1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Hóa học 9 tiết 44 45

10 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 36,98 KB

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ 8 phút - Mục tiêu: Biết được hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử - Phương pháp dạy học: phươ[r]

Trang 1

Ngày soạn: 08/02/2019 Tiết 44

BÀI 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

A Mục tiêu

1 Về kiến thức

- Biết được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, C hoá trị IV, oxi hoá trị II, Hiđro hoá trị I

- Biết được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon

2 Về kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo

- Quan sát mô hình một số công thức cấu tạo mạch hở, mạch vòng của một

số hợp chất hữu cơ đơn giản

- Rèn tư duy khái quát

3 Về tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân

và hiểu được ý tưởng của người khác

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng

4 Về thái độ và tình cảm

- Bồi dưỡng lòng yêu thích khoa học và học tập bộ môn

5 Về định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực thực hành hóa học, năng lực giải quyết vấn đề

B Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Gv: mô hình phân tử hợp chất hữu cơ

2 Hs: nghiên cứu trước bài 35

C Phương pháp

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

D Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

1 Ổn định lớp (1 phút)

9A 9B

2 Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Hs 1: Thế nào là hợp chất hữu cơ? Lấy ví dụ và phân loại?

- Hs 2: Làm bài tập 4 sgk

Trang 2

3 Giảng bài mới

* Giới thiệu:

Chúng ta đã biết hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon nhưng lại có tới khoảng 20 triệu hợp chất hữu cơ, trong khi đó hợp chất vô cơ chỉ có khoảng 1 triệu hợp chất Tại sao số lượng hợp chất hữu cơ lại nhiều như vậy Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào? CTCT của các hợp chất hữu cơ cho biết điều gì?

Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ (8 phút)

- Mục tiêu: Biết được hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

- Gv y/c hs:

? Tính hoá trị của C, H, O trong các hợp

chất sau: CO2, H2O?

→Hs tính hoá trị và trả lời

→Gv nêu vấn đề: trong hợp chất hữu cơ C,

H, O cũng có hoá trị như vậy, nhưng biểu

diễn sự liên kết giữa các nguyên tử này như

thế nào?

- Gv thông báo cách biểu diễn hoá trị và liên

kết giữa các nguyên tử trong phân tử đồng

thời thực hiện trên mô hình

? Hãy lắp ghép mô hình phân tử CH4, CH4O

→Hs lắp mô hình và đưa ra các cách lắp ghép

khác nhau

? Hãy chỉ ra cách ghép đúng, sai? chỉ ra điểm

sai là gì?

→Hs rút ra kết luận về sự liên kết giữa các

nguyên tử

I Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

1 Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử

- Trong các hợp chất hữu cơ, C hoá trị IV, oxi hoá trị II, Hiđro hoá trị I

Ví dụ:

CH4 :

CH3OH:

- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử

H

H C H H H

H C O H

H

Trang 3

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch cacbon (7 phút)

- Mục tiêu: Biết được mạch cacbon

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

- Gv y/c hs tính hoá trị của C trong các phân

tử C2H6, C3H8

- Gv nêu vấn đề: có phải trong các hợp chất

hữu cơ, nguyên tử cacbon có hoá trị khác IV

không?

? Viết các cách biểu diễn liên kết của các

nguyên tử trong phân tử C4H10?

? Thế nào là mạch cacbon?

? Có mấy loại mạch cacbon?

2 Mạch cacbon

- Khái niệm: Các nguyên tử liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon

- Phân loại: 3 loại + Mạch thẳng:

| | | |

- C - C - C - C - | | | |

+ Mạch nhánh:

| | |

- C - C - C - | |

- C - |

+ Mạch vòng:

| |

- C - C- | |

- C - C - | |

Hoạt động 3: Tìm hiểu trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ (5 phút)

- Mục tiêu: Biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

Trang 4

Hoạt động của Gv - Hs Nội dung

? Viết các cách biểu diễn liên kết của các

nguyên tử trong phân tử C2H6O?

? Nhận xét gì về trật tự liên kết của hai chất

trên?

→Gv nhấn mạnh đây là nguyên nhân làm

rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete

Từ đó đi đến kết luận

3 Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Đimetyl ete

- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử

Hoạt động 4: Tìm hiểu về công thức cấu tạo (10 phút)

- Mục tiêu: Biết được cách viết CTCT và ý nghĩa của CTCT

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, làm mẫu, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

- Gv thông báo: tất cả các công thức đã biểu

diễn ở trên người ta gọi là công thức cấu tạo

H? Vậy công thức cấu tạo là gì?

