1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược phát triển xuất khẩu tỉnh bến tre đến năm 2010

220 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 19,73 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO xxx DUONG NGOC DUYEN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2010

CHUYEN NGANH : KINH TE QUAN LY VA KE HOACH HOA

KINH TE QUOC DAN

MA sO : 5.02.05

LUAN AN TIEN SI KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

TIẾN SĨ PHAM HẢO HỚN

TIẾN SĨ NGUYÊN ĐÔNG PHONG

THÀNH PHỐ HỒ CHi MINH, NAM 2003

=

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Và CHỮ VIẾT TẮT f |

_St | Chữviết tắt | Chú thích tiếng Anh Chú thích tiếng Việt

| | AFTA | ASEAN Free Trade Area | Khu vực mậu dịch tự do | ASEAN | |

| 2 |; APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinhtế -

| | Cooperation Châu Á - Thái Bình Dương

| 3 | ASEAN Association of South East | Hiép h6i cdc quéc gia Đông |

| | Asean Nations ¡ Nam Á |

| 4 | CEPT Common Effective Chương trình ưu đãithuế '

| Preferential Tariff quan có hiệu lực chung _`

5 | WTO ˆ | World Trade T6 chtfe Thuong maithé

| Organization gidi |

6 | GDP _Gross Domestic Products | Tổng sản phẩm quốc nội |

7 GNP | Gross National Products Tổng sản phẩm quốc dân |

§ ĐBSCL | Đồng bằng sông Cửu Long |

3- IMF International Money | Quỹ tiền tệ quốc tế |

| | | Fund

10) UNDP | United Nations ¡Chương trình Phát triển |

| | | Development Programme | Lién hiép quéc

| il | UNCTAD | United Nations Hội nghị Liên hiệp quốc về |

| Conference on Trade and | thương mại và phát triển

| | Development

| 12 | EU European Union Lién minh Chau Au |

| 13.| NAFTA | North American Free Hiệp định tự do thương mại

| Trade Agreement Bac My |

| 14 | OPEC Organization of Tổ chức các nước xuất khẩu `

| | Petroleum Exporting dầu mỏ

| | Countries

| 15 | HACCP Hazard Analysis Critical | Hé thống phan tích mối

| Control Point nguy và điểm kiểm soát tới

| | han

16 | HK Hongkong Hồng Kông

17) DL Taiwan Đài Loan

18 HO Korea Han Quéc

19 | DNNN | Doanh nghiệp Nhà nước

Trang 4

Ki Cl carn dour

đôi xi cư doan duti diy bit céng lriinh „2u

Clit CUA wéeng lit Cie số hiéu , kél gud NEU hong liuin in ⁄à 42 được wit chia hing duce cong đế hong Cal 4)

céng hiinh nio khie

Bén Sre, thing 5/2003

e/ Vighién cui sinh ⁄

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa c2 HH HH HH l

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt s nh 2

Lời cam đoan - 5: c2 2t E21 1121152 tErHrrshhr So 3

MỤC ÌỤC 2 HH HrrrrH HS 4

Danh mục các bảng TH 9110 1 TH cu TT TT TT 5 x1 51 n5 7

Danh mục các biểu đỒ s2 no 9

Lời mỞ đầu -c: cv 222122121221 E1 2 Ea 10

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HOAT DONG NGOAI THUONG

1 CAC HOC THUYET CO BAN VE THUONG MAI QUOC TE 16

1.1.1 Thuyét Trọng Thương 16

1.1.2 Cae ly thuyét c6 dién vé thugng mại quốc tế 17

1.1.3 Các lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế 21

12 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH

GIA LGI THE SO SANH VA LOI THE CANH TRANH 25

1.2.1 Phương pháp định lượng 26

1.2.2 Phương pháp định tính 28

13 KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA

TRONG PHAT TRIEN XUAT KHAU 30

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 30

1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan 32

1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan 32

1.3.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 33

1.3.5 Kinh nghiệm của Nhật Bản 35

1.3.6 Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm

của các nước trong phát triển xuất khẩu 36

Trang 6

CHUONG 2: PHAN TICH TINH HINH PHAT TRIỂN XUAT KHAU TREN DIA BAN TINH BEN TRE

2.1 TONG QUAN TINH HINH XUAT KHAU CUA VIETNAM 43

2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế gidi 43

2.1.2 Chính sách ngoại thương của Việt Nam 46

2.1.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 55

2.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẾNTRE 63

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TỈNH BẾN TRE 66

2.3.1 Đánh giá chung kết quả xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bến Tre 67 thời gian qua

2.3.2 Phân tích đánh giá năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu 73

của tỉnh Bến Tre

2.3.3 Đầu tư nước ngoài trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu 110

2.3.4 Quy mô và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh 113

doanh xuất nhập khẩu

2.3.5 Hệ thống tổ chức quản lý xuất nhập khẩu tỉnh Bến Tre 115

2.3.6 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về kinh doanh xuất nhập 115 khẩu của tỉnh Bến Tre

2.3.7 Đánh giá tình hình tổ chức hoạt động xúc tiến xuấtkhẩucủa 117 tỉnh Bến Tre thời gian qua

2.3.8 Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu 124

2.3.9 Phân tích SWOT và bài học kinh nghiệm trong phát triển xuất 125 khẩu của tỉnh Bến Tre

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH BẾN TRE

3.1 QUAN DIEM PHAT TRIEN XUAT KHAUCUATINH _ 133

BEN TRE

3.2 DU BAOCAC XU HUONG PHAT TRIEN CUA THUONG 135

MAI THE GIGI

3.3 PHAN TICH LOI THE CANH TRANH CUA TINH BEN 137

TRE TRONG PHAT TRIEN XUAT KHAU

Trang 7

3.4 4.4.1 3.4.2 3.5 3.5.1 3.5.2 3.5.3 3.6 3.6.1 3.6.2 3.6.3 3.6.4 3.6.5 3.6.6 3.6.7

ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIENXUAT KHAU CUA TINH

BEN TRE DEN NAM 2010

Định hướng về tỉ lệ tăng xuất khẩu so tăng GDP và nhịp độ

tăng trưởng xuất khẩu

Định hướng thị trường xuất khẩu

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH BẾN TRE

Căn cứ để xác định mục tiêu

Đề xuất các phương án phát triển xuất khẩu

So sánh và lựa chọn phương án tối ưu Các giải pháp phát triển xuất khẩu

Nhóm giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh Bến Tre để phát triển mạnh sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu Nhóm giải pháp nhằm tổ chức tốt lực lượng sản xuất, kinh

doanh xuất nhập khẩu

Nhóm giải pháp để phát triển thị trường xuất khẩu

Nhóm giải pháp cải thiện mạnh môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu Triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách khuyến khích

xuất khẩu

Nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp xã hội

Phát triển nhanh nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, chế

biến và xuất khẩu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIÁ

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

nghệ chế biến sản phẩm dừa xuất khẩu (2001)

St| Số bảng Nội dung | Trang

1 | Bang 2.1 | Thị trường xuất khẩu của VidtNam1991- | s57

2000 |

2 |Bang2.2 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre 63 3 _| Bảng 2.3 | Tổng mức vốn đầu tư xã hội 65 4 |Bảng 2.4 | Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bến Tre | 66

5 |Bảng 2.5 | Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bến Tre so với 67 các tỉnh ĐBSCL

6 | Bảng 2.6 | Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người 68 7_| Bảng 2.7 | Cơ cấu thị trường xuất khẩu (1991 — 2002) 71

3 |Bảng 2.8 | Sản lượng nuôi thuỷ sản 73

9 | Bảng 2.9 | Cơ cấu sản lượng nuôi thuỷ sản 73

10 | Bảng 2.10 | Năng lực đầu tư và khai thác thuỷ sản 75 11 | Bảng 2.11 | Bảng tổng hợp sản lượng nuôi trồng và khai 76

thác thuỷ sản (1991 ~ 2002)

