Thực trạng và các giải pháp tổ chức kiểm toán tài chính Đảng.pdf
Trang 1
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
KI£M TOÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
_ THUC TRANG VA CAC GIẢI PHÁP
TO CHUC KIEM TOAN TAI CHINH DANG
Chủ nhiệm dé tài: Tran Hữu Nho Chức vụ: Trưởng phòng
Trang 2THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TRẤN HỮU NHO
Thành viên: Đăng Việt Dũng
Hoang Van Thu
Võ Trường Thọ
Nguyễn Đức Năng
Phạm Văn Học Trần Anh Tuấn
Trang 3MỤC LỤC
Mo dau
Chuong I: Co sé ly luan kiém toan tài chính Dang
LI - Khái niệm, vai trò và vị trí của tài chính đối với hoạt động của Dang CSVN
LII - Sự cần thiết khách quan kiểm toán tài chính Dang
L.IH - Những yếu tố tác động đến công tác kiểm toán tài chính Đảng Chương IÏ: Thực trạng quản lý tài chính Đảng và tổ chức kiểm toán tài chính Dang
H.I - Thưc trạng quản lý tài chính Đảng
I.1I - Thực trạng tổ chức kiểm toán tài chính Đảng trong những năm qua Chương III: Các giải pháp tổ chức và nâng cao hiệu quả kiểm toán tài
chính Đảng
IH.I - Xác định phạm vi, đối tượng, mục tiêu, yêu cầu, tổ chức hoạt động
kiểm toán, quy trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán tài chính Đảng
HI.H - Các giải pháp tổ chức và nâng cao hiệu quả kiểm toán tài chính Đảng HI.IH - Kiến nghị
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
20 20 31
35
38 42 45 46
Trang 4MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài:
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cảm quyền, lãnh đạo toàn diện Nguồn kinh phí hoạt động đối nội, đối ngoại, đầu tư xây dựng cơ bản, xuất bản báo chí của Đảng v.v chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, tất cả các đơn vị có sử dụng Ngân sách Nhà nước, tài sản, vốn Nhà nước đều phải được kiểm toán, vì vậy
kiểm toán đối với các đơn vị tài chính Đảng là đúng pháp luật, là để thực thi
pháp luật và phù hợp với các Nghị quyết của Đảng Kể từ ngày thành lập đến nay Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán ngân sách 08 Tỉnh ủy và một số doanh nghiệp của Thành ủy Thành phố Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh Qua kiểm toán đã phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại trong quản lý
tài chính, tài sản và vốn Nhà nước trong các đơn vị tài chính Đảng cũng như
bài cập trong cơ chế quản lý tài chính Đảng hiện nay và đã đề xuất với các
Tỉnh ủy, với Ban chấp hành Trung ương một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, vốn và tài sản Nhà nước trong các tổ chức Đảng và nghiên
cứu bổ sung sửa đổi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Đảng
Tuy nhiên, những kết quả đạt được từ những cuộc kiểm toán tài chính Dang con hạn chế bởi các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương chưa đồng thuận với Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước về việc thực hiện kiểm toán chỉ tiêu ngân sách các cơ quan Đảng, nhận thức và kinh nghiệm tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán đối với các đối tượng này của Kiểm toán Nhà
nước (trực tiếp là Kiểm toán Chương trình Đặc biệt) còn hạn chế
Đề lài “Thực trạng và các giải pháp tổ chức kiểm toán tài chính Đảng” là cần thiết để góp phần thống nhất nhận thức và tổ chức thực hiện kiểm toán
đôi với các đơn vị tài chính Đảng đạt kết quả thiết thực, đó cũng là một hoạt
động cụ thể để xây dựng Đẳng ta trong sạch, vững mạnh.
