BỘ KÉ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIẾÊN
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Đề tài
PHAN TICH THUC TRANG QUAN LY CHI NGAN SACH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HUYỆN LẬP THACH TINH VINH PHUC GIAI DOAN 2016 - 2018
Trang 2LOI CAM ON
Trong suốt quá trình học tập tại Học viện Chính sách và Phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gang học hỏi và sự giảng dạy tận tình của các giảng viên
khoa Kinh tế phát triển em đã tiếp thu và tích lũy rất nhiêu kiến thức Để củng
cố những kiến thức đã học ở trường vào thực tế, em được thực tập tại Phòng tài chính — UBND huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc
Với lòng kính trọng vả biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến: - Trưởng Phòng Tài chính huyện Lập Thạch, cùng toàn thê cán bộ nhân
viên của Phòng Tài chính đã tạo điều kiện cho em thực tập làm việc tại co
quan và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, cung cấp thông
tin tài liệu để em hoàn thành tốt đề tài này
- Giảng viên hướng dẫn TS.Lê Huy Đoàn đã tận tình hướng dẫn và góp ý
kiến giúp em hoàn thành tốt đề tải khóa luận nảy
- Quý thầy cô khoa Kinh tế phát triển, cùng thầy cô giảng viên Học viện Chính sách va phát triển đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường
Trong thời gian hoàn thành để tải khóa luận này em đã có nhiêu sự cố
găng và nỗ lực nhưng không tránh khỏi sự sai sót Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ ban giám đốc và quý thây cô để đề tài khóa luận
được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN SH HH HH HH HH HH HH He i MỤC LỤC 5 2121212121111 212211 nga HH HH ren ii DANH MỤC BẢNG BIỂU 2S 1 5111515150505 H HH HH HH Vv DANH MUC TU NGU VIET TAT o.oo ccccccccccccecccccescsvevevseesesestsesvevevevees vi PHẢN MỞ ĐẦU LH TH Ha H HH He 1
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY CHI NGAN SACH NHA NUOC CHO DAU TU XAY DUNG CO BAN 0000 ccccccccccccccccccscseeseeeeeeeeeee 7
1.1 LY LUAN CHUNG VE QUAN LY CHI NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN? 1.1.1 Các vẫn đề cơ bản về ngân sách nhà nước .-. : +2 2s s22 sex 7
1.1.1.1 Ngân sách nhà nước L c1 111 nnnnn HT HH TH vn 7 1.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước + + c1 1232222111111 EEEkkkksssea 8 INNF*aiadiidiia 8 1.1.1.4 Đầu tư xây dung co ban cceccccccecccccscecscescsceseeeesceevseesvseeevseesveeeeen 9 1.1.1.5 Chi NSNN cho dau tu XDCB oo cece eeseseeseseeseeeeseeeeseees 9 1.1.2 Mục tiêu, vai trò, đặc điểm chi Ngân sách nhả nước cho đầu tư xây I0
201x100 1111 se 10
1.1.2.1 Mục tiêu của chỉ NSNN cho đâu tư XBCB 2 ccccccc2 10
1.1.2.2 Vai trò của chỉ NSNN cho đầu tư XDCB :25- c2 II
1.1.2.3 Đặc điểm chỉ NSNN cho dau tư XDCB -:-5-cccccccscc2 12 1.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện -c: 12 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 12 1.2.2 Nội dung cơ bản của quản lý chỉ Ngân sách nhà nước cho đâu tư Xây
dựng cơ bản cấp huyện - - 1n T1 1111512111111 11111 15112111 1511 8 tre 15
1.2.2.1 Lập dự toán ch1 2 c2 1111111121111 1 111k TT nen 15
1.2.2.2 Chap hành dự toán chi ngân sách nhà nước .-cccscxcsssxc: 18 1.2.2.3 Quyết toán chi ngân sách cập huyện .- 2S cv SvsErrrEsrrrseeo 23 1.2.2.4 Nội dung quyết toán chi ngân sách cấp huyện .- - s5: 24
Trang 41.2.1 Phương pháp quản lý chi NSNN cho XDCB 222cc 27
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chí Ngân sách nhà nước cho đầu tư Xây dựng cơ bản cấp huyện Lập Thạch 5 2c 1S 1211215212515 xseE 28 CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY CHI NGAN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN LẬP
THACH, TINH VINH PHÚC 2S 31125111 51515251EEE E2 re 32 2.1 TONG QUAN VE TINH HINH KINH TE HUYEN LAP THACH, TINH VINH PHUC GIAI DOAN 2016-2018 oo .cccccccccccccscecessceseseseeveveveveveveveeeeeeen 32
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch c c2 32
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế - xã hội . St s2 v E1 EEESEEEESEEErrEtrrrseeo 33
2.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lập Thạch 34
2.3 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lập Thạch 37
2.3.1 Thực trạng lập dự toán, phân bố dự toán chỉ ngân sách nhà nước cập
huyện trên địa bàn huyện Lập Thạch (cccccc 2c 2222222222 sssxx*2 37
2.3.2 Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây đựng cơ bản trên địa bàn huyện Lập Thạch . - 5< << 2222222 39
2.3.3 Tình hình quyết toán chi Ngân sách nhà nước cho Đầu tư Xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện Lập Thạch c2 2221111111111 xxx 42 2.3.4 Tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lập
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGAN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRẼN ĐỊA BAN HUYEN LAP THACH, TINH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-201844
2.4.1 Những kết quả đạt được ác c cty n TH TH HH nườn 44
Trang 53.1.1 Định hướng quản lý chỉ NSNN cho XDCB theo quy hoạch 48 3.1.2 Mục tiêu quản lý chỉ NSNN cho XDCB theo định hướng 48
3.2 Một số giải pháp cụ thể Ác c1 2112111121 1118115112151 1151118 8n no 49
3.2.1 Hoàn thiện phương pháp quản lý, hệ thống văn bản, đôi mới cơ chê, chính sách quản lý xây dựng cơ bản TT 1111112111511 1n n HH ky 49 3.2.2 Hoản thiện công tác kế hoạch, quy hoạch -:+sscs se czxszczxsseez 52
3.2.3 Hồn thiện cơng tác thấm định dự án 52222322 S2E 3 2EE2E2EEzEssce2 53
3.2.4 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, quản lý tiễn độ - 53
3.2.5 Nâng cao trách nhiệm, quyên hạn và trình độ nguồn nhân lực 54
3.3 Kiến nghi va dé xuat o coc cccccccccccccccecscseescseescsevscesvsesvsceevstesveeseereecees 55
3.3.1 Kién nghi va đề xuất với Quốc hội T000 00011 n ng na 55
Trang 6DANH MUC BANG BIEU
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện chỉ Ngân sách nhà nước cho đâu tư Xây dựng 35
cơ bản trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 — 2018 35
Bảng 2.2: TÌ lệ chỉ Ngân sách nhà nước cho đầu tư huyện Lập Thạch 36
5L:)ÑN3I91100A01100A)5E.XHdaađadẦỒẢ 36
Bảng 2.3 Tình hình chỉ NSNN cho dau tu XDCB giai đoạn 2016 - 2018 37
Bảng 2.4 Cơ câu chi Ngân sách nhà nước cho đâu tư XDCB theo lĩnh vực tại huyện Lập Thạch giai đoạn 2016 — 201 8 QQ nào 39
Bảng 2.5: Tình hình quyết toán chi vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại huyện
Lập Thạch giai đoạn 2016 — 2018 - c c2 2S Snnn HS SH vàn 42
Trang 7DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TAT
STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
1 HĐND Hội đông nhân dân
2 KT-XH Kinh tế - xã hội
3 KBNN Kho bạc nhà nước
4 NSNN Ngân sách nhà nước
5 NS Ngân sách
6 NSTW Ngân sách Trung ương
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 QLDA Quản lý dự án
0 XDCB Xây dựng cơ bản
10 XD Xây dựng
Trang 8PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá là một trong những lĩnh vực quan
trọng, có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đây kinh tế xã hội, nó là nên tảng của tăng trưởng và phát triển bên vững Đâu tư xây dựng cơ bản nói chung vả đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách nhà nước nói riêng là một vấn đề quan trọng, cân được quản lý chặt chẽ để đem lại hiệu quả
Hoạt động quản lý chỉ NSNN cho đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý
kinh tế đặc thù, luôn luôn biến đổi theo tình hình thực tế về chính sách; đặc
thù kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện về vị trí địa lý và địa hình của từng khu
vực, địa phương Công tác quản lý chỉ NSNN cho đầu tư XDCB là một van dé quan trong được tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm
Nhà nước và các Cấp bộ ban ngành hàng năm đã tô chức ban hành và thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhăm tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB và đặc biệt là quản lý chỉ Ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản Từ những quy định chung của Nhà nước, các cấp, bộ ban ngành,