12 | Bảng 2.12 | Sản lượng thuỷ sản phân theo nhóm hàng 77

13 | Bảng 2.13 | Cơ cấu sản lượng thuỷ sản 77

14 | Bảng 2.14 | Thuỷ sản chế biến xuất khẩu 78

15 | Bảng 2.15 | Cơ cấu thuỷ sản chế biến xuất khẩu 79

L6 | Bảng 2.16 | Bảng tổng hợp đánh giá trình độ công nghệ 80

chế biến thuỷ sản tỉnh Bến Tre (2001)

_17 | Bảng 2.17 | Kim ngạch xuất khẩu tôm đông và nghêu đông 83

18 | Bảng 2.18 | Thị trường chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản tỉnh 84 Bến Tre những năm gan đây

19 | Bảng 2.19 | Tình hình trồng dừa 88

20 | Bảng 2.20 | Lực lượng sẩn xuất sản phẩm dừa (2001) 92 21 | Bảng 2.21 | Tình hình phân bố lực lượng sản xuất hàng 93

xuất khẩu (2001)

22 | Bảng 2.22 | Sản lượng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ 95

công nghiệp ngành dừa

23 | Bảng 2.23 | Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trình độ công 95

Trang 9

24 | Bảng 2.24 | Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa | 97

25 | Bảng 2.25 | Khối lượng sản phẩm dừa xuất khẩu 98 26 | Bảng 2.26 | Thị trường xuất khẩu sản phẩm dừa chủyếu | 09

27 | Bảng 2.27 | Cơ cấu, diện tích, sản lượng trái cây tỉnh Bến 103

Tre

28 | Bảng 2.28 | Một số số liệu về tình hình hoạt động của 108 Công ty May Việt Hồng

29 | Bảng 2.29 | Đầu tư nước ngoài tỉnh Bến Tre 110 30 | Bảng 2.30 | Tỉ suất lợi nhuận trên vốn ba năm gần đây của 110

doanh nghiệp xuất nhập khẩu

31 |Bảng3.1 | Điểm và phương pháp áp dụng trong đánh giá 14]

ưu tiên -

32 | Bảng 3.2 | Đánh giá tiềm năng xuất khẩu thủy sản 143 33 | Bang 3.3 | Đánh giá tiểm năng xuất khẩu rau quả 144 34 | Bảng 3.4 | Đánh giá tiểm năng xuất khẩu hàng dệt may 145 35 | Bảng 3.5 | Đánh giá tiểm năng xuất khẩu mặt hàng gạo 147 36 | Bang 3,6 | Tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu 153

Việt Nam qua các năm

37 | Bảng 3.7 | Tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu 155 bình quânViệt Nam qua các năm

38 | Bảng 3.8 _| Kim ngạch xuất khẩu một số tỉnh ĐBSCL 155

39 | Bảng 3.9 | Dự báo các nguồn đầu tư phát triển 2001-2010 156 40 | Bang 3.10 | Định hướng cơ cấu thị trường xuất khẩu 165

41 | Bảng 3.11 | Phương án 1 -Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch 166

xuất khẩu bình quân (2001-2010) là 24%/năm

42 | Bảng 3.12 | Phương án 2 -Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch 168

xuất khẩu bình quân (2001-2010) là 26%/năm

43 | Bảng 3.13 | Phương án 3 -Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch 169

xuất khẩu bình quân (2001-2010) là

28,5%/nam

44 | Bảng 3.14 | Bảng tổng hợp so sánh ba phương án 171

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Stt | Số biểu đồ Nội dung Trang

l 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1991 — 35 2002) 2 2.2 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của 58 Việt Nam (1991 — 2002) 3 2.3 Cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 58 năm 2002 4 2.4 Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 59 năm 2002 5 2.5 Tăng trưởng xuất khẩu hàng dét may Việt 60 Nam (1991 — 2002) 6 2.6 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 61 (1991 — 2002)

7 2.7 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng rau 61

quả Việt Nam (1991 — 2002)

8 2.8 Cơ cấu hàng xuất khẩu tỉnh Bến Tre phân theo 69

hình thức xuất khẩu

9 2.9 Cơ cấu hàng xuất khẩu tỉnh Bến Tre phân theo 69

nhóm hang

10 2.10 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Bến Tre so 82

với ĐBSCL, và toàn ngành thuỷ sản

11 2.11 Động thái phát triển xuất khẩu của tỉnh Bến Tre

Trang 11

LỜI NÓI ĐẦU

1 Ý nghĩa của đề tài:

Việt Nam đang trên đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới

Việt Nam đã là thành viên chính thức Hiệp hội các nước Đông Nam Á,

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); đang đàm

phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Hiện nay, Việt Nam

đang thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong Khu vực.mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Ngoài ra, Việt Nam đã ký

nhiều hiệp định song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định Thương

mại Việt - Mỹ Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam có điều kiện mở rộn gq

thị trường, phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy tăn GQ trưởng kinh tế

Thực tế Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển xuất khẩu trong những năm đổi mới Đặc biệt, xuất khẩu đã trở thành động

lực chính để tăng trưởng GDP, góp phần đáng kể vào quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá — hiện đại hoá

Nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã và đang tập trung đẩy mạnh xuất

khẩu theo đường lối, chủ trương của Nhà nước, trong đó khu vực ĐBSCL,

nhiều tỉnh đã khai thác mạnh lợi thế so sánh của mình phát triển xuất khẩu hàng nông - thuỷ sản đã qua chế biến tạo tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu, tạo dựng được nhiều cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu có qui mô

lớn, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người lao động, nâng gq

cao hiệu quả nền kinh tế

Tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây cũng có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngày càng nhanh: nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm thời kỳ 1991 - 1995 là 7,5%, 1996 - 2000 là 9%, năm 2001 là 23% và đến năm 2002 là 30% Tuy vậy, quy mô xuất khẩu của tỉnh Bến Tre còn nhỏ bé, các

Trang 12

- Định hướng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến

năm 2010 Bao gồm định hướng mục tiêu, định hướng tốc độ tăng trưởng và định hướng về thị trường

- Xây dựng các phương án phát triển xuất khẩu và lựa chọn phương án tối ưu

- Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và tổ chức xuất khẩu

3 Phạm vỉ nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của để tài là hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bến

Tre trong pham vi giới hạn sau day :

- Cơ cấu hàng xuất khẩu không bao gồm hàng hóa vô hình

- Về thời gian: tập trung phân tích, đánh giá thực trạng từ năm 1991-

2001, một số chỉ tiêu cập nhật được trong năm 2002; các mục tiêu, định hướng dự báo đến 2010

- Về không gian : phạm vi nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trên địa ban tỉnh Bến Tre, có liên hệ đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, một số chính sách được xem xét trong phạm vi cả nước có tác động chi phối đến tỉnh Bến Tre

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu để tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp

sau đây:

4.1 Phương pháp phân tích:

Tác giả dùng phương pháp phân tích để phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn:

e _ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam

e© Báo cáo tổng kết, tư liệu của Bộ Thương mại, các cơ quan thuộc

Bộ Thương Mại và các bộ, ngành trung ương

Trang 13

e Báo cáo, quy hoạch, kế hoạch của UBND tỉnh Bến Tre và các Sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh Bến Tre

e«_ Sách tham khảo

4.2 _ Phương pháp khảo sát thực tế thu thập số liệu:

Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát 100% số các doanh nghiệp

nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng phiếu

điều tra ; đồng thời trực tiếp tiếp cận với doanh nghiệp để thu thập số liệu và nắm tình hình thực tế

4.3 Phương pháp thống kê :

Trên cơ sở số liệu thu thập được, phương pháp thống kê được sử

dụng để thống kê các dữ liệu một cách có hệ thống nhằm minh hoạ những nội dung chủ yếu của đề tài

4.4 — Phương pháp chuyên gia :