Trang 52- Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Về mặt lý luận
- Lam rõ: kiểm toán với các đơn vị tài chính Đảng là yêu cầu khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Đảng
- Lam rõ: đối với các đơn vị tài chính Đảng là một trong những giải
pháp để thiết lập trật tự ký cương trong tài chính, tài sản của Đảng, là góp
phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh theo tính thần Nghị quyết
Trung ương, 6 lần 2
2.2 - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính Đảng và thực trạng kiểm - toán của Kiểm toán Nhà nước đối với tài chính Đảng trong những năm qua
2.3 - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tài chính Đảng và nâng
cao hiệu quả kiểm toán tài chính Đảng
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1- Các đốt tượng nghiên cứu:
- Các quy định của pháp luật Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của Đăng
- Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác quản lý,
kiểm tra, kiểm toán tài chính, tài sản của Đảng
a
- Tổ chức bộ máy quản lý tài chính, tài sản của Đảng
- Hệ thống báo cáo tài chính Đảng, kiểm tra phê chuẩn báo cáo tài
chính Đảng
- Các quy định của pháp luật Nhà nước liên quan đến kiểm toán tài
chính công nói chung và kiểm toán tài chính Đảng nói riêng
- Tổ chức bộ máy, quy trình, chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà
Trang 63.2- Pham vi nghién cia:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết khách quan kiểm toán tài chính Đảng
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài
chính, tài sản của Đảng và việc kiểm tra, kiểm toán tài chính Đảng (lấy thời
điểm từ năm 1985 trở lại, về kiểm toán lấy từ ngày Kiểm toán Nhà nước thành lập, tháng 7/1994)
- Về thực trạng quản lý tài chính, tại các đơn vị tài chính Đảng, số liệu và tình hình kiểm toán các doanh nghiệp Đảng và các Tỉnh ủy, Thành ủy từ năm 1997 đến hết năm 2002
- Về thực trạng tổ chức kiểm toán các đơn vị tài chính Đảng, nghiên cứu đánh giá trên cơ sở tình hình kết quả kiểm toán các doanh nghiệp Đảng và các Tỉnh ủy, Thành ủy từ năm 1997 đến hết năm 2002
4- Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu, viện dẫn để làm rõ
'
nội dung nghiên cứu
Gắn lý luận với thực tiễn dé xuất các giải pháp có tính khả thi cao
Š- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 03 chương
Chương I: Cơ sở kiểm toán tài chính Đảng
Chương J1: Thực trạng công tác quản lý tài chính Đảng và tổ chức
kiểm toán tài chính Đảng
Chương IH: Các giải pháp tổ chức nâng cao hiệu quả kiểm toán tài chính Đảng.
Trang 7Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỀM TOÁN TÀI CHÍNH ĐẢNG
1.I - Khái niệm, vai trò và vị trí của tài chính đối với hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam
I- Khái niệm
Tài chính là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị, nó là tổng thể các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiển tệ trong nền kinh tế quốc dân; gắn liên với sự ra đời, tồn tại và hoại động của Nhà nước; phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nên sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ
Tài chính Đảng là một bộ phận cấu thành của tài chính Nhà nước, nó là tong thé cdc quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ Hiển tệ trang các cơ quan Đảng, đảm bảo duy trì cho mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng Các quan hệ kinh tế đó thực chất là các quan hệ về fhu, chỉ
ngắn xách Đẳng, nội dụng cụ thể như sau:
Hoạt động thu ngân sách Đảng bao gồm: Thu nội bộ
- Các nguồn thu cân đối vào chỉ thường xHYÊn:
+ Thu sự nhiệp từ các đơn vị sự nghiệp (xuất bản báo, tạp chí và các đơn vị sự nghiệp khác)
+ Thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, các khoản thu ủng hộ biếu tặng ) - Các nguồn thu không cân đối vào chỉ thường xuyên:
Trang 8+ Thu từ các doanh nghiệp của Đảng: khoản thu này chỉ dùng lập quỹ dự trữ của Đảng ở các cấp; việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng
Kinh phí bố trí dự toán năm trước chưa thực hiện chuyển sang (nếu có) Ngân sách Nhà nước cấp: Được tính trên cơ sở chênh lệch giữa tổng
chỉ ngân sách Đảng được duyệt ở mỗi cấp trừ các khoản thu nội bộ được đưa
vào cân đối chỉ thường xuyên
Hoạt động chỉ ngân sách Đảng bao gồm:
Chỉ từ nguồn kinh phí thường xuyên:
