1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG THỜI TRANG THÂN THIỆN với môi TRƯỜNG của THẾ hệ z tại TPHCM

115 71 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2ĐỀ TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THỜI TRANGTHÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA

THẾ HỆ Z TẠI TPHCM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Anh – 1721001318Châu Nhật Quyền – 1721001569Nguyễn Hoàng Tú Uyên- 1721000495Trần Huỳnh Yến - 1721000543

Trang 2

Thành Phố Hồ Chí Minh- tháng 12 năm 2020BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2ĐỀ TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THỜI TRANGTHÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA

THẾ HỆ Z TẠI TPHCM

Người hướng dẫn: Ths Ngô Vũ Quỳnh ThiSinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Anh

Châu Nhật QuyềnNguyễn Hoàng Tú UyênTrần Huỳnh Yến

Thành Phố Hồ Chí Minh - tháng 12 năm 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Qúy Thầy Côtrường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành đề tàinghiên cứu này.

Đặc biệt để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin chân thành gửi lờicảm ơn sâu sắc đến ThS Ngô Vũ Quỳnh Thi, giảng viên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảokĩ lưỡng cho nhóm suốt quá trình thực hiện đề tài Cô đã giúp nhóm định hướng chủ đề,các quy chuẩn, nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành đề tàinghiên cứu này

Trong quá trình làm bài, không tránh khỏi những sai sót, nhóm tác giả mong nhậnđược những ý kiến đóng góp bổ ích từ Qúy Thầy Cô để nhóm có thể hoàn thiện hơn vềsau.

Sau cùng, nhóm kính chúc Cô nói riêng và Qúy Thầy Cô trường Đại học Tài Chính– Marketing dồi dào sức khỏe, giữ mãi trái tim nhiệt huyết để tiếp tục sứ mệnh cao đẹpcủa mình là truyền đạt kiến thức và sự say mê học hỏi cho các thế hệ sinh viên.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hiện nay nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thế hệ Z cònhạn chế về thời trang có chất liệu thân thiện với môi trường Với vị thế là thị trường trungtâm hoạt động sôi nổi, TPHCM sẽ là nơi đầu tiên được khai thác sâu về hành vi sử dụngthời trang thân thiện với môi trường thay thế các chất liệu thông thường của thế hệ Z

Trên cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả đã xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM gồm 05thang đo lý thuyết với kết quả khảo sát từ 600 đáp viên thỏa mãn điều kiện sau khi chạybằng phần mềm SPSS cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trangthân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM: Hành vi, Sự quan tâm đến môitrường, Thái độ đối với thời trang thân thiện với môi trường, Tính sẵn có của thời trangthân thiện với môi trường, Chuẩn chủ quan với tổng số biến không thay đổi là 22 biếnquan sát

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra được những kết luận về sự tác động của cácyếu tố lên hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường, đưa ra những kiến nghịđể phát triển hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z tạiTP.HCM

Từ khóa: thế hệ Z, thời trang thân thiện với môi trường, hành vi, nhận thức, thái độ.JEL codes: C81, Q2, Q53, Q56, Z1.

Trang 5

RESEARCH SUMMARY

Currently the awareness of Vietnamese consumers, especially the Z generation, islimited in fashion with environmentally friendly materials As a vibrant central market,Ho Chi Minh City will be the first to be deeply exploited for environmentally friendlyfashion behaviors to replace the conventional materials of Generation Z.

On the theoretical basis, the authors have built a scale of factors affecting the use ofenvironmentally friendly fashion behavior of Generation Z in Ho Chi Minh City,including 05 theoretical scales with survey results from 600 Respondents who met theconditions after running with SPSS software showed that there are 6 factors affecting theuse of environmentally friendly fashion behavior of Generation Z in Ho Chi Minh City:Behavior, Environmental attention, Attitude towards environmentally-friendly fashion,The availability of environmentally friendly fashion, The subjective standard with a totalconstant of 22 observed variables.

Through the research results, the author draws conclusions about the impact of thefactors on the use of environmentally friendly fashion behaviors, makes recommendationsto develop the behavior of using fashionable fashion environment of Generation Z in HoChi Minh City.

Keywords: Generation Z, environmentally friendly fashion, behavior, awareness,attitude.

JEL codes: C81, Q2, Q53, Q56, Z1.

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa đề tài 4

1.6 Bố cục đề tài 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1 Các khái niệm liên quan: 5

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 7

2.3 Các mô hình lý thuyết 11

2.3.1 Mô hình Thuyết hành vi có dự tính - TPB 11

2.3.2 Mô hình Theory of Reasoned Action-TRA (Thuyết hành động hợp lí) 12

2.4 Các mô hình nghiên cứu gần đây 14

2.4.1 Mô hình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới 14

2.4.1.1 Mô hình Green consumption: Closing the intention-behavior gap (Tiêu thụ xanh: Rút ngắn khoảng cách hành vi) 14

2.4.1.2 Mô hình Eco-Fashion Consumption: Cognitive-Experiential Self-Theory(Tiêu thụ thời trang sinh thái) 15

2.4.1.3 Mô hình Sự chấp nhận của E-WOM và Ý định mua sản phẩm thân thiện172.4.2 Các mô hình ở Việt Nam 18

2.4.2.1 Mô hình Ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh 18

2.4.2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh 19

2.4.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế” 20

2.4.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trangthân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM” 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

Trang 7

3.1 Quy trình nghiên cứu 27

3.2 Nghiên cứu sơ bộ 28

3.3 Nghiên cứu chính thức 29

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 29

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 30

3.4 Cách thực hiện 32

3.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 32

3.4.2 Phân tích nhân tố EFA 33

3.4.3 Phân tích tương quan 35

3.4.4 Hồi quy đa biến 36

3.4.5 Phân tích phương sai 37

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 39

4.1.Phân tích thống kê mô tả 39

4.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo 40

4.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA 44

4.3.1 Đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1 45

4.3.2 Phân tích biến phụ thuộc 48

4.3.3 Điều chỉnh mô hình từ kết quả EFA 49

4.4.Phân tích tương quan và hồi quy 50

4.4.1 Phân tích tương quan 50

4.4.2 Phân tích hồi quy 52

4.5.Kiểm định sự khác biệt giữa hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường và các biến mô tả 58

4.6.Thảo luận kết quả nghiên cứu 62

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 65

5.1.Kết luận 65

5.2.Hàm ý quản trị 68

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 70

5.3.1 Các hạn chế của nghiên cứu 70

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 71

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4 1 Thống kê mẫu nghiên cứu 39

Bảng 4 2: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến thái độ đối vớithời trang thân thiện với môi trường 41

Bảng 4 3: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến 42

Bảng 4 4: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến sự quan tâm đếnmôi trường 42

Bảng 4 5: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến nhận thức kiểmsoát hành vi 43

Bảng 4 6: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến tính sẵn có củathời trang thân thiện với môi trường 43

Bảng 4 7: Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến hành vi sử dụngthời trang thân thiên với môi trường 44

Bảng 4 8: Đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1 45

Bảng 4 9: Kết quả phân tích rút trích nhân tố biến độc lập lần 1 46

Bảng 4 10: Phân tích xoay ma trận nhân tố các biến độc lập lần 1 47

Bảng 4 11: Hệ số KMO and Bartlett’s Test (biến phụ thuộc) 48

Bảng 4 12: Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc 49

Bảng 4 13: Phân tích tương quan Pearson’s 51

Bảng 4 14: Phân tích hồi quy 52

Bảng 4 15: Mức độ giải thích mô hình 53

Bảng 4 16: Kết quả kiểm định ANOVA hồi quy 54

Bảng 4 17: Kết quả Levene của Independent T-test 58

Bảng 4 18: Kết quả kiểm định T-Test 59

Bảng 4 19: Kết quả kiểm định Leneve Thu nhập 60

Bảng 4 20: Kết quả kiểm định ANOVO Thu nhập 60

Bảng 4 21: Kết quả kiểm định Levene Học vấn 61

Bảng 4 22: Kết quả kiểm định ANOVA Học vấn 61

Trang 10

DANH MỤC H

Hình 2 1: Thuyết hành vi có dự tính 11

Hình 2 2: Thuyết hành động hợp lí - TRA 12

Hình 2 3: Mô hình Tiêu thụ xanh: Rút ngắn khoảng cách hành vi 14

Hình 2 4: Lý thuyết tự nhận thức, kinh nghiệm 15

Hình 2 5: Mô hình tác động của truyền miệng đến việc đưa ra quyết định mua hàng 17