Do giới hạn về kinh phí nên một số nội dung tác giả không thể tổ

chức điều tra khảo sát được, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của các

nhà khoa học, các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước để minh chứng cho

luận cứ của mình, tác giả đã gửi công trình nghiên cứu cho một số chuyên gia am hiểu để xin ý kiến đóng góp, xây dựng nội dung khoa học của đề

tài và tham gia các cuộc hội thảo khoa học để nghe chuyên gia phát biểu ý

kiến về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu

4.5 Phương pháp tổng hợp :

Phương pháp tổng hợp được tác giả áp dụng trong quá trình thống

kê, phân tích để rút ra những đánh giá, những nhận xét mang tính khái

quát cao làm nổi bật nội dung chính của luận án

5, Tính mới của luận án: " Về lý luận:

Trang 14

này, thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu và lợi thế

so sánh trong phát triển xuất khẩu tác giả sẽ nhận dạng những thành tựu

đạt được trong xuất khẩu của tỉnh Bến Tre cũng như những hạn chế cần khắc phục Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong phát triển xuất khẩu để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng

“ Về thực tiển:

- Tác giả xây dựng quan điểm cụ thể trong phát triển xuất khẩu của

tỉnh Bến Tre

- Phân tích toàn diện thực trạng xuất khẩu của tỉnh Bến Tre trong

_ mối quan hệ giữa tiểm năng, khả năng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và xuất khẩu - Để xuất quan điểm, định hướng và các phương án phát triển xuất a khau - Dé xuất các giải pháp mang tính chất đồng bộ để phát triển xuất khẩu

- Kiến nghị với Trung ương và địa phương những nội dung cần giải

quyết để tăng trưởng mạnh xuất khẩu

6 Nội dung và bố cục của luận án:

Luận án gồm 207 trang, 44 bảng, 02 phụ lục, 11 sơ đồ Ngoài phần

mở đầu và kết luận, các nội dung chính được trình bày trong ba chương

Chương I1: Cơ sở lý luận của đề tài (từ trang 16 đến trang 40)

Tác giả nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế, kinh nghiệm

của các nước trong phát triển xuất khẩu để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp ở phần sau

Chương 2: Phân tích tình hình phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bến Tre (từ trang 41 đến trang 131)

Trang 15

Trong chương này, tác giả phân tích toàn diện thực trạng xuất khẩu

trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đưa ra những kết luận quan trọng về điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và mối đe doa trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu ở chương 3

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu tỉnh Bến Tre đến

năm 2010 (từ trang 132 đến trang 207)

Trong chương này tác giả tổng kết cơ sở lý luận đối chiếu với thực

tiển để để xuất định hướng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Tác giả đã đưa ra những định hướng về tốc độ, định hướng mục tiêu, định

hướng thị trường và định hướng nhóm hàng xuất khẩu Đồng thời, tác giả dé ra những giải pháp để thực hiện các định hướng này Các giải pháp được tác giả đề cập đến la những giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế so

sánh của Tỉnh để tổ chức sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, giải pháp tổ chức tốt lực lượng sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, giải pháp hoàn thiện môi trường đâu tư để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp xã hội và giải pháp phát triển

nhanh nguồn nhân lực Sau đó là những kiến nghị cho việc hoàn thiện

chính sách phát triển xuất khẩu

Cuối cùng là phần kết luận của luận án

Trang 16

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.1 CAC HOC THUYET CO BAN VE THUONG MAI QUOC TE :

Thương mại quốc tế là một trong những khái niệm lâu đời và cơ bản nhất trong kinh doanh và kinh tế học Các lý thuyết thương mại ngày càng

phong phú theo sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế Chúng không

chỉ giải thích bản chất của thương mại quốc tế, động cơ và lợi ích của nó, quá trình phát sinh và phát triển như thế nào, ảnh hưởng của nó đối với xã hội ra sao mà còn giải thích nguyên nhân tại sao một số quốc gia lại phát triển và giàu có hơn các quốc gia khác Phải chăng là nhờ vào thương mại quốc tế ? Chính các lý thuyết thương mại quốc tế đã chỉ ra những lãnh vực mà quốc gia có thể và cần phải phát triển khi tham gia vào phân công lao động quốc tế và là cơ sở để xây dựng chánh sách thương mại của mỗi quốc

gla

Sau đây là một số nội dung cơ bản của hệ thống lý luận về thương mại quốc tế dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của mỗi quốc gia

1.1.1 Thuyết Trọng Thương :

Chủ nghĩa Trọng Thương phát sinh và phát triển ở Châu Âu, đặc biệt là ở Anh và Pháp từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 19 trong bối cảnh trình độ sản xuất được nâng cao, công nghiệp phát triển sản xuất ra được nhiều hàng hóa, tạo điều kiện cho thương mại phát triển và vai trò của

thương nhân được coI trọng

Những vấn đề chính của Thuyết Trọng Thương là :

+ Các quốc gia muốn đạt sự giàu có phải gia tăng khối lượng tiền tệ Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ thì phải buôn bán với nước ngoài và phải thực hiện xuất siêu

Trang 17

+ Lợi nhuận buôn bán là kết quả của sự trao đổi không ngang giá

Trong thương mại quốc tế thì quốc gia này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của quốc gia kia

+ Đề cao vai trò nhà nước trong điều khiển nền kinh tế và đòi hỏi

Chính phủ phải bảo vệ mậu dịch bằng các hàng rào thuế quan và không cho xuất khẩu nguyên liệu để đảm bảo độc quyển kinh doanh giành ưu thế cạnh tranh với nước ngoài

Ưu điểm của Thuyết Trọng Thương là sớm coi trọng thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế, đã đi ngược lại trào lưu tư tưởng phong

kiến bấy giờ là coi trọng nền kinh tế tự cấp, tự túc; sớm nhận thức được vai

trò của nhà nước trong nền kinh tế thông qua công cụ bảo hộ mậu dịch và

đây là lần đầu tiên lý thuyết về kinh tế được nâng lên như một học thuyết

khoa học

Tuy nhiên, Thuyết Trọng Thương cũng có nhược điểm là quá cực đoan khi coi thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không (zero-sum game) và học thuyết còn khá đơn giản, chưa giải thích được bản

chất bên trong của hiện tượng kinh tế

Qua nghiên cứu Thuyết Trọng thương cho thấy các quốc gia muốn giàu có cần phải quan tâm đến việc xuất khẩu và Nhà nước giữ vai trò

quan trọng trong việc tham gia điều tiết hoạt động ngoại thương Điều này

hoàn toàn đúng trong điều kiện hiện nay và cũng không đừng lại trên phạm vi quốc gia Các địa phương muốn giàu có cũng phải đẩy mạnh xuất khẩu va vai trò của Nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất khẩu là nhân tố rất guan trong, gop phần vào sự thành công của hoạt động xuất khẩu

1.1.2 Các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế:

1.1.2.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:

Trang 18

ngân hàng ra đời Adam Smith, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra học

thuyết về lợi thế tuyệt đối và phân công lao động

Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt

đối Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn Và ông khẳng

định nguyên tắc phân công lao động sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí sản

xuất thấp hơn

Adam Smith cho ring một sế nước nhờ kỹ năng của công nhân hoặc

chất lượng tài nguyên của họ mà họ có thể sản xuất ra sản phẩm giống như

sản phẩm của các nước khác nhưng với giờ công lao động Ít hơn Và ơng

gọi hiện tượng này là lợi thế tuyệt đối về hiệu năng _

Adam Smith đã so sánh quá trình sản xuất trong các nhà máy của

thời kỳ đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp Anh và các nhà máy thời kỳ

trước đó Ông đã rút ra kết luận là sự phân chia quá trình sản xuất thành những giai đọan khác nhau, mỗi giai đọan được chun mơn hố và do một cá nhân đảm nhiệm sẽ làm tăng năng suất lao động của công nhân và cả nên công nghiệp so với quá trình sản xuất trước đây, khi mà một công nhân phải thực hiện tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất Chun mơn hố các giai đoạn của quá trình sản xuất được Smith gọi là phân công lao động Và ông đã mở rộng việc phân công lao động trong quá trình sản xuất thành phân công lao động và chuyên môn hóa cho từng quốc gia Mỗi quốc gia sẽ chun mơn hố một sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và sẽ trao đổi sản phẩm này để lấy hàng hoá của những quốc gia khác với giá thấp hơn so với những sản phẩm được sản xuất tại quốc gia của mình

