Công tác kế toán hàng hoá, tiêu thu hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Máy tính Nét.doc
Trang 1PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁNHÀNG HOÁ, TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1.1) Các chế độ kế toán 1.1.1) Khái niệm về hàng hoá
Theo lý thuyết của Anghen : ” Hàng hoá là gì? Hàng hoá là những sảnphẩm đã được sản xuất ra trong một xã hội gồm những người sản xuất tư nhân ítnhiều phân tán, vậy trước hết nó là những sản phẩm của tư nhân”
Hàng hoá có hai thuộc tính rõ ràng: Một là tất cả các sản phẩm ấy đềuthoả mãn nhu cầu nào đó của con người, đều có một giá trị sử dụng khôngnhững đối với người sản xuất mà còn đối với cả người khác nữa Hai là các sảnphẩm ấy mặc dầu chúng là những sản phẩm của những người lao động tư nhânhết sức khác nhau, nhưng đồng thời lại là những sản phẩm của lao động của conngười nói chung Trong chừng mực những sản phẩm ấy cũng có một giá trị sửdụng đối với những người khác thì nói chung, chúng đều mang trong bản thânchúng lao động nói chung của con người.
1.1.2) Yêu cầu quản lý hàng hoá
Để quản lý tốt hàng hoá, Doanh nghiệp cần phải quản lý cả mặt số lượngvà chất lượng hàng hoá Do đó trong công tác quản lý hàng hoá cần phải thựchiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất quản lý về mặt số lượng hàng hoá: Đòi hỏi phản ánh, giám sáttình hình nhập - xuất - tồn kho, dự trữ thành phẩm, kịp thời phát hiện trường hợphàng hoá tồn kho, đọng lâu ngày để có biện pháp xử lý.
- Thứ hai quản lý về mặt chất lượng: Đòi hỏi hàng hoá ngày càng hoànthiện, đẹp về mẫu mã, tốt về nội dung…nhất là trong cơ chế thị trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Dovậy bộ phận kiểm tra chất lượng phải làm tốt nhiệm vụ, có chế độ bảo quản hợplý đối với từng loại và phù hợp với đặc điểm của chúng.
Thứ ba, cần phải hạch toán hàng hoá hợp lý và thống nhất phù hợp vớiđiều kiện thực tế của doanh nghiệp Có như vậy mới phản ánh được một cách
Trang 2trung thực giá thực tế của hàng hoá nhập kho, xuất kho Xác định và đánh giáđúng đắn trị giá hàng hoá là cơ sở quan trọng để đánh giá và xác định kết quảhoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, việc quản lý sự vận động của từng loại hàng hoá: như giáthành thực tế nhập kho, xuất kho cũng rất quan trọng đòi hỏi chính xác và chặtchẽ.
Tuy nhiên bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn bán được nhiều hàng hoá,thu được vốn và lợi nhuận đẩy nhanh chu kỳ quay vòng vốn Do đó, quá trìnhvận động của hàng hoá gắn liền với quá trình tiêu thụ hàng hoá, thu tiền về đểtiếp tục cho hoạt động kinh doanh của chu kỳ tiếp theo.
1.1.3) Đánh giá hàng hoá
Đánh giá hàng hoá là phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền đểthực hiện giá trị của hàng hoá nhằm ghi sổ kế toán và tổng hợp các chỉ tiêu kinhtế liên quan đến hàng hoá
Đánh giá hàng hoá còn là cơ sở để tổ chức, quản lý, hạch toán tiêu thụhàng hoá và xác định kết quả kinh doanh Trong doanh nghiệp, hàng hoá có thểđánh giá theo giá thực tế và theo giá hạch toán.
1.1.3.1) Đánh giá theo giá thực tế.a Đối với hàng hoá nhập kho
Hàng hoá nhập kho được phản ánh theo giá thành thực tế mua hàng vềnhập kho, và các chi phí liên quan được phân bổ.
+) Hạch toán ban đầu
- Hoá đơn giá trị gia tăng (Do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàngcủa những doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ được người bán cung cấp hoá đơn GTGT(liên 2).
- Hoá đơn bán hàng (do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàng củanhững doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp trên giá trị gia tăng hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế, doanh nghiệp sẽđược bên bán cung cấp hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Trang 3- Bảng kê mua hàng: Trong trường hợp hàng ở thị trường tự do hay muatrực tiếp tại các hộ sản xuất, nhân viên thu mua phải lập bảng kê theo mẫu số 04/GTGT Trên bảng kê mua hàng phải ghi rõ tên, địa chỉ người bán, số lượng, đơngiá, đơn giá mua của từng mặt hàng, tổng thanh toán.
- Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng và giá trị hàng hoá thực tế nhập kho.- Biên bản kiểm nhận hàng hoá: Được lập và xử dụng trong một số trườnghợp nếu xét thấy cần thiết phải lập Ban kiểm nhận hàng hoá thu mua.
- Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng…Phản ánh việc thanhtoán tiền mua hàng.
Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định vàđầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán Việc luânchuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo ghi chép kịp thời, đầy đủ.
+) Tính giá mua hàng
Tính gía hàng mua là viêc xác định giá ghi sổ của hàng hoá mua vào.Theo quy định, khi phản ánh trên các sổ sách kế toán, hàng hoá được phản ánhtheo giá thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá phí.
Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau:Giá thực tế
của hàng hoámua ngoài
Giá muacủa hàng
Thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có)-
Giảm giáhàng
Chi phí phát sinhtrong quá trình
mua hàng- Giá mua của hàng hoá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theohợp đồng hay hoá đơn.
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giámua của hàng hoá là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào.
