Hoàn thiện công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đv được KT.pdf
Trang 1KIEM TOAN NHA NUGC HOI DONG KHOA HOC
Be 3 oe Be 3 3 a OC i a 2 9 OC
DE TAI KHOA HOC CAP 86
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
HE THONG KIEM SOAT NOI BO CUA DON VIDUGC KIEMTOAN | VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Chủ nhiệm: TS Lê Quang Bính Phó chủ nhiệm: CN Võ Huy Tính Thư ký: CN Phan Trường Giang Thành viên: CN Nguyễn Thị Mai Huyền
Hà Nói, năm 2006
Trang 211 1.1.1 1.1.2
1.2
1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3
1.3.1 1.3.2 1.3.3 14
1.4.1 1.4.2
Bản chất hệ thống HT KSNB và tính trọng yếu, rủi ro trong 04
hoạt động kiểm toán
Bản chất của HTKSNB các đơn vị được kiểm toán 04
Sự cần thiết phải đánh giá HTKSNB và xác định tính 1ó
trọng yếu, rủi ro trong hoạt động kiểm toán
Đối với quá trình thực hiện kiểm toán 17
Nội dung, phương pháp và trình tự khảo sát, đánh giá HTKSNB 19
trong hoại động của KTNN
Khái quát mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động các đơn vị thuộc
phạm vi kiểm toán của KTNN
Nội dung, phương pháp khảo sát, đánh giá HTKSNB
Các tiêu chí đánh giá hiệu năng, hiệu lực và độ tin cậy của HTKSNB
Nội dung, phương pháp và trình tự xác định tính trọng yếu
và rủi ro kiểm toán trong các cuộc kiểm toán của KTNN
Nội dung, phương pháp và trình tự xác định tính trọng yếu Nội dung, phương pháp và trình tự xác định rủi ro kiếm toán
Chương LÍ
Thực trạng công tác đánh giá HTKSNB và xác định
19 27 36 37 37 38 43
Trang 32.1 2.1.1
2.1.2
2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.4
2.4.1 2.4.2 2.4.3
tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của KTNN
Khái quát về tổ chức và đặc điểm hoạt động của KTNN với việc đánh giá HTKSNB các đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán
Đặc điểm tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN với việc đánh
giá HTKSNB của các đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN
Các quy định, quy trình và phương pháp hiện hành về đánh giá hệ thống KSNB và xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của KTNN
Thực trạng việc khảo sát, đánh giá hệ thống KSNB và xác định
tính trọng yếu, rủi ro tại các đơn vị được kiểm toán của KTNN
Lĩnh vực kiểm toán ngân sách
Lĩnh vực kiểm toán ĐTXDCB, các chương trình dự án
Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước
Lĩnh vực kiểm toán các đơn vị tài chính công khác
Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc đánh giá HTKSNB,
xác định tính trọng yếu, rúi ro của KTNN
Lĩnh vực kiểm toán ngân sách nhà nước
Lĩnh vực kiểm toán ĐTXDCPB, các chương trình, dự án
Trong lĩnh vực DNNN
Kinh nghiệm của KTNN một số nước và các tổ chức kiểm toán
độc lập trong việc khảo sát, đánh giá hệ thống KSNB và xác
định tính trọng yếu, rủi ro kiếm toán
Kinh nghiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập trong nước
Kinh nghiệm của KTNN một số nước trong việc khảo sát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Việc áp dụng các kinh nghiệm khảo sát, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ và xác định tính trọng yếu, rủi ro đối với
KTNN Việt Nam
43 43
45
46 46 50 54
s7
57 63 65 67
68 70
75
Trang 43.1 3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4 3.2
3.2.1 3.2.2
3.3 3.3.1
3.3.2
3.3.3
Chương HH
Hoàn thiện nội dung, phương pháp, quy trình khảo sát,
đánh giá HTKSNEB và xác định tính trọng yếu, rủi ro kiếm
toán của KTNN
Những định hướng hoàn thiện đánh giá HTKSNB và xác định
tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán đối với hoạt động của KTNN
Xây dựng, hoàn thiện nội dung phương pháp đánh giá
HTKSNB và xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán phải
trên cơ sở hoàn thiện qui trình, chuẩn mực kiểm toán của KTNN
Nguyên tắc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước
Nguyên tắc bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu quả và tiết kiệm
thời gian kiểm toán
Nguyên tắc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kiểm toán của KTNN
Xây dựng và hoàn thiện phương pháp, quy trình, thủ tục
đánh giá HTKSNB của KTNN Mục đích của việc đánh giá HTKSNB
Trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong một cuộc kiểm toán tài chính
Kiến nghị các biện pháp tổ chức thực hiện
Đánh giá, xây dựng nhằm hoàn thiện hệ thống các hướng dẫn,
quy trình và thủ tục kiểm toán nói chung trong đó có hệ thống
các hướng dẫn vẻ nghiên cứu đánh giá HTKSNB và xác định tính
trọng yếu, rủi ro kiểm toán cho từng loại hình và lĩnh vực kiểm toán
Tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ, có chính sách tuyển
dụng và đào tạo bồi đưỡng đội ngũ cán bộ kiểm kiểm toán viên
có đủ trình độ kinh nghiệm phân tích đánh giá hệ thống KSNB
Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán, đặc biệt
77
77 77
77
78 78 79
79 80
103 103
104
105
Trang 53.3.4
là các nghiệp vụ kiểm toán
Các điều kiện thực hiện
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC 1
PHU LUC 2
105 108 109 154
Trang 61 Sự cần thiết của đề tài
Đối với mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi tất là đơn vị), hệ thống kiểm soát
nội bộ (HTKSNB) được xem là công cụ quan trọng nhất để thực hiện việc kiếm
tra giám sát các hoạt động trong đơn vị; bảo vệ tài sản bảo vệ các bí mật thông tin cha đơn vị đó HTKSNB được thiết lập tại mỗi đơn vị nhằm mục đích bảo đâm cho các hoạt động của đơn vị tuân theo các định hướng.các mục tiêu đề ra ngăn
chặn và phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình hoạt động; giúp cho các
cấp lãnh đạo của đơn vị có được sự kiểm soát thường xuyên đối với các hoạt động của đơn vị để từ đó có được các quyết định quản trị tối ưu nhất
Kiểm toán của KTNN đối với các đơn vị sử dụng tài chính công về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hiệu quả hay kiểm toán tuân thủ về thực chất là kiểm tra từ bên ngoài đối với đơn vị đó Hiệu năng, hiệu lực và độ tin cậy của
HTKSNB cũng như việc xác định đúng đắn tính trọng vếu, rủi ro kiểm toán của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch, phương pháp, thời
gian, chỉ phí chất lượng kiểm toán Chỉ có dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ hiệu năng, hiệu lực, độ tin cậy của HTKSNB và xác định đúng đắn, tính trọng yếu và
rủi ro kiểm toán thì mới giúp cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán lập báo cáo kiểm toán đạt hiệu quả và chất lượng cao, giảm thiểu
được rủi ro và bảo đâm được tính kinh tế của cuộc kiểm toán
Kiểm toán Nhà nước được thành lập và hoạt động được hơn 10 năm, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Qua hơn 10 năm hoạt động, công tác kế hoạch, quản lý, thực hiện kiểm toán cũng như các hoạt động khác đang từng bước hình
thành và ổn định Thực tế cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán và xác định tính trọng vếu, rủi ro kiểm toán của KTNN trong thời gian qua chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của các cuộc
kiếm toán (đặc biệt là lập kế hoạch kiểm toán) Công tác nghiên cứu về phương
pháp đánh giá HT KSNB và phương pháp xác định tính trọng yếu rủi ro kiểm toán
của đơn vị kiểm toán chưa được chú trọng , chưa được quan tâm đúng mức khi lập
kế hoạch kiểm toán cũng như quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán.