Chỉ bảo đảm hoạt động của bộ máy cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp của Đảng có tính chất tương đối ổn định
Chỉ bảo đảm hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp
Các khoản chỉ đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù của các cấp ủy Đảng được tính theo thực tế yêu cầu, nhiệm vụ hàng năm
Các khoản chỉ do Nhà nước đầu tư trực tiếp bao gồm:
Chí đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc cơ quan Đảng
Trang 9Chi dé tài, đề án nghiên cứu khoa học; chỉ chương trình mục tiêu quốc gia :
Chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp của Đảng (nếu có)
Yêu cầu đối với công tác tài chính Đảng là công tác quản lý và sử các nguồn tài chính trong các cơ quan Đảng theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy, định của Ban Chấp hành
Trung ương; nhằm khai thác, sử dụng và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục
đích có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các cấp ủy đảng nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của từng cấp ủy và của toàn Dang
Tài chính Đảng là một bộ phận của tài chính Nhà nước do đó nó cũng có bản chất của tài chính Nhà nước, sự tồn tại và hoạt động của tài chính Đảng vì lợi ích của đất nước, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
Đặc trưng của tài chính Đảng không ngoài đặc trưng chung của tài chính là thực hiện phân phối nguồn tài chính, thông qua việc phân phối và sử dụng các nguồn lực: tài sản, vật tư, lao động v.v đưới hình thức giá trị
Cũng như chức năng chung của tài chính, tài chính Đảng có 2 chức năng chính là: chức năng phản phối và chức năng giám đốc, kiểm tra
2- Vai trò và vị trí của tài chính đối với hoạt động của Đảng
Tài chính Đẳng có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của Đảng Ngay từ những năm đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ điều đó; tại thông báo ngày 29/9/1939, Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Sự hy sinh thì giờ và tính mạng mới chỉ là một phần của cách mạng, một phần quan trọng hơn nữa là tài chính vì tài chính với Dang như đèn với dầu, nếu dầu không có thì đèn tất Đảng không có tài chính thì công việc của Đảng bị đình trệ”
Đảng ta là Đảng cầm quyền, là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị
Mục liêu của Đẳng là xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội,
công bàng, dân chủ, văn minh” Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, Đảng phải
Trang 10lãnh đạo, tổ chức, giáo dục, động viên, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các đoàn thể cách mạng, lực lượng vũ trang thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, tổ chức; kiểm tra tổ chức Đảng và đẳng viên chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật Nhà
nước: ngoài nhiệm vụ đối nội, Đảng phải chăm lo lãnh đạo, tổ chức thực hiện
có hiệu quả công tác đối ngoại để tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, thu hút được các nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vai trò vị trí của tài
chính Đảng được thể hiện ở chỗ:
- Tài chính đảm bảo nguồn kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy các tổ chức Đảng, các cơ quan Đảng, các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương
- Tài chính đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây đựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Đảng hoạt động
- Tài chính đảm bảo nguồn kinh phí để đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa
học, xuất bản, xây dựng và triển khai Nghị quyết, tổng kết thực tiễn, kiểm tra
Dang, quan ly đảng viên, thực hiện chính sách cán bộ và lão thành cách mang,
duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại của Đảng,
- Kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí để thực hiện các nội dung nói
trên theo quy định của pháp luật để đảm bảo chỉ kinh phí đúng chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn và đạt hiệu quả tích cực, ngăn ngừa, phát hiện lãng phí, tiêu cực, vi phạm pháp luật kinh tế tài chính trong Đảng
- Xây dựng tài chính Đảng có nền nếp, minh bạch, tạo niềm tin cho nhân dân với Đảng trong việc quản lý, sử dụng ngận sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của Đảng
- Tạo nguồn thu để có thêm tích lũy cho Đảng hoạt động.