- Gv hướng dẫn hs cách biểu diễn công thức

cấu tạo đầy đủ và cấu tạo thu gọn

- Gv y/c hs quan sát 2 công thức cấu tạo của

C2H6O Đó là chất gì?

? Khi nào là rượu? Khi nào là ete?

? Nhìn vào công thức cấu tạo cho ta biết

điều gì?

II Công thức cấu tạo

- CTCT là CT biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Ví dụ:

+ etilen:

H H

H C C O H

H H

H H

H C O C H

H H

Rượu etylic

Trang 5

CTCT thu gọn: CH2 =

CH2

+ Rượu etylic:

CTCT thu gọn:

CH3 - CH2 - OH

- Ý nghĩa của CTCT: cho biết + Thành phần phân tử

+ Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

4 Củng cố (7 phút)

- Đọc "ghi nhớ " sgk

- Làm bài tập: Viết CTCT của C3H8, CH4O, C2H5Cl

5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2 phút)

- Làm bài tập 1→5 sgk

- Đọc trước bài metan: Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của khí metan

Trang 6

Ngày soạn:09/02/2019 Tiết 45

BÀI 36: METAN

CTPT: CH4

PTK: 16

A Mục tiêu

1 Về kiến thức

HS biết được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với

không khí

- Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng

cháy)

- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất

2 Về kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét

- Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính % khí metan trong hỗn hợp

3 Về tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng

của người khác; Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt

hóa;

4 Về thái độ và tình cảm

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; HS quan tâm và có ý thức

bảo vệ nguồn tài nguyên khí ở địa phương

- Giáo dục cho HS giá trị đạo đức yêu thương con người, tôn trọng sản phẩm

lao động do con người tạo ra

- Học sinh có trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác cùng bảo vệ môi trường

5 Về định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng

lực thực hành hóa học, năng lực giải quyết vấn đề

B Chuẩn bị của GV và HS

Gv: - Máy chiếu chiếu ảnh về ứng dụng của metan

- Mô hình phân tử metan

- Dụng cụ hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm điều chế metan:

+ Khí CH4, dung dịch Ca(OH)2

+ Ống thuỷ tinh có vuốt nhọn

Hs: nghiên cứu trước bài

C Phương pháp

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thí

nghiệm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi

Trang 7

D Tiến trình giờ dạy- giáo dục

1 Ổn định lớp (1 phút)

9A 9B

2 Kiểm tra bài cũ (8 phút)

- Hs 1: Viết CTCT của công thức phân tử C2H5Br, C4H10

- Hs 2: Làm bài tập 5 – sgk T112

3 Giảng bài mới

* Giới thiệu: Metan là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho

đời sống và cho công nghiệp Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Tìm hiểu bài học hôm nay

Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

của metan (6 phút)

- Mục tiêu: HS nêu được tính chất hóa học của metan, viết được PTHH Rèn cho HS kỹ năng quan sát thí nghiệm

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi

? Trong tự nhiên, metan có ở đâu?

- Gv giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan

Gv cho hs quan sát lọ đựng khí metan

? Nêu trạng thái, màu sắc, tính tan trong

nước của metan.

? Metan là chất khí nặng hay nhẹ so với

không khí? Vì sao?

→ hs quan sát theo nhóm rút ra nhận xét về tính

chất vật lí của metan

→Gv kết luận

I Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

1 Trạng thái tự nhiên

- Mỏ khí, mỏ than, mỏ dầu, bùn ao, bioga

2 Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử metan (6 phút)

- Mục tiêu: biết được đặc điểm cấu tạo phân tử metan

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

Trang 8

? Từ CTPT, hãy viết CTCT của metan?

→Hs lên bảng viết CTCT

→Gv thông báo: đây là CTCT của metan được

biểu diễn trên mặt phẳng Trong không gian,

CTCT của metan được biểu diễn như thế nào?

→Hs quan sát mô hình phân tử metan dạng đặc

và rỗng H4.4 sgk T113 để thấy được CTCT

trong không gian

? Dựa vào CTCT của metan, liên kết giữa

nguyên tử cacbon với 1 nguyên tử hiđro được

biểu diễn bằng mấy nét gạch nối? Tại sao?

→Gv thông báo: Liên kết giữa các nguyên tử

biểu diễn bằng một nét gạch nối gọi là liên kết

đơn

? Vậy liên kết đơn là gì?