Hình 2 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tiêu dùng xanh 18

Hình 2 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh 19

Hình 2 8: Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thànhphố Huế 20

Hình 2 9: Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trangthân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM” 22

YHình 3 1: Quy trình nghiên cứu 27

YHình 4 1: Tổng hợp dữ liệu nhân khẩu học của đáp viên 40

Hình 4 2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môitrường (sau khi kiểm định) 50

Hình 4 3: Biểu đồ tần suất các phần dư chuẩn hóa 55

Hình 4 4: Biểu đồ khảo sát phân phối chuẩn của phần dư 56

Hình 4 5: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa 56

Hình 4 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trườngcủa thế hệ Z tại TPHCM 57

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1.Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa, thời trang là luôn là một trong những yếu tố tạo nên sự đẹp đẽ của conngười như ông bà ta có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, nghĩa là con người sẽ đẹphơn nhiều, khi biết chọn cho mình một trang phục đẹp Khi xã hội ngày càng phát triển thìcon người chăm chút bản thân hơn, họ lựa chọn nhiều trang phục hợp thời trang và thểhiện tính cách Những việc tiêu dùng thời trang quá mức như hiện nay là một yếu tố gây ônhiễm môi trường trầm trọng từ quần áo cũ mà con người bỏ đi hàng năm Do đó, ônhiễm môi trường luôn là một vấn đề nóng và cần gấp rút phải được cải thiện.

Jack Ma từng nói: “Bà tôi có một cái áo Mẹ tôi có ba Thế hệ con gái tôi có 50 cáitrong tủ và một nửa trong số ấy chúng không bao giờ mặc” Câu nói Jack Ma đã đánh giácực kỳ chính xác về xu thế của tiêu dùng thời trang nhanh hiện nay Điều đáng chú ý làkhi sản phẩm thời trang nhanh xuất hiện kèm theo nhiều mẫu mã, giá rẻ xuất hiện đãkhiến cho hàng tỉ người trên thế giới hàng tháng, hàng tuần sẵn sàng chi trả một số tiềnmua quần áo mà có khi cả đời họ chẳng bao giờ thèm mặc mà chỉ nhằm bắt kịp xu thếthời trang, để khỏi bị “tụt hậu” so với bạn bè Họ mua nhiều là theo cảm xúc, vì đẹp, vìmẫu mới, vì nó giảm giá, khi chúng ta mua quần áo giá rẻ vì những lý do trên và nhữngsản phẩm thời trang này nhanh chóng trở thành những mẫu thời trang không hợp cách.Kết cục là những quần áo đó chỉ được mặc một hai lần sẽ bị chính người tiêu dùng vứt bỏvà được đưa vào bãi rác để có chỗ cho những món đồ thời trang mới, phong cách hơntrong tủ của họ Vì thói quen tiêu dùng nhiều tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thờitrang kiếm thêm nhiều lợi nhuận, họ tích cực sản xuất thật nhiều quần áo, giảm giá mạnhcác mẫu mã Khi đó chúng ta sẽ chứng kiến những cảnh tượng như xếp hàng dài, từ sángtới chiều chỉ để mua quần áo đang sale, mua lượng lớn chỉ để mong khuyến mãi Theonghiên cứu mới đây của Oxfam, việc mua một cái áo sơ mi 100% cotton có trọng lượng220gr cũng thải ra lượng cacbon tương đương lượng xả thải của một chiếc xe hơi điquãng đường 56km Chúng ta thường xuyên mua quần áo mới là “thủ phạm” xả thảicacbon, bởi lượng quần áo cũ sẽ bị thải ra môi trường Quá trình vận chuyển quần áo từnơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng sản sinh ra rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà

Trang 12

kính Nhiều người vẫn còn nghi ngờ về sự ô nhiễm do thời trang, nhưng theo trangEduexpo, chỉ trong năm 2018 đã có hơn 500 triệu tấn áo quần, phụ kiện được thải ra vàchỉ 30% trong số đó được tái chế Điều đó có nghĩa, 70% số lượng quần áo dư thừa sẽđược chôn trong bãi rác công cộng hoặc đi vào lò thiêu rác và nó không hề bị dễ tiêu hủy.Theo tờ báo uy tín của Mỹ Huffingtonpost đã chỉ ra rằng, tất cả những món đồ thời trangtrước khi thiêu đều phải ngâm, tẩy rửa, nhuộm bằng vô số hoá chất Lúc chôn, các hóachất này sẽ ngấm vào đất, nước và khí độc sẽ lẩn vào không khí Đó là một quy trình xửlý quần áo thừa gây độc hại nghiêm trọng cho môi trường và vô tình cho sức khỏe của conngười mà không phải ai cũng biết được Theo bảng sắp xếp các loại rác thải gây ô nhiễmtrầm trọng thì rác thải từ quần áo chỉ xếp thứ 2 sau rác thải nhựa Nhưng một điều đáng longại ở đây, người dân không nhận thức được tác hại của thời trang nhanh, không sẵn sàngtừ bỏ thói quen mua sắm để bảo vệ môi trường Oxfam cho rằng, hơn 50% người tiêudùng không biết rằng hành động mua sắm quần áo mới thường xuyên có tác động tiêu cựcđến môi trường, 30% người vẫn biết mua sắm quần áo mới gây ô nhiễm nhưng lại khôngsẵn lòng thay đổi thói quen tiêu dùng.

Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, hầu hết mọi người đều có xu hướng tiêu dùng thờitrang bằng cảm xúc Khi nền kinh tế phát triển, mức thu nhập của người dân ổn định, họthoải mái trong việc chi tiêu cả việc chăm sóc cho bề ngoài cho thật đẹp, sang trọng, đẳngcấp So với những mặt hàng thiết yếu khác thì việc mua sắm thời trang xếp thứ 3 sau việcchi tiêu, nghĩa là chúng ta cũng dành một số tiền rất lớn để mua thời trang Theo báo cáocủa Nielsen trong quý 2 năm 2017 người Việt sẵn sàng chi cho mua sắm quần áo mới là36% cao hơn 2016 là 33%, nghĩa là họ ngày càng gia tăng lượng tiêu thụ quần áo và cónhu cầu mua quần áo nhiều hơn Lý do chúng ta chi quá nhiều cho thời trang là có quánhiều thương hiệu thời trang xuất hiện, con người chúng ta đã có đủ điều kiện để bámtheo các “trend” mới của sản phẩm và nhất là giới trẻ hiện nay, có xu hướng mua quần áogiống như những idol của mình đã mặc để thể hiện là một người hâm mộ chính hiệu.Thậm chí, có những người đi du lịch nước ngoài chỉ để mua thật nhiều quần áo hàng hiệu,khi đã có rất nhiều quần áo nhưng họ vẫn cho rằng chúng không hoàn hảo với mình, vẫnkhông có gì để mặc cho hợp và chúng đã bị bỏ vào một góc nào đó để chuẩn bị vứt đi.

Trang 13

Thật đáng buồn khi biết được cũng có rất nhiều người đam mê mua sắm quần áo tới mứcmà mục đích của việc đi làm kiếm tiền là để mua quần áo.