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thìgiá mua hàng hoá bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
- Chi phí mua hàng hoá
Gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua hàng hoánhư vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức, công tác phí của bộ phận thumua…
Trang 4- Giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua.Khoản này được ghi giảm giá hàng mua Thuộc về giảm giá hàng mua bao gồmgiảm giá đặc biệt, bớt giá và hồi khấu.
b Đối với hàng hoá xuất kho
Hàng hoá xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành thực tế xuất kho.Theo chuẩn mực 02 “Chỉ tiêu hàng tồn kho” (48/2006/QĐ – BTC) Việc tính giáhàng hoá xuất kho được áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền:
Giá thành thực tế hàng hoá xuất kho được căn cứ theo tính theo đơn giábình quân gia quyền và số lương thành phẩm xuất kho
Z hhxk = SLhhxk × ZttbqZttbq =
Ztthh tồn đầu kỳ + Z tthh nhập trong kỳSLhh tồn đầu kỳ + SLhh nhập trong kỳ
- Phương pháp giá đích danh.
Giá thành thực tế hàng hoá xuất kho căn cứ vào giá thực tế hàng hoá nhậpkho theo từng lô hàng Từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.Phương pháp này thường được áp dụng với hàng hóa như: vàng, bạc, đá quý….
- Phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước
Theo phương pháp này, khi tính giá hàng xuất kho người ta giả thiết hàngnào nhập trước sẽ xuất trước và lấy đơn giá của lần nhập để tính giá hàng xuấtkho Như vậy giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của lầnnhập kho mới nhất Thường áp dụng đối với những doanh nghiệp hạch toán vàbảo quản riêng biệt về mặt số lượng giá trị của từng lần nhập, xuất, những doanhnghiệp có chủng loại mặt hàng ít.
- Phương pháp giá thực tế nhập sau xuất trước
Theo phương pháp này kế toán giả định về mặt giá trị hàng hoá nhập sausẽ xuất trước, nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó Trị giá hàng tồn kho đượctính theo giá lần nhập đầu tiên hoặc giá hàng tồn kho đầu kỳ Thường áp dụngphương pháp này trong trường hợp lạm phát.
Trang 5Có thể nói trong bốn phương pháp trên thì phương pháp bình quân giaquyền được áp dụng rỗng rãi hơn cả vì hàng hoá trong doanh nghiệp biến độnghàng ngày nhưng việc xác định giá thành của sản phẩm không thể tiến hànhhàng ngày mà thường tính vào cuối kỳ hạch toán.
1.1.3.2) Đánh giá theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định lâudài Giá này thường là giá kế hoạch hoặc giá hàng hoá bình quân năm trước haygiá nhập kho thống nhất quy định Cuối kỳ sau khi tính được giá thành thực tếhàng hoá nhập kho, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán bằng giá thựctế bằng công thức:
Giá thực tế Hàng hoáxuất trong kỳ
(hoặc tồn kho cuối kỳ)
= Hệ số giá hàng hoá *
Giá hạch toán hàng hoá xuấtkho trong kỳ
(hoặc tồn kho cuối kỳ) Trong đó:
Hệ số giá = Giá hạch toán HH tồn đầu kỳ + Giá hạch toán HH nhập trong kỳGiá thực tế HH tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế HH nhập trong kỳ Trên đây là những phương pháp đánh giá hàng hoá nhập - xuất kho Mỗiphương pháp đều ưu nhược điểm riêng Vì vậy doanh nghiệp cần căn cứ vàotình hình hoạt động kinh doanh thực tế để lựa chọn ra những phương pháp phùhợp nhất với Doanh nghiệp.
Trang 61.2) Công tác tiêu thụ hàng hoá
1.2.1) Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá
Hàng hoá của doanh nghiệp được đem bán để thu hồi vốn thực hiện quátrình tái kinh doanh Tiêu thụ hàng hoá hay còn gọi là bán hàng để chuyển hoávốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (Hàng =>tiền).
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh Việc tiêu thụ này cóthể để thỏa mãn nhu cầu của các đơn vị khác hoặc của cá nhân trong và ngoàidoanh nghiệp Hàng hoá cùng có thể được cung cấp giữa các đơn vị trong cùngmột công ty, một tập đoàn…gọi là tiêu thụ nội bộ.
Đế xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh thì công tác quản lýbán hàng là hết sức cần thiết Bởi vậy quản lý khâu bán hàng cần bám sát cácyêu cầu cơ bản sau:
- Nắm chắc sự vận động của từng loại hàng hoá trong quá trình nhập xuấtvà tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng giá trị.
- Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thứcthanh toán, từng loại hàng hoá tiêu thụ và từng loại khách hàng, đôn đốcthu hồi nhanh và đầy đủ vốn.
- Tính toán, xác định đúng đắn kết quả tiêu thụ trong toàn bộ kết quả từnghoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm túc chế độ phân phốilợi nhuận, đảm bảo thực hiện đầy đủ đối nghĩa vụ với ngân sách nhànước.
- Theo dõi chặt chẽ các trường hợp làm giảm doanh thu bán hàng.
1.2.2) Nhiệm vụ của kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá
Để có thể phát huy hết vai trò của mình, trở thành công cụ quản lý có hiệuquả đáp ứng được yêu cầu quản lý hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá phải thực hiệncác nhiệm vụ dưới đây.
- Tổ chức phân loại và đánh giá thống nhất, đúng theo các loại hàng hoátrong doanh nghiệp theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giátrị.
Trang 7- Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo phương pháphạch toán hàng tồn kho thích hợp trong điều kiện thực tế của đơn vị hạchtoán và đặc điểm của đơn vị hạch toán.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán hàng hoá theo các chỉ tiêu nhập, xuất,tồn kho trên các báo cáo theo yêu cầu quản lý.
- Tổ chức hợp lý quy trình, thủ tục cho nghiệp vụ bán hàng Đây chính làcăn cứ để ghi chép các thông tin cần thiết về nghiệp vụ bán hàng.
- Tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng( Sổ chitiết giá vốn, doanh thu, kết quả tiêu thụ).
- Tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụbán hàng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Tổng hợp kịp thời, chính xác số liệu liên quan đến quá trình bán hàng, từđó cung cấp các thông tin cần thiêt cho quản lý và cho việc lập báo cáo kếtoán cuối kỳ.