các địa phương thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
áp dụng vảo công tác quản lý của đơn vị mình Sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động quản lý chỉ NSNN cho đầu tư XDCB, công tác quản lý chí NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nói chung trên cả nước ngày cảng hoàn thiện và đã có những kết quả bước đầu
Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng là một vùng có ngành nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp phát triển Vì thế nhu câu đầu tư cho các công trình XDCB nói chung và trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng ngảy cảng lớn Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành tại địa phương nguôn cho đầu tư XDCB trên địa bản huyện Lập Thạch ngảy càng
Trang 9Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác quản lý vốn NSNN chi cho đâu tư xây dựng co ban đang gặp nhiêu thách thức vả hạn chế
Vì vậy thách thức đặt ra là đầu tư XDCB nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện Bên cạnh những thách thức đặt ra,
bản thân công tác quản lý chỉ Ngân sách nhà nước cũng đang xảy ra những van để cân giải quyết, xuất hiện hiện tượng thất thoát, lãng phí chưa hiệu qua
khả năng đáp ứng của NSNN cho nhu cầu xây dựng cơ bản có hạn Ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của NSNN
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được học tập và kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập, với mong muôn đóng góp những đê xuất, giải pháp để hoàn thiện quản lý vốn NSNN đối với các dự an dau tư
XDCB trên địa bàn huyện Lập Thạch , em lựa chọn đề tài “Phân tích thực
trang chi Ngan sách nhà nước cho Đầu tt Xây dựng cơ bản tại huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2018” đê làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chi NSNN trong đâu tư XDCB là một khoản chi chiêm một phan không nhỏ của NSNN, do đó tăng cường quản lý chí NSNN trong đầu tu XDCB 1a rất quan trọng, nhất là khi nguôn lực ngân sách đang bị thiếu hụt nghiêm trọng nhưng vẫn đòi hỏi chi đâu tư phải hiệu quả thúc đây tăng trưởng kinh tê, giải quyết các vẫn đề xã hội Đầu tư XDCB góp phân tạo cơ sở để phát triển
Kinh tế - Văn hóa - Xã hội một cách toàn diện
Chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB tại Việt Nam nói chung và tại
các địa phương nói riêng hiện nay đã được cơ quan quản lý quan tâm, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước
còn tôn tại nhiều hạn chế như: quản lý thực hiện đầu tư còn hạn chế gay that
thoát, lãng phí vốn NSNN; chất lượng công trình kém, hiệu quả sử dụng thấp
Trang 10Các công trình nghiÊH CỨU IFOHEĐ Hước:
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nước ngoải thì trong nước cũng có rất
nhiều nghiên cứu về vấn đề chỉ NSNN cũng như chỉ NSNN cho XDCB như: Nghiên cứu về XDCB của nhà nước, tác giả Bùi Mạnh Cường (2006) đã hệ
thông hóa lý luận cơ bản về đầu tư XDCB nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư XDCB của nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2006 và đưa ra các đánh giá, nhận xét nhăm chỉ ra những vấn đề đang được đặt ra trong hoạt động đầu tư XDCB của nhà nước Tác giả cũng đề xuât một số giải
pháp vê: hệ thông pháp luật, công tác quy hoạch, mô hình quản lý, công tác
cán bộ và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt nhăm cải thiện hiệu quả đầu tư XDCB tại Việt Nam
Vé quan ly chi NSNN cho dau tu XDCB, tac gia Dinh Công Tuyên (2014)
đã khái quát và làm sang tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nha nước, chi ngân sách nhà nước, quản lý chỉ ngân sách nhà nước cho đâu tư xây dựng cơ bản và các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
Vé van dé chi NSNN cho dau tư XDCB, Hà Thị Ngọc (2015) “Kiểm soát
chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Hà Nội ”„ Luận văn thạc sĩ,
Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nghiên cứu các van đề lý
luận về nguồn vốn đầu tư XDCB và hoạt động kiểm soát vốn đâu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội, phân tích thực trạng
Trang 11trong công tác kế toán, quyết toán, về chế độ thông tin báo cáo, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vả trong tổ chức bộ máy quản lý
Cũng về vấn đề XDCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả Lê Thu Phượng (2013) “Quản ly dau tư xây dựng cơ ban băng nguồn vốn ngân sách
nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc ”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh té va quan tri
kinh doanh — Đại học Thái Nguyên đã tổng hợp và làm rõ những vân dé ly luận về quản lý đầu tư XDCB băng nguồn vốn NSNN, sự cân thiết khách quan phải đối mới công tác quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước Khái quát thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc Đề xuất những giải pháp đối mới công tác quản lý đầu tư XDCB băng nguồn NSNN nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
Ngoài ra các tải có rất nhiều tải liệu trong nước về quản lý vả sử dụng vốn NSNN cho đâu tư Bài viết về đảm bảo an toàn Tài chính quốc gia và phát triển kinh tế xã hội, Vũ Thị Thanh Thủy trên Tạp chí Tải chính (8/647) đã đưa ra các giải pháp nhăm phát nâng cao hiêu quả đầu tư công trung và đải hạn và hoàn thiện cơ cầu phân bô vốn NSNN; Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Phương Thảo trên Tạp trí Tài chính (10/651) đã chỉ ra những hạn chế về dau tư công của Việt Nam 2006 - 2015 và đưa ra môt số giải pháp khắc phục; Trần Kim Chung trên Tạp chí Tài chính (35/652) đã đưa ra giải pháp về von cho dau tư cơ sở hạ tầng và tái cơ câu đâu tư nhằm thay đối cơ câu vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng so với truyền thống, từ đó đa dạng hóa nguôn vốn chi đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm nhẹ gánh nang cho NSNN
Chủ yếu các công trình nghiên cứu và các bải viết trên đều tập trung nghiên cứu vê các chính sách tài chính vĩ mô, ảnh hưởng lớn va quan ly chi
NSNN nói chung hoặc quản lý chí NSNN tại một số địa phương đơn lẻ hoặc
mới chỉ ra giải pháp quản lý ngân sách chỉ áp dụng cho từng vùng, miễn cụ
thể Việc đánh giá quản lý chí NSNN huyện chưa được các đề tài trên làm rõ,
Trang 123 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu về mặt lý luận:
Hệ thông hóa lý luận về NSNN và quản lý chỉ NSNN cho đâu tư Xây
đựng cơ bản trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2016-2018 Mục tiêu về mặt thực tiên:
+ Phân tích thực trạng quản lý chỉ NSNN trên địa bàn huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2018 qua đó đánh giá được các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý chỉ NSNN
cho đầu tư XDCB tại huyện Lập Thạch
+ Xây dựng hệ thống giải pháp góp phân nâng cao hiệu quả quản lý chỉ
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2 Nhiệm vụ nghiền cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thông những vấn để lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về hoan thiện quản ly chi NSNN
Phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý chỉ NSNN của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2016 - 2018 Qua đó, góp phân tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải nhăm hoản thiện công tác quản lý chỉ NSNN tại huyện Lập Thạch — Vĩnh Phúc định hướng tới năm 2030
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chỉ NSNN cho đầu tư XDCB tại địa bản
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc
+ Thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn 2016 -2018, tổng hợp, đánh giá, rút
Trang 13+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý chỉ NSNN cho XDCB từ ngân sách
của chính quyên huyện Lập Thạch
5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp so sánh:
Sau khi đã tập hợp đầy đủ dữ liệu về chí NSNN, công tác quản lý chỉ NSNN
trên địa bàn huyện Lập Thạch, tiền hành so sánh những kết quả đạt được qua
các năm để đánh giá kết quả đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân nhăm khăc phục các hạn chế và phát huy các yếu tô tích cực