Trang 11I H- Sự cần thiết khách quan kiểm toán tài chính Dang 1- Tài chính Dang là một bộ phận của tài chính Nhà nước
Căn cứ vào quyền sở hữu và sử dụng các quỹ tiền tệ, có thể phân biệt
các bộ phận hợp thành của hệ thống tài chính của một quốc gia gồm: - Tài chính Nhà nước
- Tài chính của doanh nghiệp - Tài chính của dân cư
Tài chính Nhà nước bao gồm: Tài chính của các đơn vị, các cơ quan Nhà nước, tài chính các ngành như: Tài chính Quân đội, Tài chính Công an, Tài chính
của các tổ chức xã hội, Tài chính Đảng v.v Tài chính Đảng là một bộ phận của
tài chính Nhà nước, thuộc phạm trù tài chính công bởi các lý do sau:
Nguồn hình thành quỹ tài chính Đảng (cơ quan Trung ương Đảng, các Tỉnh ủy, huyện ủy, Đảng ủy xã, phường) chủ yếu đo Ngân sách Nhà nước cấp theo quy định tại Điều 3l và Điều 33 Luật ngân sách nhà nước; nguồn thu từ đảng phí của đảng, viên theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 09-QĐ/TW ngày
24/9/2001 của Bộ Chính trị và thu khác không đáng kể Số liệu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2001 của 06 tỉnh uỷ miễn Tây Nam bộ là một ví dụ:
Đơn vị tính: Đồng
TT Tinh uy Tong sé >—— và Thu đảng phí
Sốtiên | Tyle| Sotien | Tyle
Trang 12Qua số liệu trên cho thấy: Nguồn thu từ đảng phí bình quân chỉ chiếm khoảng 2%; nguồn do ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp và có nguồn gốc từ ngân sách bình quân chiếm tới 98%,
Tài sản của dang đang quản lý, sử dụng tại cơ quan Trung ương và các cấp ủy Đảng địa phương chủ yếu được đầu tư bằng vốn đầu tư xây đựng cơ bản của ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước giao cho các cơ quan Dang theo Quyết định số 248-TC ngày 02/7/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quyết định đó nêu tố: “Những tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước mà cơ quan Đảng dang quản lý và sử dụng thì nay giao quyên sở hiểu cho Ddng và được tính vào phần ngân sách Nhà nước trợ cấp cho ngân sách Đừng” Quyết định nó trên còn quy định “Các tài sản hợp pháp của Đảng Công sản Việt Nam (từ Trung ương đến cơ sở) được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển, phải được quản lý, sử dụng đúng pháp luật ”
Các tổ chức đảng sử dụng kinh phí từ ngân sách cấp và tài sản Nhà nước đầu tư cho Đảng không phải chỉ vì mưu lợi ích cho giai cấp, cho tổ chức Đảng và cá nhân đẳng viên mà vì lợi ích chung của tổ quốc, dân tộc, thậm chí rất nhiều thế hệ đẳng viên, những chiến sỹ cách mạng trung kiên bất khuất đã hy
sinh cả quyền lợi cá nhân, hạnh phúc riêng tư và tính mạng của mình cho độc
lập tự do của tổ quốc Nói cách khác chỉ tài chính Đảng là chỉ cho hành chính công, chỉ cho lợi ích công cộng của quốc gia
Tại điểm d, mục 2, Điều 31 của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hoi nude Cong hoa x4 hoi chủ nghĩa Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, khoá XI tháng I2 năm 2003 đã ghi rõ: Nhiệm vụ chỉ của ngân sách Nhà nước Trung ương là “Chỉ thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội”
Tại điểm c, mục 2, Điều 33 của Luật ngân sách Nhà nước ghi: Nhiệm vụ chỉ của ngân sách Nhà nước địa phương là “Chi thường xuyên cho hoạt
Trang 13động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương”
Từ những điều đã nêu trên, có thể khẳng định Tài chính Đảng là một bộ phận của tài chính Nhà nước - Tài chính công
2- Kiểm toán tài chính Đảng là phù hợp với quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Đảng
Tài chính Đảng là một bộ phận của tài chính Nhà nước - Tài chính công, được hình thành chủ yếu là do ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân
sách Nhà nước địa phương các cấp chuyển sang và một phần được bổ sung từ
các doanh nghiệp làm kinh tế Đảng, các đơn vị sự nghiệp có thu, thu đẳng phí
và thu khác
Tại Điều 66 Luật ngân sách Nhà nước ghi rõ “cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật”
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được xác định rõ tại Điều I
Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ “Kiểm toán Nhà
nước là cơ quan /luộc Chính phủ thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng dắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính
của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm toán tính
tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc
đo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII “tháng 6 năm 1997 đã xác định “Để cao vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà
Trang 14nước trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà
nước Cơ quan kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội Chính phủ
và công bố công khai cho dân biết”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII thang 12 năm 1997 tiếp tục khẳng định “ Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm Thực hiện
chê độ kiểm toán đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc Quyết định và thực hiện nhiệm vụ ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện chỉ tiêu ngân sách Thiết lập cơ chế giám sát tài chính - tiền tệ nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán như một công cụ mạnh của Nhà nước”
Từ thực tiễn hoạt động của Kiểm toán Nhà nước mười năm qua và cơ sở lý luận trên, chúng ta khẳng định: Kiểm toán tài chính Đảng là phù hợp với
quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Đảng
3- Kiểm toán tài chính Đảng là một trong những giải pháp góp
phần xây dung Dang (trong sạch, vững mạnh
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, sự hình thành, ra đời và phát triển
của Kiểm toán Nhà nước (một số nước gọi là Kiểm toán tối cao) gắn liền với
sự hình thành và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách Nhà
nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của sự kiểm tra, kiểm soát việc chỉ tiêu và
sử dụng công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước trên thế giới đã có lịch sử phát triển hàng trăm
năm nay, như ở Cộng hòa Liên bang Đức đã có trên 250 năm; ở Pháp trên 190
H
Trang 15năm; ở Mỹ trên 150 năm; Ấn Độ trên 100 năm và gần nước ta là Trung Quốc
có trên 20 năm và phát triển rất mạnh
Kinh nghiệm của các nước và thực tiễn kết quả hoạt động gần 10 năm
nay của Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định rằng: sự hiện diện và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã góp phần hữu hiệu vào việc thiết lập và
giữ vững kỷ cương, ký luật tài chính, chấp hành luật ngân sách Nhà nước, qua kết quả kiểm toán phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu sài, lãng phí tiền của của Nhà nước, của nhân dân Kiểm toán Nhà nước thực sự đã
trở thành bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát
của Nhà nước
Chính phủ với vai trò điều tiết vĩ mô, nhằm huy động và phân phối các
nguồn lực tài chính với quy mô ngày càng tăng cho công cuộc phát triển Hàng năm, các cơ quan Chính phủ, các cấp cùng các doanh nghiệp Nhà nước, các dự án, các chương trình của Chính phủ, các cơ quan Đảng đã sử dụng một khối lượng từ ngân sách Nhà nước ngày một lớn Do đó, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá các nguồn lực đã phân phối và sử dụng ngân sách Nhà nước có tuân thủ đúng chính sách, pháp luật hiện hành, đúng mục tiêu và có hiệu quả không là một vấn để cực kỳ quan trọng
Các cơ quan Thanh tra được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, trong các Bộ các ngành, các đơn vị đã góp phần quan trọng ngăn ngừa và trừng trị
những hành vị ví phạm, thu hồi cho ngân sách Nhà nước nhiều khoản tiền tài sản, Nhưng rất cần phải có người kiểm tra, kiểm soát, xác nhận báo cáo tài
chính của các Bộ, các ngành, các địa phương, các đơn vị, các cơ quan Đảng, đặc biệt là tổng quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm, giúp cho Quốc hội, Chính phú, Ban chấp hành Trung ương có những thông tin đầy đủ khách quan,
trung thực để có quyết sách đúng đắn trong công cuộc phát triển đất nước, trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân đồng thời công bố cho dân biết
Trang 16Như vậy, Kiểm toán Nhà nước được khẳng định như một công cụ quan trọng không thể thiếu được của hệ thống quyển lực Nhà nước ta hiện nay Sau
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, công cuộc đổi mới đã được khởi động,
chuyển nền kinh tế quốc dân từ cơ chế hạch toán tập trung sang cơ chế mở có
sự quản lý của Nhà nước Trước tình hình đó, công tác điều hành nền kinh tế
quốc dân của Nhà nước ngày càng đòi hỏi phải sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống công cụ quản lý, trong đó đặc biệt là công cụ kế toán và kiểm toán:
Riêng lĩnh vực tài chính Đảng, kể từ ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước
đến năm 2003, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán ngân sách 08 Tỉnh ủy và một số doanh nghiệp của Thành ủy Thành phố Hà Nội, Thành ủy Thành
phê Hồ Chí Minh Qua kiểm toán đã phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại trong