1.2.3) Phương thức tiêu thụ hàng hoá.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là thu hồi được số vốn đã bỏ ra ban đầu đểtiến hành hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận mong muốn Muốn thuhồi vốn để tái đầu tư kinh doanh mở rộng, doanh nghiệp phải tiêu thụ (bán) đượcsố sản phẩm này Quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiệnthông qua quá trình bán hàng Vì vậy có thể nói tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rấtquan trọng đối với doanh nghiệp, nó còn thực hiện chuyển hoá vốn từ hình tháihiện vật sang hình thái giá trị - tiền tệ.
Có thể hiểu “Bán hàng là việc doanh nghiệp chuyển giao phần lớn lợi íchvà rủi ro gắn liền với quyền sở hữu cho khách hàng, đồng thời được khách hàngthanh toán hoặc chấp nhận thanh toán” (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 13 vềdoanh thu và thu nhập khác).
Cùng với sự phát triển của mạng lưới phân phối tiêu thụ cũng như nhữngtiến bộ khoa học Marketing, ngày nay doanh nghiệp có thể có rất nhiều phươngthức bán hàng đa dạng và hiệu quả để nâng cao doanh số Có các phương thứctiêu thụ như sau:
Trang 8- Bán hàng trực tiếp- Phương thức gửi bán- Bán hàng Dự án
1.2.4) Phương thức thanh toán
Trong quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với khách hàng việc thanhtoán tiền hàng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
- Thanh toán ngay: Bằng tiền mặt, hoặc có thể chuyển khoản qua ngânhàng.
- Thanh toán bù trừ: Khách hàng đã ứng trước cho doanh nghiệp một khoảntiền, sau khi nhận hàng thì số tiền hàng còn phải trả được bằng tính bằngtổng giá thanh toán bù trừ số tiền hàng đã ứng trước.
- Cho nợ: đối với khách hàng quen, có uy tín, doanh nghiệp có thể bán chịutrong một thời gian nhất định.
- Trả góp: doanh nghiệp cho phép khách hàng được trả dần khoản nợ theotừng khoảng thời gian nhất định Hình thức thanh toán này do chính sáchtín dụng của doanh nghiệp quy định.
1.3) Phương pháp kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá1.3.1) Nguyên tắc hạch toán.
Hàng hoá của doanh nghiệp thông thường gồm nhiều loại hàng với phẩmcấp, mẫu mã khác nhau…nên chúng có yêu quản lý hạch toán không giốngnhau Do đó, với tính chất đa dạng, phức tạp như vậy để quản lý và hạch toánchặt chẽ hàng hoá đòi hỏi công tác kế toán hàng hoá cần phải tuân thủ cácnguyên tắc sau:
- Tổ chức hạch toán hàng hoá theo từng loại, từng đơn vị sản xuất theo sốlượng, chất lượng, giá trị hàng hoá.
- Phân công và kết hợp trong việc ghi chép kế toán hàng hoá giữa phòng kếtoán với nhân viên kinh doanh, giữa kế toán hàng hoá với thủ kho, đảmbảo hàng hoá được phản ánh kịp thời, chặt chẽ.
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hoá phải được đánh giá theo giá thànhthực tế.
Trang 9- Sự biến động của hàng hoá, do nhiều nguyên nhân nên để phản ánh đượctình hình biến động của hàng hoá, doanh nghiệp phải tổ chức công tác ghichép ban đầu một cách khoa học và hợp lý.
1.3.2) Hạch toán chi tiết hàng hóa.
a Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng hoá.
Chứng từ là bằng chứng để chứng minh sự phát sinh một nghiệp vụ kinhtế và thực sự hoàn thành Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý cho mọi số liệutrên mọi tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán Công tác hạch toán ban đầulà luân chuyển chứng từ và xử lý chứng từ là nội dung quan trọng của côngtác kế toán Mọi thứ biến động của hàng hoá phải được phản ánh, ghi chépvào chứng từ ban đầu phù hợp theo đúng nội dung quy định Những chứng từnày là cơ sở pháp lý để hạch toán nhập, xuất kho hàng hoá, là cơ sở để kiểmtra tính chính xác của sổ sách kế toán, đảm bảo ghi chép những nội dung cầnthiết và tính hợp pháp của chứng từ Do chức năng quan trọng của chứng từnên dễ kiểm tra, quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp, Bộ tài chínhquyết định các chứng từ được sử dụng trong kế toán xuất, nhập hàng hoá là:(Nguồn 48/2006/QĐ – BTC)
Phiếu nhập kho, phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 –PXK – 3LL) Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( 03 – VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (05 – VT) Hoá đơn thuế GTGT (Mẫu 01 GTKT – 3LL)
Hoá đơn bán hàng thông thường (02 GTGT – 3LL) Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (Mẫu 04 HDL – 3LL)
Các chứng từ này phải được luân chuyển đúng thời hạn, chính xác và đầy đủ.Căn cứ vào đó, kế toán kiểm tra tính hợp pháp và tiến hành phân loại tổng hợpghi sổ kế toán thích hợp.
b) Kế toán chi tiết hàng hoá
Trang 10Kế toán chi tiết hàng hoá là việc ghi chép số liệu, luân chuyển chứng từgiữa kho và phòng kế toán trên các chỉ tiêu số lượng, giá trị hàng hoá theo từngloại, từng kho hàng hoá riêng.
Phương pháp ghi thẻ song song
Theo phương pháp ghi thẻ song song, công việc cụ thể tại kho và phòng kế toánnhư sau;
- Ở kho: Thủ kho mở thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn hànghoá Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho vềmặt số lượng theo từng danh điểm hàng hoá
- Ở Phòng kế toán: kế toán hàng hoá mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danhđiểm hàng hoá tương ứng với thẻ kho, chỉ khác là theo dõi về cả mặt giá trị.Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ khochuyển tới, nhân viên kế toán phải kiểm tra đối chiếu và ghi đơn giá hạch toánvào thẻ kế toán chi tiết hàng hoá và tính ra số tiền Sau đó lần lượt ghi cácnghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ chi tiết hàng hoá có liên quan Cuối tháng tiếnhành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho.
Để lập bảng đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toánlập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho về mặt giá trị của hàng hoá.