Làm sao để có thể thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng để khi họ muaquần áo, họ phải lưỡng lự suy nghĩ nên chọn số lượng quần áo hay chọn môi trường? đâylà một câu hỏi khó của các nhà nghiên cứu môi trường Có thể chúng ta khó mà thay đổithói quen một cách nhanh chóng nhưng có thể thay đổi suy nghĩ của người dùng về thờitrang Xã hội đã có những thông điệp, những việc làm tích cực để giúp người dân muasắm thời trang một cách thông minh, có chỗ xử lý những quần áo cũ hợp lý hơn chứkhông phải tập kích ở bãi rác hay ở thiên nhiên, đó được gọi là thời trang thân thiện vớimôi trường.

Chúng ta có thể đặt niềm tin vào thế hệ Z là những bạn trẻ ra đời sau năm 1996 sẽ lànhững tương lai có thể làm thay đổi môi trường Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng khoảng25% tại Việt Nam và được tiếp xúc với công nghệ hiện đại, xã hội tiên tiến, nhận thức tốt,…Theo nghiên cứu của Nielsen, với 40% của thế hệ Z luôn sẵn lòng thứ trải nghiệm cácsản phẩm sáng tạo, độc đáo và họ có quan tâm đến môi trường nhiều hơn Do thích sựmới lạ, đẹp, thế hệ Z là nhóm quan tâm rất nhiều về thời trang và có hành vi tiêu dùngthời trang rất thường xuyên, đặc biệt tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh.Vì vậy, việc giải quyết vấn đề về nhu cầu thời trang, thỏa mãn nhu cầu thời trang của thếhệ Z về mặt thực tiễn và lý luận là một quan tâm đúng đắn và hữu ích Nó không chỉ đưara một bức tranh khá đầy đủ về hiện trạng tiêu dùng thời trang ngày nay mà còn góp phầncải thiện trên các phương diện về xã hội và đặc biệt đó là môi trường Do đó, việc nghiên

cứu đề tài “Xu hướng thời trang thân thiện của thế hệ Z ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay” là thực sự rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môitrường của thế hệ Z.

- Mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện vớimôi trường của thế hệ Z.

Trang 14

- Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất đối với hành vi sử dụng thờitrang thân thiện với môi trường của thế hệ Z.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức sử dụng thời trang thân thiện với môitrường của thế hệ Z.

- Đề tài về vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nên nhóm lựa chọnthang đo Likert.

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

❖ Đối tượng nghiên cứu: Thế hệ Z (1996-2000) tại địa bàn TPHCM.❖ Phạm vi nghiên cứu:

● Không gian nghiên cứu: địa bàn TPHCM.

● Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2019-06/2020.

1.4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Các bước tiến hànhnghiên cứu gồm nghiên cứu sơ bộ và chính thức Từ những thông tin, số liệu thu thậpđược đem ra kiểm định và phân tích để hoàn chỉnh đề tài Sau đó đưa ra nhận xét và đánhgiá tổng thể.

1.5.Ý nghĩa đề tài

Đề tài nghiên cứu một vấn đề đang rất được quan tâm của toàn thế giới ở một khíacạnh là thời trang – ngành công nghiệp đã gây hủy hoại rất lớn với môi trường hiện nay.Qua các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ rõ yếu tố nào là quan trọng nhất tác động đếnhành vi lựa chọn thời trang xanh của thế hệ Z- một thế hệ đang trực tiếp vừa bị ảnh hưởngcủa môi trường vừa là nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm Từ đó, đề tài đưa ra cáckhuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng thời trang thân thiện với môitrường đối với thế hệ Z nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung

Trang 15

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Báo cáo kết quả; nhận xét đánh giá

Chương 5: Kết luận, khuyến nghị, định hướng nghiên cứu trong tương lai

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Các khái niệm liên quan:

❖Thời trang thân thiện với môi trường:

Các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường là các sản phẩm dệt may phổthông chủ yếu làm từ nylon hay polyester - các loại sợi được tổng hợp từ các chất hóa dầuđộc hại Đấy là chưa kể, việc sản xuất ra cotton- một trong những chất liệu phổ biến nhất -theo quy trình truyền thống tiêu thụ đến 25% lượng thuốc bảo vệ thực vật của toàn thếgiới Người ta ước tính rằng để may một chiếc áo T-shirt bằng cotton, trung bình ngườitrồng bông sử dụng 150ml hóa chất độc hại mà chỉ cần một giọt trong số đó là đủ khiếnbạn chết Hẳn không ít người trong số chúng ta ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết những gìchúng ta khoác lên người hiện nay đều là kẻ thù của môi trường hoặc ít ra cũng để lại tácđộng xấu lâu dài ở một khâu sản xuất nào đó.

Do đó, xu hướng tất yếu hiện nay là tìm đến những chất liệu thân thiện với môitrường Tiêu chí ở đây là các chất liệu không lạm dụng các chất hóa học và phẩm màu độchại, có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tái chế từ các nguồn nguyên liệu khác Jo Paoletti,nhà nghiên cứu tác động môi trường đối với thời trang của ĐH Maryland cho rằng thếgiới sẽ chứng kiến làn sóng cải tiến mới trong ngành thời trang nhằm hạn chế hiện tượngbiến đổi khí hậu Xu hướng này không chỉ nhằm tôn vinh ưu điểm có lợi cho môi trường

của vải cotton so với các loại vải sợi khác mà còn góp phần “khai sinh” những trang phục

thông minh có thể điều chỉnh thân nhiệt nhằm hạn chế nhu cầu mở máy lạnh và máy sưởi“theo Xu hướng xanh trong ngành thời trang hiện nay” trích xuất từhttps://www.vietnamembassy-algerie.org/doi-song/xu-huong-xanh-trong-nganh-thoi-trang-hien nay/?fbclid=IwAR3x1nseJGN1B6kwRA4gC_SCFH8L8zs_twmUn7PU00HjSHawwpHp_Y2tIrQ”

❖Tiêu dùng xanh và người tiêu dùng xanh:

Tiêu dùng xanh trong tiếng Anh được gọi là Green consumption Người tiêu dùngxanh trong tiếng Anh được gọi là Green consumers Tiêu dùng xanh là hành vi mua cácsản phẩm thân thiện với môi trường (sử dụng ít năng lượng hoặc có khả năng tái chế),không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của con người đồng thời sử dụng các sản phẩm saocho ít gây hại nhất đối với môi trường Tiêu dùng xanh được hiểu là một phần của tiêu

Trang 17

dùng bền vững Tiêu dùng xanh là những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại trong đóngười tiêu dùng cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trường bằngcách giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường, đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu vàmong muốn cá nhân, bảo đảm chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống - làmviệc hàng ngày.

Người tiêu dùng xanh được hiểu là người tiêu dùng thân thiện với môi trường“theo Kinh tế & Tiêu dùng, Tiêu dùng xanh (Green consumption) và người tiêu dùngxanh (Green consumers) là gì?”

Hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường:

Thời trang thân thiện với môi trường - Thời trang bền vững đang không chỉ đượcxem là xu hướng mà nó còn là mục tiêu phát triển bền vững Việc phát triển thời trang sẽdần loại bỏ được vấn nạn thời trang nhanh đang ngày càng phá hủy môi trường sống củachúng ta mà các kênh truyền thông đã thông tin Đặc biệt là đối với thế hệ Z, thế hệ nắmbắt thông tin một cách nhạy bén và khoa học càng nhận thức rõ hơn vấn nạn này Từ đócó thể sẽ có những tác động đến thói quen sử dụng thời trang của họ Có thể thấy đượcrằng, các thương hiệu thời trang cũng đã dần thay đổi cách lựa chọn chất liệu sản phẩmmà thay vào đó là những chất liệu thân thiện hơn với môi trường như: Adidas, H&M, cácnhà thiết kế Việt Nam như Vũ Thảo, Linda Mai Phùng, “theo Tạp chí phái đẹp ELLE,Thương hiệu H&M và những nỗ lực góp phần tôn vinh giá trị của thời trang “xanh””

❖Thế hệ Z:

Thế hệ Z là những bạn trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi Đây là thế hệ đầu tiên có cơhội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ Từ Facebook, Youtube, Instagram đến mạnginternet rộng lớn, thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin mà mình cần mộtcách nhanh chóng, không tốn nhiều công sức Theo bài báo “Thế hệ Z – Thế hệ người tiêudùng tương lai” của Nielsen

Chính vì thế, nhóm quyết định chọn thế hệ Z là mục tiêu nghiên cứu của đề tài vì họcó những nhận thức và cập nhật những xu hướng mới nhanh chóng.