quản lý tài chính, tài sản và vốn Nhà nước trong các đơn vị tài chính Đảng cũng như bất cập trong cơ chế quản lý tài chính Đảng hiện nay và đã đề xuất với các Tỉnh ủy, với Bạn Chấp hành Trung ương một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, vốn và tài sản Nhà nước trong các tổ chức Đảng và nghiên cứu
bổ sung sửa đổi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Đảng
Từ lý luận và thực tiễn trên, khẳng địng rằng: Kiểm toán tài chính Đảng
là một trong những giải pháp để giữ vững trật tự, kỷ cương trong quản lý tài chính tài sản của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
I HI- Những yếu tố tác động đến công tác kiểm toán tài chính Đảng 1- Yếu (ố về pháp luật
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan công quyền, hoạt động của cơ quan
Kiểm toán Nhà nước thuộc lĩnh vực tư pháp, là việc thực thi pháp luật do vậy, khi kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán tức là đang /i hành công vụ Để Kiểm toán Nhà nước hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý phù hợp, phải có địa vị pháp lý tương xứng với nhiệm vụ được giao Hiện nay, những yếu tố về pháp luật đảm bảo thuận lợi cho hoạt động của Kiếm toán Nhà nước đó là:
13
Trang 17Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ và Quyết định số 61/TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định chức nang, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước, sau 09 năm hoạt động được thay thế bằng Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính
phủ theo Nghị định này, đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được
xác dịnh rõ tại Điều 1 “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng đấn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kính tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu”
Đối với lĩnh vực tài chính Đảng, yếu tố thuận lợi nhất về pháp luật cho
Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán tài chính Đảng là Luật ngân sách Nhà nước, tại Điều 66 ghi rõ “cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà, nước các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật”
Ngay trong đường lối, chủ trương của Đảng cũng thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Ban chấp hành Trưng ương tại các kỳ hội nghị ví đụ: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII thang 6 nam 1997 đã xác định ““Đề cao vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán mọi
cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước Cơ quan kiểm toán báo cáo kết
quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai cho dân biết ” Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương khóa VII thing 12 nim 1997 tiếp tục khẳng định “ Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm Thực hiện
chế độ kiểm toán đối với các đơn vị có sử đụng ngân sách Nhà nước”
Trang 18Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cha Dang cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện nhiệm vụ ngân sách, thực hiện công khai, mính bạch trong thực hiện chỉ tiêu ngân sách Thiết lập
cơ chế giám sát tài chính - tiền tệ nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia
Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán như mội công cụ mạnh của Nhà nước”
Ngoài các yếu tố pháp lý nêu trên, còn có các Luật như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp, các văn bản chế độ chính sách về quản lý tài chính Đảng do Bản Tài
chính Quản trị Trung ương và các ngành có liên quan quy định 2- Yếu tố về cơ chế, chính sách
Để có căn cứ đánh giá, nhận xét, kết luận trung thực, khách quan và đưa ra những kiến nghị xác đáng, có tính thuyết phục và khả thi đối với một cuộc
kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa trên những cơ chế, chính sách cụ thể để
đối chiếu, so sánh việc thực hiện của đơn vị đối với Các cơ chế đó về định mức, tiêu chuẩn, về chế độ, chính sách trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công
Cơ chế quản lý tài chính Đảng được quy định tại Thông tư số 04 ngày 24/0/1997 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính: Thông tư
liên tịch số 129/1998/TTLT-BTC-TCQTTW ngay 28/9/1998 cha Ban Tài
chính - Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính
Sau kết quả kiểm toán 06 tỉnh ủy Miền Tây và tỉnh ủy Bình Duong, tinh ủy Khánh Hòa, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với Trung ương Đảng, với
Bọ Tài chính sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý tài chính Đảng cho phù hợp với
tình hình thực tế hiện nay Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 84-QĐ/TW ngày 01/10/2003 bạn hành quy định chế độ chỉ hoạt động công tác Đăng của tổ chức Đảng các cấp, được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư
15
Trang 19liên tịch số 225/2004TTLT-BTCQTTW-BTC ngày 05/4/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính Thay thế Thông tư số 04 ngày
24/9/1997 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính bằng
Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQT-BTC ngày 29/3/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đẳng
3 Yếu tố về tổ chức, quy trình, chuẩn mực, phương pháp kiểm toán
Nghề kiểm toán là một nghề mang tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi ngành kiểm toán Nhà nước phải là một tổ chức chặt chẽ, khoa học vững mạnh cả về số lượng cả về chất lượng; kiểm toán viên phải có trình độ giỏi về chuyên
môn, vững vàng về tư tưởng chính trị và phải mẫu mực về đạo đức nghề nghiệp: Hoạt động kiểm toán phải dựa trên một qui trình, chuẩn mực khoa học, tiên tiến
phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước và thông lệ quốc tế
Vẻ tổ chức: Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán “Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước được tổ chúc và quản lý tập trung, thống
nhất Cơ cấu tổ chức gồm:
a) Các tổ chức giúp Tổng Kiểm toán thực hiện chức năng, nhiệm vụ là:
Vụ Giám định và kiểm tra chất lượng kiểm toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Văn phòng; 05 Kiểm toán Nhà nước khu vực; 07 Kiểm toán chuyên ngành, trong đó có Kiểm toán Chương trình Đặc biệt được giao nhiệm
vụ kiểm toán tài chính các cơ quan Đảng; kiểm toán báo cáo tài chính của các
đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng, An nỉnh
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Kiểm toán Nhà nước là: Trung tâm tin
học Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ; Tạp chí kiểm toán
Về quy trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán
Trang 20Quy trình kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban
hành quy định kèm theo Quyết định số 03/1999/QĐ-KTNN ngày 06/10/1999
của Việc ban hành quy trình kiểm toán Nhà nước nhằm:
- Tạo cơ sở định hướng thống nhất cho việc tổ chức các cuộc kiểm toán, cho các hoạt động của đoàn kiểm toán và kiểm toán viên Nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoại động quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả, hiệu lực của các cuộc kiểm toán và xem xét trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên Đồng thời nó là căn cứ để xử lý các bất đồng có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
- Tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ đào
tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên
Các kiểm toán chuyên ngành đã được Tổng kiểm toán ban hành quy
trình kiểm toán như: Quy trình kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước; Quy trình
kiểm toán ngân sách Nhà nước; Quy trình kiểm toán Đầu tư dự án
Về chuẩn mực kiểm toán: Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước tại Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN ngày 24/12/1999 Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước là tổng thể các
nguyên tắc cơ bản, các yêu cầu, các quy định về nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong kiểm toán mà các Đoàn kiểm toán Nhà nước và các kiểm toán viên nhà nước (gọi chung là kiểm toán viên) phải tuân thu khi tiến
hành các hoạt động kiểm toán, đồng thời là căn cứ để kiểm tra và đánh giá chất lượng kiểm toán, bao gồm 14 chuẩn mực và chia làm 3 nhóm: Nhóm
chuẩn mực chung có 3 chuẩn mực; Nhóm chuẩn mực thực hành có 10 chuẩn mực; Nhóm chuẩn mực báo cáo có 01 chuẩn mực:
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước chủ yếu áp dụng cho loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ đối với mọi đối tượng
của Kiểm toán Nhà nước
17
Trang 21Về phương pháp kiểm toán: Tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể của
từng đối tượng kiểm toán, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể lựa
chọn các phương pháp thích hợp, hiện nay các phương pháp thường được lựa chọn là phương pháp cân đối, so sánh, đối chiếu; phương pháp chứng từ;
phương pháp chọ mẫu; phương pháp trực tiếp như cân đo, đong, đếm; phương
pháp phân tích, đánh giá; phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin;
4 Yếu tố về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của kiểm
toán viên
Tài chính Đảng là một lĩnh vực rất nhạy cảm và tỉnh tế, bố trí nhân sự
cho Đoàn kiểm toán để kiểm toán một đơn vị tài chính Đảng đòi hỏi phải được