Adam Smith để cao vai trò của tư nhân Ông cho rằng cá nhân khi

làm điều gì đều nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt thì vô

hình chung có lợi cho tập thể và xã hội và sự giàu có của một quốc gia không phải do những quy định chặt chẽ mà do tự do cạnh tranh Adam Smith cho rằng lợi ích cá nhân sẽ kích thích người sản xuất chuyên môn

z 2 nw, na: ` Z x a ~ ~ ^“ a `

hoá trong sản xuất, trao đổi hàng hoá, dan dén tang nang suat lao động và

Trang 19

rằng năng lực sản xuất sẽ quyết định sự giàu có của một quốc gia Thông qua thương mại quốc tế mỗi quốc gia đều được hưởng lợi

Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối là đã chỉ rõ mỗi quốc gia phải chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối để xuất khẩu, đồng thời mua lại những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối thuộc về các quốc gia khác, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế Điều quan trọng là các quốc gia giao thương đều có lợi trong thương mại quốc tế

Adam Smith đã đặt nền tảng ban đầu cho thương mại quốc tế Tuy nhiên, ông đã không giải thích được một nước không có lợi thế tuyệt đối

nào thì chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế sẽ ra sao và thương

mại quốc tế diễn ra thế nào đối với các quốc gia này

1.1.2.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh cua Ricardo :

Ricardo đã triển khai thêm một bước ý tưởng cơ bản của Adam

Smith và đưa ra khái niệm lợi thế so sánh Ricardo cho rằng ngay ở một

quốc gia có lợi thế tuyệt đối về việc sản xuất hai sản phẩm, thì sẽ tốt hơn nếu họ chuyên môn hóa vào việc sản xuất một sản phẩm có lợi thế tuyệt

đối lớn hơn Sản phẩm này sẽ được xuất khẩu, đồng thời nhập khẩu sản

phẩm có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn sản phẩm kia Ricardo gọi hiện tượng này là lợi thế so sánh Khác với lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lợi thế so sánh của Ricardo được hiểu là sự khác biệt tương đối về năng suất lao

động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng một loại

sản phẩm Ricardo nhận ra rằng dưới áp lực của thị trường, các nguồn lực sản xuất trong một nước sẽ được phân bố vào các ngành sản xuất có năng suất và lợi nhuận cao và thương mại quốc tế tồn tại dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia Sự khác biệt này xuất phát từ

`

“A tA Z -2 A 2 ^ ~ ^ tA Z aw

điều kiện phát triển thuận lợi của một số ngành công nghiệp của các quốc oO

gla

Lý thuyết về lợi thế so sánh cũng chỉ ra rằng một quốc gia dù không

có lợi thế tuyệt đối, nhưng có lợi thế so sánh về một số loại sản phẩm nhất

Trang 20

định, nếu biết cách khai thác tốt lợi thế này thông qua chun mơn hố sản xuất và thương mại quốc tế thì vẫn có thể nâng cao hiệu quả nền kinh tế Từ đó, lý thuyết về lợi thế so sánh cũng khẳng định lợi ích của thế giới (từ

hai nước) là lớn nhất khi mỗi nước xuất khẩu những sản phẩm mà chi phí

sản xuất của mình thấp hơn chỉ phí sản xuất của nước bạn Thông qua

thương mại quốc tế, các nước giao thương điều có lợi Điều này khác hẳn

với quan điểm của Thuyết Trọng thương cho rằng thương mại quốc tế là

một trò chơi có tổng lợi ích bằng không

Lợi thế so sánh thể hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia đối với

sản phẩm trên thị trường thế giới Do vậy, các quốc gia khi xây dựng chiến

lược ngoại thương cần phải tạo ra được lợi thế so sánh của sản phẩm quốc

gia

Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo được xem là lý luận căn bản của thương mại quốc tế Tuy vậy, học thuyết này cũng có hạn chế là

chỉ dựa vào chi phí lao động để tính giá trị sản phẩm và chỉ tính trên cơ sở

hàng đổi hàng chứ chưa tính theo giá cả thị trường quốc tế Ricardo cũng chưa thấy được nhu cầu tiêu dùng của các nước có ảnh hưởng đến thương

mại quốc tế và nguyên nhân xuất hiện của lợi thế so sánh

Qua nghiên cứu lý thuyết cổ điển về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so

sánh của Adam Smith và David Ricardo, chúng tôi rút ra được những kết

luận sau đây:

1- Lý thuyết lợi thế so sánh cho phép nhận dạng rõ hơn tình hình thực tế là khi tham gia thương mại quốc tế, các nước đều có xu hướng sản xuất

chuyên mơn hố một số sản phẩm mà mình có điều kiện sản xuất thuận lợi

nhất hoặc thuận lợi hơn để giảm được chỉ phí sản xuất, tạo lợi thế về chỉ phí so các nước khác Các nước có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm mà

mình có điều kiện sản xuất thuận lợi và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có điều kiện sản xuất thuận lợi Từ đó cho thấy, sản xuất sản

20

Trang 21

phẩm với chỉ phí thấp hơn là vấn đề cốt lõi để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm

2- Lợi thế so sánh thể hiện khả năng cạnh tranh quốc gia đối với sản phẩm trên thị trường thế giới Từ đó, các quốc gia khi xây dựng chiến lược

xuất khẩu cần phải khẳng định và tạo ra lợi thế so sánh của sản phẩm

quốc gia Thực tế cho thấy, để thực hiện tốt chiến lược xuất khẩu của quốc gia thì hoạt động xuất khẩu của các địa phương trong nước cũng giữ một vị trí khá quan trọng Điều này có nghĩa là từng địa phương phải rà soát đánh

giá, xác định sản phẩm có lợi thế so sánh của địa phương mình, đặc biệt

chú trọng đến các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được xác định trong chiến lược xuất khẩu quốc gia để đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác những điều

kiện thuận lợi của địa phương, điều kiện thuận lợi của quốc gia và hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích của nhà nước

1.1.3 Các lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế:

Đến thế kỷ thứ 20, nhiều lý thuyết về thương mại quốc tế xuất hiện nhằm khắc phục những nhược điểm của các lý thuyết thương mại cổ điển

Nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher (1919) đã triển khai và học trò

của Ông Bertil Ohlin (1933) đã phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh của

Ricardo bằng cách xác định nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là nguồn lực sản xuất vốn có của các quốc gia Chính vì vậy mà lý thuyết về thương mại quốc tế của Heckscher - Ohlin ( Lý thuyết H-O) còn được gọi là lý thuyết so sánh về các nguồn lực vốn có (chủ yếu là tài nguyên, lao động, vốn) khi chuyên mơn hố sản xuất

Trang 22

Ly thuyét Heckscher — Ohlin dựa trên hai giả định quan trọng:

Một là, các sản phẩm khác nhau cần các yếu tế sản xuất ở tỉ lệ khác nhau Phương thức kết hợp các yếu tố này để sản xuất ra sản phẩm do công nghệ sản xuất quyết định Công nghệ thì thường tương tự nhau ở các

quốc gia nhưng điều khác biệt là ở chỗ những nhân tố sắn có ở các quốc gia như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất Do vậy, mỗi nước sẽ hướng đến việc

chun mơn hố sản xuất những ngành mà nước mình có thể khai thác các yếu tố sản xuất thuận lợi nhất