Quyết định về thời trang thân thiện với môi trường:

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bướcchuyển mình mạnh mẽ so với toàn cầu Trong năm 2016, Việt Nam là nước xuất khẩu

Trang 18

hàng dệt may lớn thứ 5 trên thế giới Theo Bộ Lao động và Cơ quan Quản lý Thương mạiQuốc tế, với hơn 2 triệu lao động trong ngành công nghiệp dệt và hơn 6.000 công ty maymặc trong nước, dệt may được coi là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào nămngoái.

Nhờ vào việc tăng cường thúc đẩy sự đảm bảo về chất lượng của mặt hàng thủ công,cũng như đào tạo ra một tầng lớp công nhân lành nghề; kèm theo đó là sự phát triển củacác khu công nghiệp do Chính phủ hỗ trợ và chiến lược khuyến khích các ưu đãithuế dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài Tất cả những điều đó đã giúp nhiều nhàmáy sản xuất hàng may mặc quốc tế và các thương hiệu thời trang lớn đã đánh giá ViệtNam sẽ trở thành trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn tiếp theo của châu Á.

Nhưng đối với một ngành công nghiệp được coi là ô nhiễm thứ hai trên thế giới vìlượng khí carbon thải ra trong quá trình sản xuất, cộng với thực trạng chất thải côngnghiệp cũng ngày một gia tăng, chưa kể đến là điều kiện làm việc của công nhân ở cácnhà máy khắc nghiệt đã khiến cho mối quan ngại về hậu quả của việc tăng trưởng mạnhcủa ngành dệt may trở thành một gánh nặng, và là vấn đề cấp thiết rất đáng để lưu tâm.

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Mặc dù thời trang là mối đe dọa khủng khiếp cho môi trường nhưng vẫn có hàngtấn quần áo dư thừa hàng năm bị phung phí Sau đây là một vài số liệu tổng quan về sựlãng phí thời trang của một số nước trên thế giới, theo UNECE, người tiêu dùng ngày naymua quần áo nhiều hơn 60% nhưng thời gian sử dụng chỉ bằng một nửa so với năm 2000.Chỉ tính riêng tại Anh, có 1,13 triệu tấn quần áo mới được mua trong năm 2016, tăng565% so với năm trước Điều này có nghĩa, trung bình mỗi người dân Anh mua 20,3kgquần áo mới trong một nam Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA, trong khoảng 20năm qua, số quần áo bỏ đi của người Mỹ đã tăng 2 lần từ 7 triệu lên 14 triệu tấn, tươngđương mỗi người đã vứt khoảng 36kg quần áo mỗi năm (Nguồn: Báo Kinh tế Môitrường) Đối với người dân Bỉ cho rằng họ đã mặc 26% lượng trang phục trong tủ quần áotrong một năm và chỉ lãng phí 74% Nhưng thực tế, số lượng trang phục không được sửdụng lên đến 88% Người dân Nga cho thấy họ có ý thức rõ ràng hơn trong việc tiêu thụthời trang Tỷ lệ lãng phí của nước này là 6% “theo Tạp chí phái đẹp ELLE” Nếu như

Trang 19

chúng ta có thể dành một chút thời gian để xem các clip đăng tải trên mạng, một con số sosánh thật đáng sợ về tình trạng rác thải từ quần áo đó là khi mỗi giây trên thế giới lại có 1xe tải quần áo bị đốt hoặc bị đổ vào bãi rác thì số lượng quần áo đó có thể đủ để lấp đầy1,5 tòa nhà Empire State mỗi ngày Số quần áo bỏ đi hàng năm trị giá đến 400 tỷ USD,con số này có thể cứu đói cho rất nhiều trẻ em ở châu Phi Tầng lớp trung lưu đang nhiềulên trên thế giới, thúc đẩy tiêu dùng phát triển lên, dự tính đến năm 2050, khi GDP thếgiới tăng 400%, nhu cầu tiêu dùng tăng, lúc ấy rác thải quần áo có thể chiếm ngôi rác thảinhựa Thêm vào đó, tài nguyên cũng sẽ dần cạn kiệt khi phải sản xuất một lượng lớn quầnáo để đáp ứng kịp nhu cầu của con người Để tạo ra được một chiếc áo cotton phải cần tới2.700 lít nước đủ cho một người uống trong 2,5 năm Chưa kể đến khi chúng ta giặt mộtchiếc quần jeans thải ra lượng CO2 tương đương với việc lái xe 110km Rác thải từ thờitrang thật sự rất khủng khiếp, nó không biểu lộ rõ như các loại rác thải khác, cũng khôngđề cập nhiều trong việc bảo vệ môi trường nên mọi người cứ thỏa sức mua sắm quá taymà không biết rằng rác thải quần áo đang ngấm ngầm phá hủy môi trường.

Mua nhiều quần áo là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mỗi người, họ sắm sửanhiều là để đẹp hơn trong mắt xã hội nhưng hành vi tiêu dùng thay đổi một cách quánhanh về thời trang nhanh và chúng ta không biết cách tái chế chúng nên đã để một lượnglớn quần áo dư thừa mỗi năm- góp phần gây ô nhiễm mà chúng ta không hề biết; bởitruyền thông rất ít khi đề cập đến ô nhiễm môi trường do quần áo gây ra Tuy nhiên,chúng ta cũng không thể than trách toàn bộ giới trẻ của thế hệ Z đều lãng phí quần áo, vìkhi việc ô nhiễm đã được báo động, thế hệ Z đã có nhận thức tốt, có trách nhiệm với môitrường hơn, thay đổi nhu cầu theo hướng tích cực hơn Bắt đầu từ năm 2017 sẽ được coilà thời bùng nổ của thời trang thân thiện với môi trường Xu hướng tối giản đang lan tỏamạnh mẽ trong giới trẻ nên chúng ta thấy có rất nhiều cửa hàng mua bán đồ secondhandđã hình thành thu hút một lượng lớn bạn trẻ quan tâm, lựa chọn mua sắm vì họ đã có thểchọn những bộ đồ có thương hiệu với mức giá rẻ hơn và sản phẩm còn chất lượng Theobáo cáo năm 2019, ThredUP Resale Report nhận thấy 56 triệu phụ nữ mua đồ đã qua sửdụng năm 2018, tăng 12 triệu người so với năm trước đó, 51% người mua sắm hàng đãqua sử dụng cho biết họ sẽ còn chi tiêu nữa trong vòng 5 năm tới Báo cáo cho thấy sựtăng trưởng về xu hướng này có thể xuất phát từ thế hệ Z- những người thích mặc những

Trang 20

phong cách mới nhất, nghĩa là những mẫu của mùa trước bị loại bỏ nhanh chóng, do vậyhọ đã sử dụng đồ cũ với tốc độ nhanh hơn 2,5 lần so với khách hàng trung bình Thịtrường bán đồ cũ dự báo tăng trưởng 21 lần nhanh hơn thị trường bán lẻ quần áo trongvòng 3 năm tới 72% người mua quần áo cũ thay đổi cách chi tiêu, chuyển từ mua của nhàbán lẻ sang mua đồ đã dùng rồi nhiều hơn Kích cỡ ngành quần áo secondhand dự kiếntăng 1,5 lần so với kích cỡ của ngành thời trang nhanh trong vòng 10 năm 1/3 người chobiết họ sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn tại các cửa hàng bán lẻ nếu có bán đồ dùng rồi “theo Báocáo ThredUP Resale Report, 2019” Với tình hình này, dự báo là thời trang nhanh sẽ ngàycàng mất đi sự huy hoàng, mô hình kinh doanh đồ secondhand sẽ trở thành những nhàcạnh tranh gay gắt của các cửa hàng thời trang nhanh Hoạt động đồ secondhand diễn rasôi nổi trên các trang mạng xã hội, mọi người trao đổi, mua bán đồ cũ để kéo dài vòng đờisử dụng và cũng là một cách để lan tỏa thông điệp dùng thời trang thân thiện là mộtphong cách sống tối giản, mua và dùng vừa đủ, thải ra môi trường chất thải ít hơn Có vẻnhư thời trang thân thiện với môi trường đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của ngườitiêu dùng.