+ Phương pháp tổng hợp:
Thông tin nghiên cứu sau khi được thu thập từ các nguôn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được tổng hợp dưới dạng bảng, biểu đô, đô thị, phân tích chỉ số trung bình từ đó có cái nhìn bao quát về thực trạng để đề xuất các giải pháp
6 Kết cầu khóa luận
Ngoài phân mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cho dau tu xây
dựng cơ bản
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đâu tư xây dựng
cơ bản tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho
Trang 14CHUONG 1:
CO SO LY LUAN VE QUAN LY CHI NGAN SACH NHA NUOC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BAN
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN LY CHI NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN
1.1.1 Các vẫn đề cơ bản về ngân sách nhà nước
LIA Ngan sách nhà nước
Ngân sách nhà nước ( NSNN) là một thuật ngữ tôn tại từ lâu và được đề cập phô biến trong lĩnh vực kinh tế - xã hội Hiện có rất nhiều định nghĩa về
NSNN, một trong những định nghĩa phù hợp với lý luận, thực tiễn tại Việt Nam là:
- Định nghĩa về NSNN theo Luật số 83/2015/QH13 của Quốc hội
(25/06/2015) nêu rõ: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thâm quyên quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước `”
Có thé thay NSNN bao gồm toàn bộ ngân sách từ trung ương đến địa phương trong đó bao gôm các khoản thu và chi của nhà nước Các khoản thu NSNN nhằm mục đích huy động nguôn lực trong nên kinh tế với mục đích thực hiện các công việc của Nhả nước, nguôn này chủ yêu đến từ thuê, phí, lệ
phí, các khoản đóng góp, viện trợ.v.v Các khoản chi NSNN sử dụng nguôn
NSNN đã thu được vào những mục đích khác nhau nhăm đảm bảo Nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình
Trên thực tê, các cấp từ trung ương đến địa phương đều có hoạt động
thu — chi NSNN Vi vay NSNN duoc phan cấp quản lý từ trung ương đến địa
Trang 15thiêu NSNN phục vụ cho hoạt động của Nhà nước tại từng địa phương dé cd
phương án phân bố hợp lý Quản lý NSNN từ cấp trung ương đến địa phương đều phải tuân theo nguyên tắc là dân chủ, công khai, minh bạch, có sự phân công quản lý và được gắn quyên hạn, trách nhiệm cho các cấp có thắm quyên l.L1.2 Chỉ ngân sách nà nước
Khái niệm về chi ngân sách nhà nước rất đa dạng, tuy nhiên theo văn
bản quy phạm pháp luật Việt Nam theo luật Ngân sách nhà nước (16/12/2002)
của Quốc hội quy định : “Chi ngân sách nhả nước bao gồm các khoản chỉ
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động
của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” Đặc điểm của chỉ NSNN:
+ Chi NSNN găn với bộ máy quản lý nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng giai đoạn + Chi NSNN có tính pháp lý cao, đi liền với quyên lực của bộ máy nhà nước + Hiệu quả của việc chỉ NSNN được đánh giá trên phạm vi rộng, tổng quan tình hình vĩ mô chứ không đánh giá theo v1 mô
+ Các khoản chỉ NSNN không có tính hoản trả trực tiếp và găn liên với các yếu tô tiên tệ như lãi suất, giá cả thị trường, tỷ giá.v.v
1.L1.3 Đâu tr
Đâu tư có rất nhiều khái niệm, một trong những khái niệm phù hợp với
Việt Nam theo quy định của Pháp luật theo Khoản 1, điều 3, Luật Đầu tư của
Quốc Hội (2005) quy định : “Điều tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình đề hình thành tài sản tiễn hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”
Co thé hiểu đầu tư là một quá trình bỏ vốn ra đề đạt được mục đích nào
đó Vốn ở đây có thể là vật tư, nhân lực, công nghệ, thời gian, tiền bạc.v.v
Trang 16tiến hảnh huy động nguôn lực về tiền, tài nguyên, nhân lực.v.v để thực hiện một hoạt đông cụ thê nào đó trong một thời gian nhằm thu được các giá tri lớn hơn nguôn lực đã sử dụng hoặc để đạt được các mục đích cụ thể
1.1.1.4 Dâu tir xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB lả một hoạt động kinh tế, là hoạt động đâu tư nhăm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đâu tư, là lĩnh vực sản xuất
vật chất tạo ra các tài sản cô định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Có thể hiểu đầu tư XDCB là một loại đầu tư dài hạn, nhắm tới mục tiêu chủ
yếu lả tạo nên các tài sản cỗ định để tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất
nhăm ốn định và phát triển cơ sở hạ tâng, vật chất, kỹ thuật cho nên kinh tê
Đầu tư XDCB được thực hiện trong tât cả ngành kinh tế, kinh tế xã hội
như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, quốc phòng, an
ninh Sản phâm XDCB có nhiêu loại hình công trình và đặc điểm của mỗi
loại công trình XDCB lại khác nhau Việc quản lý vốn XDCB phải phù hợp
với từng loại hình đề đem lại hiệu quả tôi đa, tránh thât thoát vốn
Đâu XDCB là hoạt động sử dụng lượng vốn lớn và lượng vốn này ở lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Vì vậy việc quản lý von dau tu cho XDCB phai hết sức cần trọng để tránh việc đọng vốn tại dự án nhưng không
đem lại hiệu quả gây lãng phí và thất thoát vốn Việc đầu tư XDCB là công
việc có thời gian thực hiện dài Để kết quả của đầu tư XDCB phát huy tác dụng có thê mất tới một vài năm hoặc hàng chục năm Do đó công tác đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế vĩ mô Vì vậy việc quản ly dau tư XDCB phải bám sát tình hình kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suat.v v
1.1.1.5 Chi NSNN cho đầu tư XDCB
Về khái niệm chỉ NSNN cho đầu tư XDCB theo Luật Ngân sách nhà
nước (2015): “Chi đâu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chỉ của ngân sách nhà
nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
Trang 17Chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chỉ tài chính nhà nước đâu tư cho các công trình cơ sở hạ tâng (cầu đường, cảng biến, sân bay, thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông ) các công trình có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng với mục đích cân băng cho
nên kinh tế Chỉ NSNN cho đầu tư XDCB nhằm tạo cơ sở phát triển kinh tế tư
nhân, kích thích đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nhăm nâng cao đời sống
vật chất, tính thần cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội cho đất nước
1.1.2 Mục tiêu, vai trò, đặc điểm chỉ Ngân sách nhà nước cho đầu tư xây
đựng cơ bản
1.1.2.1 Mục tiêu của chỉ NSNN cho đâu tw XBCB
Chi ngân sách về XDCB với mục tiêu phát triển các công trình thuộc kết cầu hạ tầng (cầu cống bên cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, viễn thông ) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình vả dự án phát triển văn hóa - xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhăm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Hoạt động chi ngân sách cho đầu tư XDCB của Nhả nước bao gôm đâu tư vào các hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng công nghiệp, công trình công cộng, dân dụng vả các công trình y tế, khoa học, giáo dục
Có thể thấy mục tiêu của các công trình nảy nhăm phát triển cơ sở hạ tâng kỹ thuật cho nên kinh tế quốc dân Với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương, vùng miễn mà không hướng tới lợi ích về tài chính từ công trình XDCB này Mục tiêu này hoàn toàn khác so với đa số các hoạt động đầu tư XDCB của các công ty hay doanh nghiệp, nhăm hướng tới lợi ích từ hoạt động đâu tư
XDCB là hướng tới lợi nhuận từ hoạt động này Cũng có một số tô chức,
doanh nghiệp có hoạt động đầu tư XDCB nhăm mục đích từ thiện hay công
ích, tuy nhiên mục đích sâu xa của hoạt động này vẫn hướng tới lợi ích vệ mặt
Trang 181.1.2.2 Vai trò của chỉ NSNN cho dau tu XDCB
Chi NSNN cho đầu tư XDCB có vai trò hết sức quan trọng trong nên
kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, vùng miễn
Thứ nhất về mặt kinh tế: Chi đầu tư XDCB góp phân tạo các cơ sở sản xuất mới với dây chuyên hiện đại hoặc sửa chữa nâng cấp các cơ sở đã cũ, lỗi thời từ đó thu hút được nguồn vốn đâu tư vảo sản xuất Điều nảy giúp tăng năng suất cũng như chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhăm nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa đem lại lợi ích kinh tế lớn cho địa phương, đât nước
