Thủ Tục kiểm toán quy trình tiền lương - Kiếm sóat nội bộ.doc
Trang 1Quy trình, thủ tục KTNB
Quy trình kiểm toán nội bộ là trình tự, thủ tục tiến hành công việc kiểm toán nội bộ; trình tự,thủ tục này được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với diễn biến và yêu cầu khách quan của hoạt
động kiểm toán nội bộ
Quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm 4 bước chủ yếu sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán (Kiểm toán hàng năm và từng cuộc kiểm toán).Bước 2: Thực hiện kiểm toán.
Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán nội bộ
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nội bộ.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán nội bộ được lập với hai cấp độ:- Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
- Kế hoạch từng cuộc kiểm toán nội bộBao gồm các công việc sau :
1 Chuẩn bị cuộc kiểm toán
Tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc lập kế hoạch kiểm toán: Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại
Tính liêm chính của BGĐ
Tìm hiểu chi tiết về lĩnh vực tiền lương nhân viên
Về tổ chức công tác kế toán tiền lương tại doanh nghiệp Về phương pháp tính lương được áp dụng
Về hạch toán tiền lương tại doanh nghiệp Về việc tuyển dụng và quản lý nhân viên
2 Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp là một phần hết sức quantrọng mà kiểm toán viên cần thực hiện trong một cuộc kiểm soát
Trang 2- Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng.- Thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp
3 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp: để xác định các cơ chế, thủ tục kiểm soát phù hợp Đây làmột vấn đề mang tính cảm tính, dựa nhiều vào kinh nghiệm của các kiểm toán nội bộ.
Việc đánh giá cần được thường xuyên xem xét lại.Việc đánh giá cần được dựa trên hai yếu tố:
- Xác suất xảy ra rủi ro
- Mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra
Do sự giới hạn bởi chọn mẫu của các kiểm toán viên nội bộ và việc phát hiện ra các sai phạmcùng với những gian lận đã được che giấu kĩ của các bộ phận là rất khó khăn nên các kiểmtoán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu Vì vậy luôn luôn có rủi ro kiểmtoán ngay cả khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung.Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn có ý nghĩa quan trọng đối với giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộ công tác tổ chức kiểm toán nói chung.
Cụ thể hơn trong quy trình tiền lương, có 4 nhóm rủi ro kiểm soát sau :- Rủi ro về xác định mức lương
- Rủi ro về tính lương- Rủi ro về chi trả lương
- Rủi ro về ghi nhận & báo cáo về quy trình nhân sự tiền lương
Trong đó, rủi ro về xác định mức lương là rủi ro có xác suất xảy ra cao nhất và nếu rủi ro nàyxảy ra thì hậu quả của rủi ro này cũng sẽ là lớn nhất.
4 Chương trình kiểm toán
i.Thủ tục kiểm soát tiền lương và các khoản trích theo lương
Thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và được thực hiện theo các chức năng của chu trình.
Trang 3(Các chức năng liên quan đến tiền lương gồm có tuyển dụng, thuê mướn nhân viên; phê duyệtcác mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương, bậc lương; theo dõi và tính toánthời gian động, công việc lao vụ hoàn thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảngthanh toán lương; ghi chép sổ sách tiền lương; thanh toán tiền lương và đảm bảo số lươngchưa thanh toán)
Đối với chức năng tổ chức nhân sự: kiểm toán nội bộ tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục
tiếp nhận lao động, hợp đồng thuê lao động, việc phê chuẩn mức lương và tính độc lập giữacác bộ phận quản lí nhân sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạch toán,thanh toán tiền lương cho người lao động Để thực hiện những mục tiêu đó kiểm toán nội bộsử dụng các tài liệu thông tin về tuyển dụng, thuê mướn lao động, các văn bản, các quyết địnhphê chuẩn mức lương và các quyết định khen thưởng nếu có.
Đối với việc cách li trách nhiệm giữa bộ phận quản lí lao động đối với bộ phận chấm công laođộng cũng như hạch toán kế toán kết quả lao động, kiểm toán nội bộ tiến hành quan sát vàkiểm tra thực tế để khẳng định sự tách biệt về trách nhiệm của các chức năng trên trong hoạtđộng quản lí về nhân sự và quản lí tài chính kế toán trong doanh nghiệp.
Đối với công tác theo dõi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoàn thành và lập bảngtính lương và các khoản trích theo lương:
Chức năng này là chức năng quan trọng nhất trong chu trình tiền lương vì nó ảnh hưởng trựctiếp đến việc hạch toán ghi sổ các chi phí về tiền lương cũng như việc hạch toán kế toán cáckhoản trích trên tiền lương tại doanh nghiệp Kiểm toán nội bộ cần đánh giá các quá trìnhkiểm soát được thiết kế trước đó trong doanh nghiệp có khả năng ngăn ngừa và phát hiện cácsai phạm trong chấm công, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toán và ghi sổ các khoảnthanh toán về tiền lương BHYT, BHXH, KPCĐ.