Ta có thể khái quát nội dung, trình tự kế toán chi tiết hàng hoá theophương pháp ghi sổ song song như sau:
Trang 11Thẻ Kho
Bảng kê tổng hợpN-X-T hàng hoáSổ kế toán chi tiết
hàng hoá
Chứng từ xuấtChứng từ
Sơ đồ 1: Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng
Phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất,tồn của từng hàng hoá về mặt số lượng (Giống như phương pháp ghi thẻ songsong).
Tại phòng kế toán: Để theo dõi tình hình nhập - xuất hàng hoá về mặt sốlượng và giá trị kế toán dúng sổ luân chuyển Nhưng có đặc điểm là chỉ ghi chépmột lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp tổng hợp các chứng từ nhập, xuấttrong tháng làm hạn chế tính ghi sổ kịp thời của kế toan.
Phưong pháp ghi sổ số dư
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép nhập, xuất, tồn kho hàng hoá vềmặt số lượng Cuối tháng, ghi sổ tồn kho đã tính trên thẻ kho vào sổ số dư cột sốlượng.
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo dõi từng kho dùng cả năm đểghi chép tình hình nhập - xuất Từ các bảng kê nhập - xuất kế toán lập bảng luỹkế nhập, xuất và từ bản luỹ kế này lập bảng tổng hợp nhập xuất, tồn từng nhóm,loại hàng hoá theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng thủ kho gửi số dư lên, kế toán căncứ vào số tồn kho cuối tháng này và đơn giá hạch toán tính ra gía trị tồn kho đểghi vào cột số tiền trên sổ dư, bảng tổng hợp nhập xuất, tồn và số liệu kế toántổng hợp.
Trang 121.3.3) Kế toán tổng hợp hàng hoá
Kế toán tổng hợp hàng hoá là việc sử dụng thước đo giá trị để phản ánh, ghichép và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá trên sổkế toán tổng hợp, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp hàng hoá sử dụng một số tài khoản chủ yếu như sau:
- Tài khoản 156 “Hàng hoá” Được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tìnhhình thực tế của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại cáckho hàng, quầy hàng.
TK 156 có 3 tài khoản cấp 2
- TK 1561 “Giá mua hàng hoá”
- TK 156.2 “Chi phí thu mua hàng hoá”- TK 156.7 “Hàng hoá bất động sản”
Kết cấu tài khoản 156
+ Bên Nợ: -Giá mua vào của hàng hoá nhập kho, nhập quầy-Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh
-Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại nhập kho, nhập quầy.-Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê.
+ Bên Có: -Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho
-Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ-Các khoản bớt giá, giảm giá, hồi khấu hàng mua
-Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu tại kho Dư Nợ: -Trị giá mua vào của hàng hoá tồn
-Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán
+) Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” được dùng để phản ánh giá trị của hànghoá, sản phẩm đã gửi hoặc đã chuyển cho khách hàng hoặc nhờ đại lý ký gửi,giá trị của lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưngchưa được chấp nhận thanh toán Hàng hoá phản ánh trên tài khoản này vẫnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Được dùng để phản ánh trị giá vốn củahàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.
Trang 13* Phương pháp hạch toán:
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kê khaithường xuyên có thể được ghi khái quát theo sơ đồ sau Đây là phương phápđược áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, mỗi nghiệp vụ nhập - xuấttồn kho hàng hoá được thực hiện trên các TK một cách thường xuyên theo cácchứng từ nhập, xuất.
Sơ đồ 2: kế toán theo phương pháp KKTX
+
Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ có thể được khái quát theo sơ đồ sau Đây là phương pháp hạch toán mà mỗinghiệp vụ, xuất tồn kho hàng hoá không được ghi hàng ngày vào tài khoản, màcuối kỳ mới tiến hành kiểm kê số hàng hoá tồn kho để tính ra số đã xuất khotrong kỳ và ghi sổ một lần Phương pháp nay ít được áp dụng trong các doanhnghiệp.
Mua ngoài về nhập kho Xuất bán trả lương
TK 632
TK157, 632
Sản phẩm gửi bán đại lý Xuất bán ký gửi
Xuất vốn góp liên doanhThiếu khi kiểm kê kêThừa khi kiểm kê
TK 338.1
TK 128Đánh giá tăng
Trang 14Sơ đồ 3: Kế toán hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Dù doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp nào thì cuối kỳ kế toán xácđịnh kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá xuất kho đã được xác định là tiêu thụđể xác định kết quả kinh doanh theo định khoản:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanhCó TK 632 : Giá vốn hàng bán
1.3.4) Kế toán tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình kinh doanh Đó làviệc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệpsản xuất ra và đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán
1.3.4.1) Kế toán Doanh thu.
a.1) Kế toán Doanh thu bán hàng – TK 511
TK này phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiệntrong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu thực tế là doanh thu củasản phẩm, hàng hoá…đã xác định là tiêu thụ gồm: Trường hợp bán hàng thuđược tiền ngay và chưa thu tiền nhưng khách hàng đã chấp nhận thanh toán.
Để hạch toán doanh thu tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 511 “Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ” với kết cấu:
+Bên Nợ: - Số thuế phải nộp tính trên doanh số bán trong kỳ
- Số giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và chiết khấuthương mại kết chuyển trừ vào doanh thu.
- Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
những HH đã bán ra trong kỳ
HH xuất không bán được trong kỳ
Trang 15+ Bên Có: - Tổng doanh số thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ TK 511 cuối kỳ không có số dư và có 4 tài khoản cấp II
-TK 511.1: Doanh thu bán hàng hoá
-TK 511.2: Doanh thu bán các thành phẩm-TK 511.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ-TK 511.4 : Doanh thu trợ cấp, trợ giáa.2) Doanh thu nội bộ - TK 512
Tài khoản này chỉ dùng ở các đơn vị thành viên, dùng phản ánh doanh thucủa sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vịtrực thuộc một công ty, tổng công ty…hạch toán trong nghành.