Chi NSNN cho đầu tư XDCB như hệ thống giao thông, điện, nước, cầu
cảng.v.v giúp cho việc lưu thông thuận tiện Điều này giúp giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc sản xuất, vận chuyên tiêu thụ sản phẩm từ đó kích câu cho nên kinh tế Bên cạnh đó, bản thân chỉ NSNN cho XDCB cũng sử dụng không ít nguồn lực từ đóng góp phân lớn vảo tổng cầu của nên kinh tế Bên cạnh đó chỉ NSNN cho XDCB còn giúp dòng vốn được luân chuyển hợp lý hơn, giúp cân băng cơ cau ngành cũng như cân băng nguôn lực của nên kinh tê
Thứ hai về mặt chính trị, xã hội: Chỉ NSNN cho đâu tư XDCB góp
phân thay đôi các khu vực có điều kiện khó khăn như vùng sâu vùng xa Xây dựng hệ thống điện nước, cầu, đường, trường học, bệnh viện.v.v giúp cho người dân ở những vùng này có điều kiện tiếp xúc với xã hội, giúp cải thiện
kinh tế cũng như nhận thức Góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo Xây
dựng các công trình văn hóa, truyền thông như đài phát thanh, đải truyền hình góp phần đưa các quan điểm của nhà nước đến gân với dân chúng hơn Giúp
nâng cao khả năng tự vệ của người dân với các thông tin của thế lực thù địch
Góp phan ồn định chính trị xã hội
Thứ ba về mặt an ninh, quốc phòng: Kinh tế ôn định và phát triển, chính trị -xã hội 6n định vững mạnh góp phân lớn cho việc phát triên quốc phòng Chi đầu tư XDCB cho quốc phòng bao gồm các công trình quân sự như các trạm canh gác, các quân khu, các hệ thông quân sự bí mật Góp phân
Trang 19cũng cô sức mạnh quân sự của quôc gia cũng như địa phương chông lại các thế lực xâm lược, bảo vệ chủ quyên đất nước Như vậy chỉ NSNN cho đâu tư
XDCB có vai trò ổn định, phát triển kinh tế; thu hút đầu tư Ôn định chính trị
xã hội; giữ vững an ninh quôc phòng: bảo vệ chủ quyền đât nước
1.1.2.3 Đặc điểm chi NSNN cho dau tw XDCB
Hoạt động chị đầu tư XDCB của nhà nước,vôn là vỗn của nhà nước mà
không phải là của tư nhân Vì vậy chi NSNN cho đầu tư XDCB của nhả nước có những đặc điểm riêng Có thê khái quát dic diém chi NSNN cho dau tu XDCPB như sau:
- Chi NSNN cho dau tu XDCB d6 1a cac du án chi này thường không có
1.2
kha nang thu hoi vốn hoặc thu hỏi rất chậm Vì cơ bản chi NSNN cho
đâu tư XDCB mang yếu tố xã hội hơn là yếu tố kinh tế
Chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi lớn, đầu tư trong thời gian dải Nguôn vốn chỉ NSNN cho đầu tư XDCB là nguôn ngân sách nhà nước tại trung ương hoặc địa phương
Trong hoạt động chi NSNN cho đầu tư XDCB Nhà nước đóng vai trò là chủ đâu tư Cơ chế phân bố nguồn vốn NSNN cho dau tu XDCB 1a co chế cấp phát
Chi NSNN cho XDCB chịu ảnh hưởng bởi chiến lược cũng như tư duy
của bộ máy lãnh đạo nhà nước
Hoạt động chỉ NSNN cho XDCB có liên quan đến nhiều ngành nhiều
lĩnh vực Vì vậy phải có sự liên kết chặt chẽ giữ các cấp, các ngành trong suốt quá trình đầu tư Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cho các chủ thế tham gia hoạt động chi
dau ty XDCB trong suốt quá trình thực hiện dự án đâu tư
Nội dung quản lý chỉ ngân sách nhà nước cấp huyện
Trang 20đúng quy định của pháp luật, nhằm sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả, góp phan thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Quản lý chí NSNN có thể được xem
xét dưới nhiêu góc độ khác nhau Quản lý ngân sách được thực hiện theo một
chu trình, một chu trình ngân sách có ba khâu: lập ngân sách, chấp hành ngân
sách và quyết toán ngân sách Trong một năm ngân sách, đồng thời có cả ba khâu đó: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình trước và lập ngân sách của chu trình sau Và theo khoản mục chi
NSNN, quan ly chi NSNN gém quan lý chỉ đầu tư phát triển; quản lý chi
thường xuyên và các khoản chi khác Tuy nhiên, phạm vị khóa văn này chỉ tập trung nghiên cứu vệ quản ly chi đầu tư phát triển; quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Quản lý chỉ NSNN luôn gan voi quan ly thu dé dam bao nguôn lực cho chi NSNN đúng thời điểm, đáp ứng về quy mô Công cụ sử dụng trong quan
lý chi NSNN là các định mức và chế độ chi Chế độ chi quy định chỉ được chi NSNN cho những hoạt động được pháp luật quy định Định mức chi quy định
quy mô chi NSNN cho từng hoạt động xác định
Chủ thể trực tiếp quản lý chí NSNN cấp huyện bao gồm: HĐND cấp huyện (thơng qua dự tốn NS cấp huyện); UBND cấp huyện (chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý NSNN) Phòng Tài chính — Kê hoạch có chức năng tham mưu cho UBND huyện xây dựng dự toán, thực hiện dự toán, kiểm tra, giám sát, quyết toán NSNN cấp huyện Cơ quan KBNN cấp huyện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chỉ và sử dụng NSNN cấp huyện Các đơn vị sử dụng NS cấp huyện có nhiệm vụ quản lý NS cấp
cho đơn vị mình theo chế độ, chính sách của tỉnh
Đặc điểm quan lý chỉ NSNN cấp huyện:
Chị ngân sách nhà nước được quản lý bởi quy định của luật và theo dự toán, đây là đặc điểm quan trọng nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm
Trang 21nảy giúp cơ quan quản lý đưa ra các cơ chế quản lý, điều hành chi ngân sách đúng luật, đảm bảo hiệu quá, công khai, mình bạch
Quản lý chí ngân sách nhà nước sử dụng tổng hợp các biện pháp, biện
pháp quan trọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính phải phù hợp với yêu câu hoạt động của bộ máy nhà nước cấp huyện theo Luật Tổ chức chính quyên địa phương
Ngoài ra quản lý chí ngân sách cấp huyện đặc biệt là các huyện miễn núi cân phải có cơ chế quản lý đặc thù phù hợp bởi:
- Một là, các huyện miễn núi đa phân là huyện nghèo, điều kiện tự
nhiên không thuận lợi, kinh tế chậm phát triển, không tự cân đôi thu - chi trên địa bàn Do có quá nhiêu bắt lợi thế nên các tỉnh miễn núi khó cạnh tranh với
các tỉnh đồng băng ven biển Khi đó, nhu cau chỉ NSNN cho các tỉnh miền núi khá lớn, nhất là chi đầu tư xây dựng kết cầu hạ tâng KT-XH như làm đường, xây dựng trường học, cơ sở y tế Nhu câu thì nhiều và cấp bách,
trong khi không có khả năng tự cân đối, phụ thuộc vào NSTW, NS tỉnh; do đó,
rat dé dan đến tình trạng đâu tư khơng hồn chỉnh, kéo dài, đội chi phí hoặc chất lượng thấp, năng lực quản lý của cán bộ không đồng đêu, còn hạn chế
- Hai là, các huyện miễn núi có nhiều khoản chi đặc thù đòi hỏi các chế
độ quản lý đặc biệt; Như chính sách trợ cấp cho học sinh dân tộc thiêu số,
chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ cung cấp năng lượng điện cho các bản làng xa trung tâm, đảm bảo an ninh, quốc phòng Các nhiệm vụ đa dạng, phức tạp, đặc thù trong bối cảnh cân đối NS khó khăn, trình độ cán
bộ va dân cư thấp khiến nhiệm vụ quản lý chí NSNN ở các huyện miễn núi
thêm khó khăn
- Ba là, các huyện miễn núi nhận NS bố sung từ trung ương nên mức độ
Trang 22Những khó khăn đó đã hạn chế phạm vi năng động của chính quyên các huyện miễn nói chung, quản lý chỉ NSNN nói riêng
1.2.2 Nội dung cơ bản của quản lý chỉ Ngân sách nhà nước cho đầu tư Xây dựng cơ bản cấp huyện
1.2.2.1 Lập dự toán chỉ
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là đảm bảo các nguyên
tắc về cân đối NSNN, đồng thời nhằm tính toán đúng đắn ngân sách trong kỳ
kê hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chỉ của
ngân sách trong kỳ kế hoạch
Công tác hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số
kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước: Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Bộ Tài chính ban hảnh Thông tư hướng dẫn về yêu
cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm
tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phú cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các huyện, tinh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phú, cơ quan khác ở
Trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiêm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu câu nhiệm vụ cụ thê của bộ, cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc
Uý ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính,
căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, yêu câu và nhiệm vụ cụ thê
của địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn vả thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc vả Uỷ ban nhân dân cấp dưới
Yêu cấu đổi với lập dự toản ngán sách:
Trang 23Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cap Chính quyên phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chỉ và theo co cau giữa chỉ thường
xuyên, chi đâu tư phát triển, chi trả nợ Dự toán ngân sách phải kèm theo báo
cáo thuyết minh cơ sở, căn cứ tính toán Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc sau:
+ Đối với dự toán ngân sách nhà nước: Tổng số thu thuế, phí và lệ phí
phải lớn hơn tông số chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ; bội chi phải
nhỏ hơn chỉ đầu tư phát triển
+ Đối với dự toán ngân sách cap huyện: Phải cân bằng giữa thu và chỉ trên cơ sở số thu của ngân sách câp huyện gồm: Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%, các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp huyện theo tỷ lệ phần trăm (%) đó được quy định và số bỗ sung cân đôi từ ngân sách trung ương (nếu có); số dự kiến huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng các công trình kết câu hạ tầng quy định tại Khoản 3 Điều § của Luật Ngân sách nhả nước và Điều 26 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 thang 6 năm 2003 của Chính phủ
+ Đối với dự toán ngân sách cấp huyện và huyện phải cân băng thu, chi Căn cứ lập dự toán ngân sách:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy
mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của
từng vùng như: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do cơ quan có thâm quyên thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vỊ;
+ Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bô ngân sách;
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thâm quyên quy định:
Đối với chỉ đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những
Trang 24hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bô trí đủ vốn phôi hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đó được câp có thắm quyên quyết định
đang thực hiện;
Đôi với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuân, định mức do các cơ quan nha nude có thấm quyên
quy định;
Đối với chi trả nợ, bảo đảm bồ trí chỉ trả đủ các khoản nợ đến hạn (kế
cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ tra no;
Đôi với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải
căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguôn vay, khả năng trả nợ vả mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thấm quyên
T6 chức làm việc về dự toán ngắn sách nhà nước:
Sau khi thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các
cấp tô chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị
cùng cấp và Uỷ ban nhân dân, cơ quan tải chính cấp dưới (đôi với nam dau của thời kỳ ôn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tô chức làm việc
để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc
Quy trình lập, quyết định, phân bồ, giao dự toán ngân sách nhà nước:
Uy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách
các cấp ở huyện phù hop với yêu câu, nội dung vả thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thảnh phố trực thuộc trung ương Căn cứ vào nghị quyết của Hội đông nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài Chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao nhiém vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương (phân ngân sách địa phương hưởng)
và giữa các cấp Chính quyên địa phương, mức bỗ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyên của ngân sách trung ương, dự tốn chi từ ngn kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp tỉnh (nêu có)
cho từng huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh
Trang 25Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uy ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bỗ dự
toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày Hội đông nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bỗ ngân sách
Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thâm quyên giao; các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bỗ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc, kế cả dự toán chi từ nguôn kinh phí uỷ quyên
(nếu có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước
Chậm nhất 5 ngày sau khi Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân
sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo
cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên (Uỷ ban nhân dan cap
huyện báo cáo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đâu tư dự toán ngân sách
huyện);
Sở Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp huyện, trong trường hợp cân thiết báo cáo Uý ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Hội đông nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách
1.2.2.2 Chấp hành dự toán chỉ ngân sách nhà nước Phân bồ và giao dự toán chỉ ngân sách:
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uy ban nhân dan giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiên hành phân bô và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 60/2003/ND - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ
Khi phan b6 dự toán ngân sách được giao, cơ quan, đơn vị phân bơ dự
tốn phải bảo đảm bồ trí vốn, kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ do duoc chi
ứng trước dự toán; đông thời, phải phân bố hết dự toán ngân sách được giao,
Trang 26dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bô sau nhưng khi phân bỗ phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề thâm tra theo quy trình quy định
Phương án phân bố dự toán ngân sách của co quan nhả nước và đơn vị
dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải gửi cơ quan
tài chính cùng cấp để thâm tra Qua thâm tra, nếu phát hiện phương án phân
bồ không đảm bảo các yêu câu trên thì cơ quan tài chính yêu cầu cơ quan phân bề điều chỉnh lại Trường hợp cơ quan, đơn vị phân bỗ ngân sách không thống nhất với yêu cầu điều chỉnh của cơ quan tài chính thì báo cáo Uỷ ban
nhân dân (đối với các cơ quan, đơn vị địa phương) để xem xét, quyết định
Sau khi phương án phân b6 ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bố ngân sách quyết định giao dự toán
ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà
nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phôi hợp thực hiện Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, nhu câu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), gửi cơ quan tải chính cùng cấp trước ngày 25 tháng cuối của quý
trước
Nguyên tắc chỉ trả, thanh toán các khoản chỉ của ngân sách nhà nước: Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhả nước năm được giao vả yêu câu
thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ
quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chị trả, thanh toán các khoản
chi ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ vả người
nhận thâu
Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước gôm
khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vi
Trường hợp được cơ quan có thấm quyên thông báo điều chỉnh nhu cầu
chi quý thì đơn vị chỉ được chi trong giới hạn điêu chỉnh
Trang 27Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều
kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định số 60/2003/ND- CP ngay 6 thang
6 năm 2003 của Chính phủ và giây rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách hoặc của người được uỷ quyên, thực hiện việc chị trả,
thanh toán
Khi rút dự toán để chi tiêu, đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc Nhà
nước hạch toán đúng mục chi theo mục lục ngân sách nhà nước, trong phạm vi tổng mức của nhóm ghi trong dự toán giao, riêng nhóm mục chi khác được rút từ dự toán để chi cho tất cả các mục song phải hạch toán đúng nội dung chi Truong hop cân phải điều chỉnh dự toán giữa các nhóm, đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định sau khi thông nhất với cơ quan tải chính cùng cấp