Để thực hiện các mục tiêu trên kiểm toán nội bộ cần:
Xem xét hệ thống tổ chức chấm công lao động hoặc kiểm nhận sản phẩm hoàn thànhvề tính thường xuyên cũng như về độ tin cậy của những người được giao trách nhiệm. Kiểm tra thiết kế các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp đối với việc thanh toán kêkhai, chấm công tại từng đơn vị sản xuất (tổ, đội, phân xưởng).
Kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc phê chuẩn, quyết định các mứclương, tiền thưởng, thanh toán làm thêm giờ
Trang 4Đối với công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kiểm toán nội bộ
xem xét tính độc lập trong việc phân công công việc giữa người tính lương, người chi trảlương và người theo dõi chấm công và lập bảng tính lương Bên cạnh đó kiểm toán nội bộđánh giá việc tổ chức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toánđược theo dõi trong sổ sách kế toán như thế nào trong khi nhân viên đi vắng.
ii.Thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương
So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác: nhằm phát hiệnnhững biến động bất thường qua đó thu thập bằng chứng hoặc xác định phạm vi kiểm tra chitiết đối với các tài khoản chi phí tiền lương có biến động bất thường Trong quá trình so sánhkiểm toán viên phải tính đến số lao động thay đổi trong kỳ kế toán, khối lượng công việchoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trả lương.
So sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu giữa kỳ này với kỳtrước: nhằm khẳng định tính hợp lí về cơ cấu chi phí giữa các kỳ kế toán Tuy nhiên khi sosánh đối chiếu tỉ lệ này kiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việctiêu thụ sản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiền lương vẫn có thể vẫn giữnguyên như các kỳ trước hoặc những biến động về nguyên vật liệu, về chi phí khấu haoTSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thể làm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giáthành sản phẩm của sản phẩm hoàn thành giữa các kỳ kế toán.
So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kỳ kế toán nhằm phát hiện ra cácsai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương Sự biến động về các khoản trích theolương thường rất ít xảy ra do phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong doanh nghiệp, phụthuộc vào mức lương cơ bản, phụ thuộc vào các văn bản qui định của Nhà nước Những biếnđộng và việc kiểm tra phát hiện các biến động liên quan đến các khoản trích theo lương là dấuhiệu để phát hiện ra các phát sinh tăng hoặc giảm của TK BHXH, BHYT, KPCĐ.
iii Thủ tục chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
4.3.1 Kiểm tra tiền lương khống: thông qua kiểm tra số lượng nhân viên khống và thời gian
hay khối lượng sản phẩm hoàn thành.
4.3.2 Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương: Việc tính và phân bổ chi phí tiền lương cho
các đối tượng sử dụng lao động không đúng sẽ dẫn đến việc đánh giá lệch giá trị tài sản trên
Trang 5Bảng cân đối kế toán, sai lệch trên bảng Kết quả kinh doanh (sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu sảnphẩm dở dang, giá trị thành phẩm, giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lí doanh nghiệp ).
4.3.3 Kiểm tra số dư các tài khoản trong chu trình
Tài khoản 334: được kiểm tra thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải
thanh toán khác cho công nhân viên.
Tài khoản 338: kiểm toán viên nội bộ có thể khảo sát các khoản trích theo lương như BHXH
(3383), BHYT (3384) và KPCĐ (3382) bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với sốliệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoảnphải nộp về BHXH và KPCĐ và đối chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các phiếuchi Ngoài ra cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản theo lương và thời hạn thanh quyếttoán các khoản đó
Và các tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương như 622 Chi phí nhân công trực tiếp, 627 Chi phí sản xuất chung, 641 - Chi phí bán hàng, 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
-Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Có 2 phương pháp kiểm toán: kiểm toán cơ bản và kiểm toán tuân thủ Kiểm toán quy trình
tiền lương thuộc loại kiểm toán số liệu, nên sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản, gồm
các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát - Phương pháp cân đối
- Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản
Nội dung thực hiện kiểm toán
1 Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đối với kiểm toán tiền lương, KTV tìm hiểu về chính sách tiền lương của đơn vị, các phêduyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng,các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa cácphòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán.
Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên được thiết lập nhằmthực hiện các chức năng của chu trình.
Trang 6Nghiệp vụ phê duyệt: cần tuyển dụng dựa trên các tiêu chí tuyển dụng lao động rõ ràng do
ban quản lí phê duyệt, để tránh tuyển nhầm lao động thiếu năng lực, đạo đức.
Ghi sổ kế toán về tiền lương: các khoản chi lương, thưởng, các khoản trích theo lương, khoản
khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới trìnhbày sai chi phí và nợ, phân bổ chi phí nhân công không chính xác.
Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân thủ theo sự phê chuẩn
của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải căn cứ vào các khoản nợ đã được ghinhận
Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi không đúng chỗ và những
chi phí nhân công không được thông qua thì ban quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sáchnhằm hạn chế việc tiếp cận hệ thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một sốngười có thẩm quyền Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhânviên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương, vàphân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt, quyền ghi chép sổ sách, và quyềnthanh toán tiền lương để hạn chế các hành vi gian lận.
Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo phân chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự
cần phải tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chilương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành Nếukhông chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiềnlương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạora nhân viên khống.
2 Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thủ nghiệm kiểm soát:
Sau khi tìm hiểu về chu trình tiền lương cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viênsẽ đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình tiền lương của công ty Cụ thể, nhữngrủi ro thường gặp ở chu trình tiền lương là:
Rủi ro về xác định mức lươngRủi ro về tính lương
Rủi ro về chi trả lương
Rủi ro về ghi nhận & báo cáo về quy trình nhân sự tiền lương
Trang 7Dựa trên những rủi ro đã được xác định, kiểm toán viên tiến hành thiết kế các thử nghiệmkiểm soát.
Rủi ro về xác định mức lương:
Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên: bảng tính lương của đơn vị chính là
cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, dođó nó thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát tiền lương và nhân viên.
Đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kỳ nào đó để kiểm tra độ chính xác số họccủa việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lí Sau đó KTV chọn ngẫu nhiênmột số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt độngnhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không (bao gồm kiểm tra hợp đồng lao động, các giấytờ liên quan đến việc tuyển dụng…), đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương vàcác khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xácđịnh xem chúng có giống nhau hay không
Rủi ro về tính lương:Ước tính lương:
- Đối với các doanh nghiệp không có biến động nhiều về mức lương và số nhân công thì KTVsẽ chọn mẫu một tháng lương sau đó nhân với 12 tháng để tính ra mức lương của công tytrong một năm Từ số ước tính này KTV so sánh với số của bộ phận tính lương nếu chênhlệch nhỏ thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn thì yêu cầu bộ phận tính lương giải trình.
- Đối với doanh nghiệp mà mức lương và số nhân viên thường xuyên thay đổi thì KTV sẽtính ra mức lương trung bình một tháng của một nhân viên trong năm ngoái dựa vào hồ sơkiểm toán kỳ trước theo công thức:
Lương TB của 1 nhân viên = Tổng lương/ ( 12 x Số nhân viên trung bình)
Trong đó: Tổng lương và Số nhân viên trung bình lấy trên số liệu kiểm toán năm trước
Từ số tiền lương trung bình của một nhân viên trong kỳ trước KTV nhân với mức biến độnglương trong kỳ này so với kỳ trước (số liệu về mức biến động lương năm nay so với nămtrước do bộ phận tính lương giải trình) để tính ra tiền lương trung bình của một nhân viên trênmột tháng trong năm nay Sau đó KTV sẽ lấy số nhân viên trung bình của năm nay (số liệu
Trang 8này được phòng nhân sự cung cấp) nhân với mức lương trung bình năm nay vừa tính được vànhân với 12 tháng sẽ ra tổng tiền lương năm nay của doanh nghiệp do KTV ước tính.
Các khảo sát tiền lương khống: Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác
nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là“lương khống” Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thái là số nhân viên khống hoặc sốgiờ lao động hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành khống Để kiểm toán, KTV áp dụng 1 sốthủ tục kiểm toán sau.
- Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hoặc đã
mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV so sánh tên trên cácphiếu chi hoặc séc chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên quankhác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặt sau.
Một thủ tục khác nữa là KTV chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm tìm cácnhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao động trong năm hiện hành để xác định xemcác khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng cho nhân viên này có phù hợp với chính sách củacông ty hay không.
- Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành khống: hình thức này dễ xảyra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian, giám sát và quản lí không chặt chẽ hoặcdo sự móc nối giữa người giám sát với nhân viên của họ.
Để khảo sát hình thức gian lận này các KTV tiến hành cân đối tổng số giờ công, ngày cônghoặc khối lượng công việc hay lao vụ được thanh toán theo số lương với số liệu ghi chép độclập và được kiểm tra thường xuyên của KTVNB tại từng bộ phận hoạt động Hoặc KTV sẽtiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏng vấn nhân viên vềviệc kiểm soát giờ giấc của quản đốc.
Rủi ro về chi trả lương:
Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV so sánh tên trên các phiếu chi hoặc séc chi lương đã thanhtoán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lícủa chữ kí tắt mặt sau.