Kết cấu của TK 512 như sau:
+ Bên Nợ: - Kết chuyển các khoản giám trừ doanh thu, doanh thu thuần.+ Bên Có: - Doanh thu bán hàng nội bộ
TK này không có số dư và có các tài khoản cấp II như sau:- Tk 512.1: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 512.2: Doanh thu bán các thành phẩm- TK512.3: Doanh thu cung cấp dịch vụQuá trình hạch toán khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ
TK 521, 531, 532TK 511, 512TK 111, 112,131
TK 911
Thuế GTGT phải nộpK/C doanh thu
Doanh thu tiêu thụ theo giá bánTK 111, 112,131
TK 911
Không có thuế GTGT
thuần về tiêu thụ
Trang 161 3.4.2) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kết quả tiêu thụ tính trên số tiền mà thực chất doanh nghiệp thu được gọilà doanh thu thuần Doanh thu thuần chính là chênh lệch giữa tổng doanh thubán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá, chiết khấu thươngmại, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.Doanh thu thuần cho biết thực chất về hoạt động tiêu thụ hàng hoá tại Công ty,đó là số doanh thu để tính chính xác lợi nhuận của hoạt động này.
b.1) Chiết khấu thương mại – TK 521
Để khuyến khích tiêu thụ, khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn trênmột hoá đơn hay trong một kỳ, doanh nghiệp thường bớt giá cho khách hàng(Chiết khấu thương mại) Để hạch toán nghiệp vụ này, kế toán sử dụng TK 521“ Chiết khấu thương mại”
TK này không có số dư và có kết cấu như sau.
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho kháchhàng
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại sang tài khoản thuTk này không có số dư
b.2) Kế toán giảm giá hàng bán – TK 532
Đây là khoản giảm trừ cho khách hàng ngoài đơn giá hoặc hợp đồng cungcấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như: hàng kém phẩm chất, không đúngquy cách, giao hàng không phù hợp với thời gian, địa điểm ghi trong hợpđồng…những lý do thuộc chủ quan của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 532
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng chấp thuận cho khách hàng
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thuTk này không có số dư
b.3) Hàng bán bị trả lại – TK 531
Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá đã được coi là tiêu thụ nhưng bị ngườimua từ chối và trả lại doanh nghiệp do các nguyên nhân: Vi phạm hợp đồngkinh tế, hàng kém phẩm chất…Khi khách hàng trả lại cho doanh nghiệp số hàng
Trang 17kém phẩm chất, thì cơ sở hạch toán phải căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt, giấybáo Nợ của ngân hàng hoặc các khoản phải thu của khách hàng.
Kết cấu tài khoản 521
+ Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
+ Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã bị tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Tài khoản này không có số dư
Sơ đồ 5: kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.4.3) Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+) Thuế giá trị gia tăng (VAT): là phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp phảithực hiện đối với Nhà nước về hoạt động tiêu thụ hàng hoá, cung cấp lao vụ dịchvụ Đây là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hoá, dịch vụtừ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam Luật thuếGTGT quy định có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20% và được Bộ tài chínhquy định cụ thể trong các thông tư hướng dẫn.
Có hai phương pháp tính thuế là:
+ Phương pháp khấu trừ thuế: Xác định số thuế GTGT phải nộp như sau:Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vàoTrong đó:
Thuế GTGT = Giá tính thuế * Thuế suất thuế GTGT+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảmgiá hàng bán
Thuế GTGT T/Ư
với chiết khấu TM, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
Cuối kỳ K/C
TK 333chiết khấu
thương mạiTK 111, 112, 131
Trang 18GTGT phảinộp
Giá thanh toán(của hàng hoádịch vụ bán ra)
-Giá thanh toán hànghoá, dịch vụ muavào tương ứng)
Thuế suất thuếGTGT của hànghoá dịch vụ đó+) Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế gián thu, thu vào môt số hàng hoá, dịch vụ dặc biệt được Nhànước quy định.
Để đánh giá xem khâu tiêu thụ hàng hoá đã tốt hay chưa thì ta phải xácđịnh được kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá Đây là chỉ tiêu phản ánh tổngthể nhất cách tổ chức quản lý của doanh nghiệp sản xuất cũng như tiêu thụ.
1.3.4.4) Kế toán giá vốn hàng bán
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng tài khoản sau:
- TK 632 “Giá vốn hàng bán” dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sảnphẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu tài khoản 632
+ Bên Nợ: - Phản ánh giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mứcbình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tínhvào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trênmức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tựxây dựng, tự chế hoàn thành.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồnkho phải lập năm nay lớn hơn khoản lập dự phòng năm trước.
- Phản ánh hàng hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ điphần bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Bên có: - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn khocuối năm tài chính.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụtrong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Trang 19Quá trình hạch toán được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.4.5) Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liênquan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ nhưchi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo….Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳBên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
TK 641 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 7 tiểu khoản:- TK 641.1 Chi phí nhận viên bán hàng
- TK 641.2 Chi phí vật liệu dùng cho bán hàng- TK 641.3 Chi phí công cụ dụng cụ
- TK 641.4 Chi phí khấu hao TSCĐ- TK 641.5 Chi phí bảo hành sản phẩm- TK 641.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 641.8 Chi phí bằng tiền khác
Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ hàng hoá của doanhnghiệp như: chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí bao gói…tuỳ thuộc vào nộidung cụ thể của khoản chi phí, kế toán ghi Nợ TK 641 – chi tiết từng khoản chiphí, đồng thời ghi Có các TK liên quan đến nghiệp vụ Các khoản làm giảm trừchi phí bán hàng được hạch toán vào bên Có TK 641, đồng thời ghi Nợ các TK
Kết chuyển GVHB đã tiêu thụ bị trả lạilại trong kỳ nhập kho hay chờ xử lý
gửi bángiử bán TT
Trang 20liên quan đến nghiệp vụ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán Trìnhtự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ 7: Kế toán chi phí bán hàng
1.4) Kế toán xác định kết quả kinh doanh1.4.1) Kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinhdoanh cảu doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách sosánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí củahoạt động kinh tế đã được thực hiện Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạtđộng lớn hơn chi phí thù doanh nghiệp có lãi, và ngược lại.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại chính làkết quả của hoạt động kinh doanh hàng hoá Kết quả đó được đo bằng phầnchênh lệch giữa doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá với các khoản chi phí kinhdoanh và được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí - Chi phíTK 334, 338
TK 111,112, 331
chờ kết chuyểnTK 142TK 335, 142
Kết chuyển chi phí bán hàngChi phí khấu hao TSCĐ
Cho sp tiêu thụ trong kỳChi phí nhân viên
Các khoản giảm trừ chi phí
Trang 21thuần từ hoạtđộng kinh
thuần về tiêuthụ hàng hoá,
dịch vụ
hàng hóa
tiêu thụ bán hàng
quản lýdoanhnghiệp
1.4.2) Nhiệm vụ hạch toán kết quả kinh doanh
Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kêt quả kinh doanh của doanhnghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh chính xác doanh thu, chi phí, từ đó xác định chính xác kết quảhoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường khác.- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về kết quả của các hoạt động kinh
doanh để làm rõ cơ sở đề ra quyết định quản lý.
