1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Ngữ văn tự chọn 8 tiết 2

7 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 14,81 KB

Nội dung

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hì[r]

Trang 1

Ngày soạn: 22/08/2019 Tiết 2

ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp Hs nắm được

1 Kiến thức

- Ghi nhớ lại những kiến thức về văn tự sự đã học

- Nắm được cách viết một văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy:

+ Viết được một văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

+ Rèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn tự sự

- Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, về cách viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

+ Tư duy sáng tạo: phát hiện, phân tích các lỗi thường gặp trong bài văn tự sự

3 Thái độ

- Chăm chỉ học tập

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

II.CHUẨN BỊ

- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu,

- Hs: xem lại kiến thức trong SGK 6, 7

III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

- Phân tích, trình bày

- KT: động não

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp (1’)

8A 8B

2 Kiểm tra bài cũ: (3’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS

3 Bài mới: (1’) Giới thiệu bài

Hôm nay cô trò chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức về văn tự sự

* Hoạt động 1 : (27’) HDHS ôn tập kiến thức về văn tự sự

PP, KT: thuyết trình, vấn đáp, gợi nhớ

GV yêu cầu HS đọc đoạn truyện

Truyện "Đàn quạ"

Thầy trò đi chơi nghỉ chân trước cửa

chùa, thấy một người trèo lên cây gạo,

định phá cái tổ quạ Có hai con quạ

I.Văn tự sự 1.Định nghĩa

Trang 2

chạy ra kêu ầm lên Một chốc thấy bao

nhiêu quạ tứ phía bay đến, xúm lại đánh

người kia bù cả đầu, toạc cả mặt, phải

vội vàng tụt xuống.

Thầy giáo thấy thế, nhân dịp bảo học

trò rằng:

“ Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy

tức là nghĩa hợp quần đấy Các con nên

noi gương ấy mà bắt chước, các con

phải yêu mến nhau, giúp đỡ lẫn nhau,

đùm bọc lẫn nhau như con một nhà.

(Trích "Quốc văn giáo khoa thư"

trang 284)

? Văn tự sự là gì?

HS trả lời, nhận xét GV chốt kiến thức

? Văn bản tự sự cần có những yếu tố

nào?

- Nhân vật, tình tiết, tình huống

truyện.

? Xây dựng nhân vật như thế nào?

? Tình tiết truyện là gì? Tình tiết truyện

phải có yêu cầu gì?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng yếu tố

Ví dụ: Truyện "Tấm lụa và cây roi"

Tại quê nhà, một hôm thân mẫu của Trần

Bích San nhận được một tấm lụa bạch sa rất

quý do một người lính trẻ chèo đèo lội suối từ

trong Bình Định mang ra nói là của quan phủ

An Nhơn gửi biếu mẹ.

Nghe xong bà cụ đanh mặt lại, thoáng một

nét buồn thầm kêu: “ Trời! Lụa này lấy ở đâu

ra? Sao làm cha mẹ dân mà không biết

thương kẻ dưới trướng, hành hạ họ vất vả

bao ngày tắm mưa gội nắng chỉ để mang một

chút quà mọn về quê?” Bà cụ lấy lời nhỏ nhẹ

an ủi người lính lưu lại chơi, cơm nước chu tất.

Ngày người lính trở lại An Nhơn, bà chuẩn bị

hành trang đầy đủ mọi thứ cho anh lên đường,

bà bảo:

- Chú đã vất vả đem được cuộn lụa ra đây,

nay xin phiền chú mang cuộn lụa này về trả

ông án giùm tôi.

Riêng An San từ hôm biệt phái lính mang

quà về quê tặng mẹ trong lòng khấp khởi mừng

vui vô cùng, ngày đêm mong ngóng người lính

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện

2 Cách xây dựng truyện

a, Xây dựng nhân vật

Trong truyện phải có nhân vật Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí, tính cách, có xung đột,

có tình huống… giữa các nhân vật mới có “chuyện” xẩy ra trong thời gian và không gian nhất định Nhân vật phải cụ thể, cá tính hóa, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật Đọc truyện phải biết nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả

b Xây dựng tình tiết truyện

Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện Tình tiết có thú vị thì truyện mới hay Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị

Trang 3

trở lại để biết tin quê nhà Và người lính đã trở

về hoàn trả lại món quà Án San tần ngần cầm

tấm lụa, lại thấy cây roi nhét bên trong, tím tái

cả mặt

Sáng hôm sau, Trần Bích San cho người

lập bàn thờ hướng vọng ra Bắc, lạy sống mẹ

hai lạy rồi tự mình nằm úp sấp trên nền gạch

từ sáng đến tối, trê lưng đặt ngang cây roi kia.

Xong ông đứng dậy lạy sống mẹ thêm hai lạy

nữa

Quả là mẹ thế nào đẻ con thế ấy!

Thái Doãn Hiểu- Hoàng

Liên

( Trích: “Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam” trang

834, 83)

Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy

tình tiết sau:

- Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận

được tấm lụa của con đi làm quan xa gửi về

tặng mẹ, bà buồn và giận lắm.

- Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo

cái roi.

- Ba là, An San lập bàn thờ lạy sống mẹ

và nghiêm khắc tự xử phạt mình.

? Tình huống truyện?

Ví dụ: Truyện Cô bé hái nấm

Hai em bé gái trên đường về nhà, mang

theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng.

Chúng phải đi ngang qua đường tàu Tưởng

rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường

ray Không ngờ tàu hỏa xuất hiện Em gái lớn

nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và

cúi xuống nhặt Tàu hỏa đã đến quá gần Em

lớn kêu lên: “Bỏ hết nấm, chạy đi!” Nhưng em

nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm.

Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu

chẹt em gái nhỏ Em gái lớn gào khóc sướt

mướt Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa

tàu Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái

nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp

xuống.

Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên

nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị

Truyện " Cô bé hái nấm" gồm các

tình huống sau:

- Em bé đánh đổ nấm cúi xuống

nhặt Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ.

Chị khóc Hành khách vô cùng lo sợ,

thương cảm Tàu chạy qua, em bé nằm

c Tình huống truyện

Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giàu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều lí thú, hấp dẫn

Trang 4

bất động giữa các thanh ray, mặt úp

xuống Ai cũng ngỡ là em đã bị chết.

 Đó là tình huống thứ nhất.

- Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm

dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ

và chạy đến chỗ chị”.

Đó là tình huống thứ hai

Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui

mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan

mà thoát chết Hai tình huống trên đã

tạo nên tính hấp dẫn của truyện Đồng

thời giá trị nhân bản của truyện được tô

đậm.

? Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự?

? Các yếu tố giúp cho văn bản tự sự hấp

dẫn hơn?

2 Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Mở bài: Có thể giới thiệu nhân

vật và tình huống xẩy ra câu chuyện Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một

sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu

Thân bài: Kể các tình tiết làm

nên câu chuyện Nếu tác phẩm truyện

có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện

Kết bài: câu chuyện kể đi vào

kết cục Sự việc kết thúc, tình trạng và

số phận nhân vật được nhận diện khá rõ

3 Phương pháp cụ thể

a Miêu tả trong văn tự sự

Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc họa nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú

Trong văn tự sự thường có 4 yếu

tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện:

- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật (Dế Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng

cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)

- Miêu tả ngoại hình nhân vật

Trang 5

(Miêu tả Dế Mèn)

- Miêu tả hành động nhân vật: (hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu…)

- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)

b Biểu cảm trong văn tự sự

a Sự biểu hiện và giá trị của yếu

tố biểu cảm trong văn tự sự

- Trong văn tự sự, ngoài các yếu

tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có yếu tố biểu cảm Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương…) luôn luôn hòa quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến

- Các yếu tố biểu cảm trong văn

tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây:

+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được

+ Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất

- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp Đó là đoạn trữ tình ngoại đề

mà ta thường bắt gặp trong một số truyện

Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút…) ta phải đặc biệt lưu

ý tới các yếu tố biểu cảm

Điều chỉnh, bổ sung

Trang 6

* Hoạt động 2: (8’) Luyện tập PP-KT: đọc diễn cảm, vấn đáp, động não

Xác định các tình huống truyện và

chỉ ra các tình tiết của truyện “Tên thu

thuế”

Có một người làm công việc thu thuế.

Nhà rất giàu nhưng hắn ta lại vô cùng độc ác.

Người hắn lùn tịt, béo quay Hắn luôn tìm đủ

mọi cách để lấy được nhiều tiền bạc từ những

người nông dân đến nộp thuế cho hắn.

Một hôm, có một bác nông dân đến xin

bác sang lần khác nộp tiền vì trong nhà bác

không còn nổi một hạt gạo để ăn Bác năn nỉ

đến gẫy lưỡi hắn mới chấp nhận Bác nông dân

về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng,

nhiều gấp bao nhiêu lần bác phải nộp thuế.

Hắn nhìn thấy bèn lấy chân giẫm lên và tự

nhủ: "Cho mày chết, có tiền không nộp thì ông

lấy hết".

Bác nông dân ra cửa thấy mất tiền liền

quay lại hỏi Hắn nói: “Mày mà cũng có tiền

mà rơi ở cửa quan cơ à? Thôi xéo đi cho khuất

mắt” Bác nông dân cố nài nỉ:

- Đó là tiền mà người ta gửi tôi mua thuốc,

ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin.

- Ta mà sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà

ngươi à?, Thôi cút ngay! Bác nông dân không

biết làm thế nào đành lủi thủi ra về

Trời lũ lụt mất ba hôm Tên thu thuế không

về nhà được đành phải ở lại nơi làm việc Khi

trời quang mây tạnh hắn quay về nhà thấy vợ

hốc hác, đầu bù, tóc rối Nhà cửa lung tung lộn

xộn Hắn ngạc nhiên hỏi vợ :

- Con đâu mình?

- Con chết rồi!

Hắn hét lên:

- Chết rồi! Tại sao nó chết, ôi đứa con trai

bé bỏng yêu quý của ta Tại sao nó chết?

- Vợ hắn đau khổ trả lời:

Trước khi bão lũ, con mình bị ốm, em nhờ

bác hàng xóm đi mua thuốc hộ Em biết bác ấy

không ưa anh nên dặn với vợ bác ấy đừng bảo

là em nhờ Nhưng không hiểu tại sao bác ấy

bảo rằng, bác ấy đánh mất tiền ở chỗ làm việc

của mình Sau đó bão lũ quá em không thể mua

thuốc cho con, nó ốm nặng quá và nó đã

chết

Hắn đứng như trời trồng, mặt xanh mét

không nói được câu nào Biết chuyện này, mọi

II Luyện tập

Trang 7

người đều nói: “ác giả thì ác báo” Đó cũng

chính là câu cửa miệng mà chúng ta nói ngày

hôm nay để chỉ trích những kẻ độc đoán và

cuối cùng tai họa cũng ập xuống chính đầu kẻ

đó.

Điều chỉnh, bổ sung

4 Củng cố: (2’)

- Gv đánh giá tiết học

5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)

- Ghi nhớ các yếu tố của văn bản tự sự

- Tập viết một văn bản tự sự có các yếu tố đã học: Kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên

Ngày đăng: 07/01/2022, 02:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Miêu tả ngoại hình nhân vật - Giáo án Ngữ văn tự chọn 8 tiết 2
i êu tả ngoại hình nhân vật (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w