Trang 9 Rủi ro về ghi nhận & báo cáo về quy trình nhân sự tiền lương:
Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động: việc
tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không đúng sẽ dẫn tới việcđánh giá sai lệch các tài sản trên bảng cân đối kế toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo kếtquả kinh doanh chẳng hạn như sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như: sản phẩm dở dang,thành phẩm, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp…
Để khảo sát nghiệp vụ này các KTV sẽ xem xét tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữacác kỳ kế toán đối với việc phân loại các bộ phận chịu phí (bộ phận trực tiếp sản xuất, bánhàng, quản lí doanh nghiệp…) Ngoài ra KTV còn kiểm tra sơ đồ hạch toán tiền lương xemcó đúng theo quy định hiện hành và chính sách đã đề ra của công ty hay không
Các khảo sát đối với các khoản trích theo lương: theo quy định của chính sách kế toán
hiện hành, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ là các khoản trích theo lương Đối với các khoảnnày thì KTV sẽ lấy kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quỹ BHXH,BHYT và KPCĐ Đồng thời đối chiếu với biên bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xem đơnvị có hạch toán đúng hay không
3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các phần trên.
4 Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, nếu KTV nhận thấy hệ thống KSNB của chutrình hoạt động tốt thì các khảo sát chi tiết số dư sẽ được giảm bớt và ngược lại.
Nếu KTV nhận thấy có sự thay đổi đáng kể trong thủ tục kiểm soát hoặc trong việc áp dụngcác phương pháp hạch toán mới thì KTV sẽ bổ sung thêm các thử nghiệm tuân thủ để đánhgiá hệ thống KSNB hoặc là sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cao và sẽ không cần xem xét hệthống KSNB mà thực hiện luôn thử nghiệm cơ bản
Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản là kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương và cáckhoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không, đồng thời cũng xác định xem cácnghiệp vụ trong chu trình tiền lương và nhân viên có được thanh toán và ghi sổ đúng kỳ hạnhay không Các số dư tài khoản của tài khoản tiền lương thưởng và các khoản phải trả CNV(TK334), phải trả, phải nộp khác (TK338), các khoản trích theo lương và các tài khoản liên
Trang 10quan đến chu trình tiền lương như CPNCTT (TK622), CPSXC (TK627), CPQLDN (TK642)sẽ là đối tượng thường xuyên của các KTV thực hiện kiểm toán tiền lương và nhân viên nếuKTV thực hiện thử nghiệm cơ bản Cụ thể:
- Đối với TK 334 - Phải trả CNV: khi thực hiện thử nghiệm cơ bản KTV sẽ tiến hành thôngqua số dư tiền lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán khác cho CNV Khi tiến hành thửnghiệm cơ bản trên số dư tiền lương KTV sẽ vận dụng những hiểu biết về những chính sáchvà chế độ thanh toán tiền lương của doanh nghiệp và từ đó đánh giá xem chúng có được tuânthủ một cách nhất quán hay không Khi KTV đã xác định được chính sách của doanh nghiệpđối với tiền lương là nhất quán giữa các kỳ kế toán thì KTV sẽ bắt đầu xem xét đến thời hạnvà độ tin cậy của số dư trên TK 334.
Về các khoản tiền thưởng tính dồn tại một số doanh nghiệp, số tiền thưởng phải trả cho ngườilao động chưa được trả vào cuối niên độ là một khoản mục lớn, nếu không ghi chép kịp thờivà chính xác sẽ dẫn tới những sai sót trọng yếu trên bảng cân đối kế toán Để kiểm tra khoảnmục này KTV sẽ xem xét tính kịp thời và chính xác trong việc ghi sổ các khoản đó thông quaviệc đối chiếu với quyết định hay biên bản của ban quản lý về sự phê duyệt các khoản tiềnlương đối với người lao động
Đối với các khoản phải trả khác cho CNV, bao gồm các khoản được chia từ phúc lợi, tiềnnghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động được hưởng thì KTV sẽ xem xét tính nhấtquán trong cách tính dồn giữa các kỳ kế toán sau đó KTV sẽ kiểm tra độ tin cậy của số liệubằng cách tính toán lại chi tiết các khoản tiền liên quan đã được ghi sổ và cộng dồn, đồng thờisẽ xem xét các chứng từ tài liệu đính kèm.
- Đối với TK 338 - Phải trả phải nộp khác: có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiềnlương như: BHXH, BHYT, KPCĐ thì KTV sẽ so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết với sốliệu trên bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và đối chiếu với các khoản chi bằng tiền đãphát sinh trên các phiếu chi
- Đối với các khoản chi phí liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên: CPNCTT(TK622), CPSXC (TK627), CPQLDN (TK642) thì KTV thường chỉ tiến hành bổ sung cácthử nghiệm cơ bản khi phát hiện những nhược điểm trong cơ cấu KSNB của đơn vị kiểm traliên quan tới việc hạch toán và ghi sổ các tài khoản này
5 Chọn mẫu kiểm toán