- Ghi nhận kết quả các hoạt động kinh doanh một cách chi tiết theo từngnghiệp vụ kinh doanh, theo từng đơn vị trực thuộc, hoặc theo từng ngànhhàng, nhóm hàng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh tế nội bộ.- Xác định số thu nhập chịu thuế một cách chính xác
- Xác định số lợi nhuận phân phối cho các lĩnh vực được chính xác, đồngthời phản ánh kịp thời tình hình phân phối lợi nhuận
Trang 22PHẦN II:THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀXÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1) Đặc điểm chung của công ty TNHH Máy tính Nét
2.1.1) Đặc điểm kinh tế của ngành thương mại dịch vụ tin học
Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều loại hình doanhnghiệp, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn Đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang đứng trước những xu thế hội nhập khuvực, thế giới trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học côngnghệ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, đời sống xã hội Do đó, việc tìm rahướng đi riêng, phù hợp với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại, phát triển vàtìm một vị trí vững chắc trên thị trường là nhiệm vụ vô cùng khó khăn của cácnhà quản lý doanh nghiệp Nếu không sẽ dần bị tụt hậu và tự đào thải khỏi môitrường kinh doanh đầy khắc nghiệt như hiện nay.
Với đà phát triển sẵn có và để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới,ngành điện tử - tin học phấn đấu đạt mức tăng trưởng 17% - 18%/ năm Đếnnăm 2007 phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử - tin học lên đến5 tỷ USD (trong đó xuất khẩu phần mềm đạt 1triệu USD), chiếm vị trí trongnhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Một số mục tiêu chính như sau:
- Công nghiệp công nghệ thông tin: Phát triển đồng bộ công nghiệp phầncứng, phần mềm, công nghiệp nội dung và công nghiệp dịch vụ.
- Về công nghệ phần cứng: Tiếp tục phát triển chương trình sản xuất máytính thương hiệu Việt Nam, phấn đấu đến năm 2007 dành được khoảng80% thị phần trong nước về máy PC, lựa chọn phát triển một số loại máychủ, thiết bị mạng, máy in….trên cơ sở hợp tác với các nhà cung cấp linhkiện chủ chốt (bộ vi xử lý, ổ đĩa cứng, ổ CD…) hàng đầu trên thế giới.- Về công nghệ phần mềm: Đây là ngành có thể phát triển mạnh trong 5năm tới Về định hướng, cần tập trung cho việc phát triển các nhóm sản phẩmphần mềm phục vụ quản lý, giáo dục - đào tạo, phục vụ phát triển thương mạiđiện tử, phát triển gia công phần mềm và phần mềm xuất khẩu…Giá trị sản
Trang 23lượng năm 2005 của ngành công nghiệp phần mềm dự kiến đạt tương đương 1,5tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1tỷ USD.
Là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng công nghệ thông tin đã và đangtrở thành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta với sự phát triển không ngừng.Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường cósự định hướng của nà nước, các sản phẩm tin học cũng như các sản phẩm, hànghoá khác được phép tự do trao đổi buôn bán Điều này đã đặt Công ty TNHHMáy tính Nét trước những khó khăn thách thức lớn trong việc bán hàng và cạnhtranh với các doanh nghiệp khác.
2.1.2) Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Máy tính Nét2.1.2.1) Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Máy tính Nét với tên giao dịch là NETCOM Co., Ltd làcông ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành lập ngày 27/09/1999,với số vốn ban đầu là 1.480.000.000 Hiện nay tổng số vốn đã lên đến 7 tỷ vớicác chi nhánh ở Đã Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng tậptrung vào cung cấp các giải pháp toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tinvới tính năng chuyên nghiệp cao nhất Công ty đã tham gia đảm nhiệm hàng loạtcác dự án công nghệ thông tin của chính phủ và các cơ quan đơn vị hành chínhsự nghiệp, các công ty trên cùng lĩnh vực kinh doanh, cũng như là các kháchhàng phục vụ cho việc ứng dụng cá nhân
Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty TNHH máy tính Nét là:
+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn, sản xuất trong lĩnh vực tin học viễnthông.
+ Kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và tin học, bao gồm cả xuấtnhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và hệ thống đồng bộ trong lĩnhvực viễn thông tin học: như linh kiện máy tính, USB, MP3, MP4….
+ Linh kiện máy in và đồ thay thế máy in, mực in, thiết bị truyềnnhiệt, thiết bị làm ảnh phalê.
Trang 24+ Cung cấp máy tính thương hiệu Việt Nam: SingPC, phân phốicác thiết bị mạng , thiết bị ngoại vi, thực hiện các Dự án, thiết kế phầnmềm CNTT…
+ Cung cấp các dịch vụ: thiết kế lắp đặ thiết bị bảo vệ như camera,thiết bị chống trộm…
2.1.2.2) Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1999 thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, với tên giaodịch là công ty TNHH Máy tính Nét, tên giao dịch là NETCOM., Ltd trụ sởchính đặt tại 124 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội Với websitehttp:www.netcom.com.vn.
Năm 2000 mở thêm một trung tâm nghiên cứu ở số 6 ngõ Thông Phong.Được IBM công nhận là đại lý sản phẩm tại Việt Nam
Năm 2001 tham gia xây dựng hệ thống mạng lớn cho Đại học Quốc GiaHà Nội, thành lập chi nhánh tại thành phố HCM và Đà Nẵng, và trở thành nhàphân phối chính thưc sản phẩm Moxa, Dintek tại thị trường Việt Nam.