Trang 7Xuất phát từ thực trạng trên, vấn để đặt ra cho công tác nghiên cứu khoa
học là phải xây dựng ngay các qui trình, phương pháp đánh giá hệ thống KSNB và
xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán một cách có hệ thống cả về lý luận và
thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất luợng các cuộc kiểm toán, giảm thiểu rủi
ro kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của KTNN Vì vậy đề tài "Hoàn thiện công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm
toán và việc xác định trọng yếu, rủi ro trong hoạt động kiểm toán của Kiểm
toán Nhà nước được nghiên cứu nhằm giải quyết các yêu cầu đặt ra 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nghiên cứu phương pháp đánh giá hệ thống KSNB và phương pháp xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm
toán
- Đánh giá thực trạng phương pháp, qui trình đánh giá HTKSNB và xác định trọng vếu, rủi ro kiểm toán trong các cuộc kiểm toán của KTNN trong 10
năm hoạt động, rút ra những mặt được, mặt chưa được để hoàn thiện
- Đề xuất những phương pháp, quy trình và hệ thống các công cụ nhằm
hoàn thiện công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng
kiểm toán và việc xác định tính trọng yếu, rủi ro trong hoạt động kiểm toán của
tài chính, kiêm toán tuân thủ của KTNN
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Phạm vi đề tài nghiên cứu bao gồm: nội dung, phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của một cuộc kiểm toán Đề tài tham khảo kinh nghiệm về phương pháp, kỹ thuật phân tích,
đánh giá của một số cơ quan, tổ chức trong nước và ngoài nước có chức năng
kiểm tra - kiểm soát và kinh nghiệm của KTNN một số nước trên thế giới về lĩnh
VỰC này.
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và đuy vật lịch sử, các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, khảo sát điều tra
phân tích, thống kê, hệ thống hoá, mô hình hoá 5 Những đóng góp của đề tài
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác nghiên cứu,
đánh giá hệ thống KSNB của đối tượng kiểm toán và xác định tính trọng yếu, rủi
To kiểm toán của KTNN
- Đề xuất những giải pháp và phương pháp cụ thể để hoàn thiện các quy trình, phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu, đánh giá HTKSNB và xác định tính
trọng yếu, rủi ro kiểm toán của KTNN.
Trang 9CHUONG I
NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHUONG PHAP
DANH GIA HE THONG KIEM SOAT NOI BO VA
XÁC ĐỊNH TÍNH TRỌNG YẾU, RỦI RO KIỀM TOÁN
1.1 BẢN CHẤT HỆ THỐNG HT KSNB VÀ TÍNH TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỀM TOÁN
1.1.1 Bản chất của HTKSNB
1.1.1.1 Vai trò HTKSNB
Trong một đơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ ( HTKSNB ) được xem là một nhân tố cấu thành tế chức của đơn vị đó HTKSNB có chức năng giám sát mọi
hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị nhằm bảo đảm hoạt động của
các bộ phận cá nhân trong đơn vị hoạt động đúng hướng, đạt được các mục tiêu đặt ra; bảo vệ tài sản tài chính; bảo vệ các bí mật thông tin của đơn vị Hoạt động
của HTKSNB nhằm ngăn chặn các sai phạm xảy ra trong đơn vị đặc biệt là các
sai phạm trong lĩnh vực tài chính
Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến HTKSNB trên các khía cạnh: các chính sách, thủ tục của hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài
chính Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho
kiểm toán viên:
- Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính;
- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu;
- Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp
* Kiểm soát nội bộ được thiết lập bên trong hệ thống kế toán nhằm đâm bảo:
- Việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được thực hiện sau khi đã có
sự chấp thuận của những người có thẩm quyền;
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính
4
Trang 10xác vào các tài khoản trong kỳ kế toán phù hợp, làm cơ sở lập báo cáo tài chính
phù hợp với chế độ kế toán theo qui định hiện hành;
- Các tài sản được bảo vệ mà bất kì các nhân hay tổ chức nào ngoài đơn vị chỉ được tiếp cận trực tiếp với tài sản hay tài liệu kế toán khi có sự đồng ý của Ban
Giám đốc;
- Các tài sản ghi trong số kế toán được đối chiếu với tài sản theo kết quả
kiểm kê thực tế ở những thời điểm nhất định và có biện pháp thích hợp để xử lý
nếu có chênh lệch
* Hạn chế tiềm tàng của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Do các nhân tố tác động như môi trường quản lý, nhân tố con người, nhân
tố về cơ chế kiểm tra, kiểm soát mà hệ thống kiểm soát nội bộ không thể đảm bảo
hoàn toàn đạt được mục tiêu quản lý là do những hạn chế tiềm tàng của hệ thống
đó, như:
- Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại;
- Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các
nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ không thường
xuyên;
- Sai phạm bởi con người thiếu chú ý, đãng trí hoặc có những âm mưu khi
thực hiện chức năng nhiệm vụ, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc;
- Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sự thông đồng
của thành viên trong Ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay
Hiện nay có nhiều quan điểm rất khác nhau về định nghĩa hệ thống
HTKSNB Tuy nhiên theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế và của chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay HTKSNB được hiểu như sau:
HTKSNB là một hệ thống kiểm soát do đơn vị lập ra, bao gồm : các qui
định, các thủ tục kiểm soát và các loại kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát các 5
Trang 11hoạt động của đơn vị, bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị tuân thủ đúng pháp
luật và các qui định, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý: nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản
của đơn vị
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế
toán, các thủ tục kiểm soát và các loại kiểm soát * Hê thống kế toán:
Hệ thống kế toán là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn
vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính,
bao gồm hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị -
Trong đó hệ thống kế toán tài chính là hệ thống kế toán mà quá trình hạch toán, lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận Báo cáo tài chính được công khai trong các mối quan hệ kinh tế
Kế toán quản trị là công cụ để quản trị đơn vị, một hệ thống kế toán được lập ra nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý điều hành trong hoạt động của đơn vị đó
* Môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt
động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, thủ trưởng đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể Tuy nhiên, môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với hệ
thống kiểm soát nội bộ mạnh Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo
tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
* Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục đo Ban lãnh đạo đơn vị thiết
lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể
* Các bô phân kiểm soát nôi bô khác: bộ phận kiểm toán nội bộ; kiểm soát quản lý; kiểm soát bảo vệ tài sản
1.1.1.3 Chức năng hệ thống kiểm soát nội bộ :
- Giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của số liệu kế toán nhằm giúp cho 6
Trang 12các nhà quản lý doanh nghiệp có được các thông tin đáng tin cậy nhất trong việc đưa ra cdc quyết định về điều chỉnh, quản lí và quản trị đơn vị của mình
- Bảo đảm chắc chắn rằng các bộ phận trong đơn vị luôn tuân theo các qui
định của HĐQT và thực hiện đây đủ các chức năng của mình, hiệu năng hoạt động đạt mức độ cao nhất
- Phát hiện kịp thời những rắc rối trong hoạt động của đơn vị để giúp cho
các nhà quản lý có được các xử lý thích hợp
- Ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong đơn vị làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động của đơn vì
- Bảo vệ tài sản và bảo vệ bí mật về thông tin của đơn vị
1.1.1.4 Nghiên cứu phương pháp đánh giá HTKSNB trước hết nghiên
cứu các vấn đề chủ yếu sau:
* Tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nôi bộ
Mục đích của kiểm toán viên (KTV) khi 0m hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán KTV thực hiện việc khảo sắt
đánh giá và hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Điều đó giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra; lượng hoá rủi
ro kiểm soát nhằm thiết lập các thủ tục kiểm tra cần thiết
Khi tim hiéu về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán,
chuyên gia kiểm toán nhận thức được cách xây dựng và cách vận hành của các hệ thống này, chẳng hạn như thực hiện "kiểm tra thăm dò mọi thủ tục" bằng cách theo đõi một số giao dịch trong hệ thống kế toán Trong trường hợp các giao dịch
được chọn là điển hình cho các giao dịch mà hệ thống đã xử lý, thủ tục này có thể
được kiểm tra theo phương pháp thăm dò được chuyên gia kiểm toán thực hiện cũng cho ta biết rằng, nếu chỉ dùng phương pháp này, là không đủ để thu thập các
bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro trong hệ thống tự kiểm soát ở mức độ thấp hơn
Tính chất, lịch trình và phạm vi của các thủ tục do chuyên gia kiểm toán thực hiện để tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ có thể thay đổi chủ yếu tuỳ theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Tầm vóc và độ phức tạp của đơn vị và của hệ thống vi tính ở đơn vị - Mức độ trọng yếu
Trang 13- Loại hình kiểm soát nội bộ
- Bản chất của tư liệu kiểm soát nội bộ đặc thù của đơn vị
- Đánh giá về rủi ro cố hữu của kiểm soát nội bộ thực hiện bởi chuyên gia kiểm toán
Theo thông lệ, để hiểu hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ một cách thích đáng cho công tác kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải căn cứ vào kinh nghiệm của mình trước đó vẻ đơn vị và dựa vào:
- Nội dung trao đổi với ban giám đốc, với các nhân viên điều hành và nhân viên ở các cấp khác nhau của đơn vị và liên hệ với tài liệu (sách hướng dẫn thi
hành thủ tục, mô tả các chức vụ và sơ đồ tổ chức nhân sự);
- Việc kiểm tra các tài liệu và các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ cung cấp
- Quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, gồm có cơ cấu tổ chức của hệ thống vi tính, của các thành viên trong ban giám đốc và cách thức xử lý
các giao dịch
* Mối quan hê giữa kiểm toán nội bộ và các KTV độc lập từ bên ngoài
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của HTKSNB Vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ được xác định bởi Ban giám đốc và các mục tiêu của bộ phận này
khác với các mục tiêu của chuyên gia kiểm toán độc lập, vốn là người được bổ
nhiệm nhằm đưa ra một ý kiến độc lập về báo cáo tài chính Như vậy các mục
tiêu và chức năng của kiểm toán nội bộ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của Ban
giám đốc, trong khi đó thì mối quan tâm hàng đầu của chuyên gia kiểm toán độc lập là làm sao để báo cáo tài chính không chứa đựng những sai phạm trọng yếu
Tuy nhiên, một số các phương tiện được sử dụng để đạt được những mục
tiêu kể trên lại giống nhau, và một số các hoạt động công tác của kiểm toán nội
bộ có thể rất hữu ích trong việc xác định tính chất, lịch trình là phạm vi của các
thủ tục kiểm toán độc lập
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị Dù bộ phận này có được mức độ độc lập và khách quan cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể ví với mức độ độc lập được đòi hỏi ở chuyên gia kiểm toán độc lập khi đưa ra ý kiến
kiểm toán về báo cáo tài chính Chuyên gia kiểm toán độc lập phải đảm nhận
hoàn toàn trách nhiệm về ý kiến kiểm toán được đưa ra và trách nhiệm này không
thể được giới hạn bởi việc sử dụng các tư liệu công tác của kiểm toán nội bộ Tất
8
Trang 14cả những nhận xét đánh giá về báo cáo tài chính đều thuộc thẩm quyền của chuyên gia kiểm toán độc lập
* Xem xét và đánh giá lai công việc của kiểm toán nôi bộ
- Trong trường hợp mà chuyên gia kiểm toán độc lập dự định sử dụng các
tư liệu đặc thù của kiểm toán nội bộ, thì chuyên gia kiểm toán độc lập cần phải
xem xét và đánh giá các tư liệu đó nhằm khẳng định tính thích hợp của các tư liệu
này đối với các mục tiêu kiểm toán của mình
- Để đánh giá các công việc kiểm toán nội bộ cụ thể, cần phải đảm bảo
rằng phạm vi và chương trình công tác tương ứng là thích hợp, và phải xác định xem việc đánh giá sơ bộ công tác kiểm toán nội bộ vẫn còn hiệu lực hay không
Việc đánh giá này có thể khiến phải xác định xem:
+ Các công việc có được thực hiện bởi những người được đào tạo chuyên
môn và có đủ kinh nghiệm của một chuyên gia kiểm toán nội bộ hay không và các công việc của những nhân viên có được giấm sát, kiểm tra và ghi nhận một
cách nghiêm chỉnh hay không
+ Các yếu tố chứng thực có được thu thập tương đối đây đủ và thích hợp hay không để đấm bảo rằng các kết luận đưa ra là có cơ sở hợp lý
+ Kết luận đưa ra có phù hợp với tình huống và các báo cáo được lập ra có phù hợp với kết quả hay không
+ Một giải pháp thoả đáng có được đưa ra hay không cho các vấn đề ngoại lệ hoặc bất thường đã được nêu ra trong quá trình kiểm toán nội bộ
+ Tính chất, lịch trình và phạm vi của việc xem xét các công tác kiểm toán
nội bộ tuỳ thuộc vào đánh giá của chuyên gia kiểm toán độc lập về rủi ro và tính
trọng yếu của lĩnh vực sẽ được kiểm toán, tuỳ thuộc vào đánh giá sơ bộ chức năng
kiểm toán nội bộ và đánh giá công tác kiểm toán nội bộ cụ thể Việc kiểm tra này có thể cần phải xem xét đến các lĩnh vực đã được kiểm tra bởi kiểm toán nội bộ,
xem xét các lĩnh vực tương tự khác và xem xét các thủ tục kiểm toán nội bộ
+ Chuyên gia kiểm toán độc lập sẽ lưu giữ các kết luận có được từ việc đánh giá và kiểm tra các công việc của kiểm toán nội bộ
1.1.2 Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
1.1.2.1 Khái niệm trọng yếu
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty
9
Trang 15kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Việc xác định mức trọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề
nghiệp của kiểm toán viên Các quan điểm về tính trọng vếu có thể được trình bày
như sau:
Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông
tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc
thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính
chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức
trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương điện
định lượng và định tính
- Trọng yếu là khái niệm chỉ tâm cỡ (độ lớn) hoặc bản chất của sai phạm (kể cả trường hợp bỏ sói) các thông tin tài chính dưới dạng đơn lẻ hoặc từng nhóm nếu dựa vào những thông tin đó để đánh giá, ra quyết định sẽ dẫn
đến tổn thất hoặc sai lầm nghiêm trọng
- Việc xác định tính trọng yếu các thông tin trên BCTC có thể căn cứ vào bản chất của từng khoản mục hoặc từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc dựa vào
thời gian phát sinh nghiệp vụ để xác định tính trọng yếu
- Về cơ bản tính trọng yếu được xác định dựa trên mức độ ảnh hưởng của
bộ phận khoản mục, nghiệp vụ phát sinh tác động lên tổng thể các thông tin trên
BCTC
1.1.2.2 Khái niệm rủi ro kiểm toán và phân loại rủi ro kiểm toán
Một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán là việc lượng hoá rủi
ro kiểm toán
a Khái niệm:
Rủi ro kiểm toán ( Rkt) là những rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra
những nhận xét không thích hợp BCTC của đơn vị được kiểm toán Hay được hiểu: Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà các sai sót trọng yếu còn sót lại trong báo cáo
10
Trang 16tài chính và chuyên gia kiểm toán do không phát hiện ra nên đưa ra ý kiến kiếm
toan sai
Giảm đến mức có thể rủi ro trong công tác kiểm toán cũng có nghĩa là phải
bù lại bằng cách mở rộng phạm vi của việc kiểm tra các thủ tục kiểm soát Hoặc:
Giâm đến mức có thể rủi ro không phát hiện bằng cách thay đổi nội dung, lịch trình phạm vi của các cuộc kiểm tra số liệu đã dự kiến
Tu‡ thuộc vào tiêu chí sử dụng để lượng hoá rủi ro kiếm toán mà có quan
điểm vẻ rủi ro như sau:
* Các rủi ro chung liên quan đến doanh nghiệp
- Các rủi ro liên quan đến tính chất của nghiệp vụ đang được tiến hành - Rủi ro hàng ngày
- Rủi ro nhất thời
- Rủi ro bất thường
* Rúi ro liên quan đến việc xáy dựng và vận hành của hệ thống kiểm soát
Kế cả khi hệ thống được xây dựng tốt thì cách vận hành của chúng vẫn có thể kém hiệu quả bởi vì các cuộc kiểm tra dự kiến không được tiến hành (*) Xem
* Rủi ro không phát hiện liên quan đến kiển toán
11
Trang 17hay đến giá trị và vận hành của se
của các nghiệp hệ thống kiểm
vụ soát
Ỷ
Đánh giá các rủi ro
không phát hiện liên
quan đến kiểm toán
b Các loại rủi ro kiểm toán
* Rui ro tiém tang (R;) :
Là rủi ro vốn có bên trong của bộ phận hay khoản mục được kiểm toán cho
đù cuộc kiểm toán có được tiến hành hay không
Ví dụ : Kiểm toán tiền mặt có nguy cơ sai lệch nhiều hơn là kiểm toán tài
sản cố định
~ Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng
Do bản chất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
+ Do bản chất của khoản mục hoặc bộ phận được kiểm toán
+ Do bản chất của hệ thống kiểm toán sử dụng để hạch toán và bản chất
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
* Rủi ro kiểm soát ( Rs):
Rủi ro kiểm soát là rủi ro mà hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
không phát hiện và ngăn chặn được các gian lận và sai sót 12
Trang 18- Các nhân tố ảnh hưởng : Do các giao dịch quá phức tạp và mới mẻ
+ Khối lượng giao dịch quá mức trong khi nhận tại của hệ thống kiểm soát
nội bộ lại thiếu
+ Sự phân công nhiệm vụ cũng như chức năng và quyền hạn trong hệ thống
kiểm soát nội bộ bị chồng chéo trùng lặp
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu lực do trình độ thấp hoặc bị trả
lương thấp hoặc thái độ các nhà quản lý không thích hợp * Rui ro phat hién (Rp) :
Là rủi ro mà các bước kiểm toán KTV không phát hiện được các gian lận va sal sot
- Các nhân tố ảnh hưởng