Chi trả, thanh toáắn bằng hình thức lệnh chỉ tiễn:
Các nhiệm vụ chi được chỉ trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền gom:
- Chi cho cac doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách;
- Chi tra nợ, viện tro;
- Chi bô sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới va mét so
khoản chỉ khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính Quy trình
chi trả, thanh toán như sau:
- Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cau thực làm nhiệm vụ chi, cơ quan tải chính xem xét, kiểm tra từng yêu câu chỉ và nếu
bảo đảm đủ các điều kiện thanh toán quy định tại Điều 51 của Nghị định số
60/2003/NĐÐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ thì ra lệnh chi trả
cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách
- Kho bac Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyên tiền vảo tài khoảnhoặc cập tiên mặt cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách
Trang 28Việc chuyên vốn cho Kho bạc Nhà nước để chỉ đầu tư xây dựng cơ bản và việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định riêng
Thanh toán, chỉ trả bằng ngoại tệ
Đối với các nhiệm vụ chỉ của ngân sách phải chi trả bằng ngoại tệ, Bộ
trưởng Bộ Tài chính có quy định riêng
Chỉ bằng hiện vật và ngày công lao động
Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước băng hiện vật, căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật theo thị trường được duyệt, cơ quan tai chính quy đôi ra đồng Việt Nam đề làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh
chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước đề hạch toán thu, chỉ ngân sách nhà nước
Đối với các khoản chi băng ngày công lao động, căn cứ giá ngày công lao động được duyệt, cơ quan tải chính làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước đề hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước
Chi bằng kinh phí uỷ quyền
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uý quyên cho cơ quan quản
lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cập dưới đề thực hiện nhiệm vụ đó Khi được cấp trên giao kinh phí uỷ quyên, Uỷ ban nhân dân cấp dưới phân bô vả giao dự toán kinh phí uỷ quyên cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu
chí uỷ quyên, đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách
Căn cứ dự toán năm về kinh phi uỷ quyên và yêu câu thực hiện nhiệm
vụ chi, cơ quan tải chính cấp trên lập lệnh chi chuyển nguôn kinh phí uỷ
quyên cho cơ quantài chính cấp nhận uý quyên
Cơ quan tải chính cấp dưới mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước đề nhận kinhphí uỷ quyên của cơ quan tải chính cấp trên
Trong quá trình chi trả, thanh toán kinh phí uỷ quyên, cơ quan tải chính nhận uỷ quyên và Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm đáp ứng kinh phí kịp thời
Trang 29và đây đủ; thực hiện kiếm soát chi theo đúng các quy định về quan ly chi ngân sách nhà nước
Chi ứng trước dự toán
Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm: - Các dự án, công trình quốc gia vả công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A, đó có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đây nhanh tiễn độ
- Một số nhiệm vụ quan trọng câp bách phải thực hiện theo chế độ do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bồ trí trong
tháng và nguôn dự phòng không đáp ứng được
- Trường hợp chi ứng trước sau khi cơ quan có thâm quyên đó giao số kiểm tra dự toán năm sau thì tống mức ứng trước không quá 20% số kiểm tra
theo từng lĩnh vực Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm thu hôi ứng trước của
ngân sách địa phương
Chi theo mục lục ngắn sách nhà nước
Với vai trò không thể thiểu trong hạch toán, chương - loại —- khoản —
mục - tiểu mục trong mục lục ngân sách là công cụ không thể thiểu trong hạch toán kế toán Đặc biệt, hiện nay với vai trò của hệ thống TabmIs (Hệ thống
Thông tin Quản ly Ngân sách và Kho bạc) việc nhập dự toán cho các chương
trình, nhiệm vụ và các nội dung chi được thực hiện rõ rang, minh bach; la mot
bước đổi mới trong điều hành ngân sách như hiện nay
Xu ly thiéu hut tam thoi
Khi xảy ra thiếu hụt ngân sách cấp huyện, ngân sách huyện được tạm ứng Quỹ dự trữ tài Chính của tỉnh theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Việc xét cho tạm ứng đối với ngân sách cấp xã, ngoài để nghị của Uỷ ban
Trang 30tạm ứng đề xử lý thiêu hụt tạm thời phải được hoàn trả trong năm ngân sách,
trừ trường hợp đặc biệt được Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép đối với tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước
Láp, quản lý và sử dụng dự phòng ngán sách
Dự toán ngân sách trung ương và dự toán ngân sách các cập Chính
quyên địa phương được bồ trí khoản dự phòng băng 2% - 5% tông số chỉ của
ngân sách mỗi cấp Thẩm quyên quyết định sử dụng dự phòng:
Đối với dự phòng ngân sách các cap chính quyên địa phương: cơ quan
tài chính trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng Cơ quan tài
chính tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình thường trực Hội đồng nhân dân hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dan tai ky hop gan nhất Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ hop gan nhat
Láp, quán lý và sứ dụng dự trữ tài Chính
Việc trích lập và sứ dụng Quỹ dự trữ tải chính theo đúng quy định tại
Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ Trường hợp sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cho cân đối ngân sách
theo quy định tại Điều Khoản 3 Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP
ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ thì ghi thu ngân sách và chi cho các
nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tương ứng Hết năm ngân sách, Uỷ ban nhân
dân cập tỉnh lập báo cáo gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài Chính về tình hình thu, chi quỹ dự trữ tài Chính của tỉnh trước ngày 3l tháng ÔT năm sau
1.2.2.3 Quyết toán chỉ ngân sách cấp huyện
Cơ quan tài chính cập huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán
ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chỉ ngân sách cấp mình, tông hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bản, chỉ ngân
sách cấp huyện, quyết toán chi kinh phí ủy quyên của cấp trên
Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước phải thực hiện thong nhất về:
Trang 31- Chứng từ thu và chi ngân sách nhà nước;
- Mục lục ngân sách nhà nước;
- Hệ thống tải khoản, sô sách, mẫu biêu báo cáo; phương pháp hạch tốn,
lập sơ; phương pháp lập, thời gian gửi báo cáo;
- Mã số đôi tượng nộp thuế, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, mã số nguồn vôn thu, chi ngân sách
Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
đến hết ngày 31 tháng 12 Kỳ kế toán quy định là tháng, quý và năm - Tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng:
- Quý tính từ ngày 01tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của quý; - Năm tính từ ngày ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12
1.2.2.4 Nội dung quyết toán chỉ ngân sách cấp huyện
Quyết toán chỉ NSNN phải đảm bảo thực hiện đây đủ chế độ kế toán,
kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định với các nội dung
cụ thể như sau:
- Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyên phải thực hiện cơng tác khố số kế toán theo chế độ quy định
- Thực hiện chỉnh lý quyết toán ngân sách kéo dải đến 31/01 năm sau
đối với tất cả các cập ngân sách với các nội dung: Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước nhưng chứng từ đang luân chuyến; hạch toán chi ngân sách các khoản tạm ứng đó đủ thủ tục thanh toán; hạch toán tiếp các khoản ghi thu, ghi chi vốn ngoải nước,
các khoản chi ngân sách thuộc nhiệm vụ chi của năm trước nếu được cấp có
