục đích:
+ Giới thiệu cho học sinh những kiến thức trong chương trình học Vật Lí 7
- Phương pháp: Nghe hiểu
- Thời gian: 5 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs Yêu cầu 1-2 học sinh trả lời và nhận xét kết quả
trả lời của bạn
Hoạt động 3 Giảng bài mới (Thời gian: 39 phút)
Hoạt động 3.1: Đặt vấn đề
- Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề cho bài mới Tạo cho HS hứng thú, yêu thích bộ môn
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở
Yêu cầu học sinh tìm hiểu sgk về trọng tâm của
chương
-Đặt vấn đề như SGK,yêu cầu h/s dự đoán câu trả
lời; từ đó đặt vấn đề nghiên cứu
Mong đợi ở học sinh:
- Yêu thích bộ môn, yêu thích bài học
- Thời gian: 7 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ, thí nghiệm theo nhóm
Đặt vấn đề: Khi nào ta nhận thấy ánh
sáng?
-Yêu cầu h/s đọc mục quan sát và thí
nghiệm và trả lời C1
-Yêu cầu h/s nêu lên kết luận về vấn
đề đã nêu
Quan sát và làm thí nghiệm:
-HS:Trả lời C1 Trường hợp 2 và 3
-HS rút ra kết luận:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
Hoạt động 3.3: Tìm hiểu đk nhìn thấy một vật
- Mục đích:Biết được điều kiện nhìn thấy một vật
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Thí nghiệm theo nhóm, thảo luận nhóm nhỏ, trực quan
Trang 3Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
-Đặt vấn đề: khi nào mắt ta nhìn thấy một
vật
-Yều cầu h/s Đọc C2 Tìm hiểu về : mục
đích thí nghiệm,cách bố trí, cách tiến hành
thí nghiệm,
-Yêu cầu h/s làm thí nghiệm, Trả lời C2
-Từ kết quả TN, yêu cầu h/s rút ra kết luận
về vấn đề đã nêu ở đầu mục
HS: Tìm hiểu mục đích thí nghiệm, cách làm thí nghiệm, tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên vàTrả lời C2
- Đèn sáng; vì khi đó có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
-HS: Rút ra kết luận:Ta nhìn thấy
một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3.4: Phân biệt nguốn sáng và vật sáng
- Mục đích: Phân biệt được nguốn sáng và vật sáng
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình
Yêu cầu h/s thảo luận C3, sau đó điền
từ thích hợp vào kết luận tương ứng
-Thông báo thêm: mảnh giấy trăng
hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu tới
nó còn được gọi là vật được chiếu
sáng
-Thaỏ luận C3; hoàn thành kết luận :
Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng,
gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và
mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
- HS: trả lời các câu hỏi của giáo viên, ghi nhớ
Hoạt động 3.5: Vận dụng và củng cố
- Mục đích:Giúp hs nắm được toàn diện kiến thức của bài
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp:Hoạt động cá nhân, vấn đáp tìm tòi
Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau:
- khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
- Nguồn sáng và vật sáng khác nhau thế nào?
-Yêu cầu h/s trả lời các bài tập C4 và C5
-Yêu cầu h/s đọc mục có thể em chưa biết
HS: Làm việc cá nhân câu C4, C5
- Thảo luận lớp C4 và C5, ghi đáp
án chung
Hoạt động 3.6: Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Mục đích: Giúp hs biết cách học bài cũ và kiến thức cần nắm cho bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp tìm tòi
- Phương tiện: SGK, bảng
Trang 4Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Làm các bài tập trong vở bài tập
Học sinh xem trước nội dung bài 2: Nghiên cứu
về đường truyền của ánh sáng
Thực hiện theo yêu cầu của gvttttttttttttttttttttttt
VII TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa vật lý 7
2) Sách bài tập vật lý 7
3) Sách giáo viên vật lý 7
VIII RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………