+ Do phạm vi kiểm toán quá lớn trong khi nhân lực KTV bố trí trong công
việc kiểm toán không đủ về số lượng
+ Tính chất phức tạp và mới mẻ của các nghiệp vụ củng cố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện (KTV không có khả năng phát hiện)
+ Do KTV st dụng phương pháp kiểm toán không thích hợp
Ngoài ra trong nhiều trường hợp các KTV không sử dụng các báo cáo kiểm
toán chuẩn (dạng nhận xét chuẩn) thì việc dùng những từ ngữ không thích hợp
cũng dẫn đến hiểu sai thông tin trên BCTC và dẫn đến các quyết định sai lâm
hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho người sử dụng thông tin
c Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán
| Rg : Rủi ro kiểm toán
Trang 19Đánh giá rủi ro cố hữu Đánh giá rủi ro trong công tác kiểm soát
+ Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát
Ví dụ: Khi rủi ro tiểm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao thì rủi
ro phát hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để giảm rủi ro kiểm toán xuống
thấp đến mức có thể chấp nhận được Ngược lại, khi rủi ro tiểm tàng và rủi ro
kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ rủi ro phát hiện cao
hơn nhưng vẫn đảm bảo giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp
nhận được (Xem Phụ lục ở trên)
+ Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát là khác nhau,
nhưng kết quả thu được từ hai loại thử nghiệm này có thể bổ sung cho nhau trong
việc thực hiện đánh giá rủi ro tiểm tàng và rủi ro kiểm soát
Ví dụ: Những sai sót phát hiện được trong thử nghiệm cơ bản có thể buộc
kiểm toán viên phải xem xét lại đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
+ Rui ro tiểm tàng và rủi ro kiểm soát dù được đánh giá ở mức độ thấp nhất
thì kiểm toán viên vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các loại nghiệp vụ và số dư các tài khoản trọng yếu
+ Đánh giá của kiểm toán viên về các loại rủi ro có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán
Ví dụ: khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, nếu phát hiện thêm những
thông tin khác biệt lớn so với thông tin ban đầu thì kiểm toán viên phải thay đổi
kế hoạch thực hiện thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với việc đánh giá lại rủi ro
tiểm tàng và rủi ro kiểm soát
+ Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càng cao thì kiểm toán
viên càng phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bán
14
Trang 20Khi kiểm toán viên xác định rằng không thể giảm rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính đến số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ trọng yếu đến mức có thể chấp nhận được thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp
nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng vếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp
và ngược lại Kiểm toán viên phải cân nhấc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như:
khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể
chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên KTV lượng hóa các rủi ro
để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp kiểm toán quyết định dung lượng
bằng chứng kiểm toán cần thu thập, quyết định thời gian và chỉ phí cho cuộc kiểm
4
toan
Rủi ro có mối quan hệ rất chặt chẽ với tính trọng yếu trong hoạt động kiểm toán,
* Việc ứng dụng rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu vào việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán:
Hai yếu tố này có thể thay đổi trong quá trình kiểm toán bởi vì do được xác
định trước dựa vào việc dự đoán kết quả, chúng có thể không còn có giá trị nữa nếu tính đến các kết quả thực tế đã ghì nhận
Trước những thay đổi có khả năng xảy ra, KTV có thể xác định mức độ
trọng yếu thấp hơn để đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán
Hạ thấp mức độ trọng yếu cũng có nghĩa là mở rộng phạm vi kiểm toán * Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót
KTV phải kiểm tra xem tổng hợp các sai sót được phát hiện và không được
điều chỉnh có mang tính trọng yếu hay không Tổng hợp các sai sót bao gồm:
- Các sai sốt được phát hiện
- Ước tính các sai sót không thể xác định chính xác
Nếu như hai bước trên không thực hiện được thì phải thay đổi báo cáo của
chuyên gia kiểm toán về các báo cáo tài chính
15
Trang 21Trường hợp này kiểm toán viên có thể:
+ Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thự: hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi re kiểm soát;
~ Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm
vị của những thủ tục kiểm tra chỉ tiết đã dự kiến
- Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của kiếm toán viên
ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết qua đánh giá ở
các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán Sự khác nhau này là do sự thay đối tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được, như: trường
hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính, kiểm toán viên đã đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt
động và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu tình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì
việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ có thay đổi Hơn nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức trọng yếu có thể
chấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÁNH GIÁ HTKSNB VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
Một cuộc kiểm toán nếu không đánh giá được hiệu năng, hiệu lực và độ tin
cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán sẽ tồn tại rất nhiều vấn đẻ làm ảnh hưởng đến rủi ro, chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán Toàn bộ
quá trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn lập báo cáo kiểm toán, cho đến việc xác lập phương pháp kiểm toán, chi phí cho hoạt động kiểm toán đều có hiên quan đến HTKSNB và xác định tính trọng yếu rủi ro kiểm
toán cụ thể:
1.2.1 Đối với quá trình lập kế hoạch kiểm toán
- Khi tim hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán,
chuvén gia kiểm toán nhận thức được cách xây dựng và cách vận hành của các hệ
thống này, chẳng hạn như thực hiện "kiểm tra xăm dò mọi thủ tục" bằng cách
theo dõi một số giao dịch trong hệ thống kế toán Trong trường hợp các giao
16
Trang 22dịch được chọn là điển hình cho các giao dịch mà hệ thống đã xử lý thủ tục này
có thể được kiểm tra theo phương pháp xăm đò được chuyên gia kiểm toán thực
hiện cũng cho ta biết rằng, nếu chỉ dùng phương pháp này, là không đủ để thu
thập các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro trong hệ thống tự kiểm
soát ở mức độ thấp hơn Tính trọng yếu không được xác lập một cách rõ ràng sẽ làm cho việc xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán không đúng đắn, qui mô mẫu điều tra không hợp lí vv Tóm lại kế hoạch kiểm toán sẽ không bảo đảm chất lượng
- Khi lap kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố
có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Đánh giá
của kiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số du các tài khoản và các loại
giao dịch chủ yếu sẽ giúp kiểm toán viên xác định được các khoản mục cần được kiểm tra và quyết định nên áp dụng thủ tục chọn mẫu hay thủ tục phân tích Việc
đánh giá mức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịch
chủ yếu sẽ giúp kiểm toán viên lựa chọn được những thủ tục kiểm toán thích hợp
và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán thích hợp đó với nhau sẽ làm giảm được rủi
ro kiểm toán tới mức độ có thể chấp nhận được
KV phải xác định hiệu năng, hiệu lực cha HTKSNB của đơn vị được kiểm
toán ở mức độ nào, để từ đó xác định rủi ro kiểm soát; xác lập phương pháp kiểm toán tuân thủ hay phương pháp kiểm toán cơ bản; quyết định qui mô mẫu kiểm toán; xác lập thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán Khi tìm hiểu hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ
biểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng Điều đó giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập
các thủ tục kiểm tra cần thiết
1.2.2 Đối với quá trình thực hiện kiểm toán
Đối với quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán việc nghiên cứu và khảo sát
HTKSNB được thực hiện bao gồm các công việc:
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị Dù bộ phận này có được mức
độ độ lập và khách quan cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể ví với mức độ độc lập được đòi hỏi ở chuyên gia kiểm toán độc lập khi đưa ra ý kiến
kiếm toán về báo cáo tài chính KTV độc lập phải đảm nhận hoàn toàn trách
17
Trang 23nhiệm về ý kiến kiểm toán được đưa ra và trách nhiệm này không thể được giới hạn bởi việc sử dụng các tư liệu công tác của kiểm toán nội bộ Tất cả những nhận xét đánh giá về báo cáo tài chính đều thuộc thẩm quyền của KTV
* Xác lập tính chất, lịch trình và phạm vi của các thủ tục do kiểm toán viên