Hai là, các nước sẵn có các yếu tố sản xuất khác nhau Lý thuyết đề

cập đến yếu tố thâm dụng Yếu tố thâm dụng là yếu tố được sử dụng nhiều hơn yếu tố khác trong sản xuất một loại sản phẩm Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng các yếu tế sản xuất mà quốc gia đó dồi đào và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu

tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm tương đối

Nếu quốc gia có nguồn tư bản dồi dào họ sẽ chuyên môn hóa sản

xuất sản phẩm thâm dụng tư bản Họ sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng tư bản và nhập khẩu lại những sản phẩm thâm dụng lao động Ngược lại, một

quốc gia có nguồn lao động đổi dào sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất

khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động và nhập khẩu lại sản phẩm thâm dụng tư bản Tuỳ theo khả năng chuyển đổi các yếu tố thâm dụng mà thay

đổi cơ cấu hàng xuất khẩu

Ly thuyét Heckscher —- Ohlin đã giải thích hiện tượng thương mại

quốc tế là do trong nên kinh tế mở, các nước đều hướng đến chun mơn

hố các ngành sản xuất cho phép sử dụng nhiều nhất các yếu tố sản xuất mà nước đó sẵn có hoặc thuận lợi hơn do được thiên nhiên ưu đãi hơn các nước khác như tài nguyên, lao động, vốn, đất đai, khí hậu Từ những ưu đãi của những yếu tố sản xuất này mà một số nước đã có chi phí cơ hội

Trang 23

Lý thuyết Heckscher — Ohlin cũng tiên đoán rằng lợi ích kinh tế đối với những quốc gia có nguồn lực dồi dào sẽ tăng lên so với các quốc gia có nguồn lực khan hiếm do yếu tố thâm dụng Ở các nước đang phát triển có nguồn lao động đổi dào, điều này có nghĩa là phần thu nhập quốc dân dành cho lao động sẽ tăng lên Khi xuất khẩu kém phát triển, phần thu

nhập của lao động sẽ nhỏ đi Do vậy, xuất khẩu có xu hướng thúc đẩy cải thiện phân phối thu nhập lao động trong nước

Ly thuyét Heckscher — Ohlin cũng chỉ ra rằng các nước có thể tạo điểu kiện tăng trưởng sản lượng công nghiệp quốc gia thông qua phat triển

thương mại quốc tế Một nước có thể nhập khẩu nguyên liệu hoặc hàng

hoá từ thị trường thế giới với giá thị trường quốc tế rẻ hơn giá trong nước, có thể sản xuất ra nhiều hơn khả năng tiêu dùng trong nước để bán ra bên

ngoài và hưởng lợi từ hoạt động này Do vậy, thương mại quốc tế đóng vai trò kích thích tăng trường kinh tế

Heckscher và Ohlin đã vận dụng yếu tố thâm dụng để giải thích

việc khai thác lợi thế so sánh của quốc gia để phát triển ngoại thương Lý thuyết này có giá trị thực tiển trong phát triển ngoại thương Tuy vậy, cũng có hạn chế là chưa tính đến ảnh hưởng của thương mại quốc tế đối với sự thay đổi giá cả của các yếu tố sản xuất

Samuelson đã phát triển Lý thuyết Heckscher — Ohlin khi xem xét thêm yếu tố thu nhập Ông cho rằng việc sử dụng các tiém lực có trước và sau thương mại sẽ đưa đến tăng giá các yếu tố sản xuất thâm dụng và

giảm giá các yếu tố sản xuất không thâm dụng Và điểu đó làm tăng thu

nhập cho chủ sở hữu các yếu tố sản xuất thâm dụng, và ngược lại

Samuelson cho rằng thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng

tương đối và cân bằng tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc

gia giao thương Sự khác biệt giá cả của các yếu tố sản xuất giữa các nước làm phát sinh thương mại quốc tế và đến lượt nó, thương mại quốc tế làm cho sự khác biệt này giảm dần do sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất trên

Trang 24

phạm vi toàn thế giới (tư bản chuyển dịch từ các nước có lãi suất tín dụng thấp sang các nước có lãi suất cao, lao đông chuyển dịch từ các nước có

giá nhân công rẽ sang những nơi có giá nhân công cao Cuốt cùng dẫn

đến sự cân bằng tương đối và sự cân bằng tuyệt đối về giá cả của các yếu

tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương

Qua nghiên cứu Lý thuyết lợi thế so sánh về mối quan hệ giữ các yếu tố sản xuất sẵn có khi chun mơn hố sân xuất và sự khác biệt về chỉ phí nhân tố, đối chiếu với thực tế chúng tôi rút ra những nhận xét sau đây để vận dụng vào trong thực tế :

1 Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu có được do chỉ phí cơ

hội thấp hơn được tạo ra từ những yếu tố sẳn xuất thuận lợi sẵn có Do vậy, phát triển xuất khẩu của quốc gia cân phải khai thác đúng mức các yếu tố sân xuất thuận lợi sẵn có Sự lựa chọn hàng hoá xuất khẩu phù hợp với lợi thế so sánh về các nguồn lực sẵn xuất sẵn có là diéu kién can thiết để các nước đang phát triển nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và

hợp tác thương mại quốc tế Và nhờ vậy mà các nước thu được nguồn lợi từ

xuất khẩu

Trong phạm vì của các địa phương trong nước điều này hoàn toàn

phù hợp Các địa phương cân phải khai thác đầy đủ và triệt để các yếu tố

sản xuất thuận lợi sẵn có, đặc thù của địa phương mình để chun mơn hố

sẵn xuất và xuất khẩu Tất nhiên là các sẳn phẩm này phải phù hợp với yêu câu của thị trường

2 Lợi thế so sánh không mang tính vĩnh viễn, mà sẽ giảm dần do sự

chuyển dịch các yếu tố sản xuất và tạo nên sự cân bằng Do vậy, việc hoạch định chính sách ngoại thương của quốc gia phải mang tính linh hoại, năng động, thích nghĩ với sự chuyển động của thị trường và đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng những lợi thế so sánh mới

3 Lý thuyết lợi thế so sánh về mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất sẵn có khi chun mơn hố sẵn xuất và sự khác biệt về chỉ phí nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ cấu thương mại Ở nhiều ngành

Trang 25

công nghiệp Lý thuyết này giúp cho Chính phủ nhận biết rằng họ có thể có

lợi thế trong một ngành hay nhiều ngành thông qua những hình thức can

thiệp khác nhau Chính phủ có thể thiết kế những chánh sách riêng có nhằm

gia tăng lợi thế so sánh về chỉ phí nhân tố như chánh sách giảm lãi suất, phá giá đồng nội tệ, trợ giá, trợ cấp nhằm giảm chỉ phí của các công ty

trong nước so với đối thủ cạnh tranh quốc tế

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHAN TICH VA DANH GIÁ LOI THE SO

SÁNH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH :

Theo Michael Porter (1990), lợi thế canh tranh được biểu hiện dưới

hai dạng cơ bắn :

Một là nếu hai sản phẩm cùng chủng loại và có chất lượng ngang nhau thì sản phẩm nào có chỉ phí và giá thành thấp hơn sẽ có khả năng

cạnh tranh cao hơn

Hai là nếu một sản phẩm có tính đặc thù cao (về mẫu mã, tính năng độc đáo hay giá trị sử dụng cao ) mà không có sản phẩm cùng chủng loại thì dà giá cả có cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác thì nó vẫn có lợi thế cạnh tranh đáng kể

Để đánh giá lợi thế cạnh tranh của sản phẩm có thể dùng các

phương pháp định lượng và phương pháp định tính sau đây : 1.2.1 Phương pháp định lượng :