Quần áo cũ không chỉ dùng để kinh doanh để cạnh tranh, kiếm lời, còn có rất nhiềungười vì quá bận rộn với công việc không thể buôn bán, nếu vứt đi thì tiếc những bộ quầnáo cũ nhưng vẫn còn mới Để có thể giải tỏa vấn đề khó khăn, kết nối yêu thương, hànhđộng theo đạo đức “Lá lành đùm lá rách” đã xuất hiện nhiều tổ chức quyên góp đồ cũ nhưchuỗi cửa hàng Co.opSmile tại TPHCM đã thu hút hàng ngàn lượt đóng góp quần áo cũ,con số thật đáng ngưỡng mộ sau 6 ngày khai trương cửa hàng số 100, 5 tấn quần áo đãđược quyên góp, đó là những khách hàng đến mua sắm ở cửa hàng và người dân, nhiềungười biết đến qua truyền thông Số lượng quần áo được quyên góp ngày càng tăng đãchứng minh được con người đã thay đổi hành vi tiêu dùng một cách đáng ca ngợi, họ đãbiết bảo vệ túi tiền của mình và cả cho môi trường Không riêng cửa hàng Co.op Smile,còn có cửa hàng từ thiện lớn, các tổ chức phi lợi nhuận ở các TP lớn luôn được đông đảongười ủng hộ Không có đủ nguồn lực lớn để xây dựng một cửa hàng, đã rất nhiều người,nhiều hộ gia đình nhỏ tự xây dựng những tủ quần áo cũ bên đường để dành cho nhữngngười thật sự cần nó Các câu lạc bộ, thanh niên ở các trường học cũng chung tay thu đồcũ trao đến những người nghèo ở mọi miền của Tổ quốc Những hành động dường như

Trang 21

rất nhỏ nhưng mang lại sự ấm áp cho nhiều người thiếu thốn và hạn chế số quần áo dưthừa bị đào thải ra môi trường Quần áo cũ không chỉ đơn giản chỉ truyền tay từ người nàyđến người khác để mặc mà nhờ có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo của những bạn trẻ,quần áo đã được tái chế lại thành những món đồ khác mang lại nhiều công dụng đa dạnghơn như túi xách, các loại túi nhỏ,…Xu hướng này được phát triển rộng rãi trên các mạngxã hội, tại các trường học cũng được hướng dẫn cách tái chế quần áo cũ và nhận đượcnhiều phản hồi tích cực Thậm chí còn có những cửa hàng chuyên bán đồ handmade làmtừ quần áo và tất nhiên rất nhiều bạn trẻ đã quan tâm tới Chỉ với việc làm nhỏ như vậycũng góp phần bảo vệ môi trường.

Theo một khảo sát của Nielsen, 48% người tiêu dùng Mỹ được hỏi đều sẵn sàngthay đổi thói quen tiêu dùng để giảm bớt tác động lên môi trường Đặc biệt với giới trẻ, ýthức bảo vệ môi trường còn cao hơn các thế hệ trước; đến 53% người trong độ tuổi 21-34nói họ sẵn sàng từ bỏ một thương hiệu thời trang quen thuộc để mua thời trang thân thiệnvới môi trường Cũng chính vì hành động của giới trẻ thay đổi, nên H&M- một thươnghiệu thời trang nhanh hàng đầu đã báo hàng tồn kho lên đến 4,3 tỷ USD năm 2018 Ủnghộ các khách hàng của mình, H&M cũng đã có những hành động tích cực đó là bắt đầu sửdụng các loại vải thân thiện với môi trường, khuyến khích khách hàng mang quần áo cũtới cửa hàng để được giảm giá khi mua quần áo mới Điều này được các bạn trẻ tiếp tụcquay lại ủng hộ sản phẩm tạo ra được một lợi thế cạnh tranh gay gắt với các thương hiệuthời trang nhanh khác Góp phần cho nền kinh tế phát triển theo xu hướng bảo vệ môitrường Ngày càng nhiều thương hiệu nhận thức được sự cần thiết của việc tiếp cận vàphát triển theo xu hướng thời trang thân thiện với môi trường, trở thành một chiến dịchcạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp thời trang Nhiều nước trên thế giới như Áo,Nhật cũng có những biện pháp tái chế, chế biến những bộ quần áo bỏ đi thành nănglượng, gạch,….Ở Việt Nam, tại TPHCM, nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệpthu mua phế liệu vải vụn nên hoạt động tích cực hơn để giảm thiểu ô nhiễm do rác thảiquần áo cũ Nhiều doanh nghiệp đã góp quỹ cho các tổ chức thu gom quần áo cũ hay cácnhà thiết kế cũng đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm hơn, sử dụng các chất liệu thânthiện Mặc dù, tại Việt Nam, thời trang thân thiện với môi trường đang trong giai đoạnkhởi đầu, trên đà đang phát triển nhưng với tình hình ý thức về môi trường của con người

Trang 22

ngày càng được quan tâm nhiều hơn, theo dự báo, thời trang nhanh sẽ gây như bị đánh bạibởi thời trang thân thiện với môi trường.

2.3 Các mô hình lý thuyết

2.3.1 Mô hình Thuyết hành vi có dự tính - TPB

Hình 2 1: Thuyết hành vi có dự tínhNguồn: Ajzen, I (2002)

Đây là thuyết hành vi hoạch định được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong nghiêncứu hành vi người tiêu dùng, kể cả hành vi tiêu dùng hoặc thời trang xanh Trong mô hìnhnày, ngoài yếu tố tác động đến ý định hành vi của một cá nhân là thái độ thì có thêm haiyếu tố nữa đó là chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Chuẩn chủ quan là sựthúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng Nhận thức kiểm soát hành vi đềcập đến khả năng một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định, phản ánh việc dễ dànghay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạnchế hay không Theo thuyết hành vi hoạch định, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thứckiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định và từ đó tác động trực tiếp đến hành vi.Nhận thức kiểm soát hành vi có thể vừa là nhân tố ảnh hưởng tới ý định vừa là nhân tố tácđộng tới hành vi tiêu dùng thực tế.

Theo cách tiếp cận từ lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen, các nhà nghiên cứuđã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng sản phẩm xanh bao gồmthái độ, niềm tin đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức Các

Thái độChuẩn mực chủ

quan Nhận thức kiểm

soát hành vi

Ý định hành vi

Hành vi thực tế

Trang 23

nhân tố này có thể tác động qua lại lẫn nhau, gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới cácnhân tố còn lại.