thực hiện để tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ có thể thay đổi chủ yếu tuỳ theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Tầm vóc và độ phức tạp của đơn vị và của hệ thống vi tính ở đơn vị - Mức độ trọng yếu
- Loại hình kiểm soát nội bộ
- Bản chất của tư liệu kiểm soát nội bộ đặc thù của đơn vị
Việc nghiên cứu HTKSNB trong giai đoạn này chủ yếu đối với từng lĩnh
vực hoạt động; từng khoản mục cụ thể được trình bày trên báo cáo tài chính được
kiểm toán Kết quả khảo sát HTKSNB các khoản mục hay các hoạt động cụ thể sẽ
giúp cho KTV có được sự lựa chọn phương pháp kiểm toán, thủ tục kiểm toán
phạm vi khảo sát thích hợp, hạn chế được rủi ro kiểm toán, nhất là rủi ro tiém
tàng và rủi ro kiểm soát
- Đối với việc xác định tính trọng yếu trong từng khâu, từng khoản mục khi
tổ chức thực hiện kiểm toán, về thực chất là xác định tính trọng yếu của khâu hay khoản mục được kiểm toán để làm cơ sở tập trung quá trình khảo sát điều tra vào
các khâu trọng yếu được lực chọn để kiểm toán Nếu việc xác định tính trọng yếu
các khâu, các khoản mục không thích hợp thì rủi ro kiểm toán sẽ lớn và việc kiếm
toán không xác lập được khâu trọng tâm , trọng điểm sẽ làm cho việc kiểm toán các khâu cũng như đối với toàn bộ cuộc kiểm toán bị mất định hướng: tốn thời gian và chỉ phí cho cuộc kiểm toán và không đạt được mục đích đặt ra
- Đối với việc đánh giá về rủi ro cố hữu của kiểm soát nội bộ do KTV thực hiện Theo thông lệ, để hiểu hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ một cách thích đáng cho công tác kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải căn cứ vào kinh nghiệm của mình trước đó về đơn vị và dựa vào:
Nội dung trao đổi với ban giám đốc với các nhân viên điều hành và nhân viên ở các cấp khác nhau của đơn vị và liên hệ với tài liệu (sách hướng dẫn thi hành thủ tục, mô tả các chức vụ và sơ đồ tổ chức nhân sự);
Việc kiểm tra các tài liệu và các thông tin đo hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ cung cấp
18
Trang 24Quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vi, gồm có cơ cấu tổ chức của hệ thống vi tính, của các thành viên trong ban giám đốc và cách thức xử lý các
g1ao dịch
Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị như: tổ chức hệ thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị sẽ giúp cho KTV có được định
hướng củ thể hơn đối với việc lựa chọn thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm
toán chọn mẫu kiểm toán
1.2.3 Đối với quá trình lập báo cáo kiểm toán
Về nguyên tắc nhận xét của KTV (Nhận xét trình bày trong báo cáo kiểm
toán) phải dựa trên tính trọng yếu được xác định trình quá trình lập kế hoạch và quá trình thực hiện kiểm toán Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh
giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc
ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu
Do mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và tổ
chức kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ
sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ
pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Việc xác định mức trọng yếu là công việc xét đoán mang tính
nghề nghiệp của kiểm toán viên Như vậy có thể thấy rằng vấn đề xác lập đúng đắn tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán có ý nghĩa quyết định đến tính đúng đắn của nhận xét của KTV khi lập báo cáo kiểm toán nói riêng và chất lượng của cuộc
kiểm toán nói chung Nếu nhận xét của KTV không dựa trên tính trọng yếu,
không lượng hoá hết được các rủi ro để cảnh báo thì người sử dụng thông tin được kiểm toán sẽ không tránh khỏi đưa ra quyết định sai lầm hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán do họ
phải chịu trách nhiệm về nhận xét của mình đã đưa ra được trình bày trong báo
cáo kiểm toán
1.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ KHẢO SÁT, ĐÁNH
GIÁ HTKSNB TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA KTNN :
13.1 Khái quát mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động các đơn vị thuộc
phạm kiểm toán của KTNN
19
Trang 25Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng
đán, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán báo cáo tài chính của
các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước: kiểm toán tính tuân
thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Chính
phủ giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cau
Theo đó, các đối tượng thuộc phạm vi kiếm toán của KTNN bao gồm nhiều
loại hình khác nhau, gồm: báo cáo quyết toán NSNN của một tỉnh, TP trực thuộc trung ương; báo cáo quyết toán NSNN của một bộ, ngành; báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước và báo cáo quyết toán vốn ĐTXDCPB của các dự án đầu tư
Với mỗi đối tượng kiểm toán trên đều có hệ thống KSNB khác nhau Khi lập kế
hoạch và trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên, KTNN cần phải áp
dụng phương pháp, thủ tục và nội dung nghiên cứu đánh giá khác nhau phù hợp
đốt với từng loại hình hệ thống KSNB tương ứng
Sau đây là một số mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống KSNB
thuộc các loại hình đơn vị chủ yếu thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN
(1) Hệ thống KSNB thu, chi NSNN của tỉnh, TP trực thuộc Trung ương Thực tế hiện nay, khái niệm và mô hình về hệ thống kiểm soát nội bộ của
một tỉnh là rất phức tạp và chưa được xác định và quy định một cách có hệ thống Dưới đây là những nhận thức khái quát về hệ thống KSNB của một tỉnh dựa trên
khái niệm chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và thực tế của công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong những năm qua
Chức năng chủ yếu của hệ thống KSNB thu - chi NSNN của tỉnh, TP là
nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các các nguồn lực của địa phương theo các quy định của pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương
Báo cáo quyết toán NSNN của một tỉnh, TP gồm hai phần chính là báo cáo
quyết thu NSNN và chi NSNN của tỉnh trong năm ngân sách Hệ thống kiểm soát
nội bộ ở đây là hệ thống KSNB về thu, chỉ NSNN của tỉnh, TP trực thuộc trung ương bao gồm hệ thống các chính sách, quy định về quản lý thu, chỉ NSNN của
các cấp, ban ngành từ HĐND, UBND và các cơ quan như: thuế, kho bạc nhà
nước, hải quan nhằm quản lý khai thác tối đa các nguồn thu, quản lý chặt chẽ và
20
Trang 26chi tiêu có hiệu quả
* Về mội trường kiểm soát
Tình hình và các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, về
quan ly thu, chi NSNN của địa phương trong từng thời kỳ và hàng năm Điều này
thể hiện qua hàng loạt các chính sách như: khuyến khích đầu tư,
Để quản lý thu, chỉ sử dụng NSNN của tỉnh, TP, ngoài hệ thống các luật
như Luật NSNN, các luật thuế, Dự toán NSNN do Quốc hội phê chuẩn, các địa
phương còn ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm quản lý điều hành thu, chỉ NSNN trên địa bàn theo dự toán của Trung ương giao từ khâu lập dự toán cho đến
kế toán và quyết toán NSNN
* Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm
Hệ thống các cơ quan trong hệ thống KSNB thu, chỉ NSNN của một tỉnh
bao gồm:
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân:
Có nhiệm vụ xây dựng, ban hành và triển khai thực biện các chính sách,
quy định như các Nghị quyết, quyết định về quản lý điều hành ngân sách, phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, thời hạn phê chuẩn quyết toán NSNN các cấp của
địa phương
- Sở tài chính - Vật giá:
Có nhiệm vụ lập và phân giao dự toán thu chỉ NSNN trên cơ sở dự toán TƯ
giao và thực hiện kiểm soát chỉ NSNN theo dự toán, là đầu mối tổng hợp thông tin
và lập báo cáo quyết toán thu, chỉ NSNN Sở tài chính ban hành các văn bản
hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách
- Kho bạc Nhà nước:
Có chức năng như là thủ quỹ của NSNN, thực hiện cấp phát và kiểm soát tất cả các khoản chỉ NSNN và kế toán quyết toán NSNN theo dự toán NSNN và kế hoạch vốn do cơ quan tài chính thông báo
- Cục thuế, Cục Hải quan: Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi các chính sách và quản lý việc thu các loại thuế nội địa, các loại phí và lệ phí và thuế xuất nhập khẩu Cục thuế và Hải quan thực hiện thanh tra các nội dung về tình
hình thu nộp NSNN của các đối tượng nộp thuế
- Cơ quan Thanh tra: Thực hiện kiểm tra thanh tra định kỳ cũng như đột
xuất về mọi vấn đề liên quan đến thu, chỉ NSNN theo chương trình kế hoạch hàng
năm, như thanh tra về XDCB, Thu thuế,
21
Trang 27- Các cơ quan liên quan, như cảnh sát kinh tế, công an, lực lượng Bộ đội biên phòng là những cơ quan có tham gia vào quá trình KSNB thu chỉ NSNN
của địa phương
- Ngoài ra, tại các cơ quan đơn vị dự toán chỉ NSNN còn có những bộ phận
kiểm tra kiểm soát chỉ NSNN thuộc thuộc hệ thống KSNB của mình
* Phân cấp quản lý ngân sách Xhà nước - Về thu ngân sách:
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý và thu các thuế, phí và thu khác về thuế Sở tài chính và một số cơ quan chức năng tổ chức quản lý và trực tiếp quân lý thu đối
với các khoan thu ngân sách khác