1.2.1.1 Phương pháp tính hệ số lợi thế so sánh trong thấy (Rate of Comparative Advantage — RCA):

Trang 26

Trong đó : -1: nước 1 - W : toàn thế giới - j: sản phẩm j - X: xuất khẩu

Hệ số so sánh trông thấy (RCA) là một hệ sé phan ánh vị trí lợi thế so sánh đạt được của sản phẩm trên thị trường quốc tế trong tương quan với

tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia

Hệ số RCA phản ánh lợi thế so sánh được tạo ra cho một sản phẩm cụ thể trên thị trường thế giới do khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, chính sách

khuyến khích của Nhà nước và đã loại trừ biến động của giá cả

Trong công thức trên nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước ¡ so với thế giới về

mặt hàng j (là Xij: Xwj) mà lớn hơn tỉ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ¡ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới đà 5X: Ð` Xw/)

tức là hệ số RCA lớn hơn 1, thì nước ¡ được coi là có lợi thế so sánh về san

phẩm j

Nếu RCA nhỏ hơn 1 thì nước ¡ được coi là không có lợi thế so sánh về sản phẩm j

Công thức trên có thể có nhược điểm là nó bỏ qua yếu tố nhập khẩu

Sự bỏ qua này làm sai lệch nghiêm trọng kết quả nếu như nước lớn và

nhập khẩu nhiều Trong trường hợp của nhiều quốc gia nhỏ thì mẫu số

trong công thức trên thường bị bỏ qua

Công thức (1.2) dưới đây có tính đến cả yếu tố xuất khẩu và nhập khẩu trong cùng một ngành sản phẩm Hệ số RCA2¿ có giá trị từ —1 (hồn

tồn khơng có lợi thế so sánh) đến +1 (có lợi thế so sánh rõ rệt) Nếu hệ số

Trang 27

RCA, = (Xj— Mj) / (Xj + Mj) (1.2)

Trong đó :

- Xị : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của 1 quốc gia

- Mị : kim ngạch nhập khẩu sản phẩm j của 1 quốc gia

Các hé sé RCA, va RCA, cé thé ding để đánh giá lợi thế so sánh giữa các ngành hàng sản phẩm khác nhau trong một nước và đồng thời có thể dùng để so sánh giữa các nước với nhau

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều về số liệu nhưng các hệ số tính toán chỉ dựa vào kim ngạch xuất nhập khẩu mà khơng tính tốn tới các yếu tố tác động tới lợi thế so sánh như

chi phí các nguồn lực sản xuất, thuế và trợ giá

1.2.1.2 Phương pháp tính hệ số ch phí nguồn lực trong nước (DomeStic

Resource Cort - DRC)

Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) phản ánh chi phi that su mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hoá nào đó

Phương pháp tính hệ số chi phí nguồn lực trong nước của sản phẩm (hay một ngành sản phẩm) là tính chi phi san xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ

hội |

Chi phí cơ hội của một nhân tố sản xuất được định nghĩa là thu nhập

của nhân tố đó khi tham gia vào hoạt động sản xuất thay thế khác gần

nhất

Hệ số chỉ phí nguồn lực trong nước (DRC) là tỉ lệ giữa chỉ phí các nhân tố sản xuất theo chỉ phí cơ hội so với giá trị gia tăng theo giá quốc tế Nếu hệ số DRC nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là cần một nguồn lực trong nước nhỏ hơn 1 để tạo ra một đồng trị giá gia tăng theo giá quốc tế Trong trường hợp đó thì sản phẩm hay ngành sản phẩm trên là có lợi thế cạnh

27

Trang 28

tranh Ngược lại, nếu hệ số DRC lớn hơn 1 thì có nghĩa là cần có một nguồn lực lớn hơn 1 để tạo ra một đồng giá trị gia tăng theo giá quốc tế và

như vậy là không có thể cạnh tranh Công thức tính DRC: DRC; = DG; / IVA, Trong đó: DC; : chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm j

IVA;: giá trị gia tăng của chỉ phí theo giá thế giới

Hệ số DRC càng cao thì có nghĩa là càng tốn nhiều nhân tố sản xuất trong nước để tạo ra một đồng giá trị gia tăng theo giá thế giới, cho nên không hiệu quả

1.2.2 Phương pháp định tính :

Như phần trình bày ở trên, lợi thế so sánh thường được tính bằng một hệ số định lượng Tuy nhiên, hệ số này chỉ là thước đo nh Các hệ số này không tính tới khả năng thay đổi lợi thế lợi thế so sánh trong tương lai và

không cung cấp được thông tin về lợi thế động của sản phẩm hay những

ngành sản phẩm Trong khi đó yêu cầu đặt ra là phải để ra chiến lược, chính sách để duy trì lợi thế so sánh trong đài hạn

Trang 29

(a) Các yếu tế nguồn lực

e©_ Tài nguyên thiên nhiên : đất, nước

e© Nguồn nguyên liệu e Nguồn nhân lực e© Nguồn lực tài chính e Cơ sở hạ tầng | (b) Các yếu tố về thị trường (bao gồm cả thị trường trong nước và nước ngoài)

e Quy mô thị trường

Cơ cấu thị trường

Sở thích và thị hiếu

Tăng trưởng của thị trường

(c ) Khả năng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

(d) Yếu tố doanh nghiệp, thể hiện qua :

e Hinh thức doanh nghiệp e_ Mô hình tổ chức, quản lý

e_ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

(e) Chánh sách mở cửa của nhà nước tác động đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Để thực hiện các phương pháp phân tích định lượng và định tính nêu

trên cần có nguồn số liệu tương đối toàn diện từ doanh nghiệp là nơi sản

xuất ra sản phẩm và các số liệu từ phía vĩ mô như chỉ tiêu phát triển ngành xuất khẩu, thuế

Do hạn chế về kinh phí và điều kiện tiếp cận, cho nên tác giả kế thừa một số công trình nghiên cứu đã có số liệu điều tra tính toán RCA và DRC đối với các sản phẩm của Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh và ĐBSCL

trên cơ sở những điều kiện tương đồng với địa bàn mà tác giả nghiên cứu, tác giả xác định những sản phẩm có lợi thế so sánh

Trang 30

1.3 KINH NGHIEM CUA CAC QUỐC GIA TRONG PHÁT TRIỂN

XUẤT KHẨU :

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc :

Ở Hàn Quốc, thời kỳ 1953 đến 1960 đã thực hiện mô hình thay thế

nhập khẩu Việc thực hiện chánh sách này mang lại kết quả rất hạn chế:

- Tỉ lệ tăng trưởng GNP bình quân hàng năm chỉ đạt 3,5%

- TỈ trọng xuất khẩu hàng năm đạt dưới 1% GNP

- Việc nhập lậu hàng hố khơng ngăn chân được

Nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài và Hàn Quốc trong thời kỳ này gặp những khó khăn lớn là tài

nguyên thiên nhiên quá nghèo nên cần phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu để phát triển sản xuất nhưng không có đủ ngoại tệ để nhập khẩu Bên

cạnh đó, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước quá nhỏ bé hạn chế các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thay đổi cơ bản chánh sách thương mại quốc tế chuyển sang hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu và đã tạo nên sự chuyển biến tích cực

Kinh nghiệm điển hình của Hàn Quốc trước hết là về nâng cao vai

trò của Chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu

- Chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp khá mạnh tay vào nền kinh tế nói chung và lãnh vực thương mại nói riêng so vói các Chính phủ khác

- Chính phủ Hàn Quốc cho phép tự do hóa xuất khẩu hầu hết các

mặt hàng, rất ít mặt hàng chịu sự điều tiết của nhà nước và không đánh thuế đối với mặt hàng xuất khẩu Ưu đãi xuất khẩu theo cơ cấu ngành

hàng khuyến khích xuất khẩu Vật tư, nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu

Trang 31

trong nước, vốn trực tiếp dành cho người mua nước ngoài, vốn cho vay

của ngân hàng của Hàn Quốc đối với các ngân hàng nước ngoài để các

ngân hàng này cho người mua vay lại để mua hàng của Hàn Quốc Tín

dụng xuất khẩu ưu đãi, việc cung cấp tín dụng không hạn chế Chính phủ

kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ

- Trong lãnh vực xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc, Phòng Thương mại Công nghiệp cùng với các Viện nghiên cứu thực hiện cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết về thị trường, cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Mạng lưới các trung tâm cung cấp thông tin này đạt nhiều nơi trên thế giới nhằm thu thập và cung cấp thông

tỉn nhanh và được cập nhật Cộng tác nghiên cứu phát triển được khuyến

khích Chính phủ còn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay ngắn hạn với

lãi suất thấp để tìm kiếm thâm nhập thị trường mới và sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mới Chính phủ hỗ trợ một phần tài chính để các doanh

nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm ở nước ngoài nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm

- Mở rộng đầu tư nước ngồi, tự do hố nhập khẩu, chấp nhận cạnh tranh với hàng ngoại nhập

1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan :

— Trong 4 thập kỷ cuối của thế kỷ 20, hoạt động xuất khẩu luôn là

động lực chính thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế Đài Loan Kinh nghiệm về đẩy mạnh xuất khẩu của Đài Loan thể hiện trên những phương

“diện sau đây :

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút các nhà tư bản nước

ngoài vào đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu Các giải pháp quan trọng được kể đến là: áp dụng ưu đãi thuế quan cho đầu tư nước ngoài, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các

cơng ty nước ngồi hoặc liên doanh với địa phương, nới lỏng những quy

Trang 32

định về chuyển vốn, lợi nhuận về nước, khuyến khích tái đầu tư, thành lập các khu chế xuất, khu mậu dịch tự do

- Chủ động đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường thông qua

thực hiện chánh sách đầu tư ra nước ngoài, tại những thị trường có trình độ

phát triển thấp hơn Đài Loan như Trung Quốc, các nước ASEAN và sau đó vươn lên ở những thị trường phát triển

- Chính phủ chú trọng xây dựng mạng lưới hỗ trợ xuất khẩu ở trên 60 nước và khu vực, xây dựng các “ trạm phục vụ mậu dịch quốc tế ”, cung

cấp thông tin cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khuyến khích

các doanh nghiệp đặt đại lý ở nước ngoài

- Lựa chọn định hướng chiến lược thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, khơng tập trung hố thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro và tránh lệ thuộc vào một vài thị trường Đây là chánh sách quan trọng của Đài Loan nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ 1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan :

Từ năm 1979 đến nay, Thái Lan luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao trên dưới 10%, từ sau 1990 thặng dư thương mại khá lớn, trên 10%; giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng gần 60% tổng GDP của toàn nền kinh tế

Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan được thể hiện trên

những nội dung sau đây :

- Chính phủ Thái Lan chú trọng thiết lập và củng cố các tổ chức có nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu như : Uỷ ban Đầu tư, Cục Xúc tiến xuất khẩu, Uỷ ban Phát triển xuất khẩu, các công ty thương mại quốc tế,

- Tăng cường hệ thống tài chính dành cho xuất khẩu Để hỗ trợ tài chính cho các nhà xuất khẩu mới và nhỏ, vốn phải đối đầu với những trổ ngại lớn để vay vốn từ các ngân hàng do thiếu khoản thế chấp, Chính phủ

Trang 33

a —— a a aa zs a _ L =_ =_ aay mm mm a!

đầu tư cho hàng xuất khẩu; tín dụng ngắn hạn cần thiết cho vốn lưu động nhằm trực tiếp tăng cường xuất khẩu

- Chính phủ có chánh sách miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu; cho phép hoàn trả thuế và giảm thuế đối với sản phẩm trung gian nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ; hoàn thuế và giảm thuế đối với thiết bị máy móc nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu; duy trì đổng Baht tương đối thấp hơn giá trị thực tế để tăng cường xuất khẩu

- Chính Phú và các Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính,

Úy ban đầu tư thương xuyên cử phái đoàn cấp Chính phủ cùng các nhà

doanh nghiệp ra nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu, ký các hợp đồng xuất khẩu lớn và đài hạn

1.3.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc :

Trung Quốc là một trong những nước thành công lớn trong thúc đẩy

xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung quốc thời kỳ 1978-1998

tăng bình quân 16,5%/ năm Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu của Trung

Quốc tập trung vào những nội dung sau đây :

- Vai trò lãnh đạo của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ từ trung

ương đến các tỉnh, 58 đặc khu va địa phương đã tạo nên hiệu quả quản lý cao trong hoạt động xuất nhập khẩu Chính phủ Trung Quốc xác định chủ

trương tập trung mở cửa kinh tế để thúc đẩy xuất khẩu bằng hàng loạt các

biện pháp từ thấp tới cao nhằm khai thác triệt để nội lực : khuyến khích các loại hình gia công để tận dụng nguồn lao động dồi dào; tích cực mở cửa khẩu biên gíơi Đông Bắc và Tây Nam, phát triển mạnh biên mậu

nhằm khai thác ưu thế của đường biên giới chung với 15 quốc gia; tập

trung mở cửa 14 thành phố ven biển, thành lập khu công nghiệp kỹ thuật cao; phát triển các đặc khu xuất khẩu sau đổi thành các đặc khu kinh tế, khu trung tâm thương mại lớn

- Đẩy mạnh cải cách thể chế ngoại thương : đổi mới tổ chức quản lý

xuất khẩu gọn nhẹ, cải cách thủ tục hành chánh, thuận lợi hoá việc tiếp

Trang 34

xúc giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp; mở rộng quyền chủ động cho các chủ thể kinh doanh; đưa quyền tự chủ kinh doanh xuất khẩu xuống các địa phương; thực hiện khoán chỉ tiêu hàng hoá xuất khẩu và thu nhập xuất

nhập khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; cải cách thể chế

quản lý tài chánh ngoại thương, nới lồng quan hệ ràng buộc giữa tài chính trung ương và địa phương để các địa phương chủ động trong kinh doanh

xuất nhập khẩu và tự chịu trách nghiệm lãi lỗ; cải cách thể chế phân phối

lợi nhuận ngoại thương; thực hiện chế độ đại lý xuất khẩu để khuyến khích

mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu dưới hình thức

đại lý cho công ty ngoại thương

- Tích cực đổi mới và hồn thiên cơng cụ, chánh sách ngoại thương

để đẩy mạnh xuất khẩu Trước hết là đổi mới công cụ về thuế, thuế xuất

khẩu của Trung Quốc chỉ áp dụng đối với rất ít chủng loại hàng hoá, áp

dụng rộng rãi hình thức miễn thuế xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu; áp

dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tìm cách vượt qua rào cản kỹ thuật Đặc biệt việc quản lý tỷ giá hối đối thơng qua việc phá giá đồng nhân dân tệ đã tạo ra sức cạnh

tranh lớn cho hàng Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy xuất

khẩu

- Chính phủ Trung Quốc chú trọng hỗ trợ thành lập các công ty

thương mại quốc tế tổng hợp, hoạt động nhiều lãnh vực, có chỉ nhánh ở nhiều nước Đồng thời, khai thác mạnh và phát huy tiểm năng của cộng

đồng người Hoa ở nước ngoài, tạo cầu nối cho mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới Chính sách mở rộng thị trường của Trung Quốc có trọng tâm là đa dạng hoá thị trường vơi trọng điểm là khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước lân cận - là nơi tập

Trang 35

lượng cải tiến Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng nâng cao sức

cạnh tranh hàng xuất khẩu, hướng tới mục tiêu hình thành môi trường kỹ

thuật cao, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao

của 5 ngành: tin học, công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng, điện dân dụng

và hàng điện tử gia dụng

1.3.5 Kinh nghiệm của Nhật Ban:

Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, hơn ba

mươi năm qua Nhật Bản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu ở mức trên 5%/năm và thặng dư thương mại ở mức trên 20%

Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản được thể

hiện trên các phương diện sau đây :

- Chính phủ Nhật Bản đã hoạch định chiến lược rõ ràng về việc chuyển từ sản xuất hàng hoá có hàm lượng lao động cao sang hàng hóa

xuất khẩu có nguyên liệu ngoại nhập để nhanh chóng mở rộng và đẩy

mạnh xuất khẩu Chính phủ cũng trợ giúp các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có chọn lọc ưu tiên nhằm khai thác và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng Nhật Bản