Năm 2002 trở thành đại lý phân phối sản phẩm Công nghệ giảng dậy củahãng Golden Soft Ra mắt giải pháp giảng dạy đa phương tịên Cyber class.
Năm 2003 tháng 4 chuyển trụ sở chính về 276 Khâm Thiên, Đống Đa, HàNội Lúc này tổng số nhân viên đã lên đến 79 người: tại Hà Nội 55 người, SàiGòn là 14 người, Đà Nẵng 10 người
Năm 2004 tham gia vào các đề án 112, đề án 75 của tỉnh uỷ Bắc Giang,Bộ Giao thông vận tải, ra mắt giải pháp giám sát qua mạng IP Ra mắt trang webPlanet tiếng Việt http://planet.com.vn.
Năm 2005 doanh thu đạt 26.000.000.000Vnđ, nộp thuế gần 2tỷ đồng.Chính thức trở thành đại lý bán hàng của Linksys tại Việt Nam Được các cơquan Bộ ngành đặt niềm tin, và công ty đã thực hiện thành công các dự án lớnnhư: dự án “Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu” của Bộ NN&PTNT, dự án“Tin học hoá các Cơ quan Đảng tỉnh Bắc Giang” của Văn phòng Tỉnh uỷ BắcGiang…
Trang 25Năm 2006: Công ty TNHH Máy tính Nét – Netcom điều chỉnh vốn phápđịnh từ 1.480.000.000 VMĐ thành 6.660.000.000 VNĐ, đánh dấu sự đổi mớitheo tiến trình phát triển Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyênnghiệp với số lượng lớn nhân viên của công ty đã hoàn thành các khoá học củanhững hàng nổi tiếng Thế giới như: Microsoft, Cisco, AMP…
Trụ sở chính của công ty: 276 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà NộiSố điện thoại: 84 – 4 – 5185965 Fax: 84 – 5185963.Tổng số nhân viên: 88 người
MST: 0100945911
Số TK: 43111.00.00334(VND) Mở tại ngân hàngTechcombanhk
SƠ ĐỒ 8: TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.1.3) Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty2.1.3.1) Chức năng của công ty
Công ty TNHH Máy tính Nét với đặc trưng là hoạt động công nghệ thôngtin nên các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh của công ty thường có hàm lượngcông nghệ cao, thường thay đổi theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, côngnghệ và thị trường Do vậy công ty thường tổ chức nghiên cứu thị trường, nângcao chất lượng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường Trong quá trìnhphát triển, công ty luôn tìm kiếm hướng đi mới, đa dạng hoá các hoạt động kinhdoanh loại hình dịch vụ Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty chủyếu là sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, mạng máy tính, truyền thông.
2.1.3.2) Nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng Quyết định được đưa từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thực hiện và triển khai đến đối tượng thực hiện Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể được quy định bằng văn bản Đứng đầu công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan quản lý P.
Giám ĐốcTrịnh Lê Nam
P.GĐ Kinh DoanhNgạc An Dương
P.GĐ HC – TCĐào Quốc Thành
P Kỹ Thuật
P DựÁn
P Phần Mềm
P TC - KT
P PPSảnPhẩm
P Hành Chính
P Bảo Hành
P Hệ Thống ThôngTin
Trang 26cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty Giúp việc cho Giám đốc là các giám đốc và hệ thống phòng ban của công ty.
b.1) Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc
Giám đốc là đại diện pháp nhân hợp pháp của Công ty và là người quảnlý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước cơquan cấp trên và pháp luật nhà nước về hiệu quả hoạ động kinh doanh của côngty Giám đốc là người chủ trì việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh,xây dựng kế hoạch dài hạn và trung hạn, ban hành các định mức kinh tế, kỹthuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, đơn giá tiền lương phù hợp với các quyđịnh của nhà nước Giám đốc còn có quyền ban hành các văn bản áp dụng trongtổ chức điều hành cũng như trong việc bổ nhiệm khen thưởng kỷ luật cán bộcông nhân viên trong công ty theo quy định tại quyết định số 64/ĐUQSTW củaĐảng uỷ Quân sự TW.
b.2) Chức năng nhiệm vụ của Phó giám đốc kinh doanh
Là người chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh PhóGiám đốc kinh doanh giúp cho giám đốc các hoạt động thương mại: xây dựngkế hoạch kinh doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường, thu mua hàng hoá, cungứng và tiêu thụ sản phẩm, chuẩn bị các công việc để ký kết hợp đồng kinh tế,quảng cáo….Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động kinh doanh thương mại nhằm đẩymạnh các hoạt động tiêu thụ hàng hoá với hiệu quả cao nhất.
b.3) Chức năng nhiệm vụ của Phó giám đốc hành chính – tài chính
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính - kế toán PhóGiám đốc tài chính giúp Giám đốc về việc kiểm soát các hoạt động tài chính củacông ty, tổ chức hạch toán kinh tế thực hiện các nhiệm vụ giao dịch và phânphối lợi nhuận.
b.4) Phòng kinh doanh dự án
Kinh doanh dự án là một trong những lĩnh vực then chốt của công tyTHHH Máy tính Nét trong giai đoạn hiện nay và cho cả những chiến lược lâudài của công ty Các dự án lớn mà công ty đã và đang thực hiện rất thành công
Trang 27trong suốt những năm vừa qua, đặc biệt là các dự án về phát triển công nghệthông tin của các Bộ ngành trong cả nước.