Gv: Những đặc điểm cấu tạo này đã quyết định

tính chất hoá học của metan

II Cấu tạo phân tử

*Nhận xét: Phân tử metan có

4 liên kết đơn giữa nguyên

tử cacbon và 4 nguyên tử hiđro

Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất hoá học của metan (15 phút)

- Mục tiêu: HS nêu được tính chất hóa học của metan, viết được PTHH Rèn

cho HS kỹ năng quan sát thí nghiệm

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thí nghiệm

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

- Chiếu H4.5: Em hãy quan sát, mô tả TN

- GV làm TN, HS quan sát, nhận xét, viết

PTHH

=> Liên hệ GD đạo đức (3ph): Các vụ nổ khí

CH4 và sản phẩm của PƯ đã gây ô nhiễm môi

trường, từ đó học sinh có trách nhiệm tuyên

truyền các biện pháp an toàn lao động khai thác

than trong hầm mỏ, hợp tác đoàn kết cùng cộng

đồng có biện pháp bảo vệ môi trường

+ Nguyên nhân các vụ nổ lò than là do vụ nổ

khí Metan, thấy được vất vả, nguy hiểm của

người thợ mỏ, từ đó biết yêu thương tôn trọng

III Tính chất hoá học

1 Phản ứng cháy

CH4 + 2O2 ⃗t0CO2 + 2H2O +Q

H C H H H

Trang 9

người công nhân mỏ và trân trọng sản phẩm do

con người tạo ra

- Chiếu hình H4.6: Quan sát nêu cách tiến hành

TN, hiện tượng, nhận xét

=> GV hướng dẫn viết PTHH

(Thế đến H cuối cùng)

Các sản phẩm: CH2Cl2: metylenclorua

CHCl3 : clorophom

CCl4: cacbontetraclorua

- GV giới thiệu phản ứng thế: NT H trong phân

tử bị thay thế bởi nguyên tử của nguyên tố

khác

=> ƯD của phản ứng này là gì? (nhận ra

CH4)

- Giới thiệu dãy đồng đẳng của CH4: CnH2n+2

(n  1)

- Hỗn hợp khí VCH4 : VO2 =

2 :1là hỗn hợp nổ mạnh

2 Tác dụng với clo:

H

H - C - H + Cl - Cl AS

H H

H - C - Cl + H- Cl

H Metylclorua

- Viết gọn:

CH4 + Cl2  as CH3Cl +

HCl

=> PƯ trên gọi là phản ứng thế (là PƯ đặc trưng cho các H- C no-những hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn C - H trong phân tử)

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của metan (3 phút)

- Mục tiêu: HS nêu được các ứng dụng của metan

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

? Bằng kiến thức thực tế và nghiên cứu

SGK, cho biết ứng dụng của metan?

? Dựa vào cơ sở khoa học nào mà

metan được sử dụng làm nhiên liệu ?

- GV: quá trình đốt cháy metan làm

nhiên liệu thải ra môi trường một lượng

lớn khí CO2

? Đề xuất biện pháp sử dụng metan có

hiệu quả góp phần hạn chế sự ảnh hưởng

của CH4 đến “hiệu ứng nhà kính”?

IV Ứng dụng

1 Nhiên liệu trong đời sống

2 Nguyên liệu cho sản xuất hoá học

Trang 10

- Điều chỉnh lượng CH4 phù hợp với nhu

cầu sử dụng tránh lãng phí và giảm thiểu

lượng CO2 tạo ra…

? Em hiểu gì về khí bioga?

- HS nêu được cách tạo ra khí bioga ở vùng

nông nghiệp vừa tiết kiệm vừa đảm bảo vệ

sinh, BVMT

- GV: giúp HS nhận thấy trách nhiệm tuyên

truyền cộng đồng biết để sử dụng

4 Củng cố (4 phút)

+ Tính chất vật lí, hoá học của CH4, tính chất nào là đặc trưng?

- Phản ứng thế

CH4 + Cl2 AS CH3Cl + HCl

5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2 phút)

- Làm bài tập trong sgk và làm bài tập trong SBT

- Đọc trước bài 37: Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của khí etilen

Ngày đăng: 06/01/2022, 07:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

? Hãy lắp ghép mô hình phân tử CH4, CH4O - Giáo án Hóa học 9 tiết 44 45
y lắp ghép mô hình phân tử CH4, CH4O (Trang 2)
→Hs lên bảng viết CTCT - Giáo án Hóa học 9 tiết 44 45
s lên bảng viết CTCT (Trang 8)
II. Cấu tạo phân tử - Giáo án Hóa học 9 tiết 44 45
u tạo phân tử (Trang 8)
- Chiếu hình H4.6: Quan sát nêu cách tiến hành TN, hiện tượng, nhận xét. - Giáo án Hóa học 9 tiết 44 45
hi ếu hình H4.6: Quan sát nêu cách tiến hành TN, hiện tượng, nhận xét (Trang 9)
w