- Chính phủ Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh các tổ chức xúc tiến thương mại Thường có những cuộc hội nghị cấp Chính phủ bàn về

xuất khẩu trong đó có sự tham gia của Chính phủ và giới kinh doanh bàn về mục tiêu xuất khẩu và đánh giá các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

- Chính phủ Nhật Bản tích cực điều chỉnh nền kinh tế nhằm giải

quyết việc giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa

thị trường và sản phẩm, thích ứng với xu thế tự do hoá thương mại

1.3.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước trong phát triển xuất khẩu:

Từ thực tiển của Việt Nam đối chiếu với kinh nghiệm của các nước

thành công trong xuất khẩu có thể rút ra một số bài học vận dụng trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam :

Trang 36

¡- Đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, hướng mạnh về xuất khẩu là đúng đắn và hiệu quả

Kinh nghiệm thực tế cho thấy các nước thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu có sự tăng trường nhanh Đài Loan và Hàn Quốc thành công

trong chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu nhờ biện pháp thu

hút và sử dụng vốn nước ngoài có hiệu quả, tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao Trung Quốc thì áp dụng đồng bộ các biện pháp mở cửa kinh tế, tận dụng tối đa lợi thế so sánh để sản xuất hàng hoá Do Việt Nam cớ trình độ phát triển vào loại thấp trên thế giới, tiến hành hội

nhập chậm hơn so với các nước cho nên phải kiên trì, khai thác đúng mức cơ hội, thận trọng, chủ động trong quá trình hội nhập, tránh lệ thuộc quá năng vào một số thị trường Do vậy, cần phải hoạch định chiến lược dài hạn tập trung cho các thị trường tiềm năng Đứng trên giác độ của một địa

phương, cần bám vào chiến lược thị trường của Việt Nam để để ra kế

hoạch cụ thể nhằm đa dang hoá thị trường, đồng thời tập trung phát triển một số thị trường trọng điểm một cách chủ động và hiệu quả

2 Cần thành lập các tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu vừa phát

triển đa ngành, vừa chun mơn hố ở các đơn vị thành viên, liên kết

thành tổ chức kinh tế mạnh, hỗ trợ nhau, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sử dụng vốn, tạo khả năng huy động vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh vươn ra thị trường thế giới

Trong điều kiện của địa phương, các doanh nghiệp có nhiều hạn chế

về nguồn lực, cần phảẩi vừa phải tập trung xây dựng doanh nghiệp quy

mô lớn, vừa đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp

lớn thuộc tỉnh, thành trong nước để thông qua lợi thế của đơn vị bạn khai thác tối đa lợi thế của địa phương trong toàn bộ quá trình hoạt động xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp

Trang 37

3 Cần định hướng tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển xuất khẩu Kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng: trong xuất khẩu của các nước Các nước coi khu vực này là động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nghị quyết về

phát triển kinh tế tư nhân Tuy vậy, ở địa phương lĩnh vực này chưa có sự

phát triển thích đáng, kinh tế tư nhân còn nhỏ bé về qui mô lẫn số lượng,

khả năng tiếp cận vốn, thông tin hạn chế tuy vậy là lực lượng có nhiều tiềm năng Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

4 Đầu tư nước ngoài có nhiều ưu thế trong phát triển xuất khẩu, đặc

biệt là khâu tổ chức sản xuất và mở rộng thị trường với ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng khai thác thị trường Do vậy, cần áp

dụng những cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng

xuất khẩu song song với việc cải thiện môi trường đầu tư thật hấp dẫn Điều này không chỉ là trách nhiệm của nhà nước trung ương mà đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương phải chủ dộng tạo môi trường đầu tư

lành mạnh, thơng thống, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh

của nhà đầu tư

5 Xây dựng các tổ chức xúc tiến thương mại để tổ chức và đẩy

mạnh xuất khẩu Công tác xúc tiến thương mại cần đẩy mạnh ở cấp Chính

phủ và cơ quan xúc tiến thương mại của quốc gia Tuy vậy, vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương tong nước cũng rất quan trọng góp phần thực hiện thành công kế hoạch xúc tiến thương mại quốc gia

6 Coi trọng mạng lưới người bản xứ ở nước ngoài Chính phủ Trung Quốc đã khai thác và phát huy mạnh tiểm năng của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, thúc đẩy quan hệ ngoại thương rộng rãi của Trung Quốc với thị trường thế giới Trong điều kiện của Việt Nam và của các địa phương cũng cần khai thác mạng lưới người Việt ở nước ngoài đầu

Trang 38

7 Mặc dù hệ thống kinh tế của Trung Quốc mang tính tập trung

rất cao, nhưng chế độ phân cấp mạnh quản lý ngoại thương xuống các địa

phương cũng đem lại tác động tích cực đến xuất khẩu, mang lại quyền lợi

trực tiếp cho địa phương, người lao động và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Do vậy, có tác dụng kích thích phát triển xuất khẩu Trong điều kiện của Việt Nam cũng cần có nghiên cứu vận dụng trong chánh sách khuyến khích xuất khẩu

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

1 Về mặt lý luận và thực tiển đã khẳng định xuất khẩu là nguồn

lực quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế Xuất phát từ quy luật sản

xuất với chi phí thấp hơn là vấn đề cốt lõi để đảm bảo khả năng cạnh tranh 2 ? ~ A tA Z A ` * z Z Z z ^Z a’ nw 2 của sản phẩm, nên việc phát hiện và khai thác đúng mức các yếu tổ tổ san NY S uất sẵn có để giảm chi phí tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, tập ><

trung vào việc chuyên mộn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ mang lại hiệu

quả cho nền kinh tế

2 Đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên và lao động dồi dào

như nước ta thì cần chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thâm

dụng lao động và tài nguyên Tuy vậy, lợi thế so sánh không mang tính

chất cố định nên chính sách xuất khẩu của quốc gia cần hướng tới việc tạo dựng những lợi thế so sánh mới tùy theo khả năng tích lũy của nền kinh tế và yếu tố thị trường

3 Vai trò của Chính phủ rất quan trọng, không những trong việc thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc xây dựng, ban hành chiến lược xuất khẩu quốc gia và các chính sách xuất nhập khẩu mà còn có thể tác động làm tăng lợi thế so sánh cho sản phẩm bằng nhiều hình thức can thiệp khác nhau

4 Kinh nghiệm của các nước trong đẩy mạnh xuất khẩu có giá

trị tham khảo rất tốt cho Việt Nam, có thể rút ra những bài học kinh

nghiệm sau đây :

- Cần phải có các biện pháp đồng bộ để mở cửa kinh tế, tận dụng

tối đa lợi thế so sánh, thiết lập hệ thống sản xuất hàng xuất khẩu tạo ra sản

phẩm có sức cạnh tranh cao để xuất khẩu Cần hoạch định chiến lược dài

Trang 40

- Kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng

trong xuất khẩu, được Chính phủ các nước coi là động lực của tăng trưởng

xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Do vậy, nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và có chính sách khuyến khích thích hợp để thu hút

mạnh kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động xuất khẩu

- Một lần nữa, kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng vai trò Chính phủ có ý nghĩa rất quyết định đối với phát triển xuất khẩu Đặc biệt là việc

phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, việc phân công, phân

quyền thích hợp của Chính phủ cho các địa phương trong quản lý điều hành xuất nhập khẩu đã mang lại hiệu quả cao Các cơ quan quản lý nhà

nước về xuất nhập khẩu ở địa phương là cánh tay nối dài của Chính phủ, để thực thi chánh sách khuyến khích xuất khẩu của quốc gia; đồng thời là

người điều hành tổ chức khai thác các yếu tố sản xuất đặc thù sẵn có của

địa phương góp phần thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu của quốc gia Từ đó cho thấy, để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu quốc gia, vai trò quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu của địa phương

cũng không kém phần quan trọng và cần được tổ chức theo hướng khơi dậy, khai thác triệt để tiềm năng của địa phương, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:13