2.3.2 Mô hình Theory of Reasoned Action-TRA (Thuyết hành động hợp lí)

Hình 2 2: Thuyết hành động hợp lí – TRA Nguồn:Fishbein, M., & Ajzen, I (1977)

Đây là mô hình được Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975, theo TRA yếu tốquan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó Ý địnhhành vi (Behavior Intention) là ý muốn thực hiện hành vi cụ thể nào đó và nó bị ảnhhưởng bởi 2 yếu tố: thái độ (Attitude) của một con người về hành vi và chuẩn chủ quan(Subjective Norm) liên quan đến hành vi.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính củasản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết vàcó mức độ quan trọng khác nhau

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quanđến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, …); những người thích hoặc không thích họmua Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng

Niềm tinhành vi

Đánh giákết quảNiềm tin chuẩn

Động lực để tuân thủ

Thái độ dẫn đến hành vi

Chuẩn chủ quan

Ý địnhhành vi

Hành vi

Trang 24

phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua hàng; (2) động cơ của người tiêudùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng.

Hạn chế lớn nhất của mô hình: hạn chế này xuất phát từ giả định rằng hành vi làdưới sự kiểm soát của ý chí Đó là, lý thuyết này chỉ áp dụng đối với hành vi có ý thứcnghĩ ra trước Quyết định hành vi không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc hành vithực sự được coi là không suy nghĩ trước, không thể được giải thích bằng lý thuyết này.

Trang 25

2.4 Các mô hình nghiên cứu gần đây

2.4.1 Mô hình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới

2.4.1.1 Mô hình Green consumption: Closing the intention-behavior gap(Tiêu thụ xanh: Rút ngắn khoảng cách hành vi)

Hình 2 3: Mô hình Tiêu thụ xanh: Rút ngắn khoảng cách hành vi Nguồn: Gilg, A., Barr, S., & Ford, N (2005)

Bài nghiên cứu đã xem xét các yếu tố có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa ý địnhhành vi và hành vi tiêu dùng xanh, tác giả đã xác định hai biến quan trọng là tính khảdụng của sản phẩm xanh và hiệu quả của người tiêu dùng Với dữ liệu được thu thập ở HàNội và TPHCM đã giúp xác nhận các giả thuyết của tác giả đưa ra là các trung gian tạođiều kiện cho mối quan hệ từ ý định đến hành vi tiêu dùng Nghĩa là, khi các sản phẩmxanh sẵn có hơn hoặc người tiêu dùng nhận thấy hành động mua hay dùng sản phẩm xanh

Trang 26

có thể tạo ra tác động tích cực tới môi trường thì người tiêu dùng có ý định tiêu thụ sảnphẩm xanh nhiều Bài nghiên cứu chỉ với mục đích góp phần làm đa dạng cho luận vănnói về khoảng cách giữa ý định và hành vi nói chung Trên thực tế, nghiên cứu của tác giảđã đưa ra quan điểm nhận thức để điều tra những người điều hành giúp thu hẹp khoảngcách từ ý định đến hành vi trong tiêu dùng xanh Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ rarằng cũng luôn tồn tại một khoảng cách giữa ý định và hành vi thực tế Nghiên cứu nàygiúp xác nhận lại bằng cách thực nghiệm vai trò quyết định của ý định trong việc giảithích hành vi nhưng đồng thời cũng giải thích sự không thống nhất về mặt lý thuyết giữahai bên.

2.4.1.2 Mô hình Eco-Fashion Consumption: Cognitive-Experiential Theory (Tiêu thụ thời trang sinh thái)

Trang 27

Self-Hình 2 4: Lý thuyết tự nhận thức, kinh nghiệm Nguồn: Fu, W., & Kim, Y K (2019)

Dựa trên các cuộc thảo luận liên quan đến các vấn đề sinh thái và xã hội học trong thờitrang và đặc điểm của thời trang sinh thái, mô hình nghiên cứu này đã tìm cách thúc đẩythời trang sinh thái Các mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các mối quan hệ phâncấp giữa các khác biệt cá nhân, phản ứng của người tiêu dùng và xu hướng hành vi củangười tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang sinh thái bằng cách áp dụng lý thuyếttự nhận thức-kinh nghiệm Mô hình đã nghiên cứu và đưa ra được 4 sự ảnh hưởng của cácyếu tố của người tiêu dùng Thứ nhất, sự ảnh hưởng theo cảm xúc (quan tâm đến thờitrang và nhu cầu đa dạng) về các phản ứng tâm lý của họ đối với thời trang sinh thái Thứhai, theo hướng logic (sinh thái ý thức và ý thức xã hội) về phản ứng nhận thức của họ đốivới thời trang sinh thái Thứ ba, phản ứng nhận thức của người tiêu dùng với phản ứngcảm xúc hướng tới thời trang sinh thái Thứ 4, xu hướng hành vi tiêu dùng (ý định mua vàsẵn sàng trả nhiều tiền hơn)

Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng người tiêu dùng có khuynh hướng cảm xúc(nhu cầu đa dạng) và theo hướng logic (ý thức sinh thái và ý thức xã hội) tích cực ảnhhưởng đến phản ứng của họ (phản ứng tình cảm và nhận thức đối với thời trang sinh thái)và cuối cùng xu hướng hành vi của họ (ý định mua hàng và sẵn sàng chi trả nhiều hơn)

Ngoài ra, các phản ứng nhận thức có tác động mạnh mẽ đến các phản ứng cảm tínhvà con người hệ thống phân tích-hợp lý là quan trọng hơn hệ thống kinh nghiệm trực quancủa họ trong bối cảnh thời trang xanh Chương 5 là chương thảo luận về lý thuyết và ýnghĩa và kết thúc bằng một thảo luận về những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiêncứu trong tương lai.

Trang 28

2.4.1.3 Mô hình Sự chấp nhận của E-WOM và Ý định mua sản phẩm thânthiện

Hình 2 5: Mô hình tác động của truyền miệng đến việc đưa ra quyết định mua hàngNguồn: Hennig-Thurau, T., Gwinner, K P., Walsh, G., & Gremler, D D (2004)

Bài báo nghiên cứu nói về khái niệm của một chiến dịch quảng cáo phổ biến nhấthiện nay là hình thức truyền miệng về một nhãn hàng hay một dịch vụ cụ thể nào đó(Word of Mouth_ E-WOM) và sự tác động của hình thức này đến việc ra quyết định muahàng

Bài báo còn lý giải về dự định mua hàng, các sản phẩm thông thường nghĩa là kháchhàng cảm thấy thích sản phẩm hoặc dịch vụ đó bởi nó phù hợp với nhu cầu và thái độ củahọ Thêm vào đó, bài còn đề cập tới khái niệm về ý định mua sản phẩm xanh là sự sẵnlòng của một người ưu tiên cho các sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường hơnso với các loại truyền thống Đây là yếu tố quyết định quan trọng đối với hành vi muathực tế, điều đó có nghĩa là người dùng càng có ý định mua sản phẩm xanh thì khả nănghọ thực sự sẽ mua sản phẩm xanh càng cao Tiếp theo là các lý thuyết nguồn tin cậy tác

Các yếu tố tin cậyChuyên môn của

người gửi

Sự chấp nhận củaE-WOM

Quyết định muasản phẩm thân

thiệnMức độ tìm kiếm của

người nhậnThông điệp đáng tin

cậy

Trang 29

động đến phương pháp E-WOM đó là chuyên môn từ nguồn phát, phạm vi tìm kiếm,thông điệp đáng tin cậy Ba yếu tố này đã tác động đến phương thức truyền miệng từ đóngười tiêu dùng mua các sản phẩm xanh qua lời truyền đạt của người khác

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá tác động của các yếu tố từ nguồn tincậy đối với người tiêu dùng Malaysia E-WOM và ý định mua sản phẩm xanh Bài viếtnhấn mạnh tuyên bố vấn đề thúc đẩy nghiên cứu, phân định các giả thuyết cần kiểm tra vàquan trọng là xem xét các tài liệu liên quan đến các yếu tố được gói gọn trong Lý thuyếtnguồn tin cậy.