thấm quyên quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước; đôi chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán; chi chuyên nguôn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau theo Quyết
định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với ngân sách địa phương)
Trang 32hợp, lậpbáo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét gửi Sở Tài
chính, đồng thời trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuân Trường hợp báo
cáo quyết toán năm của huyện do Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn có thay đối so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân huyện đó gửi Sở Tài
chính thì Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo bồ sung, gửi Sở Tài chính Sau khi
Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện; + 0T bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện; + 0Ĩ bản gửi Sở Tài chính;
+ 0T bản lưu tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
Đông thời, gửi Kho bạc Nhà nước huyện nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Sở Tài chính có trách nhiệm thấm định quyết toán thu ngân sách nhà nướcphát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán chỉ ngân sách nhà nước:
- Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ Nội
dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thấm quyên cho phép) và chỉ tiết theo mục lục ngân sách nhà nước Thủ trướng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đây đủ; chịu trách
nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ - Báo cáo quyết toán năm, gửi các cấp có thâm quyên để thâm định, phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cùng cấp về tổng số và chi
tiết Sau khi kết thúc công tác khóa số kế toán cuối ngày 31 thang 12, số liệu
trên số sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng
từ thu, chi ngân sách của đơn vị và sô liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà
Trang 33nước về tông số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm
Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới
1.2.2.5 Kiểm tra giám sát chỉ NSNN cho đầu tw XDCB
Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý NSNN là yêu tô không thê thiêu trong suốt chu trình ngân sách; trong đó thê hiện rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ của các cấp chính quyên trên từng lĩnh vực công tác Việc kiểm tra thực
hiện ngân sách huyện của các ngành, các cấp phải được thực hiện thường xuyên và thường được tiễn hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ vả kiểm tra hành chính
Mục tiêu kiểm tra và giám sát là xem xét việc chấp hành luật pháp,
chính sách của các chủ thê thực hiện nghia vu đối với viéc hinh thanh va str
dụng các nguôn thu; tính cân đối vả hợp lý trong việc phân bố các nguôn lực
tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản
thu và chi ngân sách huyện; hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công
Trên cơ sở đó, các chủ thê kiểm tra là HĐND, UBND, các co quan tai
chính nói cấp trên, kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước Nội dung kiểm
tra tập trung vào các van để như: phân bố dự toán, chấp hành vả quyết toán
ngân sách; công tác quản lý ngân sách; việc châp hành luật pháp, chính sách
trong lĩnh vực tải chính; thu nhập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét, đánh giá
Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ thê được kiểm tra có thể để xuất
các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách vả các biện pháp cụ thê nhăm điều
chỉnh quá trình phân phối, phân bô và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu
Trang 341.3 Phương pháp quản ly chi NSNN cho đầu tư XDCB 1.2.1 Phương pháp quản lý chỉ NSNN cho XDCB
Phương pháp quản lý có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến thành công của hoạt động quản lý Các phương pháp quản lý dựa trên các tiêu chí quản lý
và ảnh hưởng đến sự thảnh bại của hoạt động quản lý Các phương pháp cơ
bản được áp dụng trong quản lý chỉ NSNN cho đầu tư XDCB: Phương pháp hành chính
Phương pháp này các nhà quản lý tác động trực tiếp vào chủ thể của hoạt động chỉ NSNN cho XDCB băng các cơ chế chính sách; ban hành các văn bản dưới luật; lập ra kế hoạch, quy hoạch và các quy định khác Các tác động này mang tinh bắt buộc và hướng các chủ thể tham gia tới hoạt động đúng định hướng của cơ quan quản lý
Phương pháp nảy mang tính cưỡng chế, bắt buộc Đem lại sự trật tự trong hoạt động chi NSNN cho XDCB Phương pháp nay thé hiện quyên lực của bộ máy quảnlý nhà nước Để thực hiện được phương pháp này cần có những biện pháp cụ thể băng văn bản với cơ chế cứng rắn Tuy nhiên cân phải bám sát vào thắm quyền quản lý mà đơn vị được cấp trong hoạt động quản lý chi NSNN
Phương pháp này góp phân tạo ra trật tự, khuôn khổ trong hoạt động
chi NSNN cho đâu tư XDCB tuy nhiên lại gần như triệt tiêu tính sáng tạo của các chủ thể tham gia hoạt động chi đầu tư XDCB Vì vậy cần phải có các cơ chế linh hoạt hơn trong công tác quản lý chỉ NSNN cho dau tu XDCB để kích thích tính sáng tạo, tạo động lực cho các chủ thê tham gia hoạt động đầu tư XDCB
Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế tác động gián tiếp vào chủ thể tham gia hoạt động chỉ NSNN cho XDCB Băng cách điều chỉnh lợi ích của các chủ thể tham gia
hoạt động chỉ NSNN cho đầu tư XDCB, nhà nước điều tiết hài hòa mối quan
hệ lợi ích giữa các bên trong hoạt động chỉ NSNN cho XDCB Ngoài ra, bằng
Trang 35các biện pháp kinh tế Nhà nước cũng thu hút được các nhà đâu tư đóng góp vào công tác đầu tư XDCB
Phương pháp nảy là phương pháp linh hoạt, giúp cho các chú thể tham ø1ahoạt động chỉ NSNN cho XDCB phát huy được năng lực của mình Ngoài ra còn giúp giảm gánh nặng ngân sách khi huy động được thêm nguôn lực từ các nhà đầu tư đóng góp vảo công tác dau tư XDCB Phương pháp kinh tế giúp cải thiện tính cứng nhắc của phương pháp hành chính Phương pháp này còn giúp các chủ thể có thêm những lợi ích nhất định về mặt kinh tế từ đó kích thích tính sáng tạo và chủ động trong hoạt động đâu tư XDCB của các chủ thể tham gia
Phương pháp giáo đục tuyên truyền
Phương pháp này tác động đến tư duy, nhận thức của các chủ thể trong
hoạt động chỉ NSNN cho XDCB như các nhà đâu tư, nhả thầu, người dân
Phương pháp này nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác của các chủ thể, khiến
các chủ thể tự giác, chủ động trong công việc thực hiện dự án đầu tư
Phương pháp giáo dục tuyên truyền bố trợ cho phương pháp hành chính cũng như phương pháp kinh tế, giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về các quy định
hành chính cũng như lợi ích kinh tế khi tham gia hoat dong đầu tư XDCB Từ việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của các chủ thể, phương pháp này giúp tạo
ra sự chủ động, sẵn sàng và tích cực của các chủ thê trong việc tham gia, thực
hiện và sử dụng vốn NSNN cho dau tu XDCB
Ba phương pháp đều cân thiết vả có mức độ quan trọng khác nhau Vì vay can vận dụng linh hoạt các phương pháp trong hoạt động quản ly chi NSNN cho XDCB trong hoạt động thực tiễn
1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý chỉ Ngân sách nhà nước cho đầu tư Xây dựng cơ bản cấp huyện Lập Thạch
Quan ly chi NSNN cho đầu tư XDCB là một lĩnh vực rộng, chứa nhiều
Trang 36chi NSNN cho đâu tư XDCB cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tô kinh tế, văn hóa, điều kiện tự nhiên của từng địa phương Về cơ bản, các nhân tô ảnh hưởng
dén cong tac quan ly chi NSNN cho đâu tư XDCB tại từng địa phương có thê kê
đến là:
Tình hình kinh lễ:
Các hoạt động chỉ NSNN cho đầu tư XDCB nhăm mục đích tạo cơ sở
vật chất làm cơ sở thúc đây đầu tư phát triển kinh tế Vì vậy việc quản lý chỉ
cho đầu tư XDCB sẽ có ảnh hường trực tiếp đến phát triển kinh tế địa phương
và ngược lại, kinh tế địa phương sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý có sơ sở tiến hành quản lý hoạt động đầu tư XDCB phù hợp với tình hình thực tế Tình