-Vé chi ngân sách:
+ Phân cấp quản lý chỉ thường xuyên
e©_ Lập và phân bổ dự toán thu chỉ NSNN địa phương e©_ Thẩm định và phê duyệt quyết toán chỉ NSNN
°
+ Phân cấp quản lý chi đầu tư phát triển
e Quyết định đầu tư
e Tham định và phê duyệt thiết kế - tổng dự toán
e _ Thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Khi kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN Kiểm toán viên cần phải tìm hiểu,
nghiên cứu hệ thống các quy định liên quan đến phân công quản lý NSNN
(2) Hệ thống KSNB của Bộ, ngành Trung ương
Tại các bộ, ngành hiện nay hoạt động của hệ thống KSNB chủ yếu dựa vào các quy định của Nhà nước để ban hành các quy chế hoạt động và làm việc của đơn vị Trên cơ sở đó, các bộ phận chức năng thực hiện các nhiệm vụ của mình theo quy định và luật định Chức năng chủ yếu của hệ thống KSNB là bảo vệ tài sản và giám sát việc chấp hành chế độ chính sách Nhà nước của đơn vị và các cá
nhân, bộ phận trong đơn vị nhằm giúp lãnh đạo đơn vị quản lý và điều chỉnh các
hoạt động của đơn vị mình theo đúng mục tiêu kế hoạch đặt ra và nâng cao hiệu
quả hoạt động trên cơ sở tiết kiệm nguồn lực Theo đó, hệ thống KSNB bao gồm
các yếu tố chủ yếu như sau: môi trường kiểm soát, định chế kiểm soát, bộ máy
KSNB và hệ thống kế toán
22
Trang 28* Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát thuộc hệ thống KSNB của một bộ bao gồm toàn bộ
nhân tố bên trong và bên ngoài bộ có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của hệ thống KSNB Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung bao gồm quan điểm, cách thức điều hành, đạo đức năng lực, nhận thức cũng như hành động kiểm soát của người quản lý, cơ cấu tổ chức, sự phân công trách nhiệm, phân chia quyền lực, hệ thống quy chế quan lý và chính
sách về nhân sự Các yếu tố trên tạo nên môi trường ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực đến chất lượng hoạt động kiểm soát * Định chế kiểm _soát
Các định chế kiểm soát được cụ thể hoá bằng các thủ tục kiểm soát là các bước công việc, các nội dung công việc cần phải kiểm soát Các thủ tục kiểm soát
do lãnh đạo đơn vị thiết lập và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể Các thủ tục kiểm soát chủ yếu liên quan tới việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách bộ bao gồm: lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến kinh phí phát sinh trong phạm vi bộ, ngành; kiểm tra tính chính xác của
các số liệu tính toán; kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học; kiểm
tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và số kế toán chỉ tiết; kiểm tra định mức và
tính đúng đắn của các khoản thu - chi làm cơ sở cho việc quyết toán; đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài; so sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu
trên số kế toán; giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán; phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch
Các thủ tục kiểm soát được thiết lập phải dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:
nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm:
việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với
tài sản và sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị
Hoạt động của đơn vị chỉ có nền nếp khi đơn vị ban hành được quy chế quản lý tài chính kế toán nội bộ thích hợp Quy chế này cụ thể hoá những quy
định về tài chính, kế toán của Nhà nước mà đơn vị phải tuân thủ phù hợp với
những điều kiện cụ thể tại đơn vị, đồng thời cũng là hướng dẫn để các bộ phận
liên quan thực hiện và là căn cứ để kiểm tra kiểm soát tính tuân thủ
23
Trang 29Các thủ tục kiểm soát được thiết lập đảm bảo cho hoạt động tài chính ngân sách tuân thủ triệt để Luật NSNN và các văn bản (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn thực hiện có liên quan; các quy định luật pháp về quân lý hoạt động sự nghiệp
có thu; các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu; quy định về quản lý dự án viện trợ, vay nợ nước ngoài; pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và các
quy định có liên quan cụ thể trong quá trình thực hiện
* Hé thong KSNB
Hé théng KSNB sẽ thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá
thường xuyên về hoạt động tài chính kế toán của bộ, qua đó phát hiện những tồn tại và để xuất những giáp pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính ngân sách
của bộ, ngành
Liên quan trực tiếp tới hệ thống KSNB về công tác quản lý tài chính có Bộ trưởng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc là chủ tài khoản và là người chịu trách
nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị Bộ phận chuyên môn giúp
cho Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị hoàn thành công tác quản lý tài chính
ngân sách là các Vụ đâu mối tại đơn vị dự toán cấp I như Vụ Tài chính Kế toán, Vụ Kế hoạch, Vụ Đầu tư XDCB, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Đào tạo, các Vụ chuyên ngành trực thuộc bộ và các bộ phận kế toán tại các đơn vị dự toán cấp H, cấp III trực thuộc
Các vụ tại đơn vị dự toán cấp I như Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Kế hoạch, Vụ Đầu tư XDCPB là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác tài chính, kế toán của ngành theo chức năng, nhiệm vụ
được giao Các vụ đầu mối trên có nhiệm vụ: tổng hợp xây dựng dự toán thu- chi
ngân sách của bộ, quản lý và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc sử dụng kinh phí theo đúng chế độ quản lý tài chính và kế toán thống kê; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, xét duyệt báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp lập báo
cáo quyết toán ngân sách của Bộ gửi Bộ Tài chính; nghiên cứu và xây dựng các
chế độ quản lý kinh tế, tài chính áp dụng trong toàn ngành theo thẩm quyền quy
định Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ các mặt công tác
trên của Bộ do Bộ trưởng uỷ quyền
Về tổ chức các đơn vị trực thuộc bộ có các đơn vị hành chính nhà nước, các
đơn vị sự nghiệp có thu Phòng Tài chính Kế toán tại các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ là bộ phận giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trong toàn đơn vị, có nhiệm vụ cơ bản như sau:
24
Trang 30- Lập dự toán thu chỉ và thực hiện kiểm soát việc chấp hành ngân sách về
các tiêu chuẩn, định mức trong đơn vị
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp các nguồn kinh phí phát sinh tại
đơn vị Lập báo cáo tài chính kịp thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, các quỹ của đơn vị Trưởng phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về toàn bộ hoạt động
tài chính kế toán của đơn vị được Thủ trưởng uỷ quyền giao phó
Cơ cấu tổ chức bộ máy KSNB của bộ tập trung thống nhất như trên là mô hình phù hợp, tạo điều kiện cho việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và uỷ
quyền rõ ràng, tổng hợp và cung cấp thông tin nhanh chóng và đặc biệt là thể hiện tính chuyên môn theo ngành dọc với sự tham mưu giúp việc của bộ phận tài vụ kế toán
Trong tổ chức bộ máy của hệ thống KSNB, chất lượng cán bộ rất quan
trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý Chất lượng cán bộ
được thể hiện ở trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và sự nhiệt tình trong
công việc Hệ thống KSNB chỉ thực sự có hiệu quả khi lãnh đạo đơn vị biết sắp
xếp, bố trí cán bộ hợp lý, khoa học
Ngoài Vụ Tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý, kiểm tra
và giám sát toàn bộ công tác tài chính, ngân sách của bộ từ khâu lập dự toán, sử dụng kinh phí và phê duyệt quyết toán Các bộ, ngành đều có bộ phận Thanh tra giúp Bộ trưởng thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trong đó có
những nội dung thanh kiểm tra về công tác tài chính, nhưng những cuộc kiểm tra
này thường có nội dung mang tính vụ việc, đột xuất và nhân viên thanh tra chưa
có chuyên môn chuyên sâu về quản lý tài chính kế toán như kiểm toán nội bộ, do
vậy hiệu quả hoạt động còn hạn chế
Trong cấu thành hệ thống KSNB, bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận
quan trọng Theo các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ do Viện
kiểm toán viên nội bộ ban hành thì "Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm
định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét, đánh giá các hoạt
động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó"
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bộ, ngành chưa thiết lập được bộ phận
kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra một cách toàn điện công tác quản lý tài chính kế toán Qua đó, kiểm toán nội bộ đưa ra các ý kiến nhận xét đánh giá về tính trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính cững như hiệu
25
Trang 31quả sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được
giao
* Hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán của mội bộ bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống số kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo tài chính xuyên suốt từ các đơn