2.4.2 Các mô hình ở Việt Nam

2.4.2.1 Mô hình Ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình 2 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tiêu dùng xanhNguồn: TS Nguyễn, Thế Khải, Nguyễn, Thị Lan Anh; (2016)

Trang 30

Đây là mô hình đã được tác giả nghiên cứu cho thấy ý định tiêu dùng xanh củangười tiêu dùng tại TPHCM chịu tác động của cả 5 nhân tố của mô hình trong đó có hainhân tố tác động mạnh nhất là “Cảm nhận tính hiệu quả” và “Lòng vị tha”, tiếp đến là “Sựquan tâm đến các vấn đề môi trường” và “Nhận thức các vấn đề môi trường”, “Ảnhhưởng xã hội” Riêng nhân tố “Sự nhận biết của sản phẩm xanh” thì không có kết quả cósự tác động đến ý định tiêu dùng Từ kết quả này, tác giả đã liên hệ với thực tiễn hiện nayvà tác động lớn nhất ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh là người tiêu dùng cảm thấyviệc tiêu dùng xanh có ý nghĩa, tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường Tiếp đó,họ cân nhắc việc chấp nhận đánh đổi giữa một giải pháp thuận tiện ban đầu để lấy mộtgiải pháp ít thuận tiện hơn kèm với một chi phí tăng thêm Nếu lòng vị tha không đủ lớn,dù người tiêu dùng có biết đến hiệu quả của tiêu dùng xanh, nhưng họ không sẵn lòng bỏra các chi phí để xây dựng một xã hội bền vững hơn cho một thế hệ của tương lai khôngphải là chính họ Tuy nhiên, nếu một người có đủ lòng vị tha nhưng lại không quan tâmđến môi trường, không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trườngthì họ sẽ không quan tâm đến tiêu dùng xanh và không có ý định tiêu dùng xanh.

2.4.2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh củangười tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanhNguồn: Hà, N K G., & Đinh, T K N (2018)

Trang 31

Kết quả của mô hình nghiên cứu này được có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêudùng sản phẩm thời trang xanh và có mức độ ảnh hưởng giảm dần: Nhân thức về hành vitiêu dùng, Nhận biết về sản phẩm thời trang xanh, Kích thích marketing xanh và Sự quantâm đến các vấn đề môi trường Kết quả này cũng xem là phù hợp với thực tế hiện nay,nhân tố nhận thức về hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh có tác động mạnh nhấtvì nếu như người tiêu dùng không quan tâm đến hành vi tiêu dùng của mình sẽ đóng góplợi ích cho môi trường như thế nào thì họ cũng không sẵn lòng bỏ ra chi phí để sử dụngsản phẩm thời trang xanh Bài nghiên cứu đưa ra những lập luận về các biến với thực tếđể chứng tỏ các biến nghiên cứu phù hợp với những suy nghĩ, hành động của người dânhiện nay để đưa ra ý định có nên dùng sản phẩm thời trang xanh hay không và mối quantâm với môi trường khi họ có đem lại lợi ích cho môi trường hay không thì họ mới quyếtđịnh mua sản phẩm thời trang xanh.

2.4.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế”

Hình 2 8: Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thànhphố Huế

Nguồn: Hùng, H T., Quyên, H T T., & Nhi, H T (2018)

Ý định tiêu dùng xanh

Hành vi tiêu dùng xanh

Thái độChuẩn chủ

quanMối quan tâm

tới môi ttutrườngNhận thức

kiểm soát hành viTính sẵn có của tiêu dùng xanh

Trang 32

Bài nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố Huế Mô hình của nghiên cứu được thiết lập dựa trênmô hình mở rộng của lý thuyết hành vi hoạch định TPB Kết quả nghiên cứu cho thấy cóhai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh qua đó tác động gián tiếp đếnhành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế là thái độ đối với tiêu dùngxanh và mối quan tâm đến môi trường Từ đó, để tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến ởthành phố Huế, cần nâng cao thái độ và sự hiểu biết quan tâm đến môi trường của ngườitiêu dùng nhằm tăng cường ý định tiêu dùng, thúc đẩy hành vi mua xanh của người tiêudùng trên địa bàn thành phố Huế.

Sau khi khảo sát và làm nghiên cứu, bài đưa ra kết quả cho thấy rằng 2 nhóm nhântố: “thái độ” là nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác độngđến hành vi tiêu dùng xanh Tiếp theo đó là “mối quan tâm đến môi trường” tác động trựctiếp đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp đến hành vi Để tiêu dùngxanh ngày càng phổ biến trên địa bàn thành phố Huế, chúng ta cần nâng cao thái độ và sựhiểu biết quan tâm đến môi trường nhằm tăng cường ý định tiêu dùng thúc đẩy hành vimua xanh của người dân Từ đây, có một số các hàm ý được đề xuất bao gồm:

- Nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và tiêu dùng xanh- Khai thác hiệu quả các phương tiện truyền thông trong việc đưa sản phẩm xanh trở

nên gần gũi với người tiêu dùng

- Xây dựng các chương trình và chính sách khuyến khích người dân sử dụng các sảnphẩm thân thiện với môi trường

- Phát động và tổ chức các hoạt động ngày tiêu dùng xanh, tháng tiêu dùng xanh

Trang 33

2.4.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời

trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM”

Hình 2 9: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thânthiện với môi trường của thế hệ Z

Thái độ (H1):

Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai.Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàngthực hiện hành vi (Ajzen, tr 181) Do đó, Delafrooz và cộng sự (2011) cho rằng “ý địnhsử dụng thời trang xanh là khả năng chắc chắn của người tiêu dùng sẽ thực hiện”(Delafrooz, tr 70) Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”,“chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” Trong đó, thái độ là “đánh giácủa một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi” (Ajzen tr.188) Trongbối cảnh sử dụng thời trang xanh, thái độ đề cập đến những đánh giá tốt hay không tốt củangười tiêu dùng về việc sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z Thái độ của người tiêudùng có ảnh hưởng đến ý định của họ Trong bối cảnh sử dụng thời trang xanh, thái độcủa người tiêu dùng đối với sử dụng thời trang xanh đã được chứng minh có ảnh hưởng

Trang 34

tích cực đối với ý định mua của họ Mối quan hệ này đã được nhiều nghiên cứu thựcnghiệm ủng hộ

Thái độ (Attitude): bao gồm cả thái độ tích cực và tiêu cực (Venkatesh và cộng sự,2012) Thế hệ Z là thế hệ trẻ, nhanh chóng cập nhật được những xu hướng mới và dầnbiến những điều mới mẻ đó thành tích cực Khi họ nhận thức được những thay đổi về môitrường ngày càng khác biệt, thế hệ Z luôn muốn tìm ra những biện pháp hạn chế nhữngthay đổi ấy Từ đó, hình thành nên một thái độ tích cực thông qua việc dụng thời trangxanh (Zhang và cộng sự, 2017).

Do đó, giả thuyết được đề xuất: Giả thuyết 1 (H1): Thái độ có ảnh hưởng tích cựcđến quyết định sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.

Chuẩn chủ quan (H2)

Chuẩn mực chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực củaxã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi Các nghiên cứu trước đâycho rằng giữa chuẩn mực chủ quan và ý định có mối quan hệ thuận chiều Trong bối cảnhsử dụng thời trang xanh, Lin (2007) cho rằng chuẩn mực chủ quan phản ánh nhận thứccủa người tiêu dùng Theo quan điểm của Lin (2007) để cụ thể hóa cũng như giới hạn nộihàm của nhân tố chuẩn mực chủ quan

Do đó, giả thuyết được đề xuất: Giả thuyết 2 (H2): Chuẩn chủ quan có ảnh hưởngtích cực đến việc sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.