hình kinh tế tại địa phương được đánh giá dựa trên các tiêu chí về thu nhập bình quân dau người, tốc độ phát triển kinh tế, thất nghiệp trong từng giai đoạn Dựa vào các yêu tổ trên, các nhả quản lý sẽ đánh giá được tình hình kinh tế của địa phương từ đó đưa ra định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo Định hướng phát triên kinh tế địa phương tác động đên chuyên dịch cơ câu kinh tế Chuyên dịch cơ cấu kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư XDCB khi mà hoạt động nảy đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo sơ sở vật chất cho các thành phan trong co cau nén kinh té Điểu kiện văn hóa, xã hội:
Điều kiện văn hóa, xã hội của địa phương bao gôm các mặt về truyền
thông, giáo dục, y tế, hoạt động văn hóa, thê dục thể thao, môi trường
Nhăm tạo điều kiện để phát triển toàn diện, địa phương cân chú ý đến cơ sở
vật chât để phát triển các mặt này Cụ thê:
- Về truyền thông: Cần có các cơ sở có vai trò cung cấp thông tin đại
chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở báo chí
- Về giáo dục đảo tạo: Cân phát triển hệ thống trường học đây đủ, hiện đại Xây mới, sửa chữa các cơ sở đảo tạo trên địa bản nhăm hướng tới đạt các
tiêu chuân về cơ sở đào tạo
Trang 37- Về hệ thống y tế: Cân thực hiện xây mới các cơ sở y tế nhăm đáp ứng nhucau khám chữa bệnh của người dân trên toàn địa bàn Nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế đang có để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
trên địa bàn
- Về văn hóa, thể dục thê thao: Cần bảo tổn, duy trì các giá trị văn hóa có trên địa bản tạo nên tảng giữ gìn văn hóa bản sắc của địa phương Xây mới,
sửa chữa các cơ sở phục vụ tập luyện thê dục thể thao tạo nếp sống van minh cho nhân dân trên địa bàn
- Về môi trường: Trong bối cảnh đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, mật độ dân số ngày cảng tăng yêu câu xử lý chất thải sinh hoạt ngày càng cao Cần xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý rác thảy hiện đại đáp ứng nhu câu về xử lý nước thải, rác thải Tránh tình trạng ô nhiễm môi trường gây mắt cảnh quan cũng như tác động xâu đến sức khỏe nhân dân
Các yêu cầu về phát triển văn hóa, xã hội tác động trực tiếp và đặt ra các yêu câu đối với hoạt động chi NSNN cho dau tu XDCB Cac yêu câu đó cũng là cơ sở đề hoàn thiện, phát triển hoạt động quản lý chỉ NSNN đầu tư XDCB
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý:
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý tác động lớn đến các vẫn đề của dia
phương Do đó nó cũng có tác động lớn hoạt động chi NSNN cho đầu tư
XDCB Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý là cơ sở để đưa ra các quyết định về
hệ thống giao thông, cơ cấu kinh tế của địa phương
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các cơ quan có thâm quyên
có thể đưa ra quy hoạch, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tâng, hệ thống giao thông nhăm thuận lợi nhất cho việc phát triển toàn diện của địa phương Địa phương
có hệ thông giao thông, vị trí địa lý thuận lợi thì sẽ có nhiều điều kiện để phát
triển cơ sở hạ tâng, giao thông hơn Đội ngũ quản lý:
Trang 38ngũ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết sách về mọi vẫn để của địa phương Đội ngũ cán bộ tốt, có chuyên môn, đạo đức sẽ đưa ra được các
phương hướng hợp lý, kịp thời để giải quyết các vấn dé của địa phương
Ngoài ra cơ cầu tổ chức bộ máy quan lý cũng hết sức quan trọng, bộ máy quản lý gọn gàng, tô chức khoa học sẽ góp phân đây nhanh tiến độ cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý chi
NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng Ngoài các yêu tô kế trên có thể để cập
đến các yếu tố khác như kinh tế vĩ mô cả nước, định hướng phát triển của
quốc øia
Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý chi NSNN cho dau tư XDCB noi chung đều có liên quan mật thiết tới nhau Vì vậy việc đánh giá các yêu tố ảnh hưởng góp phân quan trọng không nhỏ trong thành bại của céng tac quan ly chi NSNN cho dau tu XDCB
Trang 39CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN LẬP THẠCH, TÍNH
VĨNH PHÚC
2.1 TONG QUAN VE TINH HINH KINH TE HUYEN LAP THACH, TINH VINH PHUC GIAI DOAN 2016-2018
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch
Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cô Khu
vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn
ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh Như vậy, huyện Lập Thạch năm trên một địa tầng rât vững vàng, rất cô xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngảy nay trên 200 triệu năm Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kê là khối núi Sáng và các khối núi khác năm hai bên bờ sông Phó Đáy
Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiêu vùng:
- Tiểu vùng miễn núi bao gồm 9 xã, thị trân (Quang Sơn, Ngọc Mỹ,
Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn),
VỚI tông diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên
toàn huyện Địa hình tiêu vùng nảy thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến câp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam Độ cao trung bình so
với mực nước biển từ 200-300m Tiểu vùng này đât đai có độ phì khá, khả
năng phát triển rừng còn khá lớn Điêu kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi g1a súc
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng
ích), với tông diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiêm 16,14% diện tích tự nhiên
toàn huyện Tiểu vùng nảy đa phân là đất lúa I vụ, thường bị ngập úng vào
mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trông thủy sản
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trân (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn
Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tông diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiêm 29,71% diện tích tự nhiên toản huyện Tiểu vùng này
Trang 40Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, mảu) chiếm chủ yếu do vậy đây
là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ
nội huyện và các địa phương lân cận
Địa hình huyện Lập Thạch khá phức tạp, thấp dân từ Băc xuống Nam,
ruộng đất xen kẽ những dãy đôi thấp Độ cao phô biến từ 11 — 30 m là huyện
thuộc vùng núi thấp, nhiêu sông suối Địa hình bị chia cắt đa dang, dốc dân từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Khí hậu huyện Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt trong năm: Xuân,
Hạ, Thu, Đông Mùa xuân bắt đầu vảo tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại
mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi Mùa đông bắt đâu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô
hanh Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì có năm rét
sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo đài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm
nhiệt độ xuống thập dưới 5- Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng âm, mưa nhiều về mùa hè và khô lạnh vào mùa đông Nhiệt độ trung
bình từ 22°C — 23°C, số giờ năng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẫm trung bình khoảng 84% 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế - xã hội
Về mặt kính tế: Giai đoạn kinh tế (2016-2018), duy trì tốc độ tăng
trưởng, bình quân đạt 16,5%/năm Cơ câu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 42,5 triệu đồng Sản xuất nông nghiệp ốn định và phát triên từng bước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, năng suất lúa đạt trên
69 tạ/ha Năm 2016 huyện Lập Thạch được Chính phủ công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới Công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp có bước phát triên khá, 98% tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa Lắp đặt hệ thông điện chiếu sáng từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã với tổng chiêu dải 60km, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân Hoàn thảnh
chợ Trung tâm Thương mại huyện và xây mới, nâng cập 7 chợ đạt tiêu chí
nông thôn mới các xã