vị dự toán đến báo cáo quyết toán của bộ Chức năng quan trọng của công tác kế
toán là kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, kinh phí
của đơn vị Do vậy hệ thống kế toán là một thành phần quan trọng trong hệ thống
KSNEB Mục đích của một hệ thống kế toán của bộ, ngành là sự nhận biết, thu
thập, phân loại, ghi số và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính thoả mãn chức
năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán Chức năng kiểm tra của kế toán được thể hiện ở việc kiểm tra chứng từ kế toán, kiểm tra công tác hạch toán
tài khoản kế toán, kiểm tra báo cáo tài chính và các thông tin kinh tế tài chính
(3) Hệ thống KSNB của Tổng công ty, công ty (DNNN)
Hệ thống kiểm soát nội bộ này được thiết lập nhằm giúp các nhà quản trị Công ty trong việc quản lý các hoạt động của Công ty một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo cung cấp các thông tin tài chính một
cách tin cậy cho các nhà đầu tư, tuân thủ luật pháp và các quy định khác có liên quan Nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ này bao gồm 5 thành phần chính:
- Môi trường kiểm soát
- Cơ cấu tổ chức
- Quy trình và các thủ tục kiểm soát chung và chỉ tiết
- Quy trình đánh giá rủi ro và quản lý các hoạt động kiểm soát, giám sát
- Quy trình kiểm soát hệ thống thông tin và trao đổi thông tin
Các thành phần này được thiết kế chi tiết nhằm phục vụ hiệu quả công tác
quản lý trong cả giai đoạn đầu tư XDCP và giai đoạn SXKD Hệ thống được thiết
kế trên nguyên tắc mở cho phép Công ty điều chỉnh, bổ sung, các nghiệp vụ kiểm
soát đựa trên nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý đối với từng gia1 đoạn
* Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát thể hiện qua các nội quy, quy chế của Công ty như: nội quy chung, quy chế tuyển dụng, quy chế nhân viên, quy chế tài chính và hạch
toán kinh đoanh vw Các nội quy, quy chế này bao quát tất cả các khía cạnh 26
Trang 32liên quan đến nhu cầu quản lý hoạt động và tài chính của Công ty trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, bảo đảm các hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả nhất
* Cơ cấu tổ chức
_ Bao gồm cơ cấu tổ chức giai đoạn XDCB và giai đoạn SXKD
Xây dựng cơ cấu tổ chức Công ty giai đoạn xây dựng cơ bản bảo đảm quản
lý tối ưu các nguồn vốn đầu tư và kiểm soát chất lượng xây lắp theo đúng các yêu
cầu kỹ thuật chuyên ngành được áp dụng Các phòng ban chức năng và nhân viên
nghiệp vụ là những người có trình độ chuyên môn cao và khả năng kiêm nhiệm
các công việc khác nhau Cơ cấu này sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp
với nhu cầu sản xuất kinh đoanh giai đoạn sau đầu tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Đại hội đồng Cổ đông, Ban Kiểm
soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc đã được phân định rõ trong Điều lệ Công
ty Cổ phần, Quy chế Ban kiểm soát, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
quản trị và Ban Giám đốc không thay đổi trừ khi được quyết định bởi Đại hội
đồng cổ đông
Cơ cấu tổ chức Công ty giai đoạn sẵn xuất kinh doanh được xây dựng
theo nhu cầu đặc trưng của ngành trên nguyên tắc chuyên môn hoá cao và năng động Các nhân viên nghiệp vụ là những người có kinh nghiệm trình độ chuyên
môn phù hợp, có khả năng đảm nhiệm tốt các công việc được giao Chức năng và
nhiệm vụ của từng nhân viên nghiệp vụ được cụ thể hoá dựa trên nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh sau giai đoạn xây dựng cơ bản Nhu cầu về
nhân sự được đự tính theo báo cáo khả thi và điều chỉnh theo nhu cầu thực tế Cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Đại hội đồng Cổ đông, Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc không thay đối, trừ khi được quyết định bởi
Đại hội đồng cổ đông
1.3.2 Nội dung phương pháp khảo sát, đánh giá HTKSNB 1.3.2.1 Khảo sát môi trường kiểm soát nội bộ
Sau khi thu thập được các thông tin về đối tượng kiểm toán, Kiểm toán viên cần phải đánh giá về môi trường hoạt động của hệ thống KSNB trên các phương
điện sau đây:
- Ngành nghề hoạt động, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài 27
Trang 33khác bao gồm các khuôn khổ báo cáo tài chính hiện hành
ˆ- Tính chất của tổ chức, bao gồm việc lựa chọn và ứng dụng các chính sách kế toán
- Các mục tiêu và chiến lược và các rủi ro trong kinh doanh có liên quan dân đến các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính
- Phương pháp tính toán và đánh giá tình hình tài chính của tổ chức
- Và bản thân hệ thống KSNB
Về nguyên tắc Kiểm toán viên phải hiểu biết về môi trường kiểm soái của
đơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành
viên trong ban lãnh đạo của đơn vị đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
Các nhân tố chủ yếu để đánh giá môi trường kiểm soát:
- Chức năng, nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo, quản lí trong đơn vị và các phòng ban chức năng của đơn vị;
- Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên lãnh đạo, quản lí
hoặc thủ trưởng đơn vị
- Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;
- Hệ thống kiểm soát của Ban quản lý bao gồm tất cả các bộ phận quản lý, kiểm soát, chức năng của kiểm toán nội bộ, chính sách và thủ tục liên quan đến
nhân sự và sự phân định trách nhiệm;
- Ảnh hưởng từ bên ngoài đơn vị như chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của
cấp trên hoặc cơ quan quản lý chuyên môn; Xác lập những tác động chủ yếu nhất các yếu tố trong số các yếu tố này
1.3.2.2 Khảo sát đánh giá về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội
bộ của của đơn vị
* Kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công
việc kế toán của đơn vị trên cả hai hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị
để xác định được:
- Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;
- Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu; - Tổ chức bộ máy kế toán;
- Tổ chức công việc kế toán, gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế
toán, số kế toán và hệ thống báo cáo tài chính;
28
Trang 34- Phương pháp hạch toán và hình thức số kế toán mà đơn vi áp dụng;
- Tổ chức kế toán trong lĩnh vực trọng yếu và nội dung của các khoản mục trong báo cáo tài chính;
- Quy trình lập các tài liệu tổng kết kế toán và tài chính, kể từ điểm phát
sinh các giao dịch hoặc các sự kiện trọng yếu khác cho đến khi được trình bày trên các báo cáo tài chính Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các
sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập và trình bày báo cáo tài chính
Theo thông lệ, dé hiều hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ một cách thích
đáng cho công tác kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải căn cứ vào kinh nghiệm
của mình trước đó về đơn vị và dựa vào:
Nội dung trao đổi với ban lãnh đạo, quản lý, với các nhân viên điều hành và nhân viên ở các cấp khác nhau của đơn vị và liên hệ với tài liệu (sách hướng dẫn thi hành thủ tục, mô tả các chức vụ và sơ đồ tổ chức nhân sự);
Việc kiểm tra các tài liệu và các thông tin đo hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ cung cấp Quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, gồm
có cơ cấu tổ chức của hệ thống vi tính, của các thành viên trong lãnh đạo, quản lý
và cách thức xử lý các giao dịch
* Xem xét và đánh giá lại công việc của kiểm toán nội bộ
- Trong trường hợp mà kiểm toán viên đự định sử dụng các tư liệu đặc thù
của kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên cần phải xem xét và đánh giá các tư liệu
đó nhằm khẳng định tính thích hợp của các tư liệu này đối với các mục tiêu kiểm toán của mình
- Để đánh giá các công việc kiểm toán nội bộ cụ thể, cần phải đảm bảo
rằng phạm vi va chương trình công tác tương ứng là thích hợp, và phải xác định xem việc đánh giá sơ bộ công tác kiểm toán nội bộ vẫn còn hiệu lực hay không
Việc đánh giá này có thể khiến phải xác định xem:
- Các công việc có được thực hiện bởi những người được đào tạo chuyên môn và có đủ kinh nghiệm của một chuyên gia kiểm toán nội bộ hay không và các công việc của những nhân viên có được giám sát, kiểm tra và ghi nhận một
cách nghiêm chỉnh hay không
- Các yếu tố chứng thực có được thu thập tương đối đầy đủ và thích hợp hay không để đảm bảo rằng các kết luận đưa ra là có cơ sở hợp lý
- Kết luận đưa ra có phù hợp với tình huống và các báo cáo được lập ra có
29
Trang 35phù hợp với kết quả hay không
- Một giải pháp thoả đáng có được đưa ra hay không cho các vấn đề ngoại - lệ hoặc bất thường đã được nêu ra trong quá trình kiểm toán nội bộ
1.3.2.3 Khảo sát thủ tục kiếm soát mà đơn vị thực hiện
Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát, công nghệ kiểm soát của đơn vị để xây đựng kế hoạch kiếm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết của mình về môi trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần
thiết phải bổ sung thêm
Các nghiệp vụ chỉ có thể được thực hiện nếu có sự đồng ý chung hoặc đặc