xem xél mot cach than trong và phù hợp Cán bộ, kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước phải được đào tạo và tự tu dưỡng rèn luyện để có trình độ chính trị
nhất định, có trình độ chuyên môn vững, có phẩm chất đạo đức tốt
Về trình độ chính trị: kiểm toán viên phải là Đảng viên hoặc những
đoàn viên tu tú; phải hiểu và nắm vững các chế độ, chính sách chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh Chính trị của Đăng; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và thường xuyên được đào tạo nâng cao về lý luận chính trị
Về trình độ chuyên môn: kiểm toán viên phải là người đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp và có hệ thống, bậc đào tảo ít nhất là tốt nghiệp đại học và có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc được giao; có thời gian công tác thực tế trên 5 năm và phải trải qua các khoá đào tạo kiểm toán viên, quản lý hành chính Nhà nước, có trình độ ngoại ngữ từ trình độ B trở lên, trình độ tin học biết sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho công tác kiểm toán
Có phẩm chất đạo đức tốt, đó là kiểm toán viên Nhà nước phải là người có tính (rung thực, tính trung thực là phẩm chất cốt lõi về đạo đức của kiểm
toán viên Để có sự tin cậy từ phía công chúng thì trong mọi hành vi của kiểm
Trang 22toán viên không được để bị nghĩ ngờ và không được để bị chỉ trích về những hành vi của mình Đạo đức của kiểm toán viên còn được thể hiện ở tính độc
lập khách quan và công bằng, ý kiến đánh giá, nhận xét của kiểm toán viên phải căn cứ trên cơ sở các bằng chứng đã được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Ngoài các phẩm chất trên, kiểm toán viên Nhà nước phải có lối sống
lành mạnh, giản dị và có tỉnh thần phục vụ nhân dân và phải biết giữ gìn bí mật nghề nghiệp
5 Yến tố bảo đảm về hậu cần, trang thiết bị kiểm toán
Đảm bảo phương tiện đi lại, nơi ăn nghỉ, văn phòng phẩm cho các đoàn
kiểm toán, giảm tối thiểu sự lệ thuộc về vật chất, về các điều kiện sinh hoạt
cho kiểm toán viên
Đảm bảo nơi làm việc, đáp ứng trang thiết bị cho các đoàn kiểm toán,
mỗi tổ kiểm toán phải được trang bị ít nhất 01 máy tính xách tay, Hệ thống
máy tính của Kiểm toán Nhà nước được nối mạng với Chính phủ và các bộ ngành liên quan để cập nhật thông tin, chế độ chính sách chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước
19
Trang 23- Ngân sách Trung ương Dang
- Ngân sách các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi là ngân sách tỉnh ủy)
- Ngân sách các quận, huyện, thị ủy và các thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy (gọi là ngân sách huyện ủy)
- Ngân sách đẳng ủy xã, phường, thị trấn (gọi là ngân sách đảng ủy xã) 1.1- Hệ thống các đơn vị dự toán kinh phí:
- Ban Tài chính - Quản trị Trung ương là cơ quan tài chính của Trung ương Đảng, là đơn vị dự toán cấp J cha ngân sách Nhà nước Trung ương, các cơ quan Đăng trực thuộc Trung ương là đơn vị dự toán cấp II
Văn phòng tỉnh uy hoặc Ban Tài chính - Quản trị tỉnh, thành ủy là cơ
quan tài chính của tỉnh, thành ủy, là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách Nhà
nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan đảng trực thuộc các tỉnh uy, thành uỷ là đơn vị dự toán cấp ÏI
- Văn phòng huyện ủy là cơ quan tài chính của huyện ủy là đơn vị dự toán của ngân sách Nhà nước huyện
- Văn phòng Đảng ủy xã là cơ quan tài chính của Đảng ủy xã
Trang 241.3 - Các đơn vị sự nghiệp có thu:
Các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, ban tài chính quản trị các tính uý, thành uỷ chủ yếu là các nhà khách, các báo Dang
2- Cơ chế quản lý tài chính Dang
2.1- Tính chát, đặc điểm cơ chế quản lý tài chính Đảng
Theo Thông tư liên bộ số 04T'T/LB ngày 24/9/1997 của Ban Tài chính -
Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính, cơ chế quản lý tài chính Đảng có những
tính chất, đặc điểm cơ bản sau:
Tài chính, tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đảng thống nhất quản lý, điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý, đảm bảo tính độc lập tự chủ trong công tác quản lý ngân sách của Dang nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của từng cấp ủy Đảng và của toàn Đảng
Trung ương Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài
chính, tài sản của Đảng, mức đóng đảng phí của đảng viên Cấp ủy các cấp chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cấp mình, và chịu sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp Cơ quan tài chính của cấp ủy các cấp thừa ủy
quyền làm chủ sở hữu tài sản của Đảng
21