Mối quan tâm tới môi trường (H3)

Mối quan tâm đến môi trường được mô tả “Đó là một nghĩa vụ của mỗi cá nhân đểbảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm và các hoạt động khác dẫn đến suy thoái môi trường.”Trên cơ sở phát triển thêm lý thuyết hành vi hoạch định trong bối cảnh nghiên cứu tiêudùng xanh, các tác giả như Phạm Thị Lan Hương, (Paul và cộng sự) bổ sung thêm biếnquan tâm đến môi trường và Lee bổ sung thêm biến kiến thức môi trường, hay nghiên cứucủa Wang cho rằng nhận thức về giá trị của tiêu dùng xanh cũng có tác động tích cực đếnhành vi sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.Mối quan tâm đến môi trường giúp thế hệ Znhận thức rõ những hành vi, thái độ tích cực khi sử dụng thời trang xanh.

Do đó, giả thuyết đề xuất: Giả thuyết (H3): Mối quan tâm đến môi trường ảnhhưởng tích cực đến hành sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.

Trang 35

Nhận thức kiểm soát hành vi (H4):

Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là “Cảm nhận của cá nhân về việc dễhay khó khi thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991) Nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thựchiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi Trong bối cảnh sử dụng thời trangxanh, nhận thức kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của người tiêu dùng về sự sẵn có cácnguồn lực cần thiết, kiến thức và cơ hội để thực hiện việc sử dụng thời trang xanh (Lin,2007) Nhận thức kiểm soát hành vi đã được chứng minh có tác động tích sử dụng thờitrang xanh của thế hệ Z (Lin, 2007)

TPB được Ajzen (1991) phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (Theory ofReasoned Action - TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) bằng cách bổ sung nhân tố “nhậnthức kiểm soát hành vi” vào TRA (Ajzen, Fishbein) Nhận thức kiểm soát hành vi phảnánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn cócủa các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991)

Do đó, giả thuyết đề xuất: Giả thuyết (H4): Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnhhưởng tích cực đến việc sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.

Tính sẵn có của thời trang thân thiện với môi trường (H5):

Ngoài cách tiếp cận từ lý thuyết hành vi hoạch định, các tác giả như Chen và Chang,Gleim và cộng sự, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), bổ sung thêm cáchtiếp cận từ các biến nhân khẩu học, các biến liên quan đến sản phẩm xanh và các hoạtđộng marketing nhằm nâng cao nhận thức tiêu dùng thời trang xanh Các nghiên cứu nàycho thấy rằng sự sẵn có của thời trang xanh, niềm tin vào thời trang xanh, thúc đẩymarketing mix cho thời trang xanh có ảnh hưởng tích cực đến ý định và hành tiêu dùngthời trang xanh

Tính sẵn có của thời trang xanh đưa thế hệ Z đến gần hơn và tiếp cận nhanh hơn vềthời trang xanh Từ đó cũng hình thành nên thói quen, dễ chấp nhận hơn đối với xu hướngthời trang xanh còn khá mới mẻ.

Do đó, giả thuyết đề xuất: Giả thuyết (H5): Tính sẵn có của thời trang xanh ảnhhưởng tích cực đến việc sử dụng thời trang xanh của thế hệ Z.

Hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TP.HCM làhành vi cá nhân, có thể có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi và giới tính Vì thế đặc điểm

Trang 36

nhân khẩu – xã hội học (giới tính, thu nhập, học vấn) được xem xét là yếu tố tạo sự khácbiệt trong việc sử dụng thời trang thân thiện với môi trường Tác giả đề xuất yếu tố đặcđiểm nhân khẩu – xã hội học bao gồm: giới tính, thu nhập và trình độ học vấn làm cơ sởkiểm định sự khác biệt giữa đáp viên.

Trang 37

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người viết đi vào phân tích rõ ràng và cụ thể hơn từ mọi góc nhìnđể giải thích tường tận hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thânthiện với môi trường của thế hệ Z:

- Giải thích các khái niệm liên quan về thời trang thân thiện với môi trường, tiêu dùngxanh và người tiêu dùng xanh, hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường,thế hệ Z, quyết định về thời trang thân thiện với môi trường và thực tiễn “đã” bắtđầu để người đọc có thể hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu và tầm quan trọng củanó.

- Đưa ra thực trạng của vấn đề nghiên cứu để một lần nữa khẳng định thời trang"nhanh" và thời trang "thân thiện với môi trường" là những khái niệm đang nhắc đếnngày càng nhiều trong thời gian gần đây bởi thời trang không chỉ là làm đẹp mà cònliên quan trực tiếp đến môi trường sống.

- Trong phần này, nhóm cũng đưa ra ví dụ thực tế về các công ty đi đầu để chứngminh thời trang là ngành có tác động lớn tới kinh tế và môi trường toàn cầu và đãđến lúc phải chuyển từ thời trang "nhanh" sang thời trang bền vững hay còn gọi làthời trang "thân thiện với môi trường".

- Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra những mô hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tốảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường nhằm mục đíchlà kiểm tra các mối quan hệ phản ứng của người tiêu dùng và xu hướng hành vi củangười tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng thời trang sinh thái Từ những mô hình đóthì nhóm đã đưa ra được mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hànhvi tiêu dùng thời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z tại TPHCM hay còngọi là thời trang xanh gồm 5 biến độc lập, gồm (1) thái độ, (2) chuẩn chủ quan, (3)mối quan tâm tới môi trường, (4) nhận thức kiểm soát hành vi, (5) tính sẵn có củathời trang xanh.

Nội dung chương 2 là nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu trong và mô hình đượcmô tả rõ hơn về các thang đo và phương pháp nghiên cứu trong chương 3.

Trang 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứu

Lựa chọn và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện của thế hệ Z

Thiết kế thang đo nháp

Nghiên cứu định lượng sơ bộn=20

hưởng của các biến độc lập đến biến trung gian

Kiểm định giả thuyết sự tương quan giữa các yếu tố

Phân tích EFA

Chỉnh sửa thang đo

Trang 39

Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu

Trang 40

3.2 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm thiết kế định lượng bảng câu hỏi dựa theo thangđo nháp và các yếu tố chọn lọc được, tiến hành khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi với sốlượng là Mục đích nghiên cứu sơ bộ của nhóm bao gồm:

● Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môitrường của thế hệ Z đã chọn lọc được.

● Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng và sự hài lòng khi sử dụngthời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z.

● Khẳng định tính đúng đắn của các biến nghiên cứu trong mô hình đề xuất củanhóm ở chương 2, các yếu tố này đã được xây dựng thang đo nháp.

● Kiểm tra chất lượng của các câu hỏi trong bảng khảo sát về sự rõ ràng, dễ hiểu,khách quan.

● Đánh giá thang đo: rút ra các nhược điểm có trong thang đo nháp và chỉnh sửa đểhoàn thiện để thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thờitrang thân thiện với môi trường của thế hệ Z.

Nhóm thực hiện khảo sát sơ bộ dưới hình thức bảng câu hỏi, bao gồm thang đo địnhdanh cho các câu hỏi về thông tin đáp viên và thang đo khoảng (thang đo Likert) cho cácbiến ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thời trang thân thiện với môi trường của đáp viên vàcâu hỏi định tính về sự hài lòng và chưa hài lòng của đáp viên về thời trang thân thiện vớimôi trường.

● Mô tả đáp viên: sinh viên Đại học Tài chính Marketing có năm sinh từ 1998-2001,đến từ ngành Marketing; học sinh trường THCS Nguyễn Hữu Thọ có năm sinh từ2009-2005; có hiểu biết, đã hoặc đang sử dụng thời trang thân thiện với môitrường.

● Đáp viên thực hiện đánh giá ý kiến theo mức độ đồng ý (thang đo Likert 5 bậc) vớicác mô tả Đáp viên góp ý về sự mạch lạc, dễ hiểu, khách quan, không mớm ý,không nhiều ý trong mỗi câu hỏi; đồng thời đưa ra ý kiến về nội dung các mô tả, bổsung hay loại bỏ.

● Đáp viên trình bày ý kiến của bản thân về sự hài lòng và chưa hài lòng của bảnthân về thời trang thân thiện với môi trường và mong muốn cá nhân đối với thời

Ngày đăng: 26/12/2021, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w