biệt của lãnh đạo, quản lý Tất cả các nghiệp vụ và các sự kiện phát sinh phải
được hạch toán một cách nhanh chóng và chính xác vào các tài khoản trong kỳ kế
toán phù hợp, để từ đó có thể lập được các báo cái tài chính theo một chế độ kế toán Chỉ có thể được tiếp xúc trực tiếp với các tài sản hay các tài liệu khi có sự
cho phép của lãnh đạo, quản lý Các tài sản ghi trong số kế toán phải được so sánh
với các tài sản hiện thực theo chu kỳ cố định và những biện pháp thích đáng phải được thi hành trong trường hợp có chênh lệch
Nội dung kiểm tra các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:
- Kiểm tra qui trình và các thủ tục kiểm soát mà đơn vị áp dụng
~ Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài Hệu liên quan đến đơn vị; - Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán;
- Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;
- Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và số kế toán chỉ tiết;
- Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;
- Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;
- So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên số kế toán; - Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán; - Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với đự toán, kế hoạch
Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công,
phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ
quyén,
30
Trang 361.3.2.4 Khảo sát đánh giá về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ nhân viên trong HTKSNB
Thông qua phỏng vấn, chất vấn và kiểm tra chọn mẫu về chuyên môn, đạo
đức nghề nghiệp đối với các cán bộ nhân viên kế toán, kiểm soát nội bộ:
- Đánh giá trình độ nghề nghiệp và vai trò của Kế toán trưởng - Đánh giá trình độ nghề nghiệp và vai trò của các kế toán viên
- Đánh giá trình độ nghề nghiệp và vai trò của kiểm toán trưởng kiểm toán
nội bộ (nếu có)
- Đánh giá trình độ nghề nghiệp và vai trò của các kiểm sát viên của đơn Vị Trên cơ sở kết quả đánh giá này KTV thực hiện lượng hoá rủi ro kiểm soát (Rs) trên khía cạnh trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nhiệp của các cán bộ và
nhân viên trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
1.3.2.5 Những hạn chế cố hữu của hệ thống ldễm soát nội bộ
Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ không đảm bảo một cách rõ ràng là
ban giám đốc đã đạt được các mục tiêu của mình, và điều này là do những hạn chế cố hữu của mọi hệ thống Các hạn chế đó là:
- Điều mà ban lãnh đạo, quản lý thường yêu cầu là giá phí của kiểm soát
nội bộ không vượt quá những lợi ích mong đợi mà kiểm soát nội bộ mang lại
- Phần lớn các công tác kiểm soát nội bộ thường được thực hiện trên các
giao dịch lặp đi lặp lại, chứ không phải trên các giao dịch bất thường
- Rủi ro sai sót của con người, xuất phát từ sự thiếu chú ý, đãng trí, sai lầm
trong xét đoán hoặc do không hiểu rõ các chỉ thị công tác đều không thể loại trừ
- Khả năng thoát khỏi hệ thống kiểm soát nội bộ đo có sự thông đồng của
một thành viên trong ban lãnh đạo, quản lý hay của một nhân viên với những người khác ở trong hay ngoài đơn vị
- Khả năng mà một người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ lạm
dụng đặc quyền của mình, chẳng hạn như một thành viên trong ban lãnh đạo, quản lí có thể ở ngoài vòng kiểm soát
- Có khả năng là những thủ tục không còn thích hợp nữa, do có sự chuyển
biến của bối cảnh, và như vậy những thủ tục này không còn được áp dụng nữa
31
Trang 371.3.2.6 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được
loại trừ đo sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
* Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm
toán viên phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho
từng số du tài khoan hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao đối với cơ
sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp:
- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ;
- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả;
- Kiểm toán viên không được cung cấp đây đủ cơ sở để đánh giá sự đây đủ
và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kiểm toán
* Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp: -
- Kiểm toán viên có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; - Kiểm toán viên có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát
* Lưu giữ tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát
Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán:
- Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
- Những nhận xét và đánh giá về rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên
Trường hợp rủi ro kiểm soát được đánh giá không cao thì kiểm toán viên cũng phải ghi chép và lưu lại các tài liệu làm cơ sở cho việc đánh giá này
Kiểm toán viên có quyền lựa chọn kỹ thuật khác nhau để lưu trữ thông tin liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Hình thức và phạm
vi lưu trữ tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất
phức tạp của đơn vị và của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị (Ví dụ: Nếu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ càng phức tạp thì
32
Trang 38quy trình kiểm tra của kiếm toán viên càng mở rộng và do đó tài liệu kiểm toán phải lập và thu thập càng nhiều hơn)
1.3.2.7 Thử nghiệm kiểm soát đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
* Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đây
đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ trên các phương điện trên các khâu của quá trình hạch toán
- Thử nghiệm kiếm soát đối với thiết chế hoạt động: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn
ngừa phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; Thiết chế đó có hiệu năng hiệu
lực hoạt động cao -
- Thử nghiệm đối với giai đoạn thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ tôn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét * Ngoài các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ
tục kiểm toán khác để thu thập đây đủ bằng chứng về tính hiệu quả của việc thiết
kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, như thu thập bằng chứng thông qua việc thu thập thông tin và quan sát các hoạt động của các hệ thống này
“Trường hợp kiểm toán viên nhận thấy những thủ tục đã thực hiện cung cấp
đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ liên quan đến cơ sẽ dẫn liệu của báo cáo tài chính thì có thể sử dụng những
bằng chứng này để chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp
hoặc trung bình
* Thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được
bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chỉ tiền có được
phê duyệt đầy đủ hay không;
- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng
kiểm soát hay không;
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm kê
quỹ kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có được
33
Trang 39đơn vị thực hiện hay không
* Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để
chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao Việc đánh
giá mức độ rủi ro kiểm soát càng thấp thì kiểm toán viên càng phải chứng minh rõ
là hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thiết kế phù hợp và hoạt động hiệu quả
Để chứng minh là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, kiểm
toán viên phải xem xét cụ thể các thủ tục kiểm soát nội bộ đang áp đụng, tính nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục và người thực hiện kiểm soát trong suốt
niên độ Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngay
cả khi thực hiện chưa đây đủ các qui định do có sự thay đổi nhân sự chủ chốt; do
hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người Trường hợp có những
biến động như nêu trên, kiểm toán viên phải xem xét riêng từng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên phải
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong thời gian có sự thay đổi đó
Đối với KTV mục tiêu thử nghiệm kiểm soát không thay đối, nhưng thủ tục kiểm toán có thể thay đổi khi công việc kế toán và kiểm soát nội bộ được thực
hiện trong môi trường tin học hoặc thực hiện thủ công Khi công việc kế toán và kiểm soát nội bộ được thực hiện trên máy vi tính thì kiểm toán viên có thể sử dụng kỹ thuật kiểm toán bằng máy vi tính để thu thập bằng chứng đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trên cơ sở kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định
xem hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không Nếu có thay đổi lớn thì kiểm toán viên
phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và
phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến, thay đổi phương pháp kiểm toán, qui mô
mẫu
34
Trang 40SƠ ĐỔ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ - KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN ©
VẬN HÀNH TỐT NGHIÊN CỨU RỦI RO VỀ
GIẢI PHÁP THAY THÊ
Ỷ
ĐÁNH GIÁ CUỐI CỪNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ | Ý KIẾN VÀ
LOI KHUYEN