b.5) Phòng kinh doanh phân phối
Công ty tập chung phân phối các sản phẩm mạng và công nghệ mạng chocác Công ty tin học trên toàn quốc, các đơn vị cũng như các cửa hàng phân phốihàng cho người tiêu dùng Ra đời năm 1999 đến nay công ty đã chiếm một vị tríquan trọng trong thị trường kinh doanh phân phối các thiết bị tin học Kế thừa vàphát huy nền tảng này, công ty coi trọng và đẩy mạnh mục tiêu các hoạt độngphân phối tăng nhanh cũng như gnày càng thiết lập được một mạng lưới các đốitác vươn mạnh khắp mọi miền đất nước Công ty đã trở thành nhà phân phốichính thức của nhiều hãng trên thế giới như:
- Trở thành nhà phân phối của DELL trên thị trường miền Bắc- Trở thành nhà phân phối của màn hình LIKOM, Samsung- Trở thành nhà phân phối thiết bị mạng của AMP
b.6) Phòng kinh doanh phần mềm
Một số sản phẩm độc đáo như phần mềm Virtual On – Line Library nhậnđược sự tài trợ chính thức của nam chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệthông tin Là một trong các Business Parter có đội ngũ kỹ thuật hoàn thiện nhất,công ty là nhà tư vấn tin cậy cho các giải pháp mạng của Intel.
b.7) Phòng kinh doanh Bán lẻ
Công ty tập trung phân phối các sản phẩm mạng và công nghệ mạng chocác công ty tin học trên toàn quốc, đơn vị và các cửa hàng bán lại cho người tiêudùng Là nhà phân phối của rất nhiều các hãng và các công ty lớn với các sảnphẩm trên thế giới, hệ thống thiết bị mạng và truyền thông của các hãng: Planet,3Com…
b.8) Phòng bảo hành
Cơ chế phục vụ bảo hành, bảo trì của công ty đã làm hài lòng khách hàngvới tôn chỉ giảm thiểu mức tối đa trục trặc và phiền toái cho khách hàng Côngty luôn giành ra 5% số hàng trong kho để phục vụ cho việc bảo hành cho kháchhàng.
Trang 28b.9) Phòng kỹ thuật
Với đội ngũ kỹ thuật được trang bị đầy đủ về kiến thức và điều kiên làmviệc trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại Một số giải pháp chủ yếu màcông ty đã thực hiện trên thị trường Việt Nam: Các giải pháp về mạng máy tính:Công ty đang là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực mạng kết hợp vớicác hàng như: AMP, Intel, Cisco, Planet…các giải pháp về truyền thông, cácgiải pháp về hệ thống an toàn, giải pháp về tự động hoá, các giải pháp vềInternet, giải pháp về mạng dạy học đa phương tiện.
b.10) Phòng kế toán
Kế toán phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính Kế toán phản ánh đầy đủchi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình lưu chuyểntiền tệ của doanh nghiệp Kế toán dánh giá sự vận động của tài sản và nâng caohiệu quả sử dụng tài sản đồng thời tư vấn cho ban giám đốc đề ra những quyếtđịnh cần thiết.
2.1.3.3) Tình hình lao động của công ty
Quy mô về lao động của toàn công ty thay đổi đáng kể từ khi thành lậptổng số nhân viên là 29 người nhưng do tình hình phát triển không ngừng củacông ty trong những năm gần đây nên số lượng lao động tăng nhanh trong kèmtheo đó là chất lượng lao động cũng được tăng theo Tổng số nhân viên của côngty hiện nay là 86 người trong đó trình độ đại học và trên đại học là 55 người.Với đội ngũ cán bộ chuyện nghiệp năng động với số lượng lớn nhân viên củacông ty đã và đang hoàn thiện các khoá học cảu những hãng nổi tiếng trên thếgiới như: Microsoft Cisco, AMP…Hiện nay công ty đang có rất nhiều các khoáđào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho bộ máy lãnh đạo và các nhân viêncó trình độ chuyên môn cao Ngoài ra công ty còn có những chính sách lươngbổng phù hợp để khuyến khích và chiêu mộ người tài.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty những năm gần đây
Trang 29Tổng số lao động 55 người 74 người 86 ngườiPhân theo trình độ
- Đại học- Cao đẳng- Lao động kỹ thuật
30 người15 người10 người
45 người16 người13 người
55 người14 người17 ngườiPhân loại theo HĐLĐ
- HĐ 1-3 năm
- HĐ thời vụ 50 người5 người
72 người2 người
83 người3 ngườiPhân theo giới tính
- Lao động Nam- Lao động Nam
46 người9 người
63 người11 người
66 người20 người
Trang 302.1.3.4) Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty
Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải tínhtoán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp tài sản và nguồn vốn là những yếutố hàng đầu ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ khâu đầu tới khâu cuối của quá trìnhkinh doanh Tài sản và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện để cung cấp đầy đủ kịpthời đúng tiêu chuẩn các mẫu mã, chủng loại hàng hoá cho kinh doanh Như vậyvốn lớn sẽ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của công ty và ngược lại, nếu vốn làđiểm yếu thì Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ bên ngoài Còn tài sản thểhiện số nguồn lực mà Công ty có quyền sử dụng lâu dài gắn liền với mục đíchthu được lợi ích trong tương lai Hiện nay Nhà nước đã có chính sách lãi suất ưuđãi đối với các Doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh.
Bảng 2: Năng lực tài chính của công ty
Lợi nhuận trước thuế 0.556 0.946 1.956
(Nguồn P.Hành chính)Năm 2003 tổng tài sản của công ty là 10.468 tỷ đồng thì đến năm 2004tổng tài sản đã lên đến 15.3877 tỷ đồng tăng 4.9197 tỷ đồng tương đương vớităng 147% Và đến năm 2006 tăng 2.5368 tỷ tương đương 117% Doanh thu củacông ty năm 2004 tăng 4.026 tương đương với 122% và năm 2005 so với năm2004 là 132% Đặc biệt lợi nhuận sau thuế có sự tăng đột biến vào năm 2006 là1.2 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2004 Qua tìm hiểu được biết công tyđã huy động vốn từ nhân viên trong công ty và vay vốn từ ngân hàng để dầu tưvào các lĩnh vực hàng hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầuđa dạng đối với thị trường trong và ngoài nước Qua các số liệu cho thấy mặc dùđất nước đang đứng trước một nền khoa học công nghệ tiên tiến phát triển nhưvũ bão nhưng công ty đã và đang tìm được hướng đi riêng cho riêng mình, để